intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích đa dạng di truyền của một số giống gấc ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên trình tự vùng Gene ITS và Gene Matk

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

88
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài này là xây dựng sơ đồ phả hệ giữa các loài nghiên cứu ở vùng ĐBSCL dựa trên giải trình tự vùng gene ITS và matK. Qua kết quả xác định DNA từ các mẫu lá gấc bằng phương pháp phản ứng PCR khuếch đại vùng ITS và gene matK cho thấy ITS1 + 5,8S + ITS2 với primer (ITS1 và ITS4) cho cùng kích thước gần 600 bp và matK với primer (matK472F và matK1248R) cho cùng kích thước gần 800 bp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích đa dạng di truyền của một số giống gấc ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên trình tự vùng Gene ITS và Gene Matk

Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 25 - 29<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG GẤC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG<br /> CỬU LONG DỰA TRÊN TRÌNH TỰ VÙNG GENE ITS VÀ GENE MATK<br /> Bùi Văn My Tin1<br /> 1<br /> <br /> ThS. Khoa Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Cửu Long<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 13/12/13<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 18/01/14<br /> Ngày chấp nhận đăng:<br /> 30/07/14<br /> Title:<br /> An analysis of morphological<br /> characteristics of several<br /> momordica cochinchinensis in<br /> the Mekong Delta region<br /> based on the sequencing ITS<br /> and MATK gene<br /> Từ khóa:<br /> Gấc, giải trình tự, ITS, matK,<br /> phả hệ<br /> Keywords:<br /> Momordica cochinchinensis<br /> (Lour) (Spreng), sequencing,<br /> matK (megakaryocyteassociated tyrosine Kinase),<br /> genealogy, ITS (internal<br /> Trancribeb Spacer)<br /> <br /> ABSTRACT<br /> In terms of biology, Momordica cochinchinensis (Lour) (Spreng) is a fruit<br /> functional food containing antioxidants protecting cell membranes. The objective<br /> of this study was mapping the pedigree diagram of studied species in Mekong<br /> Delta using sequencing ITS and matK gene. Results fromDNA analysis using<br /> PCR amplifiel for ITS and matK gene showed that the size of ITS1 + 5,8S + ITS2<br /> with primer (ITS1 and ITS4) was identically 600 bp while matK with primer<br /> (matK472F và matK1248R) was approximately 800 bp. Results from ITS and<br /> matK analysis indicated that four samples were relatively homogenous of<br /> genetics ( resulted from sequencing the ITS and matK gene) and the same species<br /> of Momordica cochinchinensis.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Xét về mặt sinh học quả gấc là loài trái cây thực phẩm chức năng có chứa các<br /> chất chống oxy hoá bảo vệ màng tế bào. Mục tiêu của đề tài này là xây dựng sơ<br /> đồ phả hệ giữa các loài nghiên cứu ở vùng ĐBSCL dựa trên giải trình tự vùng<br /> gene ITS và matK. Qua kết quả xác định DNA từ các mẫu lá gấc bằng phương<br /> pháp phản ứng PCR khuếch đại vùng ITS và gene matK cho thấy ITS1 + 5,8S +<br /> ITS2 với primer (ITS1 và ITS4) cho cùng kích thước gần 600 bp và matK với<br /> primer (matK472F và matK1248R) cho cùng kích thước gần 800 bp. Kết hợp<br /> tương quan phân tích ITS và matK có thể kết luận bốn mẫu gấc này tương đối<br /> đồng nhất với nhau về di truyền qua phân tích trình tự vùng gene ITS và matK và<br /> đều cùng một loài Momordica cochinchinensis.