intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kinh tế từ nâu sang xanh: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu trường hợp phát triển kinh tế xanh của Quảng Ninh, bài viết "Phát triển kinh tế từ nâu sang xanh: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ninh" rút ra những bài học kinh nghiệm của Tỉnh để các địa phương khác có thể học tập trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kinh tế từ nâu sang xanh: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ninh

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NÂU SANG XANH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH QUẢNG NINH TS. Lê Mạnh Tuyến UBND thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Tóm tắt: Phát triển kinh tế xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, trong đó cải thiện môi trường, bảo vệ môi trường là một trong các động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang trở thành điển hình trong chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Trên cơ sở nghiên cứu trường hợp phát triển kinh tế xanh của Quảng Ninh, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm của Tỉnh để các địa phương khác có thể học tập trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Từ khóa: tăng trưởng xanh; kinh tế xanh; tỉnh Quảng Ninh, kinh tế từ “nâu” sang “xanh” 1. Các khái niệm Khái niệm “Kinh tế nâu” (Brown Economy) đề cập tới quan điểm phát triển rất phổ biến trước đây, đó là phát triển kinh tế trước và xử lý ô nhiễm sau. “Nâu” ở đây để chỉ ô nhiễm môi trường và không hiệu quả về mặt sử dụng tài nguyên. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa kinh tế nâu là “nền kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, bỏ qua các vấn đề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên” [13]. Để khắc phục những hệ lụy của kinh tế nâu, các quốc gia đã hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh. Vậy kinh tế xanh là gì? Khái niệm kinh tế xanh được chính thức đề cập lần đầu tiên vào năm 1989 bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trường do Pearce và cộng sự, trong báo cáo “Blueprint for a green economy” gửi Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh. Tới năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã nhắc lại khái niệm này và coi việc hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, mà bắt đầu là các “gói kích thích kinh tế xanh” (Green New Deals) trong một số lĩnh vực cụ thể và sau đó là “Tăng trưởng xanh” (Green Growth) để hướng tới Kinh tế xanh là lối thoát quan trọng để đưa các quốc gia ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, hướng tới phát triển bền vững. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh. Liên minh châu Âu cho rằng “Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và công bằng” [2]. Nhóm Liên minh kinh tế xanh (The Green Economy Coalition) định nghĩa Economy and Forecast Review 327
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP kinh tế xanh là “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái đất” [3]. Phòng Thương mại Quốc tế xem xét kinh tế xanh từ góc độ kinh doanh và cho rằng “Kinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế và trách nghiệm môi trường đi đôi với nhau và tương hỗ cho nhau, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội” [4]. Báo cáo của Ủy ban các vấn đề kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc, tổng hợp các định nghĩa của nhiều quốc gia và chỉ ra điểm chung mà một nền kinh tế xanh cần hướng tới là việc giảm các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế tới môi trường và xã hội [11]. Cho đến nay, định nghĩa của UNEP được coi là chính xác và đầy đủ nhất về kinh tế xanh: “là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Đó là nền kinh tế ít phát thải các-bon, sử dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xã hội” [13]. Trong khái niệm về kinh tế xanh của UNEP, thì kinh tế xanh là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. Kinh tế xanh không chỉ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế, mà còn quan tâm nhiều tới hạnh phúc của con người, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường, sinh thái. Tại Việt Nam, phạm trù “kinh tế xanh” xuất hiện từ năm 2010 kể từ sau Hội nghị của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tại