intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích đặc tính khí động và ảnh hưởng của tư thế khai thác đến lực cản khí động của tàu hàng sông

Chia sẻ: ViMessi2711 ViMessi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc tính khí động học thân tàu hàng sông và ảnh hưởng của tư thế khai thác đến đặc tính khí động của tàu.thông qua sử dụng công cụ tính toán mô phỏng số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích đặc tính khí động và ảnh hưởng của tư thế khai thác đến lực cản khí động của tàu hàng sông

Ngô Văn Hệ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 189(13): 177 - 182<br /> <br /> PHÂN TÍCH ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ THẾ KHAI<br /> THÁC ĐẾN LỰC CẢN KHÍ ĐỘNG CỦA TÀU HÀNG SÔNG<br /> Ngô Văn Hệ*<br /> Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác tàu chở hàng sông hiện nay vẫn chưa được quan tâm<br /> nghiên cứu ở nước ta. Nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố thiết kế<br /> tàu, tư thế tàu trong khai thác tàu đến đặc tính khí động học và lực cản khí động tác động lên thân<br /> tàu chở hàng sông. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc tính khí<br /> động học thân tàu hàng sông và ảnh hưởng của tư thế khai thác đến đặc tính khí động của tàu<br /> thông qua sử dụng công cụ tính toán mô phỏng số. Trên cơ sở tính toán và phân tích các kết quả<br /> thu được, một số giải pháp kỹ thuật sẽ được đưa ra nhằm cải thiện đặc tính khí động học và giảm<br /> lực cản khí động tác động lên thân tàu. Nghiên cứu giảm lực cản tác động lên thân tàu đồng thời là<br /> nghiên cứu giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác tàu thông qua việc giảm lượng<br /> tiêu hao nhiên liệu chạy tàu.<br /> Từ khóa: tàu sông, đặc tính khí động, lực cản khí động, giảm lực cản<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Tàu chở hàng sông là loại tàu sử dụng trong<br /> vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường<br /> sông. Ở nước ta, với lợi thế mạng lưới sông<br /> ngòi dày đặc, nhiều vịnh, hồ trên khắp cả<br /> nước đã tạo điều kiện cho việc phát triển đội<br /> tàu sông khá mạnh. Trọng tải tàu hàng sông<br /> được thiết kế có thể chỉ từ khoảng 200-500<br /> tấn, loại tàu sông được sử dụng chủ yếu có<br /> trọng tải từ 1000-2000 tấn. Bên cạnh đó, một<br /> số tàu được thiết kế với đặc thù riêng có thể<br /> có tải trọng ở mức khác phù hợp. Hầu hết đội<br /> tàu hàng sông được thiết kế với đặc điểm<br /> chung là: máy tàu và thượng tầng bố trí tại<br /> phía lái, sử dụng máy diesel lai trực tiếp chân<br /> vịt. Tư thế khai thác đặc thù của loại tàu này<br /> là: ở trạng thái tàu không hàng, tư thế của tàu<br /> thường có góc ngóc mũi khoảng 2-5 độ.<br /> Trong các trạng thái khai thác khác hoặc<br /> trường hợp có điều chỉnh tư thế tàu, khi đó<br /> tàu phải được dằn hoặc được xắp xếp hàng<br /> theo phương án nhất định đã được tính toán<br /> kiểm tra ổn định để đảm bảo tư thế hoạt động<br /> đó của tàu thỏa mãn tính năng hàng hải và an<br /> toàn trong quá trình khai thác.<br /> Trong một số nghiên cứu liên quan gần đây<br /> cho thấy, tư thế khai thác của tàu, bố trí chung<br /> *<br /> <br /> và trang bị trên tàu, hình dàng thân tàu có ảnh<br /> hưởng đến đặc tính khí động học thân tàu [18], trên cơ sở thiết kế và bố trí chung phần<br /> thân và thượng tầng tàu có hình dáng khí<br /> động học, có thể cải thiện đặc tính khí động<br /> cho tàu và giảm được lực cản tác động lên<br /> tàu, hay tiết kiệm được lượng tiêu hao nhiên<br /> liệu chạy tàu một lượng đáng kể. Những<br /> nghiên cứu này cho thấy, tối ưu hình dáng khí<br /> động học cho tàu là một trong những giải<br /> pháp hữu ích để nâng cao hiệu quả kinh tế<br /> khai thác tàu.