intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh mua sắm online ngày càng phát triển nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh mua sắm online ngày càng phát triển nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng" được thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh công nghệ mua sắm ngày càng phát triển với nhiều hình thức mua sắm online tại Thành phố Đằ Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh mua sắm online ngày càng phát triển nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng

  1. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH MUA SẮM ONLINE NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN: NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Nguyễn Hà Thanh Thảo Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh công nghệ mua sắm ngày càng phát triển với nhiều hình thức mua sắm online tại Thành phố Đằ Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống của người tiêu dùng tại Thành Phố Đà Nẵng dưới góc nhìn của người mua như: Chất lượng sản phẩm, giá cả của sản phẩm, sự tiện lợi và thái độ người bán hàng. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động mua bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng Từ khóa: Ý định mua, thực phẩm tươi sống, các nhân tố ảnh hưởng, Thành phố Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh công nghệ mua sắm ngày càng phát triển, sự thay đổi từng ngày theo hướng tích cực của việc mua sắm thông qua các kênh online, các kênh mua sắm ứng dụng công nghệ hiện đại, người tiêu dùng chỉ cần ở nhà, sử dụng ứng dụng thông minh để có thể mua bán hàng hóa trực tiếp, bên cạnh đó là sự lớn mạnh của hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại với nhiều ưu thế, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng ngoại và tính nghiêm trọng của việc phải kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm theo tuyên thệ của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bối cảnh đó tưởng chừng hệ thống chợ truyền thống của Việt Nam sẽ bị “phủ quyết” trong một sớm, một chiều. Nhưng không nó vẫn có sức sống mãnh liệt, theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2015 thị phần bán lẻ hiện đại tại Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ (dự báo con số này sẽ là 45% đến năm 2020), thị phần bán lẻ truyền thống chiếm 75% tổng mức bán lẻ (kênh bán lẻ hiện đại ở đây là hệ thống các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện lợi; còn hệ thống chợ phân bố trên tất cả các địa bàn từ thành thị đến nông thôn và các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ của hộ kinh doanh cá thể được xếp vào kênh bán lẻ truyền thống). Các chợ truyền thống ngoài đóng góp về mặt kinh tế thì kênh bán lẻ này còn mang nhiều giá trị về mặt văn hóa và xã hội: mang đậm dấu ấn văn hóa, hồn quốc Việt, thể hiện trong giao dịch và trong văn hóa chợ (Linh Anh, 2012). Người tiêu dùng khi đến một khu chợ của một địa phương nào thường muốn mua một mặt hàng truyền thống của địa phương đó, cho nên đây cũng chính là một kênh quảng bá, tiêu thụ hàng Việt rất hiệu quả (Hà Anh, 2013). Chính vì những lý do như vậy, nghiên cứu này thực hiện sẽ tập trung khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống: Nghiên cứu tại Thành Phố Đà Nẵng để có câu trả lời: Tại sao người tiêu dùng lại lựa chọn chợ truyền thống? Để chợ truyền thống tiếp tục nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng để mua thực phẩm tươi sống cần làm gì ? , 183
  2. 2. Tổng quan nghiên cứu Ý định hành vi liên quan đến lựa chọn nơi mua sắm nhận được sự quan tâm không chỉ của các học giả quốc tế mà còn của các học giả trong nước, các hướng nghiên cứu khác nhau được các nhà nghiên cứu triển khai: Lựa chọn khai thác ý định của người tiêu dùng khi đi mua sắm tại các siêu thị, tác giả Teynamphet (2013) đã chỉ ra, ý định mua sắm của người tiêu dùng khi lựa chọn các siêu thị chịu ảnh hưởng của sáu nhóm yếu tố bao gồm: (1) Động cơ mua hàng; (2) Cảm nhận về giá trị lợi ích; (3) Kiến thức, kinh nghiệm; (4) Thái độ; (5) Phong cách sống và (6) Các yếu tố cá nhân. Cũng lựa chọn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các siêu thị, tác giả Tinne (2011) lựa chọn điểm nghiên cứu tại Bangladesh và sử dụng phương pháp nghiên cứu khác so với Taynamphet (2013), tác giả Tinne đã chỉ ra bảy nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn siêu thị là điểm mua sắm của người tiêu dùng tại đất nước này, các nhân tố bao gồm: (1) Chương trình khuyến mại; (2) Thiết kế, trang trí của siêu thị; (3) Giá cả và chương trình giảm giá; (4) Nhân viên bán hàng; (5) Sự đa dạng của hàng hóa; (6) Mùa, đợt mua