Nairobi, Kenya để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh RiO+20 tháng 6/2012 ở Rio de Zanero, Brazin về “Phát triển bền vững”. Trong quá trình thực hiện chương trình này, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số nước và cộng đồng quốc tế. Nhờ đó, hoạt động chuyển dịch sang nền kinh tế xanh ở Việt Nam đã có những kết quả bước đầu, như: xây dựng, đưa vào vận hành nhiều công trình thủy điện nhỏ, phong điện, sử dụng năng lượng mặt trời, tăng cường trồng và tái sinh rừng, kiểm soát nhằm hạn chế phá rừng… Cùng với đó, Việt Nam đã có đề xuất “tạm đóng cửa rừng tự nhiên” giảm phát thải khí nhà kính (GHG). 2. Phát triển kinh tế từ nâu sang xanh: Trường hợp tỉnh Quảng Ninh Sự phát triển nào cũng có 2 mặt của nó. Những tác động xấu về môi trường là điều không thể tránh khỏi, nhất là với một địa phương có sự tăng trưởng nhanh, nhưng ở Quảng Ninh thì khác. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã nhiều lần khẳng định: “Quảng Ninh không đánh đổi môi trường để lấy sự tăng trưởng” [5]. Thời gian qua, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động, kiến tạo và đổi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm đồng bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia; thúc đẩy tăng trưởng xanh theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: Thiên nhiên, Con người, Văn hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020, đã nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế đảm bảo chỉ tiêu đề ra trên nền tảng phát triển bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh vững chắc. Nâng cao chất lượng và tỷ trọng các ngành dịch vụ, nhất là du lịch; phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường”. Nghị quyết 328 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã nhấn mạnh “tăng trưởng kinh tế đảm bảo chỉ tiêu đề ra trên nền tảng phát triển bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh vững chắc. Nâng cao chất lượng và tỷ trọng các ngành dịch vụ, nhất là du lịch; phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường”. Năm 2015, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 236/2015/ NQ-HĐND, ngày 12/12/2015 về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2016-2020. Sau 5 năm thực hiện đã cho thấy nhiều kết quả tích cực. Giai đoạn 2016-2020, Quảng Ninh đã thúc đẩy, triển khai thí điểm 5 mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, thân thiện môi trường (tăng 5 lần so với giai đoạn 2011-2015 chỉ có 1 mô hình). Các mô hình này gồm: mô hình giảm thiểu ô nhiễm vịnh Hạ Long; mô hình khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng ESCO; mô hình du lịch sinh thái, thúc đẩy du lịch xanh vịnh Hạ Long; mô hình các công trình nổi với phao xốp thân thiện với môi trường vịnh Hạ Long; mô hình du lịch cộng đồng tại đảo Quan Lạn. Quảng Ninh cũng thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-BCT, ngày 19/10/2016 của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngành công thương trên địa bàn Tỉnh. Theo đó, địa phương đã kiên quyết từ chối đầu tư các dự án có công nghệ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường… Với quan điểm quyết tâm bảo vệ môi trường không khí và nước, đảm bảo không gian cho tăng trưởng xanh của TP. Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung, Tỉnh đã có lộ trình đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác than lộ thiên trên địa bàn TP. Hạ Long. Đồng thời, Tỉnh cũng chủ trương di dời 2 dự án xi măng Hạ Long 2 và Thăng Long 2 sang địa điểm mới để phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, bảo vệ môi trường cho khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Hiện, tỷ trọng đóng góp ngành khai khoáng trong GRDP đã giảm từ 21,3% năm 2015, xuống còn 17,3% năm 2020, phù hợp với lộ trình đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của Tỉnh; đóng góp vào thu nội địa của ngành than mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song có xu hướng giảm dần. Cùng với đó, xu hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới là công nghiệp chế biến, chế tạo có công nghệ cao, công nghiệp sạch, ít tiêu tốn tài nguyên. Song song với đó là thực hiện đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật tốt, đồng bộ, đặc biệt hạ tầng xử lý chất thải. Các điểm gây ô nhiễm về môi trường cũng đã được tỉnh quan tâm, rà soát để xử lý kịp thời. Từ năm 2016- 2018, đã thực hiện đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường các bãi chôn lấp rác, như: bãi rác Hà Khẩu, bãi rác Đèo Sen và bãi chôn lấp rác khu Trới 1, phường Hoành Bồ, TP. Hạ Long; bãi rác Quang Hanh, Cẩm Phả; triển khai cải tạo, phục hồi bãi chôn lấp rác tại vỉa 9, cánh Bắc, Mạo Khê, Đông Triều. Từ năm 2015-2019, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành xử lý xong 12 điểm ô nhiễm tồn Economy and Forecast Review 329
