intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển chủ đề học tập trong chương trình giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

116
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích làm rõ bản chất và đặc điểm của chương trình giáo dục mầm non; bản chất của phát triển các chủ đề học tập trong chương trình giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng hệ thống các chủ đề học tập hướng vào việc phát triển các năng lực cốt lõi cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển chủ đề học tập trong chương trình giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 138-148<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0159<br /> <br /> PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ HỌC TẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH<br /> GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC<br /> Phạm Quang Tiệp<br /> Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2<br /> Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích làm rõ bản chất và đặc điểm của chương trình giáo<br /> dục mầm non; bản chất của phát triển các chủ đề học tập trong chương trình giáo dục mầm<br /> non theo tiếp cận năng lực. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng hệ thống các chủ đề học tập<br /> hướng vào việc phát triển các năng lực cốt lõi cho trẻ. Minh họa xây dựng kế hoạch dạy học<br /> một đề tài cụ thể theo tiếp cận năng lực. Những đề xuất trong nghiên cứu này được xem<br /> như gợi ý cho nhà trường và cho giáo viên mầm non về điều chỉnh chương trình, xây dựng<br /> kế hoạch giáo dục và thiết kế dạy học cho trẻ. Góp phần cùng với các nhà giáo giải quyết<br /> một trong những vấn đề có tính thời sự của lĩnh vực giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay.<br /> Từ khóa: Giáo dục mầm non, chương trình giáo dục, phát triển chương trình, tiếp cận năng<br /> lực.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhiều vấn đề<br /> nổi lên và nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục<br /> như dạy học theo tiếp cận năng lực, dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, phát triển chương trình<br /> giáo dục, thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho người học. . . Dạy học theo tiếp cận năng<br /> lực là một trong những vấn đề có tính thời sự trong giai đoạn hiện nay, những công trình nghiên<br /> cứu về vấn đề này xuất hiện với mật độ khá lớn trên các tạp chí khoa học, danh mục đề tài khoa<br /> học các cấp cũng như trên các diễn đàn hội thảo về giáo dục. Chẳng hạn Nguyễn Ngọc Duy [4],<br /> Nguyễn Thị Ngà, Đặng Thị Oanh [2] với công trình nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho<br /> học sinh; Hoàng Thanh Thúy [3], Nguyễn Thị Chung, Nguyễn Hữu Phương [4], Dương Huy Cẩn<br /> [5] nghiên cứu về tăng cường năng lực cho sinh viên đại học; Đặng Văn Đức [6] nghiên cứu về<br /> đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Những nghiên cứu của các tác giả trên đây<br /> và nhiều nhà khoa học học đã luận giải khá đầy đủ và thuyết về bản chất của năng lực, cấu trúc<br /> năng lực đối của các đối tượng người học từ trẻ mầm non, học sinh phổ thông tới sinh viên đại học,<br /> phương thức dạy học và đánh giá người học theo tiếp cận năng lực. Những kết quả nghiên cứu trên<br /> đây là tiền đề quan trọng cho đề tài nghiên cứu của tôi về vấn đề xây dựng và phát triển chủ đề học<br /> tập cho trẻ mầm non.