intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích nhân quả cho mối quan hệ giữa tăng trưởng, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI ở Việt Nam sử dụng số liệu hàng năm cho giai đoạn 1990-2016. Từ đó, chiều hướng nhân quả được xem xét qua mô hình VECM và đã cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ ngắn hạn từ FDI và xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng trong dài hạn là mối quan hệ nhân quả song phương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và nhân quả đơn phương từ xuất khẩu đến FDI và tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích nhân quả cho mối quan hệ giữa tăng trưởng, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH NHÂN QUẢ CHO MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, XUẤT KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ThS.Trần Thị Tùng Quyên1, ThS.Lê Thỵ Hà Vân2, ThS.Ngô Nữ Mai Quỳnh3 (1) Trường Đại học Quang Trung; (2)(3)Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI ở Việt Nam sử dụng số liệu hàng năm cho giai đoạn 1990-2016. Phương pháp tiếp cận tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) đã được sử dụng để thực hiện nghiên cứu. Kiểm định đường bao qua ARDL cho kết quả về mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI. Từ đó, chiều hướng nhân quả được xem xét qua mô hình VECM và đã cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ ngắn hạn từ FDI và xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng trong dài hạn là mối quan hệ nhân quả song phương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và nhân quả đơn phương từ xuất khẩu đến FDI và tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: tăng trưởng, xuất khẩu, FDI, ARDL, nhân quả Granger 1. Giới thiệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là một trong những chủ đề quan trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu. Do những biến động trong các dòng vốn ngắn hạn, các nước kém phát triển và đang phát triển chuyển trọng tâm từ việc thu hút các dòng vốn ngắn hạn sang dòng vốn FDI bởi những tác động lâu dài của FDI. Tuy nhiên, sự hiểu biết về những tác động lâu dài và lợi ích của FDI là không rõ ràng và thường ít có được sự thống nhất giữa các quốc gia, điều này gây nên khó khăn trong việc xác định tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các nhà làm chính sách, vấn đề quan trọng hơn là nắm bắt được tác động dài hạn và ngắn hạn của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần phải hiểu biết một cách chắc chắn bằng cách nào FDI được thu hút vào một quốc gia và ảnh hưởng của nó trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào, và những cơ chế mà qua đó FDI được cho là sẽ mang lại sự thay đổi trong nền kinh tế. Duttaray, Dutt và Mukhopadyay (2008) xem xét các vấn đề trong việc tìm hiểu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế sử dụng phương trình hồi quy chéo giữa các quốc gia. Họ nhấn mạnh rằng FDI được đo bằng tỷ lệ của dòng chảy FDI trong đầu ra có một tác động tích cực đến tăng trưởng bằng cách đưa ra một hệ số tích cực trong phương trình hồi quy. Tuy nhiên, khi biến xuất khẩu được đưa vào trong phương trình hồi quy, hệ số của FDI có thể trở thành tiêu cực hoặc tích cực (Borensztein và cộng sự, 1998). Hơn nữa, họ nhấn mạnh rằng các hệ số tích cực trong phương trình che đậy các cơ chế mà qua đó FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng. Với vấn đề ước lượng chệch do tính nội sinh, hệ số tích cực không cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về quan hệ nhân quả đơn hướng từ FDI tới tăng trưởng sản lượng, cũng như các quan hệ nhân quả có thể ở cả hai hướng. Mỗi yếu tố trong các yếu tố tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI đều có một nền tảng lý thuyết phù hợp để có thể ảnh hưởng đến các biến khác. Việc làm nổi bật sự tương tác giữa các biến này là vấn đề rất có ý nghĩa nhưng không kém phần phức tạp. Nếu không nắm bắt chiều hướng và mô hình của cơ chế giữa các biến này có thể cản trở chính sách hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, để xây dựng được các chính sách phù hợp thì điều quan trọng là phải điều tra mối quan hệ giữa các biến này. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên cho trường hợp ở Việt Nam. Một số nghiên cứu trước đây đã khám phá những tác động của xuất khẩu và FDI đến tăng trưởng kinh tế, nhưng hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp kiểm định nhân quả Granger song phương, hoặc là thông qua các mô hình hồi quy đa biến. Bài viết này 81