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Năm 2020, tỉnh Quảng Ninh tiến hành rà soát 14 điểm còn lại. Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện thêm các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo Thông tư số 25/2019/TT- BTNMT, ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Để có thể thực hiện tốt việc giám sát, đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội lên môi trường; phát hiện kịp thời các điểm nóng về môi trường và có những biện pháp xử lý, ứng cứu kịp thời, thì hoạt động quan trắc môi trường giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Vì thế, hệ thống quan trắc tự động đã được Tỉnh đầu tư mạnh trong giai đoạn 2016-2020. Tỉnh đã phê duyệt và tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo mạng điểm quan trắc hiện trạng Tỉnh. Theo đó, giai đoạn 2020-2025 sẽ nâng lên thành 382 điểm (tăng số lượng điểm quan trắc theo mạng điểm lên gấp 2,7 lần). Đồng thời, tăng cường tần suất quan trắc đối với một số môi trường thành phần [7]. Tỉnh cũng hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ đảm bảo thực hiện di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đưa vào các cụm công nghiệp tại các địa phương. Hiện nay, đã có hàng trăm cơ sở sản xuất di chuyển vào các cụm công nghiệp: Hà Khánh, Kim Sen, Nam Sơn, Cẩm Thịnh... Công nghiệp khai khoáng của Quảng Ninh đã dần đến mức tới hạn. Các mỏ than lộ thiên giảm trữ lượng do đã khai thác hàng thế kỷ, muốn tăng sản lượng phải đầu tư khai thác hầm lò tốn kém. Bởi vậy, nếu mãi dựa vào kinh tế “nâu”, Quảng Ninh có khả năng bị tụt hậu. Do đó, sự thay đổi hướng đi là bài toán bức thiết. Theo định hướng đó, với Đề án Đảm bảo môi trường cấp bách ngành than giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Ninh đã có những nghiên cứu đánh giá tổng thể môi trường ngành than, từ đó đã đưa ra giải pháp khắc phục ô nhiễm tập trung vào các vấn đề môi trường liên quan đến ứng phó sự cố sạt lở bằng hệ thống đê đập, tiến hành nạo vét sông suối, xây dựng các đập hồ lắng đất đá đầu nguồn suối thoát nước; cải tạo phục hồi cảnh quan môi trường; giảm thiểu bụi, tiếng ồn trong quá trình sàng tuyển; giám sát tự động các thông số môi trường; di dời dân cư ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, nguy hiểm. Đến tháng 9/2020, các đơn vị trong ngành than đã chi 4.800 tỷ đồng cho việc trồng cây cải tạo phục hồi môi trường 576 ha, đưa tổng số diện tích bãi thải, khai trường đã cải tạo phục hồi môi trường lên 1.825 ha; đầu tư xây dựng 4/11 công trình đê, đập chắn ngăn ngừa trôi lấp đất đá; 25/34 công trình nạo vét hệ thống thoát; 5/6 công trình giảm thiểu bụi, ồn trong quá trình vận chuyển, sàng tuyển; hoàn thành 57 trạm quan trắc môi trường tự động... Quảng Ninh đã chấm dứt hoạt động Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng từ ngày 01/01/2019; xây dựng và đưa Trung tâm chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai tại Hà Khánh - Hạ Long vào hoạt động ổn định sản xuất từ tháng 4/2019 để đảm bảo môi trường, việc làm cho người lao động [8]. Từ năm 2012, Quảng Ninh tiên phong thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch chiến lược. Các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới về lập quy hoạch được chọn 330 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP như McKinsey, BCG (Mỹ); Nikken Sekkei, Nippon Koei (Nhật Bản). Mục tiêu của quy hoạch là giải quyết được các mâu thuẫn, thách thức của tỉnh, tạo bước đột phá, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp hiện đại, trọng tâm phát triển du lịch quốc tế, trở thành một trong những trung tâm kinh tế của miền Bắc và của cả nước. Tích cực đổi mới phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế. Sau khi đã có quy hoạch, Quảng