intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương IV trong hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài viết trình bày khái lược về kĩ năng mềm (KNM) và vai trò của nó trong xu thế hội nhập quốc tế, từ đó đề xuất phát triển một số KNM cho SV Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương IV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương IV trong hội nhập quốc tế

  1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 130-133 PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG VI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Kim Cương - Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương VI Ngày nhận bài: 25/07/2018; ngày sửa chữa: 31/07/2018; ngày duyệt đăng: 07/08/2018. Abstract: Nowadays, the continuous development of science, technology and the explosion of knowledge requires each individual to constantly self-study and improve his or her individual capacity. In order to do well, knowledge must equip learners with the necessary soft skills. The paper presents a brief description of soft skills and its role in the international integration trend, which provides some soft skills for students at the Central Transport College VI. Keywords: Development, soft skills, students, vocational school, international integration trend. 1. Mở đầu năng tự học, kĩ năng xác định mục tiêu, vượt qua khủng Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu hoảng, kĩ năng sáng tạo và đổi mới. rộng, tích cực và sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công Vì vậy, KNM có thể được hiểu là các kĩ năng thuộc nghiệp lần thứ 4, điều đó đã tạo ra sự thay đổi nhanh về tính cách của con người, những hành vi ứng xử, giao chóng và không ngừng trên tất cả mọi mặt của đời sống tiếp và cho phép tương tác với người khác. Trên thế giới KT-XH. Tuy nhiên, mọi sự thành công đều phải xuất kĩ năng này còn gọi là kĩ năng con người hay kĩ năng phát từ yếu tố con người, điều đó đòi hỏi phải có nguồn thực hành xã hội [1]. nhân lực đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới. Để KNM trang bị cho mỗi người lẽ sống, thái độ sống, thực hiện sứ mệnh này, GD-ĐT nói chung và các cơ sở hành vi cá nhân, khả năng giao tiếp, ứng xử, làm việc đào tạo nghề nói riêng đóng vai trò quan trọng hàng đầu. nhóm,... KNM là một phần của kĩ năng sống, hay kĩ năng Đối với người học, sau khi tốt nghiệp ra trường có sống bao gồm KNM và một số kĩ năng khác. được việc làm phù hợp, có thu nhập và đóng góp cho xã 2.1.2. Vai trò của kĩ năng mềm trong xu thế hội nhập hội tốt là nguyện vọng tha thiết và chính đáng, điều này quốc tế cũng là mong muốn của các bậc phụ huynh và cũng Muốn thành công trong công việc và cuộc sống, con chính là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nghề. Tuy người cần được trang bị kiến thức và rất nhiều kĩ năng. nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù có rất nhiều đơn Kỉ nguyên thông tin và tri thức hiện nay cũng đòi hỏi vị có nhu cầu tuyển dụng lao động, kể cả các doanh từng thành viên trong xã hội phải tự học suốt đời, trau dồi nghiệp nước ngoài, nhưng sinh viên (SV) tốt nghiệp ra khả năng tư duy độc lập và thích ứng nhanh với những trường lại rất khó khăn trong tìm kiểm việc làm; các biến động thường xuyên, đa dạng, phức tạp của xã hội. doanh nghiệp, các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động Để làm được điều này, cần phải học tập và rèn luyện các đều có chung nhận xét nguồn cung về nhân lực lao động KNM để có thể trở thành những con người vừa có năng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu nhiều kĩ năng quan lực chuyên môn vừa có kĩ năng tốt. KNM ngày càng trọng để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. được chứng minh có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân. Bài viết trình bày khái lược về kĩ năng mềm (KNM) và vai trò của nó trong xu thế hội nhập quốc tế, từ đó đề Khi đánh giá năng lực của người lao động, người sử xuất phát triển một số KNM cho SV Trường Cao đẳng dụng lao động cũng thường căn cứ vào các tiêu chí liên Giao thông Vận tải Trung ương