<br /> <br /> học, nuôi cấy mô, sinh học phân tử, công nghệ<br /> tổng hợp hoá dược,… đã tạo ra các biệt dược khác<br /> nhau sử dụng trong công tác phòng và chữa bệnh<br /> cho con người. Mặc dù việc nghiên cứu một cách<br /> toàn diện từ đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào,<br /> thành phần hóa học, đến phân tích vùng gene ITS<br /> hay gene matK để xác định trình tự DNA, xây<br /> dựng sơ đồ phả hệ,… của những cây cỏ thiên<br /> nhiên có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.<br /> Tuy nhiên, ở nước ta và trên thế giới những công<br /> trình nghiên cứu về các lĩnh vực này còn rất ít. Do<br /> đó đề tài “Phân tích đa dạng di truyền của một số<br /> giống gấc ở Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên<br /> trình tự vùng gene ITS và gene matK” được tiến<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Quả gấc (Momordica cochinchinensis (Lour)<br /> (Spreng) thuộc họ bầu bí cucurbitaceae, là một<br /> loại quả rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Ngoài<br /> giá trị dinh dưỡng gấc còn có tác dụng chữa bệnh,<br /> là trái cây thực phẩm chức năng vì trong trái có<br /> chứa lycopen, β-caroten (tiền vitamin A) và alpha<br /> tocopherol (vitamin E) giữ vị trí quan trọng trong<br /> quá trình chuyển hoá sinh học, là chất chống oxy<br /> hoá bảo vệ sự toàn vẹn màng tế bào.... Ở Việt<br /> Nam có khoảng ba loài thường gọi là gấc nếp, gấc<br /> tẻ và gấc lai. Hiện nay, với sự phối hợp mềm dẻo<br /> của nhiều ngành khoa học như: công nghệ sinh<br /> <br /> 25<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 25 - 29<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> hành với mục tiêu nhằm góp phần làm rõ thêm về<br /> đa dạng di truyền, xây dựng sơ đồ phả hệ giữa các<br /> loài nghiên cứu dựa trên giải trình tự vùng gene<br /> ITS và matK.<br /> <br /> cặp mồi trên bằng kít ABI Prism BigDyeTM<br /> Terminator v1.1 Cycle Sequencing trên máy giải<br /> trình tự tự động.<br /> 2.3.1.5 Kiểm tra sản phẩm PCR bằng phương<br /> pháp điện di<br /> <br /> 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Phát hiện sản phẩm PCR trên gel agarose 2% pha<br /> trong đệm TE 1 X, nhuộm với Ethidium bromide<br /> 2 μl. Cho vào mỗi giếng 7 μl sản phẩm cộng với<br /> loading buffer. Chạy điện di trong 70 phút ở hiệu<br /> thế 100V. Chụp hình gel dưới ánh sáng đèn cực<br /> tím bởi máy đọc và chụp hình gel Bio-Rad UV<br /> 2000. Nếu phổ điện di là băng sáng, rõ, không có<br /> băng phụ là DNA đạt.<br /> <br /> 2.1 Vật liệu<br /> Các mẫu lá của bốn mẫu gấc có đặc tính hình thái<br /> khác nhau được thu từ bốn tỉnh Bến Tre, Vĩnh<br /> Long, Đồng Tháp và Cần Thơ để ly trích DNA.<br /> 2.2 Thời gian, địa điểm<br /> Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh<br /> học phân tử - Viện Nghiên Cứu và Phát triển<br /> Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Cần Thơ.<br /> <br /> 2.3.1.6 Phản ứng gắn huỳnh quang (cycle<br /> sequencing)<br /> <br /> Thời gian: tháng 9/2012 đến tháng 5/2013.<br /> <br /> 2.3.1 Khảo sát trên gene<br /> <br /> Sản phẩm PCR sau khi được tinh sạch và đo nồng<br /> độ sẽ được thực hiện phản ứng PCR để gắn huỳnh<br /> quang. Phản ứng PCR (gắn huỳnh quang) được<br /> thực hiện trong thể tích 10 µl.<br /> <br /> 2.3.1.1 Ly trích DNA<br /> <br /> 2.3.1.7 Tinh sạch sản phẩm gắn huỳnh quang<br /> <br /> Ly trích DNA lá gấc theo qui trình CTAB (Cetyl<br /> trimethylammonium bromide) được mô tả bởi<br /> Rogers và Bendich (1988). Sau khi tách chiết<br /> DNA, chạy điện di nhanh để kiểm tra DNA bằng<br /> gel agarose 0,8% với điện trường 5V/cm trong 15<br /> phút. Chụp hình bằng hệ thống phân tích gel<br /> BioRad UV 2000.