  2. nghiên cứu mối quan hệ động giữa xuất khẩu, FDI và tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ một chuỗi thời gian từ năm 1990 đến năm 2016 thông qua cách tiếp cận từ mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) và mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Với cách tiếp cận này sẽ cho phép chúng tôi khám phá mối quan hệ động dài hạn và ngắn hạn và chiều hướng nhân quả giữa các biến. Bài viết này được cấu trúc như sau. Phần tiếp theo sẽ cung cấp tổng quan các tài liệu nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm. Trong phần 3 là thảo luận về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần 4 trình bày các kết quả thực nghiệm cùng với việc phân tích các kết quả thu được. Phần 5 kết thúc với một số kết luận và hàm ý chính sách. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.2. Nghiên cứu lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và xuất khẩu Lý thuyết xuất khẩu nhằm giải thích tại sao các nước trao đổi thương mại với nhau, trong khi lý thuyết FDI cố gắng giải thích lý do các công ty sản xuất ở nước ngoài và tham gia đầu tư vào các nước khác (Favara, 2007). Tuy nhiên, có hai khía cạnh của mối liên kết giữa FDI và xuất khẩu. Đó là: (a) liệu các dòng FDI và xuất khẩu có bị xem là bổ sung hay thay thế, và (b) liệu FDI có gây ra xuất khẩu hay ngược lại. Các tranh luận lý thuyết bắt nguồn từ tài liệu về lý thuyết cổ điển của Ricardo và Hecksher-Ohlin-Samuelson cho rằng các nước dồi dào lao động cần chuyên môn hóa trong sản xuất hàng thâm dụng lao động và những nước giàu có nên chuyên về các hàng hóa sử dụng nhiều vốn. Dunning (1998) tin rằng, mối quan hệ giữa FDI và xuất khẩu phụ thuộc vào động cơ của các MNCs khi thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Những động cơ này có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Các lý thuyết khác nắm bắt được mối quan hệ giữa FDI và xuất khẩu bằng cách xác định chúng là FDI theo chiều ngang hay dọc. Mô hình truyền thống của FDI theo chiều ngang dựa trên giả định rằng công ty mẹ tạo ra một công ty liên kết để nhân rộng các hoạt động của mình và bán cho nước chủ nhà và các nước đang phát triển gần đó. Ngược lại, mô hình FDI theo chiều dọc giả định rằng công ty mẹ tạo ra một liên kết để thực hiện một số giai đoạn của quá trình sản xuất. Sản xuất bao gồm các luồng hàng hóa nội bộ giữa công ty mẹ và chi nhánh, hoặc giữa các công ty nước ngoài chuyên sâu trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Markusen (2002) lập luận rằng kết hợp khái niệm của các công ty đa quốc gia vào lý thuyết thương mại quốc tế tiêu chuẩn cho thấy mối quan hệ giữa các phong trào vốn và thương mại phụ thuộc vào việc liệu các công ty đa quốc gia có được liên kết theo chiều dọc hay chiều ngang và các loại hình liên kết được xác định bởi các yếu tố như chi phí vận chuyển hoặc quy mô của công ty và các nền kinh tế. 2.2.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế vấn đề nghiên cứu đã được quan tâm trong cả tài liệu về lý thuyết và thực nghiệm. Lý thuyết tăng trưởng dựa trên xuất khẩu đã cho rằng thương mại là động lực cho tăng trưởng. Sau đây là những lợi thế liên quan đến thương mại: (a) cho phép áp dụng các công nghệ nước ngoài; (b) tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi và ổn định thông qua tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập ngoại tệ của nền kinh tế (Edward, 1998; Shan và Sun, 1998). Ngoài ra, Krugman (1998) tin rằng tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc nâng cao kỹ năng và công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Trong khuôn khổ tài khoản quốc gia của Keynes, xuất khẩu ròng đại diện cho nhu cầu bên ngoài đối với đầu ra của quốc gia và việc so sánh mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế chỉ là một nhận dạng kế toán và không ngụ ý quan hệ nhân quả. Các lý thuyết khác nhau liên quan đến vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng kinh tế, theo lý thuyết kinh tế cổ điển, cho rằng thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế 82
  3. và có lợi ích kinh tế từ chuyên môn hóa (Aktar và cộng sự, 2008) . Các lý thuyết này nhấn mạnh thêm rằng xuất khẩu cung cấp cho nền kinh tế ngoại hối cần thiết cho việc nhập khẩu. 2.2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế Ở các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là kênh chính thông qua đó vốn, tri thức và công nghệ chuyển giao giữa các quốc gia. Lợi ích của FDI đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khả năng tiếp cận, học hỏi và triển khai các công nghệ mới của nước tiếp nhận (Waldkirch, 2010, Xu, 2000). Theo Bhagwati (1978), lợi ích của FDI có thể ít hơn nếu FDI thay thế nhập khẩu so với các nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu. Do đó, tác động nâng cao tăng trưởng của FDI và tương tác thương mại phụ thuộc vào các chính sách cụ thể và các yếu tố hỗ trợ của các quốc gia khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đa quốc gia đều cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Borensztein và cộng sự, 1998). Theo Balasubramanyam và cộng sự (1996), FDI có một vai trò mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước thúc đẩy xuất khẩu so với các nước có chính sách thay thế nhập khẩu. Tương tự, hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu trong các nghiên cứu xuyên quốc gia (Feder 1983, Fosu 1996). Tuy nhiên, vấn đề chính hoặc giới hạn của phân tích dữ liệu trong nước là giả định về các công nghệ sản xuất tương đồng ở các quốc gia, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Chính sách trong nước của nước chủ nhà như tiền tệ, tài chính, công nghệ sản xuất, cơ cấu tài chính và cú sốc bên ngoài có thể khác nhau giữa các quốc gia. Do đó, tác động của FDI và xuất khẩu lên tăng trưởng khác nhau giữa các quốc gia. Trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển, tiến bộ công nghệ và lao động là những yếu tố ngoại sinh của đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ đơn giản là tăng tỷ lệ đầu tư và sau đó dẫn đến tăng thu nhập bình quân đầu người mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn (Dritsaki và cộng sự, 2004). Tăng trưởng dài hạn chỉ có thể được tăng lên thông qua công nghệ và tăng trưởng dân số. Nếu FDI có tác động tích cực đến công nghệ thì FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng (Solow, 1994). Điều này có nghĩa là FDI có tác động lâu dài tới tăng trưởng kinh tế thông qua chuyển giao công nghệ và điều này có thể thông qua các quy trình và kỹ thuật sản xuất mới, kỹ năng quản lý, ý tưởng và các loại hàng hoá vốn mới (UNCTAD, 2013). Phần quan trọng và gây tranh cãi nhất là liên kết ba bên của xuất khẩu, FDI và tăng trưởng kinh tế. Sự tương quan giữa các biến này có thể là hai chiều, điều đó có nghĩa là quan hệ nhân quả có thể xảy ra từ xuất khẩu sang FDI hoặc FDI vào xuất khẩu. Christopher (2012) tin rằng các nước đang phát triển với tốc độ nhanh sẽ tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn và do đó xuất khẩu nhiều hơn, dẫn đến tăng GDP khi thu hút nhiều FDI hơn do lợi nhuận cao và năng suất tăng lên. 2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu khá rộng rãi trong các tài liệu kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành sử dụng mô hình nhân quả Granger.Chúng ta bắt đầu với nghiên cứu của Liu và cộng sự (2002), họ đã điều tra mối quan hệ nhân quả giữa FDI, thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc bằng cách sử dụng số liệu hàng quý ở mức tổng hợp cho giai đoạn 1981-1995. Kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI vào và xuất khẩu. Ngoài ra, Baliamoune-Lutz (2004) cũng tìm thấy kết quả tương tự cho Ma-rốc trong giai đoạn 1973-1999. Dritsaki và Adamopoulos (2004) đã kiểm tra mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Hy Lạp trong giai đoạn 1960-2002. Kiểm định đồng liên kết cho thấy có một mối quan hệ cân bằng dài hạn. Kết quả quan hệ nhân quả của Granger chỉ ra một mối quan hệ nhân quả tích cực tồn tại giữa các biến. Như vậy, tăng trưởng kinh tế, FDI và xuất khẩu dường như đang thúc đẩy lẫn nhau ở Hy Lạp. Nghiên cứu của Makki và Somwaru (2004) đã kiểm tra vai trò của FDI và thương mại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho 66 quốc gia đang phát triển. Họ thấy rằng FDI, thương mại, nguồn nhân lực và đầu tư trong nước là những nguồn quan trọng của tăng trưởng 83
  4. kinh tế. Hơn nữa, họ đã tìm thấy một sự tương tác mạnh mẽ giữa FDI và thương mại để đạt được tăng trưởng kinh tế. Hsiao và Hsiao (2006) đã xem xét mối quan hệ nhân quả Granger giữa GDP, xuất khẩu và FDI ở Đông và Đông Nam Á bằng cách sử dụng chuỗi thời gian và số liệu bảng từ năm 1986 đến năm 2004. Phân tích thực nghiệm các chuỗi thời gian chỉ ra rằng mỗi quốc gia có quan hệ nhân quả khác nhau, và kết quả về nhân quả VAR dựa trên dữ liệu bảng cho thấy FDI có tác động đơn hướng đến GDP một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua xuất khẩu, và cũng có quan hệ nhân quả song phương giữa xuất khẩu và GDP. Cuối cùng, đối với việc phân tích mối quan hệ nhân quả dữ liệu bảng, Hsiao cho rằng xuất khẩu có thể là một sự thay thế tốt nếu không bổ sung vốn con người hoặc phát triển tài chính thông qua quan hệ của nó với FDI và GDP. Carbajal, Canfield và De la Cruz (2008) đã kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa tổng sản phẩm trong nước (GDP), xuất khẩu, nhập khẩu và FDI ở Mexico. GDP và FDI đã được chia thành các ngành công nghiệp và dịch vụ. Kiểm định đồng liên kết cho thấy mối quan hệ dài hạn ổn định giữa FDI và các biến số như GDP công nghiệp, xuất khẩu và nhập khẩu. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp được sử dụng bởi Liu, Burridge, và Sinclair (2002) và Quintos và Phillips (1993) (để kiểm tra sự thay đổi cấu trúc). Ước tính cho thấy mối quan hệ nhân quả ổn định giữa FDI và GDP công nghiệp, xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ có khuynh hướng không có ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư. Mặc dù vậy, Mexico có nhiều lợi ích từ FDI, nhưng những lợi ích đó được tạo ra bởi xuất khẩu và GDP công nghiệp. Mối quan hệ thương mại mạnh mẽ giữa nền kinh tế Mexico và nền kinh tế Mỹ dường như đang mang lại lợi ích cho Mexico ở mức độ lớn hơn. Miankhel và cộng sự (2009) đã sử dụng khuôn khổ VECM để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu, FDI và GDP cho sáu quốc gia mới nổi (Chile, Ấn Độ, Mexico, Malaysia, Pakistan và Thái Lan). Kết quả hỗ trợ giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu (ELG). Kết quả nghiên cứu quan hệ dài hạn cho thấy sự tồn tại của quan hệ nhân quả từ GDP đến các biến số khác như xuất khẩu ở Pakistan và FDI trong trường hợp Ấn Độ. Kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa GDP và FDI tại Malaysia. Những phát hiện này cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả từ xuất khẩu sang FDI và GDP ở các nước Mỹ Latinh. Kersan-Skabic và Zubin (2009) đã xác định tác động của FDI đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô (GDP, việc làm và xuất khẩu) của nền kinh tế Croatia. Kết quả cho thấy FDI có tác động tiêu cực đến việc làm trong khi không có ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP và xuất khẩu. Vì vậy, hiệu