intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch bền vững trong điều kiện bình thường mới tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy sự phát triển của du lịch bền vững có thể giúp đáng kể trong việc duy trì ngành du lịch, vì một trong những đặc điểm quan trọng của du lịch bền vững là sự không quá đông khách du lịch tại các điểm du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch bền vững trong điều kiện bình thường mới tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG MỚI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Nguyễn Hà Thanh Bình, ThS. Dương Thị Loan TÓM TẮT Ngành du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra. Bài viết cho thấy sự phát triển của du lịch bền vững có thể giúp đáng kể trong việc duy trì ngành du lịch, vì một trong những đặc điểm quan trọng của du lịch bền vững là sự không quá đông khách du lịch tại các điểm du lịch. Đây là yếu tố cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Các tác giả đã khảo sát 308 khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh và sử dụng thang đo Liker để xem xét nhận thức của khách du lịch về du lịch bền vững và xác định những yếu tố nào giúp phát triển du lịch bền vững trong điều kiện bình thường mới. Từ khóa: du lịch bền vững, nhận thức của khách du lịch, điều kiện bình thường mới. ABSTRACT SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN THE NEW NORMAL CONDITION IN HO CHI MINH CITY The tourism industry is one of the most affected industries by the crisis caused by Covid- 19. The article shows that the development of sustainable tourism can significantly help in maintaining the tourism industry, because one of the important characteristics of sustainable tourism is the lack of overcrowding of tourists in tourist destinations. The reasearchers surveyed 308 tourists in Ho Chi Minh City and used the Liker scale to examine tourists' perceptions of sustainable tourism and determine which factors contribute to sustainable tourism development under the new normal condition. Key words: sustainable tourism, tourist’s perception, new normal condition. 1. MỞ ĐẦU Ngành du lịch rất nhạy cảm với những cú sốc lớn như đại dịch Covid-19 (Chang và cộng sự, 2020). Trong số các biện pháp đã được thực hiện để chống lại đại dịch Covid-19, giãn cách xã hội là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả lớn nhất. Ngành du lịch đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp đối phó với đại dịch Covid-19 như hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội. Sự đông đúc của các điểm du lịch và thiệt hại mà điều này gây ra là một trong những vấn đề lớn nhất của ngành du lịch hiện nay. Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế-xã hội của cộng đồng địa phương. Một trong những đặc điểm quan trọng của du lịch bền vững là giảm bớt tình trạng quá tải ở các điểm du lịch và tránh những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với các điểm du lịch (Santana-Jimenez và Hernandez, 2011). Do đó, du lịch bền vững được xem là loại hình du lịch phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố giúp phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu phân tích các yếu tố như chất lượng cảm nhận, động lực, thái độ và sự hài lòng là các thuộc tính có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn loại hình du lịch bền vững. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết tập trung vào hành vi của người tiêu dùng dựa trên nhận thức của họ. 834