<br /> <br /> Sản phẩm Cycle Sequencing được tinh sạch bằng<br /> cồn theo các bước sau:<br /> <br /> 2.3 Phương pháp<br /> <br /> Sau khi kết thúc phản ứng PCR, lấy các tuýp sản<br /> phẩm ra khỏi máy<br /> Thêm 2,5 μl EDTA 125 mM<br /> Cho vào tuýp 30 µl cồn 96% để tủa DNA, ủ ở<br /> nhiệt độ phòng 15 phút<br /> <br /> 2.3.1.2 Thực hiện phản ứng PCR<br /> Thực hiện phản ứng PCR khuếch đại vùng ITS:<br /> <br /> Lắc ngang và ngược tuýp, để đảm bảo cho phần<br /> dưới đáy rời ra.<br /> <br /> Với cặp mồi<br /> ITS1: 5′- TCCGTAGGTGAACCTGCGG -3′<br /> ITS4: 5′- TCCTCCGCTTATTGATATGC -3′<br /> <br /> Ly tâm 1000 vòng trong 45 phút, rút bỏ dịch.<br /> Cho vào 30 µl cồn 70% vào để rửa, ly tâm với tốc<br /> độ 10.000 vòng/phút, 20 phút. Bỏ nước. Lặp lại<br /> hai lần.<br /> <br /> Thực hiện phản ứng khuếch đại gene matK:<br /> Với cặp mồi<br /> matK472F:<br /> 5’-CCCRTYCATCTGGAAATCTTGGTTC-3’<br /> matK1248R:<br /> 5’-GCTRTRATAATGAGAAAGATTTCTGC-3’<br /> <br /> Sấy khô chân không ở 300C khoảng 10 phút.<br /> 2.3.1.8 Biến tính sản phẩm và giải trình tự<br /> Thêm vào 20 μl HiDi Formamide.<br /> Biến tính trên máy PCR Perkin Elmer 9700 ở<br /> 950C trong 7 phút để tách DNA thành sợi đơn.<br /> Sau khi biến tính xong để sản phẩm ngay trên<br /> nước đá trong 2 phút để tránh DNA bắt cặp lại với<br /> nhau.<br /> Hút mẫu đưa vào máy giải trình tự ABI 3130. Đọc<br /> kết quả.<br /> <br /> 2.3.1.3 Giải trình tự sản phẩm PCR vùng gene<br /> ITS và matK<br /> 2.3.1.4 Tinh sạch sản phẩm PCR<br /> Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng kít<br /> PureLinkTM PCR Purification (Invitrogen).<br /> Những đoạn PCR tinh sạch được giải trình tự với<br /> 26<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 25 - 29<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> 2.3.2 Phân tích và xử lý số liệu<br /> <br /> 3.2 Kết quả phân tích trình tự vùng gene matK<br /> Hình 2 là kết quả sản phẩm PCR thu được của<br /> DNA các mẫu gấc với cặp mồi matK472F và<br /> matK1248R, tất cả các sản phẩm khuếch đại cho<br /> cùng kích thước khoảng gần 800bp. Kết quả này<br /> cũng tương đối phù hợp với các kết quả nghiên<br /> cứu của Yu, J., J.H. Xue, và S.L. Zhou (2011)<br /> khuếch đại đoạn matK khoảng 776bp, chất lượng<br /> chuỗi nucleotide cao.<br /> <br /> Các mẫu sau khi giải trình tự sẽ được truyền qua<br /> máy tính và phân tích bằng phần mềm BioEdit<br /> 7.0.5.3. để xếp hàng (Alignment) các trình tự. Sau<br /> đó dùng phần mềm Mega 5.2.2 để phân tích dữ<br /> liệu trên giản đồ phả hệ (Trần Nhân Dũng &<br /> Nguyễn Vũ Linh, 2011).<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1 Kết quả phân tích trình tự vùng gene ITS<br /> <br /> 1500bp<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> M<br /> <br /> M<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 600bp<br /> 500bp<br /> <br /> 500bp<br /> <br /> Hình 2: Sản phẩm PCR với cặp mồi matK472F và<br /> matK1248R trên gel agarose 1,5%<br /> Chú thích:<br /> (M): thang chuẩn 100bp; (1): Đối chứng âm; (2): VL4;<br /> (3): BT2; (4): ĐT2; (5): CT2<br /> <br /> Hình 1: Sản phẩm PCR với cặp mồi ITS1 và ITS4 trên<br /> gel agarose 1,5%<br /> Chú thích:<br /> (1): VL4; (2): BT2; (3): đối chứng âm; (4): ĐT2; (5): CT2;<br /> (M): thang chuẩn 100bp<br /> <br /> 3.3 Giản đồ cây phát sinh loài<br /> <br /> Đoạn mồi tiêu chuẩn ITS1 và ITS4 khuếch đại<br /> phân đoạn tương ứng với gene 5,8S và hai vùng<br /> lân cận ITS1 và ITS2. Sản phẩm PCR thu được có<br /> chất lượng tốt với một băng rõ duy nhất cho mỗi<br /> loài gấc trên gel điện di (Hình 1). Tất cả các sản<br /> phẩm khuếch đại nằm ở vị trí có kích thước<br /> khoảng 500bp đến 600bp. Đoạn gene ITS có kích<br /> thước nhỏ (600bp đến 700bp) và trình tự lặp lại<br /> cao (Baldwin &cs., 1995). Như vậy, kích thước<br /> vùng gine ITS được khuếch đại là phù hợp.