sắm; và (7) Thu nhập của người tiêu dùng. Mặc dù chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng khác nhau, nhưng Taynamphet (2013) và Tinnie (2011) đều chung hướng nghiên cứu khi tập trung khai thác về khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng khi lựa chọn điểm mua sắm là các siêu thị. Kết quả nghiên cứu của Tinnie (2011) cũng ủng hộ nghiên cứu của tác giả Zhou vàn Wong (2003) khi nghiên cứu khẳng định giá và chính sách giá của các siêu thị là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại các siêu thị. Nghiên cứu của Shou và Wong (2003) được thực hiện tại Trung Quốc và kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng Trung Quốc có độ nhạy cảm cao với giá, nghĩa là khi siêu thị có mức giá và chính sách giá tốt so với các cửa hàng bán lẻ khác, người tiêu dùng có xu hướng chuyển đổi từ các cửa hàng nhỏ gần nhà sang các hệ thống siêu thị. Trong khi đó, nghiên cứu của Raghubir và cộng sự (2004) lại xem xét ý định mua sắm của người tiêu dùng dưới góc nhìn của các doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi các doanh nghiệp có hoạt động quảng cáo và khuyến mại tốt sẽ hấp dẫn và thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng, trong đó chiến lược marketing, chính sách khuyến mại luôn có vị trí quan trọng, và kết quả nghiên cứu của Taynamphet (2013) và Tinnie (2011) sau này đã ủng hộ quan điểm của Raghubir và cộng sự. Một số nghiên cứu khác được thực hiện khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các siêu thị như nghiên cứu của Crawford và cộng sự (2003), Clarkson và cộng sự (1996), Wood và cộng sự (2007), Hay hướng nghiên cứu khác được các nhà nghiên cứu thực hiện, đó là nghiên cứu về hành vi tiêu dùng tự phát (Impulse buying), lựa chọn hệ thống siêu thị tại Việt Nam làm địa điểm nghiên cứu, tác giả Cho Jame và cộng sự (2014) đã phân tích được các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến hành vi mua sắm này, trong đó chỉ ra các nhóm nhân tố như nhân tố nội tại bên trong các siêu thị, nhân tố về quan điểm của người tiêu dùng, nhân tố về nhân khẩu học… Với địa điểm nghiên cứu tương đồng với Cho Jame và cộng sự (2014), nhưng Từ Thị Hải Yến (2015) lại lựa chọn hướng nghiên cứu khác khi xem xét hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của tác giả được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến với bất cứ khách hàng nào đã từng mua sắm trực tuyến, phương pháp phân tích nhân tố được tác giả sử dụng cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thất, ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lợi ích tiêu dùng cảm nhận và quy chuẩn chủ quan, trên cơ sở dữ liệu phân tích đó, tác giả đã đề xuất các kiến nghị nhằm giúp các nhà kinh doanh trực tuyến có những quyết sách kinh doanh phù hợp với thị trường này. , 184
  3. 3. Phương pháp nghiên cứu Các dữ liệu phục vụ cho phân tích trong nghiên cứu được thu thập từ khảo sát sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa về đánh giá của người tiêu dùng về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống, thang đo likert 5 bậc được tác giả sử dụng cho nghiên cứu. Tác giả phát ra 160 phiếu khảo sát dành cho các đội tượng lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống Thành phố Đà Nẵng, sau đó thu về được 105 phiếu quan sát đáp ứng yêu cầu về thông tin trả lời trên phiếu (Cụ thể tác giả lựa chọn khảo sát tại chợ Hàn- Đây là chợ truyền thống lâu đời và là chợ thể hiện nét văn hóa của người dân thành phố Đà Nẵng). Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Thắng (2014), số lượng quan sát để thực hiện được các phép toán thống kê tối thiểu là 100. Chính vì vậy, với 105 quan sát tác giả thu thập được sau khi thực hiện khảo sát đáp ứng được yêu cầu. Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả nhập dữ liệu vào phần mềm exel và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tính toán các chỉ tiêu thống kê Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng cho nghiên cứu này thông qua việc tính toán các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của thang đo, các giá trị trung bình của thang đo, sau đó, phương pháp diễn dịch kết quả nghiên cứu được tác giả sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Giới thiệu khái quát về chợ truyền thống tại thành phố Đà Nẵng Chợ Hàn là một trong những chợ truyền thống có lịch sử lâu đời của thành phố Đà Nẵng, nó ra đời vào những năm 1940 của thế kỷ trước, khi đó chợ Hàn chỉ là một khu giao thương buôn bán tự phát của một nhóm người, nhưng với ưu thế thuận lợi về giao thông, đường bộ và đường thủy chợ Hàn ngày càng phát triển và dần trở thành một chợ lớn, theo