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhận biết được thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển của du lịch bền vững và nâng cao nhận thức của khách du lịch về văn hóa, môi trường và kinh tế là yếu tố quan trọng để bảo vệ các điểm du lịch và giảm tác động tiêu cực của du lịch (Othman và cộng sự, 2010). Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa thái độ và nhận thức của khách du lịch đối với sự phát triển của du lịch bền vững (Chi-Ming và cộng sự, 2017). Động lực để đi du lịch đến một điểm đến sẽ cao hơn nếu khách du lịch biết về những tác động tích cực mà du lịch bền vững có ở đó (Crouch và Ritchie, 1999). Những người có thái độ tích cực đối với môi trường trong các chuyến đi có thể có nhiều mong muốn trải nghiệm du lịch bền vững với thiên nhiên (Luo và Deng, 2008). Kiến thức và mối quan tâm đến môi trường của khách du lịch có liên quan trực tiếp đến động cơ và ý định du lịch bền vững của du khách (Zhang và Lei, 2012). Sự phát triển của du lịch bền vững phải thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và người dân về khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Dữ liệu được thu thập từ những khách du lịch đã đến thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022. Mẫu khảo sát bao gồm tổng số 308 khách du lịch. Các du khách nhận các bảng câu hỏi một cách riêng lẻ tại các điểm du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh. Các bảng câu hỏi được phát ngẫu nhiên cho các khách du lịch, sau khi yêu cầu họ hợp tác và xác minh rằng họ là khách du lịch chứ không phải người dân địa phương. Các tác giả đã lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Tất cả các biến được đo trên thang đo Likert từ 1 đến 5. Trong đó, 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Tác giả đã sử dụng phần mềm PLS SmartPLS 3.2.8 để xử lý và phân tích số liệu. Thái độ đối với du lịch bền H vững 4 H H 7 1 H Ý định lựa H chọn du Tác Sự thỏa 8 2 Chất lịch bền động mãn lượng H vững tích cực dịch vụ 6 H được 5 cảm H nhận 3 H 9 Động lực Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả 835
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô hình đo lường Bảng 1: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tải nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các biến nghiên cứu và biến chỉ báo Giá trị Hệ số Độ tin Độ lệch Phương Biến nghiên cứu và biến chỉ báo trung tải nhân cậy tổng chuẩn sai trích bình tố hợp Tác động tích cực của du lịch bền vững (POI) 3.35 1.110 0.885 0.719 Du lịch bền vững nâng cao nhận thức về bảo vệ 3.13 1.237 0.804 tài nguyên thiên nhiên Du lịch bền vững nâng cao nhận thức về bảo vệ 3.44 1.324 0.876 tài nguyên văn hóa Du lịch bền vững giúp phát triển các cơ sở vật 3.46 1.366 0.863 chất và nguồn lực của địa phương Chất lượng dịch vụ được cảm nhận (PSQ) 3.69 0.857 0.797 0.665 Các dịch vụ du lịch tại điểm du lịch bền vững có 3.65 0.999 0.747 chất lượng tốt Điểm du lịch bền vững cung cấp dịch vụ kịp thời 3.73 1.096 0.878 Thái độ đối với sự phát triển của du lịch bền 3.43 0.991 0.800 0.668 vững (SUS) Tôi nghĩ rằng thái độ và hành vi của du khách là phù hợp và không làm phiền người dân địa 3.25 1.106 0.746 phương Tôi nghĩ rằng những mặt tích cực của du lịch 3.61 1.306 0.884 bền vững lớn hơn những mặt tiêu cực Sự thỏa mãn (SAT) 4.02 0.803 0.772 0.633 Tôi nghĩ việc đến một điểm du lịch bền vững là 4.07 1.062 0.683 xứng đáng Tôi cảm thấy rằng tôi đóng góp vào việc bảo vệ 3.97 0.941 0.894 môi trường khi du lịch bền vững Ý định lựa chọn điểm đến du lịch bền vững 3.88 0.722 0.823 0.538 (INT) Tôi dự định thực hiện các hoạt động bền vững 3.78 0.940 0.713 với môi trường Tôi có kế hoạch hỗ trợ các ý tưởng bảo vệ môi 3.92 1.052 0.796 trường Trong tương lai, tôi dự định sẽ tìm cách hỗ trợ và thúc đẩy cách tiếp cận bền vững đối với du 3.76 0.992 0.741 lịch Tôi dự định tham gia vào việc giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường trong tương lai vì sự phát 4.07 0.944 0.680 triển bền vững của du lịch Động lực (MOT) 4.46 0.585 0.757 0.610 Tôi muốn đi du lịch đến một nơi nào đó có môi 4.17 0.900 0.839 trường sinh thái Tôi muốn trải nghiệm các nền văn hóa khác 4.75 0.574 0.718 nhau Nguồn: Tác giả tính toán Bảng 1 cho thấy giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng yếu tố và dữ liệu cần thiết để kiểm định mô hình đo lường, từ đó xác định độ tin cậy của các biến quan sát. Các tác giả đã đo lường tất cả các biến nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tải nhân tố của hầu hết các biến nghiên cứu đều cao hơn mức tối thiểu 0.707, chỉ có hai biến có giá trị thấp hơn được giữ lại. Những biến này được xem xét sau khi kiểm tra mức ý nghĩa của chúng thông qua bootstrap. 25 biến quan sát trong tổng số 40 biến quan sát ở bảng câu hỏi bị loại bỏ. Độ tin cậy của các biến nghiên cứu được đánh giá bằng cách sử dụng chỉ số độ tin cậy tổng hợp (ρc) (Werts 836
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới và cộng sự, 1974). Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tin cậy tổng hợp của tất cả các biến nghiên cứu đều lớn hơn mức tối thiểu 0.7 (Nunnally, 1978). Đối với giá trị hội tụ, tất cả các biến tiềm ẩn đều lớn hơn mức tối thiểu 0.5 (Fornell và Larcker, 1981) trong giá trị phương sai trích trung bình (AVE). 3.2. Mô hình cấu trúc Bảng 2: Giá trị phân biệt của biến nghiên cứu (tiêu chuẩn Fornell-Larcker) Biến 1 2 3 4 5 6 nghiên cứu 1. POI 0.848 2. PSQ 0.484 0.815 3. MOT -0.120 -0.022 0.781 4. SUS 0.646 0.423 -0.128 0.818 5. SAT 0.320 0.253 0.184 0.368 0.795 6. INT -0.124 -0.024 0.333 -0.058 0.245 0.734 Nguồn: Tác giả tính toán Việc phân tích giá trị phân biệt của các biến nghiên cứu được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn Fornell-Larcker. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 2. Tiêu chuẩn Fornell- Larcker được tuân thủ nghiêm ngặt trong tất cả trường hợp. Điều này cho phép khẳng định giá trị phân biệt giữa các biến tiềm ẩn. Sau khi xác thực mô hình đo lường, mô hình cấu trúc có thể được xác thực. Bảng 3: Ảnh hưởng đến các biến nội sinh Ảnh hưởng đến các biến Path Giá trị t Khoảng tin cậy Phương sai nội sinh (bootstrap) trích Ý định lựa chọn điểm đến du lịch bền vững (R2 = 0.148 / Q2 = 0.074) H4: Thái độ đối với sự phát −0.109* 1.814 [−0.210; −0.011] 0.63% triển du lịch bền vững H8: Sự thỏa mãn 0.235** 3.157 [0.112; 0.352] Sig 5.76% H9: Động cơ 0.276*** 4.267 [0.172; 0.386] Sig 5.08% Động lực (R2 = 0.011 / Q2 = 0.005) H3: Tác động tích cực −0.120* 2.270 [−0.212; −0.038] Sig 1.44% Chất lượng dịch vụ được cảm nhận (R2 = 0.232 / 2 = 0.150) Q H2: Tác động tích cực 0.484*** 11.383 [0.416; 0.555] Sig 23.42% Thái độ đối với sự phát triển du lịch bền vững (R2 = 0.417 / Q2 = 0.265) H1: Tác động tích cực 0.640*** 18.933 [0.586; 0.696] Sig 41.34% H5: Động lực −0.051 ns 1.042 [−0.133; 0.029] 0.65% Sự thỏa mãn (R2 = 0.142 / Q2 = 0.085) H6: Chất lượng dịch vụ 0.118* 2.055 [0.024; 0.213] Sig 2.99% H7: Thái độ đối với sự phát 0.318*** 6.178 [0.233; 0.405] Sig 11.70% triển du lịch bền vững ***p
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới sử dụng kỹ thuật bootstrap để xác định thống kê t và khoảng tin cậy, trên cơ sở đó có được mức ý nghĩa của các mối quan hệ (Hair và cộng sự, 2017). Bảng 3 cho thấy hệ số tác động, giá trị của thống kê t, khoảng tin và xác thực tính hợp lệ của các giả thuyết được đề xuất, cùng với các giá trị R2 và Q2. Bảng 4: Tổng hợp các tác động gián tiếp SUS INT 0.075** 0.034 0.120 0.035 0.121 MOT INT 0.002 −0.004 0.011 −0.002 0.015 MOT SAT −0.016 −0.041 0.010 −0.044 0.008 PSQ INT 0.028 0.004 0.057 0.007 0.060 POI SUS 0.006 −0.004 0.017 −0.001 0.020 POI INT −0.042 −0.117 0.035 −0.106 0.036 POI SUS 0.263*** 0.211 0.321 0.208 0.317 Nguồn: Tác giả tính toán Thái độ đối với du lịch bền -0.109* vững 0.318*** 0.64 0*** Ý định lựa 0.484*** Chất Sự thỏa chọn du Tác động lịch bền lượng mãn 0.235** tích cực 0.118* vững dịch vụ -0.051s được cảm nhận -0.120* 0.276*** Động lực Hình 2: Mô hình cấu trúc: kết quả và các mối quan hệ Nguồn: Tác giả Kết quả nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các mối quan hệ đều có ý nghĩa và tích cực. Thái độ đối với du lịch bền vững có tác động tiêu cực đối với ý định lựa chọn du lịch bền vững. Tương tự như vậy, tác động tích cực của du lịch bền vững có ảnh hưởng tiêu cực đối với động lực 838
