intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 12

Chia sẻ: Do Van Nga Te | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

456
lượt xem
184
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống bôi trơn áp suất cao Ở động cơ diesel có công suất lớn, hành trình piston dài, người ta thường bố trí hệ thống bôi trơn cưỡng bức áp suất cao để bôi trơn cho sơ mi xylanh. Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp định lượng và đúng thời điểm dầu bôi trơn cho mặt gương sơ mi xylanh nhờ các bơm dầu kiểu piston, mỗi điểm bôi trơn có một bơm piston riêng. Dầu bôi trơn xong, một phần bị hóa hơi và cháy trong xylanh, một phần bị khí xả mang ra ngoài, phần còn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 12

  1. Chương 12: Hệ thống bôi trơn áp suất cao Ở động cơ diesel có công suất lớn, hành trình piston dài, người ta thường bố trí hệ thống bôi trơn cưỡng bức áp suất cao để bôi trơn cho sơ mi xylanh. Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp định lượng và đúng thời điểm dầu bôi trơn cho mặt gương sơ mi xylanh nhờ các bơm dầu kiểu piston, mỗi điểm bôi trơn có một bơm piston riêng. Dầu bôi trơn xong, một phần bị hóa hơi và cháy trong xylanh, một phần bị khí xả mang ra ngoài, phần còn lại chảy xuống bộ phận chứa dầu bố trí trên các tấm ngăn giữa xylanh và hộp trục khuỷu. Nhờ các tấm ngăn này, có thể dùng loại dầu bôi trơn riêng để bôi trơn cho nhóm sơ mi xylanh- piston, nhất là nhóm sơmi xylanh-piston của những động cơ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao, nhằm làm giảm hao mòn sơ mi xylanh và các vòng găng.
  2. Dầu cung cấp cho bề mặt sơ mi xylanh phải được phân bố đều trên toàn bộ chu vi. Do vậy, người ta thường bố trí nhiều điểm bôi trơn( từ 4 đến 12 điểm). Số lượng điểm bôi trơn phụ thuộc vào đường kính bôi trơn. Để phân bố đều dầu bôi trơn trên toàn bộ bề mặt ma sát của sơ mi xylanh, người ta dùng các rãnh nối các điểm bôi trơn hình lượng sóng. Dầu được đưa qua các van một chiều ngăn không cho dầu quay ngược lại đường ống khi áp suất trong xylanh quá cao. Vị trí các điểm cung cấp dầu bôi trơn phụ thuộc kích thước và số kỳ của động cơ. Ở động cơ hai kỳ loại lớn, người ta thường bố trí các điểm bôi trơn ở phần trên xylanh để đảm bảo bôi trơn ở chỗ có hao mòn lớn nhất, tránh cho dầu bôi trơn xylanh khỏi bị khí quét mang ra ngoài. Để cung cấp dầu đúng lúc khi xéc măng đầu tiên đè lên lỗ cấp dầu bôi trơn và kết thúc khi xéc măng cuối cùng vượt qua lỗ cấp dầu bôi trơn, người ta thường làm đồng bộ thời điểm cung cấp dầu và chuyển động của piston. Hình 3.4. Đường cung cấp áp suất cao vào xylanh động
  3. cơ đốt trong a. Bố trí điểm cấp dầu; b. Đường cấp dầu; c. Valve một chiều 3.2.2. Cấu tạo, quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của hệ thống bôi trơn 3.2.2.1. Bơm dầu 1. Nhiệm vụ, yêu cầu
  4. - Bơm dầu có nhiệm vụ hút dầu ở cacte hoặc thùng chứa dầu để cung cấp cho các bề mặt, chi tiết cần bôi trơn với một áp lực và lượng dầu nhất định theo yêu cầu. - Yêu cầu đối với các loại bơm dầu là phải tạo ra một áp suất cao để đưa dầu đến bề mặt, chi tiết cần bôi trơn. 2. Phân loại a. Bơm bánh răng  Bơm bánh răng ăn khớp ngoài - Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài được thể hiện ở hình 3.5. - Nguyên lý làm việc: Khi bơm làm việc, bánh răng chủ động quay và kéo bánh răng bị động quay theo, chất lỏng chứa đầy trong các rãnh a giữa các răng ngoài vùng ăn khớp được chuyển từ khoang hút vòng theo vỏ bơm về khoang đẩy. Hình 3.5. Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài. a. sơ đồ nguyên lý bơm bánh răng ăn khớp ngoài 1. vỏ; 2. bánh răng bị động; 3. bánh răng chủ