quả mong đợi tích cực đã thất bại vì tỷ trọng đầu tư mới thấp. Nath (2009) sử dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng tác động cố định để kiểm tra tác động của thương mại và FDI đối với tăng trưởng GDP thực trên đầu người ở 13 nền kinh tế chuyển đổi của Trung và Đông Âu và vùng Baltic từ năm 1991 đến năm 2005. Ông đã tìm thấy một tác động tích cực có ý nghĩa của thương mại đối với tăng trưởng, nhưng FDI đã không có tác động đáng kể đến tăng trưởng trong các nền kinh tế chuyển đổi này. Tuy nhiên, khi kiểm soát tác động của đầu tư trong nước và thương mại đối với FDI, Nath cho biết nó là một yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong giai đoạn sau năm 1995. Mối quan hệ nhân quả giữa FDI, thương mại và tăng trưởng kinh tế được Shaikh (2010) điều tra sử dụng số liệu hàng quý cho Pakistan từ năm 1998-2009. Phương pháp đồng liên kết được sử dụng cho kết quả có một mối quan hệ lâu dài giữa các biến. Kiểm định nhân quả VECM đã tìm ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Kết quả của họ cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng thương mại ở Pakistan, do đó chính phủ cần đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo an ninh cho các nhà đầu tư trên toàn cầu bằng cách kêu gọi họ đầu tư vào các khu vực khác nhau. Gallova (2011) thì nghiên cứu trong bối cảnh ở Trung và Đông Âu trong giai đoạn 1993-2010. Nghiên cứu sử dụng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số. Các kết quả xác nhận sự tồn tại của mối quan nhân quả dài hạn giữa các biến được nghiên cứu tại 5 trong số tám quốc 84
  5. gia trong khu vực. Tuy nhiên, tác động của FDI trong khu vực Trung và Đông Âu không rõ ràng vì kết quả cho thấy có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với xuất khẩu. Ahmadi và Ghanbarzadeh (2011) thì xem xét trong phạm vi ở Trung Đông và các nước Bắc Phi (MENA) trong giai đoạn 1970-2008. Sử dụng kiểm định Hausman, ông ước tính mô hình dữ liệu bảng hiệu ứng cố định để ước tính mối quan hệ lẫn nhau giữa GDP, xuất khẩu và FDI. Nghiên cứu đã tìm ra quan hệ nhân quả hai chiều giữa tất cả ba biến số trong nhóm. Meerza (2012) sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1973 đến năm 2008 ở Bangladesh để điều tra mối quan hệ nhân quả giữa thương mại, FDI và tăng trưởng kinh tế. Ông phát hiện ra rằng có mối quan hệ dài hạn giữa các biến được phân tích, trong đó tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến cả FDI và xuất khẩu. Nghiên cứu cũng đã tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa FDI và xuất khẩu theo chiều hướng từ xuất khẩu sang FDI. Shawa và Shen (2013) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI, tăng trưởng GDP và xuất khẩu ở Tanzania bằng cách sử dụng dữ liệu về chuỗi thời gian từ năm 1980 đến năm 2012 trong khuôn khổ đồng liên kết VAR. Kiểm định đồng liên kết đã phát hiện ra sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các biến được đề cập. Quan hệ nhân quả Granger cho thấy có một mối quan hệ đơn hướng từ FDI đến xuất khẩu và không có mối quan hệ nhân quả nào được phát hiện giữa tăng trưởng FDI và tăng trưởng GDP. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy FDI là một yếu tố tiên đoán tốt cho xuất khẩu, kết quả là FDI đã dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu ở Tanzania. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội quan tâm và nghiên cứu về mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu và tăng trưởng. Một số nghiên cứu sớm đã đi sâu xem xét tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế có thể kể đến là của Freeman (2002), Nguyễn Mại (2003), Nguyen (2004). Xét về phương pháp luận, các nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp phân tích định tính. Một số nghiên cứu khác sử dụng phương pháp định lượng nhưng các mô hình được sử dụng thông thường đã áp đặt chiều hướng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế (Hoang và cộng sự, 2010; Vu và cộng sự, 2006; Le và Pomfret, 2011). Việc áp đặt như vậy dễ dẫn đến hiện tượng nội sinh trong mô hình. Xem xét về chiều hướng nhân quả cũng như tác động ngắn hạn và dài hạn giữa các biến chủ yếu được đánh giá thông qua mô hình VAR hay mô hình phương trình đồng thời (Anwara và Nguyen, 2010; Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Lê Quỳnh Phương, 2014; Nguyễn Quyết, 2015; Nguyen Ngoc Thach và cộng sự, 2017). Mặc dù rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nhưng không có sự đồng thuận chung nào liên quan đến vấn đề này giữa các nghiên cứu khác nhau, do vậy vẫn cần các nghiên cứu thực nghiệm cho mối quan hệ này. Sự vắng mặt của sự đồng thuận chung có thể là do các khoảng thời gian khác nhau, các quốc gia và phương pháp kinh tế lượng được sử dụng trong các nghiên cứu này. Do vậy, cũng là cần thiết để thực hiện nghiên cứu tiếp theo bằng các kỹ thuật kinh tế lượng đã được chứng minh cho kết quả tin cậy hơn. Nếu không hiểu hướng của các mối quan hệ giữa các biến này, không thể rút ra bài học và hướng dẫn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc theo đuổi của họ để tìm ra các chính sách hiệu quả hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi kết hợp cả ba biến số trong mô hình sử dụng mô hình ARDL được coi là ưu việt hơn trong trường hợp dữ liệu ngắn và có thể tích hợp ở các bậc khác nhau. 3. Chỉ định mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thể hiện như sau: trong đó, GDP là tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho tăng trưởng kinh tế, EX là giá trị xuất khẩu thực tế đại diện cho xuất khẩu và FDI là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện. Dữ liệu về GDP, EX và FDI được lấy từ Tổng cục Thống kê trong giai đoạn từ 85
