intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian năm 2019 - 2021 và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI DEVELOPMENT OF INTERNATIONAL PAYMENT ACTIVITIES AT COMMERCIAL BANKS IN QUANG NGAI PROVINCE Ngày nhận bài : 10.3.2023 ThS Nguyễn Thị Cẩm Vân Ngày nhận kết quả phản biện : 11.4.2023 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2023 TÓM TẮT Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang được chú trọng phát triển, thu hút được nhiều khách hàng, đem lại nguồn thu phí và nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động TTQT tại các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19. Bài viết này nhằm phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian năm 2019 - 2021 và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Từ khóa: Thanh toán quốc tế, chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. SUMMARY Currently, international payment activities at commercial banks in Quang Ngai province have received much attention, attracting many customers, bringing in fees and foreign currency capital for the banks. However, in recent years, international transaction activities at banks have faced many difficulties, especially heavily affected by the Covid 19 pandemic. This article aims to analyze the current situation of international transactions at commercial banks in the Quang Ngai province in the period of 2019 - 2021 and propose some solutions to promote international trade activities at commercial banks in Quang Ngai in the near future. Keywords: International payment, money transfer, collection, documentary credit. 1. Đặt vấn đề Thanh toán quốc tế có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) nói riêng vì nó là khâu cuối cùng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Các ngân hàng với vai trò là trung gian sẽ giúp cho quá trình TTQT được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Hiện nay, TTQT đã trở thành dịch vụ ngoại bảng quan trọng tại NHTM với tốc độ tăng trưởng ngày càng mạnh về số lượng và chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàng (NH). Theo đó, hoạt động TTQT vừa giúp đáp ứng nhu cầu TTQT của khách hàng vừa đem lại doanh thu, vừa hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của NH như giúp mở rộng hoạt động tín dụng XNK, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh NH, tài trợ thương mại... Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để phát triển hoạt động TTQT thì các NH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không chỉ cần nâng cao năng lực cạnh tranh với các NH trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các NH liên doanh, NH nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ vượt trội hơn. Bên cạnh đó, tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng dẫn đến hoạt động XNK các doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải coi việc phát triển hoạt động TTQT tại NHTM là hết sức cấp bách và thường xuyên. 38
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Tính đến 31/12/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 23 chi nhánh NHTM đang hoạt động. Trong 23 chi nhánh NHTM có 01 chi nhánh NHTM Nhà nước là Agribank, 03 chi nhánh NHTM cổ phần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn là BIDV, Vietinbank và Vietcombank, còn lại 19 chi nhánh NHTM cổ phần. Các NHTM trên địa bàn tỉnh đều cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế TTQT cho khách hàng nhưng thực tế thì hoạt động này chủ yếu phát triển mạnh ở nhóm các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Eximbank, BIDV, Agribank, còn các NHTM khác thì hoạt động này mang lại doanh thu khá khiêm tốn. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại các NHTM trên địa bàn tỉnh để thấy được những kết quả đạt được, hạn chế của hoạt động này để đề xuất giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động này tại các NHTM trong thời gian sắp tới. 2. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu, chi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa chủ thể nước này với chủ thể nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước với nhau. Theo đó, cách thức mà NH sử dụng để hỗ trợ khách hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền cho bên đối tác được gọi là phương thức TTQT. Các bên tham gia cần thỏa thuận để lựa chọn phương thức TTQT thích hợp dựa trên mức độ quan hệ, vị thế kinh doanh, đặc điểm hàng hóa, tập quán quốc tế... khi ký hợp đồng ngoại thương để người bán thu được tiền nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Hiện nay, các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến gồm: Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Dựa vào đặc điểm khách hàng trên địa bàn thường sử dụng phương thức thanh toán nào mà mỗi NH sẽ có chiến lược phát triển hoạt động TTQT hiệu quả nhất, phù hợp với từng nhóm đối thượng khách hàng. Phát triển TTQT tại NHTM có thể hiểu là việc áp dụng hệ thống các giải pháp nhằm gia tăng về số lượng và chất lượng của hoạt động TTQT bao gồm việc gia tăng quy mô TTQT (tăng doanh số, thu nhập và thị phần TTQT), gia tăng về số lượng khách hàng kết hợp với việc nâng cao chất lượng TTQT và kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. Để phát triển TTQT luôn đạt được hiệu quả, không chỉ có sự nỗ lực của NH mà các chủ thể tham gia hoạt động này cần tạo cơ hội và điều kiện giúp ngân hàng thực hiện tốt TTQT. Tóm lại, TTQT không chỉ là một dịch vụ thanh toán đơn giản chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn bổ sung và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Vậy nên phát triển TTQT là một chuỗi hoạt động có định hướng, có kế hoạch nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM sao cho hoạt động này trở nên nhanh chóng, thuận tiện mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, nhiều lợi ích cho khách hàng và nền kinh tế. 3. Thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Hiện nay, huy động vốn và cho vay là hoạt động chủ yếu của các NHTM, nhưng với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thì các NHTM đã dần phát triển mạnh dịch vụ TTQT. Thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021 thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Sự gia tăng doanh số thanh toán quốc tế Bảng 1. Doanh số TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019 -2021 Đơn vị tính: Triệu USD Tăng trưởng Tăng trưởng Ngân hàng 2019 2020 2021 2020/2019 2021/ 2020 Vietcombank 1.467 1.227 1.215 -16,4% -0,98% 39
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Eximbank 145,9 151,13 159,45 3,6% 5,51% Vietinbank 599,37 97,14 95,25 -83,8% -1,95% BIDV 4,79 7,59 20,76 58,5% 173,5% Agribank 8,24 4,72 12,07 -42,7% 155,7% DongAbank 0,039 0,008 0,014 -79,5% 75,0% Các NHTM khác 11,29 4,27 9,15 -62,2% 114,3% Tổng 2.236,701 1.491,907 1.511,744 -33,3% 1,33% (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTM tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2019- 2021) Vietcombank luôn là NH dẫn đầu về doanh số TTQT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đứng thứ hai và thứ ba là Eximbank, Vietinbank, hai vị trí tiếp theo là BIDV và Agribank, các NHTM còn lại doanh số rất thấp. Cuối năm 2019, dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, sản xuất, dịch vụ, du lịch, vận tải... Vào thời điểm này, các doanh nghiệp phải vừa đảm bảo quy định về chống dịch, vừa phải lo duy trì hoạt động kinh doanh với chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí lưu thông tăng cao, trong khi nhu cầu tiêu dùng giảm, việc XNK cực kỳ khó khăn nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giảm mạnh và hoạt động XNK càng giảm nhiều hơn nữa. Doanh số TTQT của hầu hết các NH tại Quảng Ngãi tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2019 - 2021. Đáng chú ý là năm 2020 tổng doanh số TTQT tại NHTM giảm mạnh so với năm 2019, giảm 744,794 triệu USD, tương đương mức giảm 33,3%. Qua năm 2021, dịch bệnh Covid 19 dần được khống chế, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh đã bắt đầu ổn định để tăng gia sản xuất, các NHTM thực hiện các chương trình hỗ trợ giảm lãi và phí cho các doanh nghiệp nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt được kết quả tốt hơn so với năm 2020, XNK trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên. Theo thống kê bảng trên, tổng doanh số TTQT của NHTM trên địa bàn tỉnh tăng hơn 19,8 triệu USD so với năm 2020, đạt doanh số hơn 1.515 triệu USD. Trong các phương thức TTQT được khách hàng sử dụng trên địa bàn tỉnh thì phương thức chuyển tiền và tín dụng chứng từ được khách hàng sử dụng nhiều nhất, phương thức nhờ thu rất ít phát sinh. Vì vậy các NH chú trọng phát triển các phương thức chuyển tiền đa dạng như chuyển tiền đa tệ, chuyển tiền điện tử, chuyển trực tiếp bằng đồng ngoại tệ ra nước ngoài, thanh toán biên mậu… nhằm tạo nên sự an toàn, nhanh chóng và tiện ích hơn nữa cho khách hàng. Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu phát triển mạnh ở các ngân hàng lớn như Vietcombank, Eximbank, BIDV, Vietinbank,… và doanh thu hàng năm từ phương thức này hơn 600 triệu USD, chiếm trên 40 % tỷ trọng trong tổng doanh thu TTQT tại các NHTM trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2021, các NHTM như PVCombank, Seabank, DongAbank,… cũng đã bắt đầu có doanh thu từ phương thức TTQT. - Sự gia tăng thu nhập từ hoạt động TTQT Thu nhập từ hoạt động TTQT là thu nhập từ phí dịch vụ thu trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ TTQT cho khách hàng, thêm vào đó là phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phát sinh do các giao dịch mua, bán ngoại tệ để phục vụ hoạt động TTQT. Thu nhập từ dịch vụ TTQT phụ thuộc vào doanh thu TTQT nên thường tăng giảm theo doanh thu TTQT của NH. Bảng 2.Thu nhập từ hoạt động TTQT tại NHTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị tính: triệu đồng Tăng trưởng Tăng trưởng Ngân hàng 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Vietcombank QN 61.217 50.985 52.334 -16,7% 2,6% 40
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Eximbank 6.224 6.423 7.698 3,2% 19,9% Vietinbank 22.012 4.126 4.027 -81,3% -2,4% BIDV Quảng Ngãi 215,6 418,7 967,3 94,2% 131,0% Agribank 338,2 182,9 521,2 -45,9% 185% DongAbank 2,1 0,9 1,25 -57,1% 38,9% Các NHTM khác 493,6 176,8 387,2 -64,2% 119% Tổng 90.505,97 62.316,33 65.939,29 -31,1% 1,33% (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD các NHTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019 - 2021) Năm 2019 tổng doanh thu dịch vụ TTQT các NH trên toàn địa bàn tỉnh là hơn 90,5 tỷ đồng, trong đó mang lại thu nhập cao nhất vẫn là Vietcombank với hơn 61 tỷ đồng (chiếm 67,5% tổng thu nhập), sau đó là Vietinbank và Eximbank. Năm 2020, doanh số TTQT của hầu hết các NH đều giảm nên thu nhập từ hoạt động này giảm đi. Qua năm 2021, một số NH đã có sự thay đổi trong chiến lược phát triển TTQT nên doanh thu tuy tăng không nhiều, hoặc doanh thu giảm như Vietcombank nhưng thu nhập từ dịch vụ TTQT lại tăng, do thu từ các hoạt động liên quan đến L/C ngày càng nhiều hơn như phí phát hành L/C, phí thanh toán L/C, phí thông báo L/C và các phí dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. - Sự gia tăng thị phần thanh toán quốc tế Thị phần hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn Quảng Ngãi những năm qua có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm các NH lớn đã có mặt từ lâu và nhóm các NH nhỏ. Vietcombank Quảng Ngãi là NH luôn chiếm thị phần cao nhất với hơn 65% vào năm 2019, đến năm 2020 và 2021 đều chiếm trên 80% thị phần và vượt xa các NH còn lại. NH đứng thứ hai và thứ ba Eximbank và Vietinbank. Tiếp theo là hai NH chiếm một phần nhỏ thị phần là BIDV và Agribank (dưới 2%), các NHTM còn lại chiếm thị phần rất nhỏ (dưới 1%), tuy nhiên các NHTM nhỏ trên địa bàn có sự thay đổi đúng đắn trong chiến lược phát triển TTQT nên thị phần đã tăng lên, thu hút thêm được một lượng khách hàng mới. - Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT Năm 2019 đến 2020 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy rất khó khăn để vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo phòng chống dịch nhưng các doanh nghiệp đã không ngừng cố gắng vượt qua để có được kết quả hoạt động khả quan. Vì thế trong năm 2021 với sự hỗ trợ từ các NH và chính phủ nên hoạt động XNK tăng trở lại, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT cũng tăng lên, trong đó BIDV và Agribank là hai NH có số lượng khách hàng tăng đột biến, nhất là khách hàng cá nhân. - Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế Tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến 150 khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) có sử dụng dịch vụ TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua. Đánh giá chung thì 85,1% khách hàng hài lòng với số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ TTQT mà NH cung cấp, công nghệ kỹ thuật áp dụng hiện đại, nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, quy trình đảm bảo. Tuy nhiên có đến 27,6% khách hàng chưa thật sự hài lòng với chất lượng dịch vụ TTQT tại các NHTM trên địa bàn tỉnh như chính sách ưu đãi cho khách hàng thân thiết, mức phí, tỷ giá chưa áp dụng linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng,… - Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM Theo thống kê của NHNN tỉnh Quảng Ngãi về hoạt động TTQT tại các NH trên địa bàn tỉnh từ 2019 - 2021, bình quân tỷ lệ lỗi trong quá trình tác nghiệp qua các năm không vượt quá 5%, nguyên 41
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN nhân tạo lỗi chủ yếu do đường truyền của hệ thống mạng và sự vận hành lỗi của chương trình, một số ít do sự sai sót của thanh toán viên. Tuy nhiên, hầu hết các lỗi tác nghiệp này đều được NH phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng, ổn thỏa, không để lại hậu quả nào cho khách hàng. 4. Đánh giá chung - Những kết quả đạt được Giai đoạn 2019 – 2021 là giai đoạn biến động với nhiều thuận lợi và khó khăn, tuy nhiên qua phần phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể tổng kết được những thành quả như sau: Thứ nhất, mặc dù hoạt động TTQT bị giảm vào cuối năm 2019 đến hết năm 2020, nhưng qua năm 2021 các NH đã có sự thay đổi chiến lược phù hợp với tình hình mới nên hoạt động TTQT đã đạt những kết quả tích cực, doanh số và thu nhập từ dịch vụ TTQT tăng trưởng. Thứ hai, các NHTM hầu như cung cấp đầy đủ hệ thống danh mục sản phẩm dịch vụ TTQT thông dụng đáp ứng các nhu cầu phổ biến của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời các sản phẩm dịch vụ TTQT cũng được bổ sung nhiều tiện ích như: Dịch vụ tư vấn trực tuyến, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, thanh toán nhanh, thanh toán sớm, thanh toán biên mậu qua internet, dịch vụ tra cứu thông tin về L/C, thông tin về đối tác nước ngoài,… điều này mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, tăng thu dịch vụ cho NH. Bên cạnh đó, cơ cấu phương thức TTQT của các NH dần phát triển mạnh ở phương thức TDCT, điều này vừa giúp cho các NH tăng lợi nhuận vì thu được nhiều phí hơn trong giao dịch bằng L/C, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển TTQT trên thị trường thế giới (phương thức tín dụng chứng từ chiếm khoảng 80% doanh số TTQT của các NHTM trên thế giới). Thứ ba, các NH đã chú trọng vào phát triển hoạt động TTQT nên thị phần dần tăng lên, tuy tăng chưa nhiều nhưng đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các NH. Thứ tư, chất lượng dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp ngày càng được nâng cao, khách hàng đa số đều hài lòng với các sản phẩm TTQT mà ngân hàng cung cấp. Thứ năm, việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động TTQT tại NHTM được đảm bảo cao. - Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc phát triển hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có những hạn chế sau: Thứ nhất, hoạt động marketing của NH còn nhiều hạn chế: Việc quảng bá thương hiệu ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ nói chung và các sản phẩm TTQT nói riêng chưa