<br /> Phát triển chương trình giáo dục không phải là vấn đề mới, song nó thực sự trở nên “nóng”<br /> mới khoảng vài năm trở lại đây, khi mà tư tưởng đổi mới giáo dục Việt Nam dần được tạo dạng<br /> Ngày nhận bài: 25/5/2017. Ngày nhận đăng: 21/8/2017<br /> Liên hệ: Phạm Quang Tiệp, e-mail: pqtiepsp2@gmail.com<br /> <br /> 138<br /> <br /> Phát triển chủ đề học tập trong chương trình giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực<br /> <br /> theo hướng một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa. Với tinh thần ấy, việc phát triển chương<br /> trình không chỉ còn là câu chuyện của chuyên gia giáo dục, của cấp quản lí giáo dục vĩ mô, mà<br /> nó là công việc thường xuyên, liên tục của mọi nhà trường, mọi giáo viên (GV) từ mầm non tới<br /> phổ thông, đại học và sau đại học. Chính vì thế, cũng khoảng 5 năm trở lại đây có khá nhiều công<br /> trình ngiên cứu về vấn đề này, điển hình như các nghiên cứu của Trần Hữu Hoan [7] về phát triển<br /> chương trình đào tạo GV; Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Vũ Thị Mai Hương, Phạm<br /> Ngọc Long, Nguyễn Thị Minh Nguyệt [8] về phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ<br /> thông. Những nghiên cứu đã chỉ ra được khung lí luận khá đầy đủ về chương trình giáo dục và<br /> phát triển chương trình giáo dục như bản chất và đặc điểm của chương trình giáo dục, các mô hình<br /> và các tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục, nguyên tắc phát triển chương trình giáo<br /> dục, quy trình chung để phát triển chương trình giáo dục. . . Tuy nhiên những nghiên cứu áp dụng<br /> khung lí thuyết về phát triển chương trình giáo dục ấy vào thực tiễn giáo dục còn thưa thớt, đặc<br /> biệt việc phát triển các chủ đề giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, hay việc phát triển<br /> chương trình đối với các môn học cụ thể ở nhà trường phổ thông nhìn chung còn để ngỏ. Chính vì<br /> thế những nghiên cứu ngày nay cần tập trung đi vào vấn đề cụ thể của phát triển chương trình nhà<br /> trường, phát triển chương trình môn, phát triển các chủ đề học tập cho trẻ mầm non theo tiếp cận<br /> hiện đại.<br /> Như vậy một trong những vấn đề có tính cấp thời của giáo dục mầm non hiện nay chính là<br /> phát triển các chủ đề giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non để tạo ra các hoạt động giáo<br /> dục vừa thể hiện rõ tinh thần tích hợp đã được xác lập, vừa định hướng phát triển năng lực, kĩ năng<br /> sống cho trẻ, vừa phải làm cho các hoạt động giáo dục ấy có hơi thở của thực tiễn, gần gũi, gắn bó<br /> với đời sống của trẻ, vừa phải phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi, từng vùng miền khác nhau. Với cách<br /> tiếp cận vấn đề như vậy, trong bài viết này chúng tôi tập trung vào phát triển chủ đề học tập trong<br /> chương trình giáo dục mầm non như là một cách gợi ý cho nhà trường mầm non và cho GV trong<br /> việc điều chỉnh chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục và thiết kế dạy học cho trẻ. Góp phần<br /> cùng với các nhà giáo giải quyết một trong những vấn đề được xem là có tính thời sự của lĩnh vực<br /> giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Chương trình giáo dục mầm non<br /> <br /> Chương trình giáo dục nói chung được hiểu là bản kế hoạch tổng thể về việc giáo dục trẻ<br /> ở một độ tuổi xác định, trong một khảng thời gian xác định với các điều kiện về nhân lực và cơ<br /> sở vật chất xác định. Trong chương trình giáo dục thể hiện được ít nhất bốn thành tố cơ bản sau<br /> đây: 1- Mục tiêu giáo dục (là những kết quả mong đợi mà trẻ đạt được sau khi thụ hưởng chương<br /> trình giáo dục); 2- Nội dung giáo dục (là những hợp phần tri thức khoa học mà trẻ cần tích lũy để<br /> đạt được trình mong muốn theo mục tiêu đã xác định); 3- Phương thức giáo dục (là cách thức, con<br /> đường cụ thể để triển khai hoạt động giáo dục giúp cho trẻ chiếm lĩnh được tri thức khoa học, các<br /> giá trị cần thiết – nội dung giáo dục); 4- Đánh giá kết quả giáo dục (là cách thức để xác định kết<br /> quả trẻ đạt được sau mỗi giai đoạn học tập trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục).<br /> Chương trình giáo dục mầm non được xem là bản kế hoạch tổng thể quy định toàn bộ các<br /> vấn đề liên quan tới giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Nội dung giáo dục trong chương trình<br /> gồm 5 lĩnh vực chính sau đây: giáo dục thể chất, giáo dục nhận thức, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục<br /> tình cảm- xã hội và giáo dục thẩm mĩ. 5 lĩnh vực giáo dục này được các cấu trúc thành 9 chủ đề<br /> học tập chính, bao gồm: Bản thân, Gia đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Thực vật, Động vật,<br /> Giao thông, Nước và các Hiện tượng Tự nhiên, Quê hương, đất nước, Bác Hồ, Trường Tiểu học<br /> 139<br /> <br /> Phạm Quang Tiệp<br /> <br /> (Dành cho trẻ 5 tuổi). Theo 9 chủ đề trọng tâm này, từ nhà trẻ tới mẫu giáo, từ mẫu giáo bé tới mẫu<br /> giáo lớn, chương trình được xây dựng theo hướng mở rộng, phát triển dần qua mỗi độ tuổi.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Năng lực và phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực<br /> <br /> 2.2.1. Khái niệm năng lực<br /> Năng lực là khái niệm chỉ tổ hợp thuộc tính sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân cho phép<br /> cá nhân đó thực hiện thành công dạng hoạt động nhất định đáp ứng chuẩn hay quy định đã xác<br /> lập. Nền tảng của năng lực là thể chất, trí tuệ (tư duy, tri thức. . . ) và những yếu tố tâm lí khác như<br /> tình cảm, thái độ, ý chí. Năng lực không chỉ gồm tri thức, kĩ năng và thái độ. Đó chỉ là phần dễ<br /> thấy của năng lực. Những thứ đó cho dù đầy đủ vẫn chưa phải là năng lực. Chúng phải trải qua rèn<br /> luyện, thử thách lâu dài mới thành năng lực. Kinh nghiệm là thành tố quan trọng và bắt buộc cấu<br /> thành năng lực. Nó phản ánh bản chất xã hội của năng lực. Nếu quan niệm năng lực là khả năng<br /> thì rõ ràng chưa phản ánh được mặt thực hiện của năng lực. Trên thực tế, năng lực là cái có thật, là<br /> làm được, chắc chắn làm được, còn khả năng là cái có thể có và có thể không có, có thể làm được<br /> hiển nhiên là khác hẳn với chắc chắn làm được. Theo Đặng Thành Hưng [9], con người có 3 dạng<br /> năng lực tương đối khác nhau. Trong mỗi dạng đó đều tích tụ những yếu tố sinh học, tâm lí và xã<br /> hội. Đó là:<br /> - Năng lực trí tuệ (Kiến thức).<br /> - Năng lực hành động (Kĩ năng)<br /> - Năng lực cảm (Thái độ).<br /> <br /> 2.2.2. Phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực<br /> Phát triển chương trình giáo dục có thể hiểu là việc điều chỉnh, thay đổi hay cấu trúc lại<br /> chương trình giáo dục cho phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn, phù hợp hơn với đối tượng người<br /> học và thậm chí cả đối với người dạy. Theo đó, phát triển chương trình giáo dục bao hàm cả việc<br /> biên soạn hay xây dựng một chương trình mới hoặc cải tiến một chương trình giáo dục hiện có.