  6. năm 1990 đến năm 2016. Các biến khi được đưa vào các phương trình hồi quy sẽ được chuyển sang dạng logarith và để đơn giản chúng tôi vẫn ký hiệu là GDP, EX và FDI. Chúng tôi sử dụng thủ tục hai bước từ mô hình Engle và Granger (1987) để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa GDP, EX và FDI ở Việt Nam. Trong bước đầu tiên chúng tôi khám phá mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Ở bước thứ hai, chúng tôi sử dụng hiệu chỉnh sai số dựa trên mô hình nhân quả Granger để kiểm tra quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình. 3.1. Phương pháp ARDL cho phân tích đồng liên kết Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận kiểm định đường bao ARDL (Bounds test) cho đồng liên kết được phát triển bởi Pesaran (1997), Pesaran và Shin (1999) và Pesaran và cộng sự (2001). Cách tiếp cận ARDL đối với đồng liên kết đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây bởi nó có nhiều lợi thế so với các phương pháp đồng liên kết khác như Engle và Granger (1987), Johansen (1988), Johansen và Juselius (1990): Thứ nhất, thủ tục ARDL có thể được áp dụng cho dù các biến hồi quy là tích hợp bậc 0 – I(0) và/hoặc bậc 1 – I(1), trong khi các kỹ thuật đồng liên kết Johansen đòi hỏi rằng tất cả các biến trong hệ thống phải có bậc liên kết như nhau. Điều này có nghĩa là ARDL có thể được áp dụng bất kể các biến hồi quy hoàn toàn là I (0), hoặc I (1) hoặc hỗn hợp I(0) và I(1). Thứ hai, mặc dù kỹ thuật đồng liên kết Johansen yêu cầu các mẫu dữ liệu lớn cho tính hợp lệ, thủ tục ARDL là cách tiếp cận có ý nghĩa thống kê hơn để xác định quan hệ đồng liên kết trong các mẫu nhỏ. Thứ ba, thủ tục ARDL cho phép các biến có thể có các độ trễ tối ưu khác nhau, trong khi điều này là không thể thực hiện với các thủ tục đồng liên kết thông thường. Cuối cùng, thủ tục ARDL chỉ sử dụng một phương trình đơn giản, trong khi các quy trình đồng liên kết thông thường ước tính các mối quan hệ dài hạn trong một ngữ cảnh của các hệ phương trình. Về cơ bản, cách tiếp cận ARDL đối với đồng liên kết bao gồm hai bước để ước lượng mối quan hệ dài hạn (Pesaran và cộng sự, 2001). Bước đầu tiên là kiểm định sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa tất cả các biến trong phương trình ước lượng. Mô hình ARDL với chỉ định dạng hàm tuyến tính log của mối quan hệ dài hạn giữa GDP, EX và FDI có thể được biểu diễn như sau: trong đó ∆ là toán tử sai phân bậc nhất, là số hạng nhiễu trắng. Phương pháp ARDL ước tính hệ số hồi quy để có được độ trễ tối ưu cho mỗi biến trong phương trình, trong đó m là số độ trễ lớn nhất được sử dụng và n là số biến trong phương trình. Lựa chọn độ trễ phù hợp dựa trên tiêu chuẩn như tiêu chuẩn AIC (Akaike Information Criterion). Thủ tục kiểm định đường bao dựa trên thống kê F đồng thời hay kiểm định Wald để kiểm tra giả thuyết không về không có đồng liên kết, và giả thuyết đối hàm ý có đồng liên kết giữa các biến. Hai giá trị tới hạn được báo cáo ở Pesaran et al. (2001) cung cấp giá trị tới hạn đường bao cho tất cả các phân loại của các biến hồi quy hoàn toàn là I(1), hoặc I(0) hoặc kết hợp lẫn nhau. Nếu thống kê F được tính lớn hơn giới hạn biên trên, giả thuyết bị bác bỏ, điều này chỉ ra mối quan hệ đồng liên kết. Nếu giá trị thống kê F thấp hơn giới hạnbiên dưới, chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết về không có đồng liên kết. Cuối cùng, nếu nó nằm giữa các giới hạn biên dưới và trên thì không thể có kết luận, tức là không biết bậc của đồng liên kết của các biến hồi quy cơ bản. Nếu có bằng chứng về các mối quan hệ dài hạn (đồng liên kết) giữa các biến, bước thứ hai là để ước tính những mô hình dài hạn và ngắn hạn dưới đây được trình bày trong các phương trình (3) và (4): 86
  7. ở đó là hệ số của số hạng hiệu chỉnh sai số (ECT). Nó cho thấy các biến hội tụ với tốc độ như thế nào đến sự cân bằng và nó phải có một hệ số âm có ý nghĩa thống kê. 3.2. Phân tích nhân quả Phương pháp đồng liên kết ARDL kiểm tra xem sự tồn tại hay không có mối quan hệ dài hạn giữa GDP, EX và FDI. Nó không chỉ ra chiều hướng nhân quả. Granger (1988) nhấn mạnh rằng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) nên được ước tính hơn là tự hồi quy véc tơ (VAR) như trong kiểm định tính nhân quả Granger chuẩn nếu các biến trong mô hình là đồng liên kết. Sau khi ước tính mô hình dài hạn trong phương trình (3) để có được các số dư ước tính, bước tiếp theo là ước tính sai số dựa trên mô hình nhân quả Granger. Do đó, các mô hình sau đây có thể sử dụng để khám phá mối quan hệ nhân quả giữa các biến: Các số hạng sai số ngẫu nhiên và độc lập với nhau và có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Một lựa chọn độ trễ thích hợp được dựa trên một tiêu chuẩn AIC. Việc loại bỏ giả thuyết không chỉ ra rằng FDI hoặc EX có nhân quả Granger đến GDP, GDP hoặc FDI có nhân quả Granger đến EX, và GDP hoặc EX có nhân quả Granger đến FDI tương ứng. Khác với phương pháp nhân quả Granger thông thường, phép kiểm định nhân quả dựa trên hiệu chỉnh sai số chú ý đến số hạng hiệu chỉnh sai số trễ thu được từ phương trình đồng liên kết. Cách tiếp cận này cho phép chúng ta phân biệt giữa quan hệ nhân quả Granger “ngắn hạn” và “dài hạn”. Kiểm định Wald của các biến giải thích được lấy sai phân cho chúng ta một dấu hiệu cho thấy tác động nhân quả “ngắn hạn”, trong khi quan hệ nhân quả “dài hạn” được ám chỉ qua ý nghĩa thống kê hoặc cách khác của kiểm định t của số hạng hiệu chỉnh sai số trễ mà có chứa thông tin dài hạn vì nó có nguồn gốc từ mối quan hệ đồng liên kết dài hạn. Sử dụng các phương trình (5a), (5b) và (5c), tính nhân quả Granger có thể được kiểm định theo 3 cách sau: 1) Nhân quả Granger ngắn hạn hay yếu được xác nhận bởi kiểm định và với mọi i và j trong phương trình (5a); và với mọi k và j trong phương trình (5b); và và với mọi k và i trong phương trình (5c). Masih và Masih (1996) và Asafu-Adjaye (2000) giải thích tính nhân quả Granger yếu 87
  8. như là mối quan hệ nhân quả “ngắn hạn” theo nghĩa là biến phụ thuộc chỉ phản ứng với các cú sốc ngắn hạn đối với môi trường ngẫu nhiên. 2) Masih và Masih (1996) chỉ ra rằng một nguồn gây ra khác có thể là ECT trong các phương trình. Các hệ số từ ECT cho thấy sự sai lệch từ sự cân bằng dài hạn được loại bỏ sau những thay đổi trong mỗi biến số nhanh như thế nào. Do đó, tính nhân quả dài hạn được kiểm tra bằng cách kiểm định và ở các phương trình (5a), (5b) và (5c). Chẳng hạn, nếu , GDP không phản ứng với sự đi lệch ra khỏi cân bằng dài hạn ở giai đoạn trước. với mọi i tương đương với tính phi nhân quả Granger trong dài hạn và tính ngoại sinh yếu (Hatanaka, 1996). 3) Asafu-Adjaye (2000) nhấn mạnh rằng kiểm định đồng thời của hai nguồn gốc gây ra cho thấy biến (các biến) nào mang gánh nặng cho việc điều chỉnh ngắn hạn để khôi phục lại sự cân bằng dài hạn sau cú sốc đối với hệ thống. Lee và Chang (2008) gọi nó là những kiểm định quan hệ nhân quả Granger mạnh được phát hiện bằng cách kiểm định và với mọi i và j trong phương trình (5a); và với mọi k và j trong phương trình (5b); và và với mọi k và i trong phương trình (5c) tương ứng. 4. Thảo luận kết quả thực nghiệm 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết Bảng 1 cung cấp thông tin về số liệu thống kê mô tả của các chuỗi dữ liệu. Dựa trên số liệu thống kê kiểm định Jarque-Bera xác nhận rằng các chuỗi GDP, FDI và EXP có phân phối chuẩn. Các hệ số tương quan chỉ ra rằng tất cả ba biến số có tương quan dương khá chặt. Trong dữ liệu này, sự tương quan cao nhất được quan sát thấy giữa GDP và EX. Bảng 1. Thống kê mô tả và ma trận tương quan của các chuỗi GDP EX FDI Trung bình 10.75505 9.985035 8.199203 Trung vị 10.66235 9.910925 7.985552 Độ lệch chuẩn 1.010863 1.415423 1.097921 Skewness -0.165750 -0.113436 -0.644220 Kurtosis 2.004303 1.805367 2.940586 Jarque-Bera 1.238969 1.663446 1.871561 Probability 0.538222 0.435299 0.392280 GDP 1 EX 0.993874 1 FDI 0.956350 0.928979 1 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Bước tiếp theo là phân tích tính ổn định của dữ liệu. Các kết quả kiểm định nghiệm đơn vị được trình bày trong Bảng 2. Kết quả này xác nhận rằng các chuỗi GDP và EX là tích hợp bậc 1 hay I(1). Riêng đối với chuỗi FDI thì kết quả khác nhau ở hai kiểm định. Với phương pháp ADF thì chuỗi FDI dừng ở bậc gốc, còn với phương pháp PP thì FDI lại tích hợp bậc 1. Những nhận định trên ngụ ý rằng có khả năng có mối quan hệ đồng liên kết trong mô hình VAR. Các kết quả tính dừng cũng rất quan trọng cho việc kiểm định nhân quả Granger. Phân tích của phương pháp tiếp cận kiểm định đường bao ARDL đối với đồng liên kết được thực hiện thông qua mô hình ARDL. Tiêu chuẩn AIC được sử dụng để lựa chọn độ trễ tối ưu và mô hình được xác định là ARDL(3,4,2). Mô hình này vượt qua được các kiểm định về dạng hàm đúng, tự tương quan chuỗi, phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi và tính chuẩn của phần dư. Minh chứng về điều này thể hiện trong Bảng 3. Cũng từ Bảng 3 cho thấy rằng thống kê F được tính toán là 5.869067 cao hơn giá trị tới hạn trên ở các mức ý nghĩa. Điều 88
  9. này chỉ ra rằng một mối quan hệ đồng liên kết được tìm thấy giữa GDP, FDI và EXP trong trường hợp của Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2016. Bảng 2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Kiểm định ADF Kiểm định PP Kết Chuỗi Mô hình Sai phân Sai phân Gốc Gốc luận bậc 1 bậc 1 *** *** Hệ số chặn -2.1987 -16.4819 -1.8529 -15.9285 GDP I(1) Xu thế và hệ số chặn -3.1031 -16.2984*** -1.9009 -17.2403*** Hệ số chặn -0.6119 -6.2164*** -0.6260 -6.3603*** EX I(1) Xu thế và hệ số chặn -2.3474 -6.0443*** -2.3474 -6.1752*** Hệ số chặn -2.6605* -2.3598 -3.2335** FDI ** I(1) Xu thế và hệ số chặn -3.7706 -2.4119 -3.3773* Ghi chú: ***, **, * tương ứng là dừng ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Bảng 3. Kết quả mô hình ARDL(3,4,2) và kiểm định đồng liên kết Kết quả ước lượng và kiểm định chẩn đoán ARDL(3,4,2) R-squared = 0.999694 R-squared hiệu chỉnh = 0.999436 F-statistic = 3867.194 Pro. = 0.00000 Tương quan chuỗi LM = 6.302219, Prob. = 0.1777 Tính chuẩn JB = 0.542133, Prob. = 0.762566 Dạng