intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An Vùng đồng bằng Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại: Diện tích đất phù sa màu mỡ, Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với các vùng khác trong tỉnh, lao động nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI<br /> Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN<br /> NGUYỄN THỊ TRANG THANH<br /> Trường Đại học Vinh<br /> Tóm tắt: Vùng đồng bằng Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát<br /> triển kinh tế trang trại: Diện tích đất phù sa màu mỡ, Cơ sở hạ tầng, cơ sở<br /> vật chất kĩ thuật tốt nhất so với các vùng khác trong tỉnh, lao động nông<br /> nghiệp có nhiều kinh nghiệm… Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế trang<br /> trại ở đồng bằng đang còn nhiều vấn đề đặt ra về: hiệu quả sản xuất, môi<br /> trường... Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở<br /> vùng đồng bằng, chúng tôi đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế trang<br /> trại theo hướng bền vững, đó là: đẩy mạnh phát triển các loại hình trang<br /> trại chăn nuôi, trồng rau màu, mở rộng diện tích trang trại, nâng cao tay<br /> nghề lao động, phát triển dịch vụ thú y…<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Vùng đồng bằng của Nghệ An gồm 4 huyện và 1 thành phố: huyện Nam Đàn, Yên<br /> Thành, Đô Lương, Hưng Nguyên và thành phố Vinh. Diện tích tự nhiên của vùng là<br /> 1.461,32 km2, chiếm 8,9% diện tích toàn tỉnh. Dân số 1.045,704 nghìn người, chiếm<br /> 33,5% dân số toàn tỉnh (năm 2009) [1].<br /> Vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại: Diện tích<br /> đất phù sa màu mỡ, thích hợp trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu; Cơ<br /> sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với các vùng khác trong tỉnh; lao động<br /> nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm; có nhiều cơ sở chế biến nông sản, hóa chất phục<br /> vụ nông nghiệp, có các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, giống cây trồng… Tuy<br /> nhiên, thực tế phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng đang còn nhiều vấn đề đặt ra<br /> về: hiệu quả sản xuất, vấn đề môi trường... Trong bài viết này, thông qua phân tích<br /> thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng, làm rõ những khó khăn,<br /> thách thức trong quá trình phát triển trang trại, chúng tôi đề xuất các giải pháp phát<br /> triển bền vững kinh tế trang trại ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An.<br /> 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG<br /> BẰNG NGHỆ AN<br /> 2.1. Số lượng và cơ cấu trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An<br /> Tính đến năm 2010, vùng đồng bằng có 348 trang trại, trong tổng số 1.859 trang trại,<br /> chiếm 18,7% tổng số trang trại của tỉnh. So với năm 2005, số lượng trang trại vùng<br /> đồng bằng Nghệ An tăng thêm 43 trang trại. Số lượng trang trại phân theo loại hình<br /> như sau.