<br /> <br /> Đa dạng các mẫu gấc qua phân tích vùng ITS<br /> Kết quả phân tích trình tự ITS rất tốt, tuy có sai số<br /> nhưng chấp nhận được (giản đồ Hình 3), với<br /> CI=0,973333 và RI=0,913043. Khi phân tích<br /> giống loài các cá thể có quan hệ cùng loài chỉ số<br /> này lớn hơn 7. CI=0, 973333 cho thấy các trình tự<br /> này không có sự thay đổi nhiều. Trong tập đoàn<br /> phân tích các nhân tố biến động không nhiều.<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> <br /> Hình 3: Giản đồ đa dạng sinh học các mẫu gấc qua phân tích vùng ITS (chỉ số tương đồng được ghi trên đầu các<br /> nhánh. Hai mẫu AY606266.1 và AM981080.1 là outgroup).<br /> <br /> 27<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 25 - 29<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Dựa vào giản đồ hình nhánh (Hình 3), các mẫu<br /> gấc thu thập được chia làm hai nhóm chính:<br /> <br /> Trình tự đoạn ITS có thể dùng phân biệt các loài<br /> Momordica cochinchinensis (CT2) và ba mẫu<br /> VL4, ĐT2 và BT2 có thể là Momordica<br /> angustisepala.<br /> <br /> Nhóm A: Gồm mẫu CT2 thu được từ nhà lưới 1 –<br /> Bộ môn sinh lý – Khoa Nông Nghiệp – Đại học<br /> Cần Thơ với chỉ số bootstrap là 100% được xếp<br /> thành nhóm riêng so với các mẫu nhóm B. Và cho<br /> kết quả tương đồng 100% với hai mẫu đối chứng<br /> là AY606266.1 và AM981080.1. Điều này có thể<br /> giải thích là đối với các mẫu có mức tương đồng<br /> 100% thì chúng có thể xuất phát cùng một nguồn<br /> gốc và không bị biến đổi kiểu gene dưới tác động<br /> của môi trường, đối với các mẫu có độ tương<br /> đồng thấp hơn 100% thì có thể chúng có nguồn<br /> gốc khác nhau hoặc có cùng nguồn gốc nhưng do<br /> tác động của môi trường và phản ứng lại sự thay<br /> đổi này là khác nhau ở mỗi cá thể.<br /> <br /> Mặt khác, bốn mẫu này so với hai mẫu đối chứng<br /> AY606266.1 (trình tự vùng ITS1, 5,8S, ITS2 của<br /> Momordica cochinchinensis ở Trung Quốc, 2004)<br /> và mẫu AM981080.1 (trình tự vùng ITS1, 5,8S,<br /> ITS2 của Momordica angustisepala ở Đức, 2009)<br /> với chỉ số bootstrap là 100% thì có sự khác biệt và<br /> được phân thành nhóm riêng biệt.<br /> Phả hệ các mẫu gấc qua phân tích matK<br /> Kết quả phân tích trình tự vùng matK rất tốt giản<br /> đồ (Hình 4). Với chỉ số CI=0,812500 và<br /> RI=0,625000, CI=0,812500 cho thấy các trình tự<br /> này còn có sự thay đổi nhiều. Trong tập đoàn<br /> phân tích các nhân tố còn nhiều biến động.<br /> <br /> Nhóm B: Gồm ba mẫu VL4, ĐT2 và BT2. Chỉ số<br /> bootstrap của nhóm này là 50%. Trong nhóm này<br /> cho thấy các trình tự rất đa dạng, biến đổi nhiều.<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> <br /> Hình 4: Giản đồ phả hệ các mẫu gấc qua phân tích vùng gene matK (chỉ số tương đồng được ghi trên đầu các<br /> nhánh. Hai mẫu GQ163380.1 và GQ163447.1 là outgroup).<br /> <br /> Giản đồ phả hệ (Hình 4) chia các giống gấc ra<br /> thành hai nhóm chính:<br /> <br /> một nhóm 50 lần, chứng tỏ nhóm A và B có thể<br /> có cùng nguồn gốc với nhau. Bốn mẫu gấc trong<br /> giản đồ không phân thành hai nhóm như ở trường<br /> hợp đoạn gene ITS. Tuy nhiên, theo sơ đồ phả hệ,<br /> chỉ số bootstrap của mẫu CT2 là 100% trong khi<br /> chỉ số bootstrap của mẫu CT2 ở đoạn gine ITS là<br /> 50%.<br /> <br /> Nhóm A: Gồm ba mẫu BT2, ĐT2 và VL4. Các<br /> mẫu tuy được thu thập từ các vùng địa lý khác<br /> nhau nhưng được xếp vào cùng một nhóm với chỉ<br /> số bootstrap là 50%. Các mẫu trong nhóm còn<br /> nhiều biến động.