hàm đúng F = 1.005549, Prob. = 0.3971 Phương sai không đổi (BPG) LM = 9.488357, Prob. = 0.5769 Kiểm định đường bao đối với đồng liên kết Giá trị thống kê F = 5.869067 Giá trị tới hạn Mức ý nghĩa Giới hạn biên dưới (I0) Giới hạn biên trên (I1) 10% 2.63 3.35 5% 3.1 3.87 2.5% 3.55 4.38 1% 4.13 5 Bảng 4. Kết quả đồng liên kết và các hệ số dài hạn Hình thái đồng liên kết Biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t Xác suất D(LGDP(-1)) 0.120287 0.081073 1.483696 0.1617 D(LGDP(-2)) 0.318432 0.056701 5.616007 0.0001 D(LEX) 0.391063 0.039923 9.795402 0.0000 D(LEX(-1)) 0.011409 0.057112 0.199769 0.8448 D(LEX(-2)) -0.182604 0.044372 -4.115300 0.0012 D(LEX(-3)) -0.150313 0.033285 -4.515912 0.0006 D(LFDI) 0.044449 0.021793 2.039550 0.0623 D(LFDI(-1)) 0.053787 0.024236 2.219354 0.0449 CointEq(-1) -0.490900 0.091325 -5.375302 0.0001 Cointeq = LGDP - (0.6164*LEX + 0.1270*LFDI + 3.6466 ) Ước tính các hệ số dài hạn Biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t Xác suất LEX 0.616366 0.031716 19.434032 0.0000 LFDI 0.127014 0.045288 2.804596 0.0149 C 3.646577 0.123898 29.432084 0.0000 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả 89
  10. Phương trình đồng liên kết và các hệ số dài hạn ước tính được cho bởi Bảng 4. Các kết quả được báo cáo trong Bảng 4 cho thấy tác động dài hạn của tổng sản phẩm quốc nội, đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu ở Việt Nam. Hệ số của các biến EX và FDI có ý nghĩa ở mức cao cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu đều là các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gia tăng 1% trong EX và FDI sẽ làm tăng khoảng 0.62% và 0.13% GDP tương ứng. Tác động của xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế là mạnh mẽ hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, như mong đợi, hệ số hiệu chỉnh sai số, tức là , là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này khẳng định mối quan hệ lâu dài giữa các biến đã được thiết lập trước đó. Hệ số của là -0.4909 ngụ ý rằng GDP điều chỉnh về trạng thái cân bằng dài hạn với tốc độ 49.09%sau mỗi năm. 4.2. Kiểm định nhân quả Sự tồn tại của đồng liên kết giữa GDP, FDI và EX dẫn đến việc điều tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến bằng cách áp dụng khuôn khổ nhân quả Granger VECM. Khi có một mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến thì sẽ có tính nhân quả Granger theo ít nhất một hướng và điều đó cũng cho phép phân chia kết quả nhân quả thành dài hạn và ngắn hạn. Các kết quả liên quan đến quan hệ nhân quả Granger VECM được trình bày trong Bảng 5. Bảng 5. Kết quả kiểm định nhân quả Granger VECM Loại nhân quả Granger Ngắn hạn Dài hạn F-statistic (p-value) (t-statistic) Biến phụ thuộc 4.016263** 8.885731*** 0.041870* - (0.0361) (0.0021) (1.556908) 1.211343 0.306058 -0.037718 (0.3209) - (0.7401) (-0.719612) 1.660977 0.434274 0.331759*** - (0.2178) (0.6543) (3.515835) Nhân quả Granger mạnh F-statistic (p-value) Biến phụ thuộc - 2.922692* (0.0621) 6.012663*** (0.0051) 1.712112 (0.2003) - 0.325794 (0.8067) *** ** 5.187086 (0.0093) 4.699908 (0.0136) - Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Trong ngắn hạn, phân tích VECM cho thấy có nhân quả đơn phương chạy từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu đến tổng sản phẩm quốc nội. Hình 1. Chiều hướng nhân quả Granger FD GDP Ngắn hạn I Dài hạn và Granger mạnh EX Các kết quả dài hạn cho thấy một hình ảnh khác. Đó là mối quan hệ nhân quả song phương giữa FDI và GDP. Ngoài ra, còn tồn tại mối quan hệ nhân quả đơn hướng chạy từ EX đến FDI và GDP. Kết quả của kiểm định t đối với hệ số 90
  11. khẳng định những phát hiện này. Kết luận của mối quan hệ nhân quả Granger mạnh cũng giống như kết luận của nhân quả dài hạn. Sơ đồ chiều hướng nhân quả có thể tóm tắt trong Hình 1. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Nghiên cứu này cung cấp một khảo sát về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩuvà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu xem xét cả lý thuyết làm nền tảng cho mối quan hệ này và cung cấp kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho trường hợp ở Việt Nam. Thông qua cách tiếp cận từ mô hình ARDL với kiểm định đường bao để kiểm định đồng liên kết giữa GDP, EX và FDI. Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM được sử dụng để kiểm tra chiều hướng nhân quả Granger ngắn hạn và dài hạn giữa các biến. Kết quả cung cấp bằng chứng về đồng liên kết giữa GDP, EX và FDI. Điều này hàm ý rằng GDP, EX và FDI sẽ vận động theo cùng một hướng nếu xem xét dữ liệu gốc, nghĩa là xu hướng tăng lên. Kết quả cũng cho thấy cả FDI và EX đều thúc đẩy GDP. Phân tích nhân quả Granger VECM chỉ ra có hướng nhân quả đơn phương chạy từ FDI và EX đến GDP trong dài hạn và ngắn hạn. Các kết quả này khẳng định giả thuyết tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và FDI. Với những phát hiện của nghiên cứu này có thể gợi ý rằng Chính phủ Việt Nam cần cố gắng hơn nữa đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng cường hình thành vốn cố định và lao động. Điều này có thể được thực hiện bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào nền kinh tế địa phương. Để tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách gián