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 117-125<br /> <br /> 118<br /> <br /> NGUYỄN THỊ TRANG THANH<br /> <br /> Bảng 1. Số lượng trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An phân theo loại hình [2]<br /> Loại hình trang trại<br /> Tổng số<br /> 1. Trang trại trồng cây hàng năm<br /> 2. Trang trại trồng cây lâu năm<br /> 3. Trang trại chăn nuôi<br /> 4. Trang trại lâm nghiệp<br /> 5. Trang trại thuỷ sản<br /> 6. TT kinh doanh tổng hợp<br /> <br /> Năm 2005<br /> Số lượng<br /> Cơ cấu %<br /> 305<br /> 100,0<br /> 58<br /> 19,0<br /> 43<br /> 14,1<br /> 48<br /> 15,7<br /> 58<br /> 19,0<br /> 28<br /> 4,2<br /> 70<br /> 23,0<br /> <br /> Năm 2010<br /> Số lượng<br /> Cơ cấu %<br /> 348<br /> 100,0<br /> 48<br /> 13,8<br /> 7<br /> 2,0<br /> 87<br /> 25,0<br /> 64<br /> 18,4<br /> 52<br /> 14,9<br /> 90<br /> 25,9<br /> <br /> Trong các loại hình trang trại, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có số lượng lớn<br /> nhất, năm 2010 là 90 trang trại, chiếm 25,9% tổng số trang trại toàn vùng và đang có<br /> xu hướng gia tăng. Tiếp đến là trang trại chăn nuôi tăng tỉ trọng từ 15,7% (năm 2005)<br /> lên 25% năm 2010. Số lượng trang trại trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm có<br /> xu hướng giảm.<br /> Trong số các huyện của vùng đồng bằng, số lượng trang trại tập trung nhiều nhất ở<br /> huyện Nam Đàn. Năm 2010, số lượng trang trại của huyện Nam Đàn là 118 trang trại,<br /> chiếm 33,9% tổng số trang trại toàn vùng. Tiếp đến là huyện Đô Lương số liệu tương<br /> ứng là 105 và 30,2%; huyện Yên Thành 99 và 28,4%.<br /> 2.2. Tình hình sử dụng đất đai<br /> Tổng diện tích đất đai của các trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An năm 2005 là 3391<br /> ha (kể cả diện tích mặt nước), bình quân 11,1 ha/trang trại, cao hơn so với bình quân<br /> của tỉnh (8,5 ha/ trang trại). Đến năm 2010, diện tích đất của các trang trại giảm xuống<br /> 2.510,32 ha và bình quân 7,2 ha/trang trại, thấp hơn so với mức bình quân của cả tỉnh<br /> (năm 2010 bình quân của tỉnh là 9,0 ha/trang trại). Trong đó, bình quân diện tích đất<br /> trên một trang trại của loại hình trang trại lâm nghiệp lớn nhất, tiếp đến là trang trại<br /> trồng cây lâu năm. Diện tích đất bình quân của trang trại kinh doanh tổng hợp và trang<br /> trại chăn có xu hướng tăng lên.<br /> Bảng 2. Tình hình sử dụng đất của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An [2]<br /> Loại hình trang trại<br /> Tổng số<br /> 1. Trang trại trồng cây hàng năm<br /> 2. Trang trại trồng cây lâu năm<br /> 3. Trang trại chăn nuôi<br /> 4. Trang trại lâm nghiệp<br /> 5. Trang trại thuỷ sản<br /> 6. TT kinh doanh tổng hợp<br /> <br /> Năm 2005<br /> Tổng diện<br /> Bình quân<br /> tích (ha)<br /> (ha/TT)<br /> 3.391<br /> 11,1<br /> 594<br /> 10,2<br /> 283<br /> 6,6<br /> 62<br /> 1,3<br /> 1.671<br /> 28,8<br /> 401<br /> 14,3<br /> 380<br /> 5,4<br /> <br /> Năm 2010<br /> Tổng diện<br /> Bình quân<br /> tích (ha)<br /> (ha/TT)<br /> 2.510,32<br /> 7,2<br /> 244,35<br /> 5,1<br /> 100,55<br /> 14,4<br /> 135,00<br /> 1,6<br /> 945,6<br /> 14,8<br /> 381,4<br /> 7,3<br /> 703,36<br /> 7,8<br /> <br /> PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN<br /> <br /> 119<br /> <br /> 2.2.3. Lao động của trang trại<br /> Năm 2005, tổng số lao động của các trang trại là 2.568 người, trong đó lao động<br /> thường xuyên là 1.230 người, còn lại là lao động theo thời vụ, bình quân là 4 lao động<br /> thường xuyên/trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An. Đến năm 2010, tổng số lao động<br /> của các trang trại là 2.704 người, trong đó, lao động thường xuyên là 1.252 người,<br /> bình quân mỗi trang trại là 3,6 lao động thường xuyên và 4,2 lao động thời vụ. So với<br /> cả nước thì lao động bình quân 1 trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An thấp hơn nhiều<br /> (cả nước là 5,6 lao động/trang trại). Các trang trại chủ yếu thuê lao động thời vụ, giải<br /> quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn.<br /> Nhìn chung lao động của các trang trại trình độ chưa cao, tỉ lệ lao động có trình độ đại<br /> học, cao đẳng rất ít chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Tỉ lệ lao động nông nghiệp<br /> có chuyên môn kỹ thuật cũng rất thấp ở các huyện như: thành phố Vinh lao động nông<br /> nghiệp có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm 5,66% tổng số lao động nông, nghiệp<br /> của thành phố; Hưng Nguyên 4,71%, Nam Đàn 4,41%, Yên Thành 4,22%... [3]<br /> 2.2.4. Vốn của trang trại<br /> Tổng số vốn đầu tư của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An là 52.122 triệu đồng<br /> năm 2005. Vốn đầu tư bình quân của 1 trang trại đạt 170,9 triệu đồng/trang trại cao<br /> hơn mức bình quân của cả tỉnh (trung bình của toàn tỉnh là 139,5 triệu đồng). Năm<br /> 2010, tổng số vốn đầu tư của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An là 89.468,5<br /> triệu đồng, chiếm 22,0% tổng số vốn đầu tư của các trang trại toàn tỉnh. Bình quân<br /> vốn đầu tư mỗi trang trại là 257,1 triệu đồng/TT, tăng hơn so với vốn đầu tư năm 2005<br /> và so với trung bình của tỉnh Nghệ An năm 2010 (trung bình của tỉnh là 218,4 triệu<br /> đồng/TT). Bình quân vốn đầu tư của các loại hình trang trại năm 2010 đều tăng so với<br /> năm 2005, trừ hai loại hình trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại trồng cây lâu<br /> năm.<br /> Bảng 3. Vốn đầu tư của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An phân theo loại hình trang trại<br /> năm 2005 và 2010 [2]<br /> <br /> Loại hình trang trại<br /> Tổng số<br /> 1. TT trồng cây hàng năm<br /> 2. TT trồng cây lâu năm<br /> 3. Trang trại chăn nuôi<br /> 4. Trang trại lâm nghiệp<br /> 5. Trang trại thuỷ sản<br /> 6. TT kinh doanh tổng hợp<br /> <br /> Năm 2005<br /> Tổng số vốn Bình quân vốn/<br /> 1 trang trại<br /> 52.122<br /> 170,9<br /> 3.968<br /> 68,4<br /> 5.358<br /> 124,6<br /> 9.921<br /> 206,7<br /> 5.297<br /> 91,3<br /> 13.258<br /> 473,5<br /> 14.320<br /> 204,6<br /> <br /> Đơn vị: Triệu đồng<br /> Năm 2010<br /> Tổng số vốn<br /> Bình quân<br /> vốn/1 TT<br /> 89.468,5<br /> 257,1<br /> 7.188<br /> 149,8<br /> 8.36,5<br /> 119,5<br /> 36.123<br /> 415,2<br /> 9.669<br /> 151,1<br /> 10.824<br /> 208,2<br /> 24.828<br /> 275,9<br /> <br /> Vốn đầu tư giữa các loại hình trang trại không giống nhau. Vốn đầu tư bình quân của<br /> trang trại chăn nuôi lớn nhất, rồi đến trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, còn ít<br /> nhất thuộc về trang trại trồng cây lâu năm.<br /> <br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted Table<br /> <br /> 120<br /> <br /> NGUYỄN THỊ TRANG THANH<br /> <br /> 2.2.5. Giá trị hàng hoá và dịch vụ của trang trại<br /> Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ của các trang trại năm 2005 là 23.473 triệu đồng.<br /> Bình quân một trang trại 76,9 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của cả tỉnh (giá trị<br /> hàng hóa và dịch vụ trang trại bình quân của tỉnh là 98,3 triệu đồng/ trang trại). Năm<br /> 2010, tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của các trang trại vùng đồng bằng là 78.399,5<br /> triệu đồng, chiếm 21,2% tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ các trang trại toàn tỉnh. Bình<br /> quân mỗi trang trại là 225,1 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với năm 2005 và so với<br /> cả tỉnh (trung bình của cả tỉnh là 199,4 triệu đồng/TT).<br /> Bảng 4. Giá trị hàng hoá và dịch vụ của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An phân theo<br /> loại hình năm 2005 và 2010 [2]<br /> <br /> Loại hình trang trại<br /> Tổng số<br /> 1. TT trồng cây hàng năm<br /> 2. Trang trại trồng cây lâu năm<br /> 3. Trang trại chăn nuôi<br /> 4. Trang trại lâm nghiệp<br /> 5. Trang trại thuỷ sản<br /> 6. TT kinh doanh tổng hợp<br /> <br /> Năm 2005<br /> Tổng giá trị<br /> Bình quân<br /> hàng hoá và giá trị hàng<br /> dịch vụ<br /> hoá và dịch<br /> vụ/1 TT<br /> 23.473<br /> 76,9<br /> 2.412<br /> 41,6<br /> 2.716<br /> 63,2<br /> 4.591<br /> 95,7<br /> 2.820<br /> 48,6<br /> 3.724<br /> 133,0<br /> 7.210<br /> 103,0<br /> <br /> Đơn vị: Triệu đồng<br /> Năm 2010<br /> Tổng giá trị<br /> Bình quân<br /> hàng hoá và giá trị hàng<br /> dịch vụ<br /> hoá và dịch<br /> vụ/1 TT<br /> 78.339,5<br /> 225,1<br /> 4.887<br /> 101,8<br /> 1.000,5<br /> 142,9<br /> 36.754<br /> 422,5<br /> 6.832<br /> 106,8<br /> 8.566<br /> 164,7<br /> 20.300<br /> 225,6<br /> <br /> Tất cả các loại hình trang trại đều tăng về giá trị hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 20052010, trong đó trang trại chăn nuôi có bình quân giá trị hàng hoá và dịch vụ cao nhất<br /> và tăng nhanh trong vòng 5 năm qua, còn bình quân giá trị hàng hoá của các trang trại<br /> trồng cây hàng năm và lâm nghiệp là thấp nhất.<br /> 2.2.6. Thu nhập của trang trại<br /> Tổng thu nhập của các trang trại trong năm 2005 là 10.499 triệu đồng, bình quân mỗi<br /> trang trại 34,3 triệu đồng. Năm 2010, tổng thu nhập của các trang trại vùng đồng bằng<br /> Nghệ An là 34.237,7 triệu đồng, bình quân 98,4 triệu đồng/TT. So với mức bình quân<br /> của cả tỉnh thì thu nhập của các trang trại vùng đồng bằng cao hơn (thu nhập bình<br /> quân mỗi trang trại của tỉnh là 81,8 triệu đồng năm 2010).<br /> Nhìn chung, thu nhập bình quân của các loại hình trang trại tăng không nhiều, trong<br /> đó, trang trại chăn nuôi có thu nhập bình quân mỗi trang trại cao nhất và tăng nhanh<br /> nhất trong giai đoạn 2005-2010.<br /> <br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold, Not Italic<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold, Not Italic<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold, Not Italic<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold, Not Italic<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted Table<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Deleted:<br /> <br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold<br /> Nha Dien 12/22/11 9:20 PM<br /> Formatted: Font:Not Bold<br /> <br /> PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH NGHỆ AN<br /> <br /> 121<br /> <br /> Bảng 5. Thu nhập của các trang trại vùng đồng bằng Nghệ An<br /> phân theo loại hình năm 2005 và 2010 [2] (Đơn vị: Triệu đồng)<br /> Loại hình trang trại<br /> Năm 2005<br /> Năm 2010<br /> Tổng thu<br /> Bình quân<br /> Tổng thu<br /> Bình quân<br /> nhập của các thu nhập/1 nhập của các<br /> thu nhập/1<br /> trang trại<br /> trang trại<br /> trang trại<br /> trang trại<br /> Tổng số<br /> 10.449<br /> 34,3<br /> 34.237,7<br /> 98,4<br /> 1. TT trồng cây hàng năm<br /> 1.365<br /> 23,5<br /> 2.226<br /> 46,4<br /> 2. TT trồng cây lâu năm<br /> 1.056<br /> 24,6<br /> 430,2<br /> 61,5<br /> 3. Trang trại chăn nuôi<br /> 1.342<br /> 27,9<br /> 14.851<br /> 170,7<br /> 4. Trang trại lâm nghiệp<br /> 1.539<br /> 26,5<br /> 4.787<br /> 74,8<br /> 5. Trang trại thuỷ sản<br /> 1.275<br /> 45,5<br /> 3.680<br /> 70,8<br /> 6. TT kinh doanh tổng hợp<br /> 3.872<br /> 55,3<br /> 8.263,5<br /> 91,8<br /> <br /> Tuy thu nhập chưa cao, nhưng phần lớn các trang trại đó bù đắp đủ chi phí và có lãi.<br /> Đặc biệt một số trang trại chăn nuôi đó có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Lợi<br /> nhuận thu được trên một đồng vốn bỏ ra ngày càng cao, thu nhập trên một đơn vị diện<br /> tích tăng dần và tốc độ quay vòng đồng vốn nhanh hơn.<br /> 2.2.7. Hiệu quả sử dụng đất và vốn<br /> Thu nhập bình quân trên một ha đất của các trang trại vùng đồng bằng còn thấp, trung<br /> bình 13,6 triệu đồng/ha. Mặc dù giá trị hàng hóa và dịch vụ trên một ha cao (31,2 triệu<br /> đồng/ha), nhưng do chi phí nhiều, nên thu nhập trung bình không cao. Hiệu quả sử<br /> dụng đất khác nhau giữa các loại hình trang trại do đặc trưng từng loại hình. Hiệu quả<br /> sử dụng đất cao nhất thuộc về trang trại chăn nuôi 110 triệu đồng/ha và trang trại kinh<br /> doanh tổng hợp (11,8 triệu đồng/ha).<br /> Hiệu quả sử dụng vốn trung bình mỗi trang trại ở vùng đồng bằng Nghệ An là 0,38.<br /> Nghĩa là bình quân một đồng vốn đầu tư tạo ra 0,38 đồng lãi. Như vậy, hiệu quả sử<br /> dụng vốn của các trang trại chưa cao và có sự phân hóa giữa các loại hình trang trại.<br /> Trang trại chăn nuôi mặc dù giá trị hàng hóa và dịch vụ trên vốn cao, nhưng do chi phí<br /> sản xuất cao, nên hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.<br /> Bảng 6. Hiệu quả sử dụng đất và vốn bình quân một trang trại phân theo loại hình của vùng<br /> đồng bằng Nghệ An năm 2010<br /> <br /> Bình quân<br /> 1. TT trồng cây hàng năm<br /> 2. TT trồng cây lâu năm<br /> 3. Trang trại chăn nuôi<br /> 4. Trang trại lâm nghiệp<br /> 5. TT thuỷ sản<br /> 6. TT kinh doanh tổng hợp<br /> <br /> Hiệu quả sử dụng đất<br /> Giá trị hàng<br /> Thu nhập<br /> hoá và dịch<br /> (Tr.đ/ha)<br /> vụ (Tr.đ/ha)<br /> 31,2<br /> 13,6<br /> 21,8<br /> 9,1<br /> 10,0<br /> 4,3<br /> 272,3<br /> 110,0<br /> 7,2<br /> 5,1<br /> 22,5<br /> 9,7<br /> 28,9<br /> 11,8<br /> <br /> Hiệu quả sử dụng vốn<br /> Giá trị hàng<br /> Thu nhập/<br /> hóa và dịch<br /> 1đồng vốn<br /> vụ/1đồng vốn<br /> 0,88<br /> 0,38<br /> 0,68<br /> 0,31<br /> 1,19<br /> 0,51<br /> 1,02<br /> 0,41<br /> 0,71<br /> 0,49<br /> 0,79<br /> 0,34<br /> 0,82<br /> 0,33<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2