<br /> Thuật ngữ “phát triển” chương trình giáo dục khi ấy có ý nghĩa bao trùm cả xây dựng, thiết kế hay<br /> biên soạn chương trình giáo dục, vì “phát triển” bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục. Phát<br /> triển là một chu trình mà điểm kết thúc sẽ lại là điểm khởi đầu cho một chu trình mới. Kết quả của<br /> phát triển chương trình là một chương trình giáo dục mới và ngày càng tốt hơn nữa. Còn hoạt động<br /> xây dựng, thiết kế, biên soạn chương trình chỉ có ý nghĩa là một quá trình và kết quả dừng lại khi<br /> chúng ta có một chương trình mới.<br /> Từ quan niệm về cấu trúc của chương trình giáo dục trên đây ta thấy, việc phát triển chương<br /> trình giáo dục chính là quá trình liên tục điều chỉnh hay thay đổi về: mục đích giáo dục, nội dung<br /> giáo dục, phương thức giáo dục và đánh giá trong giáo dục. Mục đích cuối cùng của sự thay đổi<br /> ấy chính là để chương trình giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn; phù hợp với đối tượng người học<br /> hơn, phù hợp với điều kiện thực tiễn hơn và đặc biệt là phù hợp với hiện thực sự phát triển của xã<br /> hội hơn.<br /> Trong số những thành tố cấu trúc của chương trình giáo dục thì mục đích giáo dục là yếu<br /> tố ít thay đổi nhất. Tuy nhiên, khi nó thay đổi thì thường tạo ra “cuộc cách mạng” trong giáo dục.<br /> Chẳng hạn, trong giai đoạn hiện nay chuyển từ mục đích giáo dục tập trung hình thành trang bị<br /> kiến thức cho người học sang mục đích hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người<br /> học. Khi mục đích giáo dục thay đổi thì mọi thành tố khác cũng sẽ thay đổi theo. Nội dung giáo<br /> dục là thành tố có biên độ thay đổi lớn hơn. Cùng một mục đích giáo dục nhưng có nhiều nội dung<br /> 140<br /> <br /> Phát triển chủ đề học tập trong chương trình giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực<br /> <br /> kháu nhau. Ví dụ, cùng một chương trình giáo dục mầm non nhưng có thể triển khai với nhiều bộ<br /> tài liệu hướng dẫn thực hiện khác nhau; không cần nhất loạt dạy trẻ một thứ nhưng cái đích cuối<br /> cùng vẫn hội tụ về cùng một điểm. Phương pháp giáo dục là yếu tố cơ động, linh hoạt nhất. Yếu tố<br /> này thay đổi thường xuyên trong quá trình giáo dục. Về cơ bản, xu hướng chung của sự vận động<br /> ấy là chuyển trọng tâm từ thầy sang trò. Dần dần người học sẽ được làm, được hoạt động và được<br /> học những thứ các em muốn học. Những gì người học có thể tự làm được trong quá trình học tập<br /> thì sẽ được thầy trao cơ hội để làm và để học. Đánh giá trong giáo dục luôn được xem là mắt khâu<br /> then chốt, có chức năng chi phối toàn bộ quá trình giáo dục. Xu hướng chung của những điều chỉnh<br /> trong đánh giá giáo dục ngày nay là thực hiện theo hướng nhân văn hơn (tức là tôn trọng người<br /> học, vì sự tiến bộ của người học), thực chất hơn (tức là đánh giá đúng với những gì người học đã<br /> đạt được trong và sau quá trình học tập).<br /> Lịch sử xây dựng và phát triển chương trình giáo dục đã trải qua 3 thời kì và cũng là 3 cách<br /> tiếp cận khác nhau [7]. Phát triển chương trình theo tiếp cận nội dung chính là việc làm chương<br /> trình ở thời kì đầu của nền giáo dục, giai đoạn này tri thức khoa học còn hạn chế và chương trình<br /> giáo dục chính là nội dung tri thức mà loài người tích lũy được. Việc phát triển chương trình thời<br /> kì này thực chất là bổ sung, cập nhật hay cấu trúc lại các nội dung khoa học cho phù hợp với với<br /> sự phát triển của các lĩnh vực khoa học. Chính vì thế, hạn chế lớn nhất của tiếp cận nội dung trong<br /> phát triển chương trình chính là làm cho chương trình ngày càng trở nên cồng kềnh, nặng nề và<br /> quá tải đối với người học. Giai đoạn kế tiếp là phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận mục<br /> tiêu, cách tiếp cận này khắc phục được hạn chế của sự tăng trưởng không kiểm soát của nội dung<br /> học vấn trong chương trình do khoa học ngày càng phát triển, giúp cho chương trình giáo dục có<br /> tính hướng đích rõ ràng và ngày càng trở nên tinh gọn. Song chính ưu điểm đó lại trở thành hạn<br /> chế trong bối cảnh ngày nay, khi mà thực tiễn đòi hỏi nền giáo dục phải có tính cơ động, linh hoạt<br /> hơn, không chỉ trang bị cho người học tri thức khoa học nền tảng mà còn tạo cơ hội để người học<br /> phát triển được tối đa tiềm năng của mình (H.Gardner). Giai đoạn hiện nay chương trình giáo dục<br /> được phát triển theo tiếp cận năng lực. Một hệ thống các năng lực cốt lõi của con người hiện đại<br /> được xác lập và xuất phát từ các năng lực ấy mà chọn lựa nội dung dạy học phù hợp và đặc biệt là<br /> chọn lựa cách dạy, cách học, cách đánh giá hướng vào việc hình thành và phát triển các năng lực<br /> đó cho trẻ. Đồng thời chương trình phải tính đến sự phát triển tiềm năng, tố chất ở trẻ.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Phát triển chủ đề học tập theo tiếp cận năng lực<br /> <br /> 2.3.1. Xác định hệ thống năng lực cần hình thành cho trẻ mầm non<br /> Theo quan niệm hiện đại, mỗi lĩnh vực giáo dục được xem như một dạng năng lực chuyên<br /> biệt cần giáo dục cho trẻ. Như vậy, đối với trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay cần tập trung<br /> giáo dục các năng lực sau đây: 1- Năng lực ngôn ngữ; 2- Năng lực nhận thức; 3- Năng lực xã hội;<br /> 4- Năng lực nghệ thuật – thẩm mĩ; 5- Năng lực hoạt động thể chất. Những năng lực này giúp cho<br /> trẻ ở độ tuổi mầm non thích ứng được với môi trường hoạt động của lứa tuổi và cũng là để giúp trẻ<br /> sẵn sàng tham gia vào các bậc học tiếp theo với phạm vi rộng lớn của các mối quan hệ trong cuộc<br /> sống.<br /> Năng lực ngôn ngữ: năng lực này được thể hiện ở việc mở rộng vốn từ của trẻ (về tên cấu<br /> tạo, đặc điểm chung/đặc điểm riêng của gọi các yếu tố của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội,<br /> quá trình biến đổi, trạng thái phát triển, quá trình sinh học); hệ thống hóa vốn từ theo chủ đề, theo<br /> loại từ liên quan đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; rèn luyện cách diễn đạt cho trẻ về<br /> các hiểu biết, yêu cầu, mong muốn gắn với bối cảnh giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ với các đơn vị<br /> ngôn ngữ như trên xoay quanh năng lực nghe (nghe – hiểu về những nội dung kiến thức về khoa<br /> 141<br /> <br /> Phạm Quang Tiệp<br /> <br /> học tự nhiên và khoa học xã hội; lắng nghe tích cực và hiệu quả để có phản hồi phù hợp); năng<br /> lực nói (thể hiện băn khoăn, thắc mắc hoặc những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng; sử<br /> dụng vốn từ khoa học để nói về thế giới xung quanh một cách tự nhiên, chủ động và logic); năng<br /> lực đọc (đọc những hình ảnh, sơ đồ, tranh minh họa cấu tạo, quá trình phát triển, sự biến đổi tính<br /> chất, trạng thái của các yếu tố xung quanh; đọc sáng tạo những nội dung về khoa học thông qua<br /> tranh ảnh hoặc hình vẽ về các kiến thức có nội dung về khoa học); năng lực viết (chủ yếu trẻ mầm<br /> non thể hiện sự hiểu biết của mình bằng “chữ tượng hình”, tức là trẻ thể hiện suy nghĩ của mình<br /> bằng các nét/kí hiệu lặp lại có quy luật hoặc các hình ảnh có tính biểu trưng cho các nội dung liên<br /> quan tới khoa học, là khởi đầu của giai đoạn tiền học đường, mang ý nghĩa quan trọng trong kết<br /> nối tư duy và ngôn ngữ phi lời).