IV. quan đến kiến thức, kĩ năng và thái độ đối với công việc. Những người sử dụng lao động coi trọng các KNM vì 2. Nội dung nghiên cứu đây là một nhân tố đánh giá con người rất hiệu quả. 2.1. Khái lược về kĩ năng mềm Người có các KNM sẽ dẫn dắt được những người khác 2.1.1. Khái niệm theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung. Kĩ năng mềm (hay còn gọi là Kĩ năng thực hành xã Với tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật như vậy, việc hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ năng quan trọng trong trang bị KNM để SV sau khi ra trường tiếp tục tự nghiên cuộc sống con người như: kĩ năng sống, giao tiếp, lãnh cứu, tự học tập, tự rèn luyện kĩ năng chuyên môn và thực đạo, làm việc theo nhóm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ hiện triết lí “học tập suốt đời”, “học để chung sống”, “học 130
  2. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 130-133 để làm việc” là vô cùng quan trọng. Nó giúp các em công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce thường xuyên cập nhật được những thay đổi của khoa and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, học, công nghệ, giúp các em có đủ kĩ năng để xử lí mọi Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, tình huống xảy ra trong quá trình làm việc hàng ngày. Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục Được trang bị các KNM trong môi trường học tập, SV sẽ quốc gia Úc (the Australian National Training Authority tham gia chủ động, tích cực hơn các hoạt động xã hội, - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương biết cách tổ chức chuyên nghiệp và sáng tạo các hoạt lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kĩ năng và kiến động ngoại khóa, nâng cao kết quả học tập, biết cách thiết thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải lập các mối quan hệ thân thiện với mọi đối tượng, có có. Kĩ năng hành nghề (employability skills) là các kĩ nhiều hơn các cơ hội nghề nghiệp và chắc chắn rằng sẽ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng hiệu quả hơn. cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ Như vậy, KNM là hành trang không thể thiếu của SV chức. Có 8 kĩ năng hành nghề cơ bản: giao tiếp; làm việc để phát triển nghề nghiệp trong tương lai, đặc biệt là đối nhóm; giải quyết vấn đề; sáng tạo và mạo hiểm; lập kế với SV các trường nghề. hoạch và tổ chức công việc; quản lí bản thân; học tập; 2.2. Những kĩ năng mềm cần thiết với sinh viên trường công nghệ [dẫn theo 2]. nghề Ở Việt Nam, tác giả Vĩnh Thắng đã nêu rõ những Trên thế giới, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và xác KNM mà SV Việt Nam đang rất thiếu đó là: học tập; thiết định các kĩ năng cần thiết cho người học: lập mục tiêu; quản lí thời gian; tổ chức công việc; giao tiếp; thuyết trình hiệu quả; lãnh đạo nhóm; làm việc Bộ Lao động Hoa Kì (The U.S. Department of Labor) nhóm; giải quyết vấn đề; ra quyết định. Thực tế cho thấy, cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mĩ (The American 10 KNM trên không chỉ giúp cho SV có ý thức trong học Society of Training and Development) đã thực hiện một tập, giúp SV hoàn thiện bản thân, nâng cao năng suất, lao cuộc nghiên cứu về các kĩ năng cơ bản trong công việc. động, hiệu quả công việc mà còn là sự nhạy bén, thích Kết luận được đưa ra là có 13 kĩ năng cơ bản cần thiết để nghi, tư duy sáng tạo, phản xạ nhanh trước những vấn đề thành công trong công việc: học và tự học; lắng nghe; của cuộc sống và công việc [3]. thuyết trình; giải quyết vấn đề; tư duy sáng tạo; quản lí bản thân và tinh thần tự tôn; đặt mục tiêu/tạo động lực Qua nghiên cứu nội dung các kĩ năng đã được xây làm việc; phát triển cá nhân và sự nghiệp; giao tiếp ứng dựng của một số nước trên thế giới, để phù hợp với điều xử và tạo lập quan hệ; làm việc đồng đội; đàm phán; tổ kiện và hoàn cảnh của GD-ĐT Việt Nam, đặc điểm của chức công việc hiệu quả; lãnh đạo bản thân. SV trường nghề, bài viết này đề xuất 9 KNM phù hợp và cần thiết trang bị cho SV trường nghề như sau: Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kĩ năng cho người lao động. Bộ Phát triển - Kĩ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills); Nguồn Nhân lực và Kĩ năng Canada (Human Resources - Kĩ năng làm việc nhóm (Teamwork skills); and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ - Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh - Kĩ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết enterprise skills); định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc - Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu để đưa ra danh and organising skills); sách các kĩ năng cần thiết đối với người lao động. - Kĩ năng quản lí bản thân (Self-management skills); Conference Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân - Kĩ năng học tập suốt đời (Lifelong learning); tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động - Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng. Tổ chức thông (Information and communication technology); này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các kĩ - Kĩ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe năng hành nghề cho thế kỉ 21 (Employability Skills (Health & workplace safety). 2000+) bao gồm 6 kĩ năng: giao tiếp; giải quyết vấn đề; Đối với người học nghề, sau khi tốt nghiệp ra trường, tạo thái độ và hành vi tích cực; thích ứng; làm việc với nếu họ có được 9 KNM thiết yếu này thì không những người khác; nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán. chỉ giúp nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà còn Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch cuộc sống, ở gia Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và đình, ngoài xã hội và tại nơi làm việc, nâng cao chất 131
  3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 130-133 lượng cuộc sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi túc khi phát triển KNM cho SV. Nâng cao nhận thức của chất lượng lực lượng lao động của Việt Nam để hội nhập SV sẽ giúp SV có động lực học tập và rèn luyện phát triển toàn cầu. KNM. 2.3. Một số biện pháp trang bị kĩ năng mềm cho sinh viên Để thực hiện biện pháp này, có thể tiến hành một số Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương VI hoạt động sau: 2.3.1. Tích hợp chuẩn đầu ra kĩ năng mềm vào chương + Tổ chức hội thảo, trao đổi để đại diện các đơn vị trình đào tạo cho sinh viên tuyển dụng, giảng viên tọa đàm về tầm quan trọng của kĩ Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là quy định năng mềm cho SV, từ đó SV có ý thức tự học, tự trau dồi của cơ sở giáo dục về phẩm chất và năng lực mà người kiến thức, KNM. học phải đạt được sau khi tốt nghiệp các ngành đào tạo + Tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ giảng viên về tương ứng. Chuẩn đầu ra phải phản ánh và phù hợp với tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung của KNM. nhu cầu của xã hội, của người sử dụng lao động, sự tiến + Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giảng viên, SV bộ của khoa học công nghệ, khả năng tự học, tự nâng cao học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, trình độ để tiếp tục phát triển của người học sau khi ra các chủ trương của Đảng về phát triển GD-ĐT; các văn trường,... Lãnh đạo nhà trường cần xác định rõ KNM là bản chỉ đạo của nhà nước về việc xây dựng và phát triển mục tiêu SV cần phải có sau khi tốt nghiệp ra trường bên nguồn nhân lực cao. cạnh kĩ năng về chuyên môn nghề, từ đó đưa tích hợp 2.3.3. Đổi mới tổ chức thực hiện phát triển kĩ năng mềm chuẩn đầu ra KNM vào chương trình đào tạo của SV. cho sinh viên Trên cơ sở chuẩn đầu ra đã xác định, cần xây dựng Hiện nay, gần như chưa có một bộ giáo trình chính chương trình, nội dung phù hợp, thiết thực để tổ chức đào thống về phát triển KNM cho SV trường nghề từ Bộ GD- tạo, bồi dưỡng KNM cho SV ngay trong từng học phần; ĐT. Cách phổ biến nhất được các trường áp dụng vẫn là xem xét bổ sung thêm học phần KNM vào trong chương lồng ghép giáo dục KNM cho SV vào các môn học của trình đào tạo để SV có điều kiện được phát triển kĩ năng chương trình. Tùy từng trường đã có những cách lồng một cách cụ thể, rõ ràng; tăng cường các hoạt động thực ghép khác nhau. Phát triển KNM cũng đã được lồng ghép hành, trải nghiệm trong quá trình đào tạo. vào các hình thức hoạt động ngoại khóa khác nhưng nhìn Cách thức tiến hành biện pháp như sau: chung hình thức tổ chức còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa + Nhà trường cần tổ chức cho các khoa hoàn thiện cuốn hút được SV tham gia, do đó cần có sự đổi mới một chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo, trong đó có tích cách tích cực. hợp chuẩn đầu ra về KNM. Phát triển KNM cần phải được thực hiện một cách có + Đối sánh chương trình đào tạo hiện hành với chuẩn hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường, do đó việc đầu ra mới xác định; từ đó bổ sung thêm học phần cần cải tiến hình thức tổ chức nhằm phát huy tính chủ động, thiết hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung các học phần đã tích cực, sáng tạo của SV, giúp SV có khả năng hoạt động có để đáp ứng được chuẩn đầu ra mới. độc lập, tự chủ trong quá trình học tập của bản thân. + Biên soạn chương trình đào tạo, đề cương chi tiết Có thể đa dạng hóa các hình thức phát triển KNM cho các học phần, trong đó có học phần KNM. SV thông qua các hoạt động sau: 2.3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh + Xây dựng các câu lạc bộ, tổ chức hội thảo, diễn đàn, viên về tầm quan trọng của kĩ năng mềm đối với sinh viên các cuộc thi nằm trong kế hoạch tổ chức các hoạt động Để việc phát triển KNM cho SV đạt hiệu quả cao, nhà giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua các hoạt động này, trường cần nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, SV có cơ hội để thể hiện và tự khẳng định mình, rèn SV về tầm quan trọng của KNM bởi nhận thức luôn là luyện các KNM như kĩ năng giao tiếp và ứng xử, kĩ năng khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động xã hội và có ý làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo,... nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ khi có nhận thức đúng thì + Đổi mới việc lồng ghép phát triển KNM trong các mới có hành động đúng, do đó nâng cao nhận thức, ý môn học: tổ chức sinh hoạt chuyên môn để lựa chọn thức trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên, SV về vai trò những bài phù hợp có thể lồng ghép phát triển KNM, của KNM cho SV là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn thống nhất cụ thể các hoạt động cần được thực hiện lồng đến chất lượng giáo dục nói chung và hiệu quả phát triển ghép trong tiết dạy, lựa chọn thông tin, kiến thức, kĩ năng KNM cho SV trong nhà trường nói riêng. cần cho SV thực hiện được các hoạt động thiết thực trong Biện pháp này giúp cho cán bộ, giảng viên nhận thức các tình huống học tập, đời sống hàng ngày; chú trọng đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển KNM, tạo cho vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm tăng giảng viên tinh thần tích cực ủng hộ và thực hiện nghiêm cường tính chủ động của SV trong quá trình nghiên cứu 132
  4. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 130-133 bài học, đồng thời phát triển tối đa các KNM gắn với nội lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, các cơ sở dung bài học. GD-ĐT cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực không chỉ + Đổi mới các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực vững kiến thức chuyên môn mà còn có đủ khả năng làm hiện phát triển KNM cho SV: đánh giá kết quả cần tập việc một cách chuyên nghiệp, giúp SV có được phẩm trung vào những nội dung như bám sát chuẩn đầu ra phát chất, năng lực, trình độ, kĩ năng cơ bản của người lao triển KNM theo từng chủ điểm, của từng khối lớp, bám động đã qua đào tạo. sát mục tiêu của từng hoạt động cụ thể, đánh giá kết quả Hiện nay, phần lớn các cơ sở đào tạo nghề chưa thực từng nội dung hoạt động cụ thể, sự thành thục của SV sự quan tâm đúng mức việc trang bị KNM cho người trong việc ứng dụng các KNM vào những điều kiện, hoàn học. Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương cảnh thích hợp, sự thay đổi hành vi, sự tiến bộ so với VI mặc dù đã quan tâm tổ chức một số hoạt động phát chính bản thân cá nhân SV. triển KNM cho SV, nhưng hiệu quả các hoạt động đem 2.3.4. Tăng cường các nguồn lực cho hoạt động phát lại chưa cao, chưa thể hiện rõ ràng kết quả các KNM phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên triển được cho SV. Để nâng cao hơn nữa chất lượng phát Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống triển KNM cho SV, nhà trường cần vận dụng, thực hiện phương tiện của quá trình dạy học là điều kiện cần thiết, 5 biện pháp đã đề xuất. Mỗi biện pháp có những ưu điểm cơ sở thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình giảng dạy và thế mạnh riêng, có vai trò tác động khác nhau đến việc và cũng là điều kiện quan trọng, cần thiết cho việc đổi phát triển KNM cho SV trong nhà trường song lại có mối mới phương pháp dạy học. Do đó, cần tăng cường xây quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, biện pháp dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để phát triển này tạo cơ sở và tiền đề cho biện pháp kia. Vì vậy, các KNM cho SV: xây dựng danh mục những cơ sở vật chất biện pháp cần phải được thực hiện một cách đồng bộ để tối thiểu cần thiết phục vụ cho phát triển KNM đạt hiệu nâng cao chất lượng phát triển KNM cho SV nói riêng quả; xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; thực hiện tốt và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường việc xã hội hoá giáo dục, huy động các lực lượng, các nói chung. nhà tài trợ ủng hộ kinh phí, phương tiện phục vụ cho hoạt động; xây dựng nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản các trang thiết bị; tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên về Tài liệu tham khảo cách sử dụng, bảo quản các máy móc, trang thiết bị hiện [1] Ngô Anh Tuấn - Bùi Thị Hải Lý (2013). Xây dựng đại hiện có. quy trình đào tạo kĩ năng mềm tại khoa Đào tạo chất 2.3.5. Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên thông qua lượng cao - Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thực tập tại doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số 318, Mục tiêu của việc phát triển KNM cho SV là đáp ứng tr 20-22; 26. các yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp đối với [2] Tạ Quang Thảo (2014). Phát triển kĩ năng mềm cho người lao động. Do đó, cần phải giúp SV hiểu rõ những sinh viên các trường đại học, cao đẳng, đáp ứng yêu yêu cầu của nghề thông qua quá trình thực tập tại các cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện doanh nghiệp. Quá trình thực tập tại doanh nghiệp không nay. Tạp chí Giáo dục, số 329, tr 27-29. chỉ tạo cơ hội để người học tiếp xúc trực tiếp với nhà [3] Vĩnh Thắng (2012). Top 10 kĩ năng mềm cần thiết tuyển dụng, tìm hiểu rõ về nghề, các thông tin về nhu cầu cho bạn trẻ. NXB Trẻ. tuyển dụng mà còn tạo điều kiện cho các nhà tuyển dụng [4] Vũ Thị Nga (2017). Giải pháp phát triển kĩ năng truyền đạt kiến thức thực tế nhằm nâng cao kiến thức mềm cho sinh viên Trường Đại học Công đoàn. Tạp chuyên môn và KNM cho người học. chí Giáo dục số 417, tr 26-28; 31. Để thực hiện biện pháp này, nhà trường cần chủ động liên hệ, xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh [5] Bộ GD-ĐT (2014). Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT nghiệp, lên kế hoạch cụ thể và rõ ràng về thời gian, nội ngày 18/8/2014, Hướng dẫn số 463/BGDĐT ngày dung, cách thức tiến hành và kiểm tra đánh giá kết quả 28/01/2015 về việc triển khai giáo dục kĩ năng sống trong chương trình đào tạo. Trong quá trình thực tập, SV tại các cơ sở giáo dục. cần chủ động tìm hiểu, quan sát, học hỏi và vận dụng [6] Nguyễn Thanh Bình (2006). Giáo trình chuyên đề những kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường. giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm. 3. Kết luận [7] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển KNM có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi con nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục người. Để đáp ứng các yêu cầu nguồn nhân lực chất Việt Nam. 133
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2