tiếp, Chính phủ có thể tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển cơ sở hạ tầng và giảm bớt hoặc bãi bỏ một số rào cản thương mại. Bên cạnh đó cần phải tăng cường sản xuất và xuất khẩu của địa phương và tạo sự cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế. Cùng với đó Ngân hàng Trung ương có thể được hướng tới để theo đuổi một chính sách tiền tệ nới lỏng để tăng cường vốn hóa của nền kinh tế, tăng cường khối lượng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và cuối cùng là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này là rất quan trọng bởi vì quy mô của nền kinh tế là một trong những yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài như kết quả nhân quả được chỉ ra trong dài hạn từ GDP đến FDI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmadi, R. and Ghanbarzadeh, M. (2011),‘FDI, exports and economic growth: Evidence from MENA Region’,Middle-East Journal of Scientific Research, 10: 174-182. 2. Aktar, I., Ozturk, L., & Demirci, N. (2008),The Impact of FDI, Export, Economic Growth, Total Fixed Investment on Unemployment in Turkey, Kirikkale University, Turkey. 3. Anwara, S. and Nguyen, L.P. (2010), ‘Foreign direct investment and economic growth in Vietnam’, Asia Pacific Business Review, 16(1–2), 183–202. 4. Balianmoune-Lutz, M. N. (2004),‘Does FDI contribute to economic growth? Knowledge about the effects of FDI improves negotiating positions and reduces risk for firms investing in developing countries’,Business Economics 39(2), 49-56. 5. Bhagwati, J.N. (1978). “Anatomy and Consequences of Exchange Rate Regimes”, Studies in International Economic Relations, 10, New York: NBER. 6. Borensztein, E., Gregorio, J. D., and Lee, J. -W. (1998),‘How does foreign direct investment affect economic growth?’,Journal of International Economics 45, 115- 135. 7. Carbajal, E., Canfield, C., & De la Cruz, J. L. (2008). “Economic Growth, Foreign Direct Investment and International Trade: Evidence on Causality in the Mexican Economy”. Working Paper, University de los Andes School of Management, Colombia, 5-23. 91
  12. 8. Dickey, D. A., & Fuller, W. A. (1979),‘Distribution of the estimators for autoregressive timeseries with a unit root’,Journal of the American statistical association, 74(366a), 427- 431. 9. Dixit, V. (2014),‘Relation between Trade Openness, Capital Openness and Government Size in India: An Application of Bounds Testing-ARDL Approach to Co- integration’,Foreign Trade Review, 49(1), 1–29. 10. Dritsaki, M., Dristaki, C., & Adamopoulos, A. (2004),‘A causal relationship between trades, Foreign Direct Investment and economic growth in Greece’,American Journal of Applied Sciences, 1(3), 230-235. 11. Dunning, J. H. (1998),‘Location and the multinational enterprise: a neglected factor’,Journal of International Business Studies, 29(1), 45–66. 12. Duttaray, M and Dutt, A. K and Mukhopadhyay, K. (2008), ‘Foreign direct investment and economic growth in less developed countries: an empirical study of causality and mechanisms’, Applied Economics, 40(2008), 1927-1939. 13. Edwards, S. (1998),‘Openness, Productivity and Growth: What Do We Really Know’, Economic Journal, Vol. 108(447): 383-398. 14. Enders, W. (2004). Applied Econometric Time series(Second Edition). United Kingdom:John Wiley and Sons. 15. Favara, M. (2007). FDI and Trade in Eight MENA Countries: Complements or Subtitutes? A Gravity Model Analysis. Working Paper (3), Department of Economic and Financial Sciences, University of Genoa. 16. Freeman Nick J. (2000), ‘Foreign Direct Investment in Vietnam: An overview’, Paper presented for the DFID workchop on Globalisation and Poverty in Vietnam, Hanoi 23-24 September, 2000. 17. Gallova, Z. (2011),‘A causal relationship between foreign direct investment, economic growth and exports for Central and Eastern Europe’,Working Paper, University Nam, Karvina, Czech Republic. 18. Gujarati, D. N. (2009). Basic econometrics. Second Edition, Tata McGraw-Hill Education. 19. Hoang, T.T, Wiboonchutikula, P. and Tubtimtong, B. (2010), ‘Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth in Vietnam?’ ASEAN Economic Bulletin, Vol. 27, No. 3 (2010), pp. 295–311. 20. Hsiao, F. S. T., & Hsiao, M. C. W. (2006),‘FDI, exports, and GDP in East and Southeast Asia – Panel data versus time-series causality analyses’,Journal of Asian Economics, 17, 1082–1106. 21. Johansen, S. (1995). “Likelihood-based inference in cointegrated vector autoregressive models”. OUP Catalogue. 22. Kersan-Skabic, I., & Zubin, C. (2009),‘The influence of foreign direct investment on the growth of GDP, on employment and on export in Croatia’,EKONOMSKI PREGLED, 60, 119–151. 23. Krugman, P. R. (1998),‘What is new about the new economic geography?’,Oxford Review of Economic Policy, 14(2), 7–17. 24. Le, Q.H. and Pomfret, R. (2011), ‘Technology spillovers from foreign direct investment in Vietnam: horizontal or vertical spillovers?’, Journal of the Asia Pacific economy, Vol. 16(2) , pp.183-201. 25. Liu, X., Burridge, P., and Sinclair P. J. (2002),‘Relationships between Economic Growth, Foreign Direct Investment and Trade: Evidence from China’,Applied Economics, 34, 1433-1440. 92
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1