đà buôn bán phát triển này một số thương gia người Hoa và người Việt đã xây dựng quanh chợ một khu thương mại khá sầm uất với các cửa hiệu tạp hóa, vàng bạc, thuốc bắc.... Kiến trúc chợ đẹp và thoáng, với quy mô 576 gian hàng và 36 kiot xung quanh chợ cùng với hơn 30 nhóm ngành hàng khác nhau được bày trí rất gọn gàng, ngăn nắp tạo cho những người đi chợ không có cảm giác mệt mỏi. Chợ khá đa dạng và phong phú với các chủng loại hàng hoá khác nhau từ quần áo, giày dép, vải vóc, túi xách đến đầy đủ các đồ lưu niệm, quà tặng,… đặc biệt chợ Hàn còn nổi tiếng với những thực phẩm hải sản tươi sống, trái cây tươi, và các đặc sản của Đà Nẵng 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống tại Thành Phố Đà Nẵng Kế thừa các nghiên cứu trước đó liên quan đến ý định hành vi của người tiêu dùng cùng với viêc sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) làm cơ sở lý thuyết để xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn địa điểm mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng Thang đo likert được tác giả sử dụng cho nghiên cứu để thể hiện mức độ đánh giá của người tiêu dùng về các tiêu chí theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5 trong đó 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý. Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: *) Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn địa điểm mua sản phẩm, theo đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng các sản phẩm tươi sống tại chợ truyền thống như sau: , 185
  4. Bảng 1: Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm tại chợ truyền thống Điểm Tổng số người Thang đo đánh giá trả lời trung bình Chất lượng sản phẩm ở chợ truyền thống tốt 105 3,36 Chất lượng sản phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tốt hơn 105 3,82 ở các địa điểm khác Chất lượng sản phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tốt 105 3,16 tránh được rủi ro sức khỏe Nguồn gốc sản phẩm tươi sống tại chờ truyền thống rõ ràng 105 3,05 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, với bốn thang đo đại diện cho yếu tố chất lượng sản phẩm, nhìn chung người tiêu dùng đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng mua tại các chợ truyền thống tại Thành Phố Đà Nẵng. Trong đó, yếu tố mà người tiêu dùng đánh giá cao nhất đó là chất lượng sản phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tốt hơn so với các địa điểm khác (như siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi khác) với điểm đánh giá 3,82/5 điểm. Chính vì vậy mà chợ truyền thống vẫn nhập được sự tín nhiệm của người tiêu dùng khi mua thực phẩm tươi sống *) Giá cả của sản phẩm Bảng 2: Đánh giá của người tiêu dùng về giá cả sản phẩm tại chợ truyền thống Điểm Tổng số Thang đo đánh giá người trả lời trung bình Người tiêu dùng có thể mặc cả sản phẩm ở chợ truyền thống 105 4,16 Giá bán sản phẩm tươi sống ở chợ truyền thống rẻ hơn ở các 105 3,65 địa điểm khác Giá bán sản phẩm hợp lý 105 3,82 Sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm tươi sống tại chợ truyền 105 2,78 thống Dễ dàng so sánh giá bán sản phẩm tươi sống ở chợ truyền 105 3,12 thống với các nơi khác (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, với mức đánh giá 1 là thấp nhất và 5 là điểm cao nhất thể hiện sự đồng tình của người tiêu dùng với các phát biểu khi đo lường yếu tố giá cả, có thể thấy, người tiêu dùng khá hài lòng và giá cả của các sản phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống của Thành Phố Đà Nẵng. Trong đó, tiêu chí người tiêu dùng có thể mặc cả tại chợ truyền thống nhận được sự đồng tình lớn nhất với điểm đánh giá khoảng 4,16 trên thang điểm 5, điều này hoàn toàn phù hợp vì nếu người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm tại các siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi khác thì không thể mặc cả được giá bản của sản phẩm. Và mặc cả cũng là một trong những thói quen của người tiêu dùng khi đi chợ *) Sự tiện lợi Sự tiện lợi là một trong những yếu tố được người tiêu dùng đánh giá và có ảnh hưởng lớn đến ý định lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống, trong đó bao gồm sự tiện lợi như sau: Sự đa dạng về sản phẩm, các loại sản phẩm được phân loại rõ ràng, chợ truyền thống mở cửa hàng ngày, có nhiều mặt hàng để lựa chọn, gần nhà và tiện, có thể đổi trả lại mặt hàng… Trong đó, tiêu chí chợ truyền thống gần nhà được người tiêu dùng đánh giá với điểm số cao nhất 4,19 điểm trên thang điểm 5 khi người tiêu dùng lựa chọn chợ truyền thống để mua thực phẩm tươi sống. , 186