<br /> <br /> Hình 1. Tàu chở hàng sông Việt Nam và hình<br /> dáng tàu không nước dằn mới NBS [5-8]<br /> <br /> Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện<br /> nghiên cứu phân tích đặc tính khí động học<br /> thân tàu hàng sông và ảnh hưởng của tư thế<br /> khai thác tàu đến đặc tính khí động học và<br /> <br /> Tel: 01679 482746, Email: he.ngovan@hust.edu.vn<br /> <br /> 177<br /> <br /> Ngô Văn Hệ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> giảm lực cản khí động tác động lên thân tàu.<br /> Trên cơ sở kết quả thu được, tác giả đưa ra<br /> một số giải pháp giảm lực cản khí động tác<br /> động lên thân tàu hàng sông.<br /> MÔ HÌNH TÀU HÀNG SÔNG SỬ DỤNG<br /> TRONG NGHIÊN CỨU<br /> Trong bài báo này, mô hình tính toán được<br /> lựa chọn là loại tàu chở hàng sông thông<br /> dụng, trọng tải 1200 tấn. Hình 2 thể hiện<br /> đường hình dáng và mô hình tàu được xây<br /> dựng sử dụng trong tính toán mô phỏng khảo<br /> sát đặc tính khí động học. Các thông số cơ<br /> bản của tàu được thể hiện trong Bảng 1.<br /> <br /> 189(13): 177 - 182<br /> <br /> thông qua sử dụng công cụ tính toán mô<br /> phỏng số thương mại Ansys-Fluent v.14.5 [912]. Hình 3 thể hiện miền không gian tính<br /> toán khảo sát và chia lưới tính toán. Thông số<br /> giới hạn miền không gian tính toán, chia lưới<br /> và các điều kiện thiết lập cho bài toán khảo<br /> sát đặc tính khí động học thân tàu được thể<br /> hiện chi tiết trong Bảng 2.<br /> <br /> Hình 3. Miền không gian tính toán và chia lưới<br /> không cấu trúc<br /> Bảng 2. Thiết lập các điều kiện tính toán<br /> Thông số<br /> <br /> Hình 2. Mô hình tàu hàng sông sử dụng trong<br /> nghiên cứu, tính toán mô phỏng CFD<br /> Bảng 1. Thông số kích thước cơ bản của tàu<br /> Thông số<br /> Chiều dài thiết kế, Ltk<br /> Chiều rộng thiết kế, B<br /> Chiều cao mạn, H<br /> Mớn nước, d<br /> Diện tích mặt hứng gió<br /> theo phương dọc, Sx<br /> Diện tích mặt hứng gió<br /> theo phương ngang, Sy<br /> <br /> Giá trị<br /> 43,25<br /> 5,70<br /> 2,25<br /> 1,90<br /> <br /> Đơn vị<br /> m<br /> m<br /> m<br /> m<br /> 2<br /> <br /> 21,64<br /> <br /> m<br /> <br /> 110,79<br /> <br /> m2<br /> <br /> KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG HỌC<br /> THÂN TÀU HÀNG SÔNG<br /> Trong phần này, đặc tính khí động học của<br /> thân tàu hàng sông sẽ được phân tích khảo sát<br /> <br /> 178<br /> <br /> Miền không gian<br /> tính toán<br /> Số lưới không<br /> cấu trúc<br /> Mô hình rối<br /> Đầu vào, vận tốc<br /> vào<br /> Đầu ra, áp suất<br /> khí trời<br /> Reynold<br /> Khối lượng riêng<br /> của không khí<br /> Độ nhớt động<br /> học của không<br /> khí<br /> <br /> Điều kiện<br /> <br /> Giá<br /> trị<br /> <br /> Đơn<br /> vị<br /> <br /> LxBxH<br /> <br /> 200x40<br /> x40<br /> <br /> m<br /> <br /> T<br /> <br /> 2.263<br /> <br /> Triệu<br /> lưới<br /> <br /> k-<br /> Hl/h<br /> <br /> V<br /> <br /> 5-18<br /> <br /> p<br /> <br /> 1.025<br /> <br /> Rn<br /> <br /> 6×106 2.2×107<br /> <br /> -<br /> <br /> ρ<br /> <br /> 1.225<br /> <br /> kg/m3<br /> <br /> <br /> <br /> 1.7894<br /> ×10-5<br /> <br /> kg/m.s<br /> <br /> at<br /> <br /> Trên cơ sở thực hiện tính toán mô phỏng thu<br /> được kết quả khảo sát. Hình 4 thể hiện kết<br /> quả phân bố áp suất và dòng bao quanh thân<br /> tàu tại các vận tốc khác nhau.<br /> <br /> Ngô Văn Hệ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 189(13): 177 - 182<br /> <br /> Rn=6.2x106<br /> <br /> Rn=18.6x106<br /> <br /> Hình 4. Phân bố áp suất và dòng bao quanh thân tàu khảo sát<br /> <br /> Kết quả thể hiện trên Hình 4 cho thấy: Khi<br /> thay đổi vận tốc khảo sát, diện tích vùng phân<br /> bố áp suất cao và dòng xoáy bao quanh tàu<br /> thay đổi theo tương ứng. Sự thay đổi phân bố<br /> áp suất và dòng bao quanh tàu phụ thuộc vào<br /> vận tốc khai thác tàu hay cấp gió khác nhau.