<br /> Năng lực tìm hiểu toán và khoa học: tìm hiểu về các biểu tượng và khái niệm toán học, khoa<br /> học như hình dạng, số đếm, không gian, thời gian, đo lượng; từ đó kết nối những biểu tượng toán<br /> và các kiến thức khoa học ứng dụng trong cuộc sống. Năng lực tìm hiểu toán và khoa học ở trẻ<br /> mầm non bao gồm: 1- Năng lực tìm hiểu toán: hình thành các biểu tượng và tiền khái niệm toán<br /> học, năng lực nhận dạng và thể hiện đối tượng toán học, năng lực suy luận và biến đổi đối tượng,<br /> năng lực giải quyết vấn đề trong tư duy tiền khái niệm, năng lực ứng dụng, vận dụng chuyển hóa<br /> hiểu biết toán học vào thực tế cuộc sống; 2- Năng lực tìm hiểu khoa học: năng lực quan sát các yếu<br /> tố của tự nhiên và xã hội, năng lực nhận thức sự thay đổi, mối liên hệ và tác động qua lại của thế<br /> giới tự nhiên – xã hội, năng lực ứng dụng và vận dụng hiểu biết khoa học vào thực tế cuộc sống.<br /> Năng lực xã hội: đó là việc làm giàu thêm các cơ hội tương tác của trẻ với bạn học trong<br /> các nhóm lớn – nhóm nhỏ; sự tương tác của trẻ với các đối tượng học tập và khám phá để lí giải<br /> các vấn đề về khoa học đang diễn ra trong cuộc sống; là việc giải quyết các vấn đề trong nhận thức<br /> xã hội để thích ứng và tự khẳng định mình trong các mối quan hệ thuộc phạm vi hoạt động của lứa<br /> tuổi. Năng lực xã hội gồm các năng lực thành phần: 1- Năng lực nhận thức các mối quan hệ xã hội:<br /> quan sát xã hội, hướng sự tập trung chú ý vào các mối quan hệ xã hội, phân tích các mối quan hệ<br /> trong xã hội; 2- Năng lực hoạt động xã hội: tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức các hoạt động<br /> xã hội, định hướng hành vi và chuyển hướng hành vi trong các hoạt động xã hội phức tạp; 3- Năng<br /> lực thích ứng xã hội: chủ động trước sự thay đổi hoặc đổi vai thích hợp với các sự thay đổi của môi<br /> trường xã hội, giải quyết vấn đề trong thích ứng xã hội.<br /> Năng lực nghệ thuật – thẩm mĩ: năng lực này hướng trẻ tới cảm nhận vẻ đẹp của thế giới và<br /> của thiên nhiên mang lại cho con người; sáng tạo nghệ thuật với đa dạng các chất liệu và phong<br /> phú các ý tưởng để biểu thị những giá trị của nghệ thuật xoay quanh các chủ đề như thực vật, động<br /> vật, nước và các hiện tượng tự nhiên,. . . ; là sáng tạo nghệ thuật với giàu chất liệu và vật liệu thiên<br /> nhiên nhằm phát triển sự tinh tế nhanh nhạy của các ngón tay và cổ tay kèm với thưởng thức những<br /> giai điệu trầm bổng của các tác phẩm âm nhạc hay văn học viết về cây xanh, tình bạn, cầu vồng,<br /> và sáng tạo những giai điệu ấy theo sự cảm nhận của riêng mỗi trẻ. Năng lực nghệ thuật – thẩm<br /> mĩ gồm có các năng lực thành phần: 1- Năng lực cảm thụ nghệ thuật; 2- Năng lực sáng tạo nghệ<br /> thuật; - Năng lực đánh giá giá trị thẩm mĩ.<br /> Năng lực hoạt động thể chất: với các chủ đề ở trường mầm non, trẻ cần được phát triển các<br /> nhóm cơ và hệ xương trong nhiều các hoạt động thể chất khác nhau; kết hợp với tăng cường sự<br /> khéo léo, linh hoạt của toàn bộ cơ thể trong các hoạt động được thiết kế tính đến độ cao, độ xa, của<br /> thiết bị trong các trò chơi vận động gắn với các chủ đề và độ linh hoạt, độ mềm dẻo, tính kiên trì<br /> khi tham gia các hoạt động thể chất của trẻ. Những năng lực hoạt động thể chất bao gồm: 1- Năng<br /> lực vận động cơ bản; 2- Năng lực điều chỉnh và phát triển các tố chất trong vận động; 3- Năng lực<br /> hoạt động các nhóm cơ và hô hấp.<br /> <br /> 142<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0