  5. Bảng 3: Đánh giá của người tiêu dùng về sự tiện lợi của chợ truyền thống Điểm Tổng số Thang đo đánh giá người trả lời trung bình Đa dạng sản phẩm 105 3,95 Phân loại sản phẩm tươi sống rõ ràng 105 3,71 Chợ truyền thống mở cửa hàng ngày 105 4,21 Chợ truyền thống có nhiều mặt hàng tươi sống để lựa chọn 105 3,78 Chợ truyền thống gần nhà và tiện hơn 105 4,19 Có thể dễ dàng đổi trả lại mặt hàng 105 3,22 Địa điểm mua sắm thuận lợi 105 3,93 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) *) Thái độ của người bán Thái độ của người bán hàng ảnh hưởng tương đối lớn đến tâm lý của người mua hàng, từ đó ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm của họ: Bảng 4: Đánh giá của người tiêu dùng về thái độ của người bán tại chợ truyền thống Điểm Tổng số Thang đo đánh giá người trả lời trung bình Người bán hàng vui vẻ nhiệt tình 105 3,82 Người bán hàng nhận ra khách hàng khi mua hàng thường 105 3,96 xuyên Người bán hàng hiểu biết rất rõ về sản phẩm 105 4,15 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Thái độ của người bán cũng là yếu tố nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng khi lựa chọn địa điểm mua sản phẩm, trong đó việc người bán nhận ra và gọi tên của khách hàng được đánh giá rất cao với điểm số 3,96 trên thang điểm 5 và người bán hàng hiểu rõ về sản phẩm được đánh giá 4,15 trên thang điểm 5. Việc lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố, trong đó một số yếu tố được người tiêu dùng quan tâm và có ảnh hưởng theo đánh giá của họ là lớn nhất đó là: sự hiểu biết về sản phẩm của người bán, sự tiện lợi của chợ truyền thống (chợ gần nhà), giá bán của sản phẩm có tính cạnh tranh và chất lượng sản phẩm tươi sống và tốt. 5. Một số kiến nghị Trong bối cảnh công nghệ mua sắm online ngày càng phát triển, cần nâng cao chất lượng của chợ truyền thống để có thể “kéo” người tiêu dùng lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, để từ đó có thể đảm bảo về nguồn gốc sản phẩm, độ tươi của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thứ hai, đảm bảo giá bán sản phẩm có tính cạnh tranh so với các đơn vị cung cấp sản phẩm cùng loại khác Thứ ba, bố trí lại các gian hàng, để có thể tạo ra sự hấp dẫn và thuận tiện cho người tiêu dùng khi lựa chọn chợ truyền thống để mua các mặt hàng Thứ tư, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người bán hàng với các sản phẩm của mình cung cấp cho người tiêu dùng, bản thân người bán phải thực sự hiểu sản phẩm của mình để có thể giới thiệu cho người tiêu dùng Thứ năm, đảm bảo an ninh trong khu vực chợ, tạo sự yên tâm và tin tưởng cho người tiêu dùng khi mua sắm. , 187
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I., (1991), The Theory of Planned Behaviour, Organization Behaviour and Human Decision Processes, No. 50, pp. 179–211 2. Clarkson, Clarke-Hill, Robinson, (1996), UK supermarket location assessment, International journal of retail & distribution management, vol 24, No6, pp22-33 3. Crawford, Melewar, (2003), The importance of impulse purchasing behavior in the international airport environment, Journal of consumner behavior, Vol 3, pp85-98 2. Hà Anh, (2013), Chợ truyền thống: Nâng cấp, nâng hiệu quả, Truy cập từ 21 tháng 05 năm 2013, Từ http://www.nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam-an/item/20376002-.html 3. Linh Anh, (2012), Trung tâm thương mại “nuốt” chợ truyền thống, Truy cập từ 24 tháng 05 năm 2012, Từ http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/trung- tam-thuong-mai-nuot-cho-truyen-thong.html 4. Raghubir, Inman, Grande, (2004), The three faces of consumer promotions, California management review, Vol46, No4. Pp23-42 5. Teynamphet.C, (2013), Consumer psychology towards supermarkets, Indian journal of applied research, issue 10, oct 2013 6. Tinnie, (2011), Factors affecting impulse buying behavior of consumers at superstores in Bangladesh, ASA University review, Vol 5, No 1 7. Từ Thị Hải Yến, (2015), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng, tạp chí nghiên cứu khoa học, Đại học Đông Á 8. Wood, Browne, (2007), Convenience store location planning and forecasting- A practical research Agenda, International journal of retail & distribution management, Vol35, No4, pp233-255 9. Zhou, Wong, (2003), Consumer impulse buying and in-store stimuli in Chinese supermarkets, Hournal of ineternational consumer marketing, Vol16, pp37-53 10. Cho Jame, Ching Gregory, Luong Thai Ha, (2014), Impulse buying behavior of Viet Nam consumers in supermarket setting, International journal of research studies in management, Vol 3, pp33-50 11. Nguyễn Văn Thắng, (2014), Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân , 188
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2