  5. động; 4. ống hút; 5. ống đẩy;6. van an toàn b. kết cấu bơm bánh răng Vì thể tích chứa chất lỏng trong khoang đẩy giảm khi các răng của hai bánh răng vào khớp nên chất lỏng bị chèn ép và dồn vào ống đẩy với áp suất cao. Quá trình này được gọi là quá trình đẩy của bơm. Đồng thời với quá trình đẩy, ở khoang hút thể tích chứa chất lỏng tăng lên do các răng ra khớp, nên áp suất chất lỏng giảm
  6. xuống thấp hơn áp suất mặt thoáng bể hút khiến cho chất lỏng được hút vào bơm. Như vậy, quá trình hút và đẩy xảy ra đồng thời và liên tục khi bơm làm việc. Van an toàn 6 trên đường ống đẩy sẽ tự mở để bảo vệ tránh quá tải cho bơm.  Bơm bánh răng ăn khớp trong - Loại bơm này thường được dùng cho động cơ có công suất nhỏ do yêu cầu kết cấu gọn nhẹ. - Cấu tạo của bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong được thể hiện ở hình 3.6 Hình 3.6. Bơm bánh răng ăn khớp trong 1. thân bơm; 2. bánh răng bị động; 3. đường dầu vào; 4 và 7. rãnh dẫn dầu; 5. trục dẫn động; 6. bánh răng chủ động; 8. đường dầu ra - Nguyên lý hoạt động: Loại bơm này làm việc tương tự như bơm bánh răng ăn khớp ngoài theo nguyên lý guồng dầu. Khi động cơ làm việc, bánh răng chủ động 6 sẽ quay nhờ sự
  7. truyền động từ trục khuỷu hoặc trục cam, lúc này bánh răng chủ động 6 và bánh răng bị động 2 sẽ quay cùng chiều nhau tạo ra sự giảm áp suất trong khoang hút của bơm, một lượng dầu sẽ được hút vào trong bơm theo đường dầu vào 3. Nhờ sự chuyển động quay của các bánh răng mà lượng dầu này sẽ theo các rãnh dẫn dầu 4 và 7 rồi thoát ra theo đường dầu ra 8, tuy nhiên lượng dầu mà loại bơm này guồng vào trong bơm với thể tích guồng thay đổi.
  8. - 60 - - Ưu nhược điểm + Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ chế tạo, chắc chắn. + Làm việc tin cậy, độ bền cao. + Có khả năng làm việc với tốc độ quay lớn hơn các loại bơm khác. + Không có khả năng hút khô. + Không thể thực hiện được sự điều chỉnh lưu lượng và áp suất khi bơm làm việc với tốc độ quay không đổi nếu không dùng van xả. b. Bơm rôto - Sơ đồ kết cấu của bơm rôto được thể hiện trên hình 3.7 Hình 3.7. Bơm rôto - Nguyên lý hoạt động: Bơm rôto đưa dầu đến động cơ khi rôto trong và vành rôto quay và dầu được chuyển vào khoảng giữa rôto trong và vành rôto. Khi rôto tiếp tục quay, khoảng trống ở phía cửa ra của bơm trở nên nhỏ hơn, đẩy dầu đến cửa ra và đi vào bầu lọc. - Ưu điểm của bơm này là vành rôto quay với tốc độ thấp hơn so với rôto trong, do đó giảm được sự mài mòn. c. Bơm phiến trượt
  9. - 61 - - Cấu tạo của bơm phiến trượt được thể hiện ở hình 3.8
  10. - 62 - H ình 3.8. Bơm phiến trượt 1. thân bơm; 2. đường dầu vào; 3. cánh gạt; 4. đường dầu ra; 5. then; 6. rôto; 7. trục dẫn động; 8. lò xo - Nguyên lý hoạt động: Bơm dầu thường được dẫn động trực tiếp từ trục khuỷu hoặc từ trục cam của động cơ cũng có khi nó được dẫn động bởi động cơ điện độc lập. Ở bơm dầu kiểu phiến trượt này có rôto 5 được lắp lệch tâm với thân bơm 1, có các rãnh lắp các phiến trượt 3. Khi động cơ làm việc trục khuỷu sẽ quay truyền chuyển động cho rôto 5 quay, do lực ly tâm và lực ép của lò xo 7, phiến trượt 3 luôn luôn tỳ sát vào bề mặt vỏ bơm 1 tạo thành các không gian kín và do đó guồng dầu từ đường dầu áp suất thấp 2 sang đường dầu có áp suất cao 4. Sau khi ra khỏi bơm, dầu sẽ được đẩy đi qua một số thành phần khác như: lọc thô, lọc tinh, bầu làm mát dầu. Vì thế, dầu sau khi ra khỏi bơm cần có một áp
  11. - 63 - suất đủ lớn thì mới đi đến các bề mặt, chi tiết cần bôi trơn khi đó nó mới làm được nhiệm vụ bôi trơn và làm mát các chi tiết của động cơ. - Bơm phiến trượt có ưu điểm là rất đơn giản, nhỏ gọn, nhưng đồng thời cũng có nhược điểm cơ bản là mài mòn bề mặt tiếp xúc giữa phiến trượt và thân bơm rất nhanh. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần thường xuyên kiểm tra khe hở giữa phiến trượt và thân bơm để khắc phục kịp thời tránh các sự cố nghiêm trọng xảy ra.
  12. - 64 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2