<br /> Từ đây có thể thấy, với mỗi loại tàu khác<br /> nhau, thân tàu được thiết kế phù hợp với điều<br /> kiện khai thác nhằm đạt được những điểm lợi<br /> về đặc tính khí động cũng như hạn chế ảnh<br /> hưởng của hình dáng đến đặc tính khí động<br /> của tàu. Tại các vùng đặc biệt có bề mặt diện<br /> tích hứng gió rộng như các vùng phía trước<br /> thượng tầng, phía trước các thành quây hầm<br /> hàng hay tại khu vực mũi tàu. Phân bố dòng<br /> có mật độ lớn hơn, nhiều vùng xoáy so với<br /> các khu vực khác. Phân bố áp suất tại các khu<br /> vực này tập trung vùng áp suất cao hơn so với<br /> <br /> các vùng khác. Có thể thấy đây là các vùng<br /> đặc biệt, có sự bất thường nhiều hơn so với<br /> các vùng khác trên thân tàu. Đây chính là<br /> nguyên nhân làm gia tăng lực cản khí động<br /> tác động lên thân tàu. Hình 5 thể hiện kết quả<br /> tính toán lực cản khí động tác động lên thân<br /> tàu khảo sát.<br /> <br /> Hình 5. Lực cản khí động tác động lên thân tàu<br /> khảo sát<br /> <br /> 179<br /> <br /> Ngô Văn Hệ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ THẾ KHAI THÁC<br /> ĐẾN ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG HỌC<br /> Tư thế khai thác tàu thể hiện sự tương quan<br /> giữa chiều chìm mũi và chiều chìm lái của<br /> tàu. Trong phần này, thân tàu được khảo sát<br /> với hai tư thế khai thác khác nhau gồm: tàu ở<br /> tư thế cân bằng với góc ngóc mũi 0 độ và tàu<br /> ở tư thế khai thác với góc ngóc mũi 3 độ.<br /> Theo nghiên cứu cho thấy, tư thế tàu với góc<br /> ngóc mũi 3 độ là tư thế khai thác trong trạng<br /> thái tàu không hàng, rất thường gặp trong quá<br /> trình vận tải của đội tàu hàng sông miền Bắc<br /> nước ta. Đây là tư thế khai thác nguy hiểm<br /> cho tàu trong điều kiện thời tiết không tốt.<br /> Tuy nhiên với đặc điểm của loại tàu hàng<br /> sông hiện nay, với máy chính bố trí tại phía<br /> lái thì việc vận hành tàu trong tư thế này là<br /> cần thiết để đảm bảo chiều chìm cho chân vịt<br /> <br /> 189(13): 177 - 182<br /> <br /> tàu hoạt động. Hình 6 thể hiện mô hình tàu<br /> khảo sát trong tư thế có góc ngóc mũi 3 độ.<br /> <br /> Hình 6. Mô hình tàu với tư thế khảo sát với góc<br /> ngóc mũi 3 độ<br /> <br /> Hình 7-9 thể hiện kết quả khảo sát phân bố áp<br /> suất và dòng bao quanh thân tàu trong tư thế<br /> khảo sát tàu với góc ngóc mũi 3 độ.<br /> <br /> Hình 7. Phân bố áp suất bao quanh tàu khảo sát với góc ngóc mũi 3 độ, tại vận tốc khảo sát ứng với<br /> Rn=6.2x106<br /> <br /> Hình 8. Phân bố áp suất trên bề mặt diện tích thân tàu khảo sát với góc ngóc mũi 3 độ<br /> <br /> 180<br /> <br /> Ngô Văn Hệ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 189(13): 177 - 182<br /> <br /> Hình 9. Phân bố áp suất và dòng bao quanh tàu khảo sát với góc ngóc mũi 3 độ, tại vận tốc khảo sát ứng<br /> với Rn=18.6x106<br /> <br /> Kết quả phân bố áp suất và vận tốc dòng bao<br /> quanh thân tàu trong tư thế khảo sát với góc<br /> ngóc mũi 3 độ cho thấy rõ sự ảnh hưởng của<br /> tư thế tàu đến phân bố áp suất và dòng bao<br /> quanh thân tàu. Diện tích vùng áp suất cao tác<br /> động lên bề mặt mũi tàu ở tư thế ngóc mũi 3<br /> độ tăng lên so với tư thế tàu cân bằng với góc<br /> ngóc mũi 0 độ. Tuy nhiên, trong tư thế ngóc<br /> mũi 3 độ, một phần diện tích vùng áp suất cao<br /> trên thượng tầng tàu đã bị giảm đi do ảnh<br /> hưởng của góc ngóc mũi tàu. Những nguyên<br /> nhân này có thể làm thay đổi lực cản khí động<br /> tác động lên thân tàu.<br /> Hình 10 thể hiện kết quả so sánh lực cản khí<br /> động tác động lên thân tàu khảo sát trong hai<br /> trường hợp.<br /> <br /> Hình 10. Lực cản khí động tác động lên thân tàu<br /> khảo sát<br /> <br /> Kết quả cho thấy: ở vận tốc thấp Rn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2