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới của du khách. Bên cạnh đó, thái độ của du khách đối với du lịch bền vững cũng có tác động tiêu cực đối với động lực của du khách, nhưng tác động này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy thái độ của khách du lịch đối với du lịch bền vững có tác động gián tiếp tích cực và có ý nghĩa đối với ý định lựa chọn du lịch bền vững, cũng như tác động tích cực của du lịch bền vững có tác động gián tiếp tích cực và có ý nghĩa đối với thái độ của khách du lịch đối với du lịch bền vững. Mô hình và kết quả nghiên cứu được trình bày trong hình 2. 4. KẾT LUẬN Du lịch bền vững có thể trở thành một giải pháp cho cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra. Du lịch bền vững giúp quảng bá các điểm đến xanh. Covid-19 sẽ gián tiếp thúc đẩy du lịch bền vững phát triển, rất cần thiết cho việc bảo tồn và phục hồi môi trường. Đây là thời điểm để phát triển du lịch bền vững tập trung vào các lợi thế cạnh tranh sẵn có của nó. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã chứng minh tầm quan trọng của du lịch bền vững, nghiên cứu này đã chứng mình được các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn du lịch bền vững. Dựa trên kết quả nghiên cứu, ý định lựa chọn du lịch bền vững bị tác động bởi động lực (H9) và sự thỏa mãn của khách du lịch (H8). Bên cạnh đó, tác động tích cực của du lịch bền vững có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ của khách du lịch đối với du lịch bền vững (H1). Ngoài ra, sự thỏa mãn của du khách bị tác động bởi thái độ của du khách đối với du lịch bền vững (H7) và chất lượng dịch vụ được cảm nhận (H6). Trong khi đó, tác động tích cực mà du lịch bền vững tạo ra có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ được cảm nhận (H2). Các mối quan hệ còn lại trong mô hình nghiên cứu (H3, H4, H5) không có ý nghĩa thống kê. Việc thúc đẩy các điểm đến ít đông đúc và phát triển du lịch bền vững là giải pháp đối phó với đại dịch Covid-19 cũng như các cuộc khủng hoảng khác trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang, C. L., McAleer, M., & Ramos, V. (2020). A charter for sustainable tourism after COVID-19. Sustainability, 12, 3671. 2. Chi-Ming, H., Chang, H., & Sung Hee, P. A. (2017). study of two stakeholders’ attitudes toward sustainable tourism development: A comparison model of Penghu Island in Taiwan. Pacific Journal Business Research, 8, 2–28. 3. Crouch, G. I., & Ritchie, J. R. B. (1999). Tourism competitiveness, and societal prosperity. Journal of Business Research, 44, 137–152. 4. Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981). Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error. Journal of Marketing Research, 18(1), 39–50. 5. Hair, J. F., Hollingsworth, C. L., Randolph, A. B., & Chong, A. Y. L. (2017). An updated and expanded assessment of PLS-SEM in information systems research. Industrial Management & Data Systems, 117(3), 442–458. 6. Luo, Y., & Deng, J. (2008). The new environmental paradigm and nature-based tourism motivation. Journal of Travel Research, 46(4), 392–402. 7. Nunnally, J. C. (1978). Psychometric theory. New York: McGraw-Hill, 14, 17–37. 8. Santana-Jiménez, Y., & Hernández, J. M. (2011). Estimating the efect of overcrowding on tourist attraction: The case of Canary Islands. Tourism Management, 32(2), 415–425. 9. Othman, N., Anwar, N. A. M., & Kian, L. L. (2010). Sustainability analysis: Visitors impact on taman negara. Journal of Tourism. Hospitality and Culinary Arts, 2(1), 67–79. 10. Werts, C., Linn, R., & Joreskog, K. (1974). Intraclass reliability estimates: Testing 839
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới structural assumptions. Educational and Psychological Measurement, 34, 25–33. 11. Zhang, H., & Lei, S. L. (2012). A structural model of residents’ intention to participate in ecotourism: The case of a wetland community. Tourism Management, 33(4), 916–925. --- Thông tin tác giả: Th.s Nguyễn Hà Thanh Bình, Đại học Văn Hiến, 40 Lê Thị Hà, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Email: binhnht@vhu.edu.vn Số điện thoại: 0789756204 Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch Th.s Dương Thị Loan, Đại học Văn Hiến, 613 Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Học hàm/học vị: Thạc sĩ Email: loandt@vhu.edu.vn Số điện thoại: 0829897404 Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch 840
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2