được thực hiện rộng rãi và sâu sát tới các doanh nghiệp XNK trong tỉnh. Thứ hai, các NHTM vẫn chưa phát triển mạnh các sản phẩm TTQT hiện đại, hoặc các ứng dụng TTQT online vẫn chưa được sử dụng rộng rãi để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, hay các sản phẩm phòng ngừa, kinh doanh ngoại hối vẫn chưa được áp dụng ở các NH,… Thứ ba, công tác phát triển khách hàng mới chưa được quan tâm đúng mực, ngân hàng quá thụ động khi tiếp cận, chào bán các sản phẩm dịch vụ TTQT. Thêm vào đó ngân hàng không có nhiều chương trình khuyến mãi, chế độ ưu đãi, hoặc miễn, giảm phí, ưu đãi tỷ giá, cũng như chưa có chính sách ưu đãi cho khách hàng TTQT thường xuyên, khách hàng lớn. Thứ tư, tốc độ xử lý giao dịch TTQT còn chậm, đặc biệt với những L/C có giá trị lớn, thời hạn dài và các giao dịch chuyển tiền điện quốc tế đi, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và uy tín của ngân hàng. 42
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Thứ năm, số lượng cán bộ TTQT tại NH chưa nhiều, ở một số chi nhánh phòng TTQT không được tách riêng, vẫn còn nhập chung vào phòng Dịch vụ khách hàng hoặc phòng Kinh doanh, hoặc có phòng TTQT nhưng số lượng cán bộ TTQT rất ít, thậm chí ở một số ngân hàng còn không có cán bộ chuyên biệt về mảng TTQT mà cán bộ thực hiện nhiều nghiệp vụ của ngân hàng, vì thế chất lượng cán bộ TTQT chưa cao. Đồng thời, các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm TTQT cho cán bộ NH chưa được tổ chức thường xuyên. 5. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Hoạt động TTQT tại NHTM trên địa bàn tỉnh đang được các chi nhánh ngân hàng chú trọng phát triển và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh. Để phát triển hơn nữa hoạt động này, bài viết đề xuất một số giải pháp sau: Một là, xây dựng cho mình một chính sách khách hàng cạnh tranh hiệu quả, nổi bật gồm chính sách tiếp cận khách hàng và duy trì khách hàng thường xuyên. Về chính sách tiếp cận khách hàng: Định kỳ hàng quý, NH tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, mời các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã, đang sử dụng dịch vụ tại NH và cả các khách hàng tiềm năng, khách hàng lớn trên địa bàn để quảng bá dịch vụ TTQT, chia sẻ những kinh nghiệm, vướng mắc, những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động ngoại thương, cũng như những phương pháp phòng ngừa các dạng tội phạm lừa đảo hiện nay. Bên cạnh đó, NH cần chú trọng đến nội dung và hình thức giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ TTQT của NH trên website. Thông qua các nền tảng mạng xã hội (zalo, facebook, tiktok,..), các trang web, các ứng dụng,… NH có thể quảng cáo trên diện rộng những chính sách hấp dẫn của chi nhánh đến với những nhóm khách hàng mục tiêu. Đối với khách hàng mới, NH tư vấn miễn phí cho khách hàng, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục, hồ sơ, hỗ trợ tạo lập và kiểm tra chứng từ,… góp phần giảm áp lực cho khách hàng khi thực hiện các chứng từ phức tạp, rút ngắn thời gian giao dịch và tránh những sai sót gây ảnh hưởng đến khách hàng và ngân hàng. Về chính sách duy trì khách hàng thường xuyên thì NH có thể miễn giảm phí, ưu đãi về tỷ giá, nới lỏng các điều kiện chiết khấu bộ chứng từ, ưu đãi phí chuyển tiền phi mậu dịch, hỗ trợ khách hàng khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,… Bên cạnh đó, NH còn phát triển quan hệ với khách hàng thường xuyên thông qua những hoạt động giao lưu văn hóa doanh nghiệp, tặng quà vào các dịp lễ, ngày đặc biệt, sử dụng và giới thiệu sản phẩm của khách hàng, hoặc tài trợ các chuyến du lịch đối với các khách hàng lớn,… Hai là, tiếp tục phát triển các dịch vụ TTQT có hiệu quả cao và các sản phẩm hỗ trợ rất được ưa chuộng như: UPAS L/C, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khả năng cung cấp hàng hoá, bảo lãnh nhận hàng, tài trợ vốn theo hợp đồng ngoại thương,… Đây là sản phẩm có khả năng phát triển mạnh trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay, nên các NHTM cần đẩy mạnh marketing, tổ chức hội thảo chia sẻ và quảng bá sản phẩm, nhằm thu hút khách hàng sử dụng những sản phẩm mới tiềm năng này Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì ngân hàng cần tiếp tục phát triển hơn nữa dịch vụ thanh toán quốc tế trực tuyến đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Ngoài ra, các NHTM còn cần phải chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ để hỗ trợ khách hàng xuất nhập khẩu như mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán kỳ hạn ngoại tệ, hoặc các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá như Future, Swap, Option,… Ba là, phát triển nguồn nhân lực thanh toán quốc tế bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp bồi 43
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN dưỡng nghiệp vụ cơ bản về TTQT, kinh doanh ngoại tệ, các cuộc hội thảo chuyên sâu về TTQT, các lớp tập huấn nhằm giúp các cán bộ trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ TTQT, kinh doanh ngoại tệ và ngoại ngữ; Thực hiện phối hợp với các định chế tài chính nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài để tổ chức tập huấn, đào tạo, khảo sát học tập kinh nghiệm, các kỹ năng đàm phán, hợp tác quốc tế, tìm hiểu các phương pháp phòng chống rửa tiền, khủng bố quốc tế, lừa đảo thương mại,… Thêm vào đó, ngân hàng cần định kỳ tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực nghiệp vụ TTQT của cán bộ nhân viên. Ngân hàng cũng cần có các chính sách khen thưởng, xử phạt hợp lý để phát huy hiệu quả, nâng cao tinh thần cho cán bộ nhân viên, đồng thời tạo động lực, mục tiêu cố gắng cho họ đóng góp hơn nữa vào sự phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng Để đảm bảo thực hiện tốt việc phát triển hoạt động TTQT với đặc thù của chi nhánh NH tại Quảng Ngãi thì bài viết có một số kiến nghị với Hội sở chính như sau: - Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Hội sở NH cần đầu tư cho các chi nhánh ngân hàng hệ thống máy chủ đủ mạnh, thường xuyên nâng cấp để hoạt động nhanh và ổn định, ưu tiên cung cấp máy tính có cấu hình mạnh phục vụ cho công tác xử lý điện, chuyển điện ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Hội sở NH phải chú ý việc nâng cấp chế độ bảo mật định kỳ cho toàn hệ thống, đảm bảo lưu trữ đầy đủ, an toàn thông tin khách hàng. - Hội sở ngân hàng cần xem xét điều chỉnh chính sách chăm sóc khách hàng TTQT giống như nhóm khách hàng tín dụng hay huy động vốn, đảm bảo sự cân bằng, bình đẳng về quyền lợi đối với nhóm khách hàng TTQT. - Hội sở cần thường xuyên cập nhật danh sách hệ thống ngân hàng đại lý cũng như những ngân hàng trong diện hạn chế quan hệ lên mạng nội bộ để các chi nhánh chủ động hơn trong việc tra cứu thông tin ngân hàng nước ngoài, thông tin quan hệ đại lý, hỗ trợ khách hàng trong hoạt động TTQT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Lao động - Xã hội. 2. Jung-Fa, Tsai., & Hung, N.P. (2020), Influencing Factors of the International Payment Service Quality at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Journal of Asian Finance Economics and Business 7(10), 241-254. 3. Eva, Jan íková., & Stanislava, Veselovská (2018), Innovations in International Payments, Kỷ yếu Hội thảo Hội nghị Khoa học Quốc tế lần thứ 2 ITEMA. 4. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2021), Phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu ViệtNam – Chi nhánh Ba Đình, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Công Đoàn 5. Phạm Thị Thanh Lê (2022), Thanh toán thương mại quốc tế - Bài học từ những rủi ro, Tạp chí Con số sự kiện số tháng 5/2022. 6. Chính phủ (2013), Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 18 tháng 3 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối 2005. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 16/2014/TT-NHNN Hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của NCT, NKCT tại ngân hàng được phép. 9. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2019 đến năm 2021. 44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0