<br /> <br /> 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> <br /> Nhóm B: Gồm mẫu CT2 được xếp thành nhóm<br /> riêng so với các mẫu nhóm A với chỉ số bootstrap<br /> là 50%, cho thấy mức độ khác biệt về mặt di<br /> truyền so với những mẫu gấc khác, nghĩa là khi so<br /> sánh và xếp nhóm thì mẫu gấc này xếp trong cùng<br /> <br /> 4.1 KẾT LUẬN<br /> Không có sự khác biệt về hình thái giữa các mẫu<br /> gấc ở bốn tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp<br /> và Cần Thơ, và cũng không có sự khác biệt khi so<br /> 28<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 25 - 29<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> sánh với mô tả của Đỗ Huy Bích và cs. (2003),<br /> Đỗ Tất Lợi (1986), và Phạm Hoàng Hộ (1999).<br /> Việc khảo sát sự đa dạng nguồn gene của các mẫu<br /> giữa các quần thể địa lý khác nhau điều này sẽ<br /> quan trọng hơn giữa các mẫu trong cùng một quần<br /> thể. Các mẫu gấc thu được từ bốn tỉnh Vĩnh Long,<br /> Bến Tre, Đồng Tháp và Cần Thơ tương đối đồng<br /> nhất với nhau về di truyền qua phân tích trình tự<br /> vùng gene ITS và matK. Có thể các mẫu VL4,<br /> BT2, ĐT2 và CT2 đều là Momordica<br /> cochinchinensis.<br /> <br /> Ribosomal DNA: A valuable Source of Evidence<br /> on Angiosperm Phylogeny. Annals of the Missouri<br /> Botanical Garden, 82(2), 247-277.<br /> Chu Hoàng Mậu. (2005). Cơ sở và phương pháp sinh<br /> học phân tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư<br /> phạm, tr. 85-87.<br /> Đỗ Huy Bích., Đặng Quang Chung., Bùi Xuân<br /> Chương., Nguyễn Thượng Dong., Đỗ Trung Đàm.,<br /> Phạm Văn Hiển., Vũ Ngọc Lộ., Phạm Duy Mai.,<br /> Phạm Kim Mãn., Đoàn Thị Nhu., Nguyễn Tập.,<br /> Trần Đoàn., & Viện Dược Liệu. (2003). Cây thuốc<br /> và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1). Hà Nội:<br /> Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 1057 trang.<br /> Đỗ Tất Lợi. (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt<br /> Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học Dân tộc.<br /> Phạm Hoàng Hộ. (1999). Cây cỏ Việt Nam (quyển 1).<br /> Hà Nội: Nhà xuất bản trẻ Hà Nội, tr. 568.<br /> Rogers, S. O., A. J. Bendich. (1988). Extraction of<br /> DNA from plant tissues. Plant Molecular Biology<br /> Manual A6, 1 - 10.<br /> Trần Nhân Dũng & Nguyễn Vũ Linh. (2011). Giáo<br /> trình Tin sinh học. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học<br /> Cần Thơ, tr. 103-111.<br /> Trần Nhân Dũng & Võ Hùng Nhiệm. (2009). Ứng dụng<br /> Công nghệ sinh học trong phân loại và nhận diện<br /> giống xoài ở Đồng Tháp. Đề tài NCKH cấp tỉnh.<br /> Đồng Tháp, tr. 11.<br /> Yu, J., J. H. Xue, S. L. Zhou. (2011). New universal<br /> matK primers for DNA barcoding angiosperms.<br /> Journal of Systematics and Evolution, 49, 176–181.<br /> <br /> Như vậy, các mẫu thu được từ những khu vực địa<br /> lý khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến trình tự<br /> vùng gene ITS hoặc matK nhưng chưa đủ để gây<br /> biến đổi các giống gấc hiện hành.<br /> 4.2 KIẾN NGHỊ<br /> Do điều kiện thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ<br /> nghiên cứu trên phạm vi địa lý hẹp, không có sự<br /> khác biệt rõ rệt. Vì vậy, các nghiên cứu cần được<br /> tiến hành trên phạm vi rộng hơn, có sự tách biệt<br /> về mặt địa lý và di truyền học.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Baldwin, B. G., M. J. Sanderson., J. Mark Porter., M. F.<br /> Wojcichowski., C. S. Campbell., & M. J.<br /> Donoghue. (1995). The its Region of<br /> nuclear<br /> <br /> 29<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2