Ninh bắt tay vào việc đầu tiên là tháo gỡ những nút thắt về cơ chế chính sách, đề xuất những cơ chế phù hợp thực tiễn và không trái với quy định pháp luật để phát triển tiềm năng thế mạnh, mở rộng không gian phát triển của Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh tiên phong trong việc đầu tư ngân sách, ứng vốn cho trung ương, đầu tư theo phương thức đối tác công tư để cải tạo, nâng cấp, xây dựng quốc lộ, cũng là tỉnh đầu tiên được trung ương giao làm chủ đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc. Chỉ trong trong 3 năm (2015-2018), hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, hiện đại với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 36.000 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa chiếm trên 75%. Những tuyến đường động lực được xây dựng, như: cầu Bạch Đằng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, sân bay quốc tế Vân Đồn… Tỉnh đang hướng tới có 200 km đường cao tốc, chiếm 1/10 cả nước. Hạ tầng đi trước giúp Quảng Ninh thu hút được số vốn đầu tư lớn, trong giai đoạn 2015-2020, Tỉnh thu hút gần 345.000 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt 300.000 tỷ đồng. Nhiều nhà đầu tư lớn đã có dự án tại Quảng Ninh, như: Foxconn, Amata, Vingroup, Sungroup…[6]. Song song đó, để huy động nguồn lực, Quảng Ninh quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tỉnh đã rà soát cắt giảm 201 thủ tục hành chính ở 3 cấp so với Đề án 30 của Chính phủ. Nhờ đó, người dân và doanh nghiệp giảm được 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định của trung ương. Năm 2020 cũng là năm “gặt hái” những “trái ngọt” đầu tiên trong hành trình chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của Tỉnh. Quảng Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định so với bình quân chung của cả nước, bình quân 5 năm (2016- 2020) tăng 10,7%. Cơ cấu kinh tế từ 2015-2020, khu vực dịch vụ tăng từ 43,1% lên 44,6%; công nghiệp - xây dựng duy trì ổn định ở mức khoảng 49%; nông, lâm, thủy sản giảm từ 7,7% xuống 5,9%. Du lịch, dịch vụ ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng số khách 5 năm ước đạt 55 triệu lượt, tăng 1,7%/ năm, trong đó khách quốc tế đạt 19,3 triệu lượt; doanh thu du lịch tăng 11,9%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 6.700 USD, gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước. Tổng thu ngân sách đạt gần 10 tỷ USD. Quảng Ninh cũng là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, đạt 65,5% [1]. Quảng Ninh cũng đi đầu và nổi tiếng với chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP). Nhiều sản phẩm địa phương được đầu tư sản xuất Economy and Forecast Review 331
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hàng hóa một cách bài bản, xây dựng thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn để vào các chuỗi bán lẻ lớn. Toàn Tỉnh có 89/98 xã (bằng 91%) đạt chuẩn nông thôn mới; 7/13 huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới; có xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước; đưa 17 xã, 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn sớm hơn 1 năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%. Quy mô nền kinh tế năm 2020 của Quảng Ninh ước đạt 211.476 tỷ đồng, gấp 1,86 lần năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, bền vững với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là 92% [5]. Về cơ bản, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành các chỉ tiêu môi trường đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015-2020), như: tỷ lệ che phủ rừng đạt 53-54%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt trên 92%, tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%/năm; tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch trên 98% và dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 98% [5]. Năm 2021, mặc dù tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số, đạt 10,28% (đứng thứ 2 cả nước, sau Hải Phòng). GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 176,32 triệu đồng/người, gấp 15 lần so với năm 2005 (11,53 triệu đồng/người), tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp cao nhất vào ngân sách cả nước (thu nội địa giai đoạn 2016-2020 đứng trong tốp 5/63 tỉnh, thành phố có số thu cao) và là một trong 16 địa phương của cả nước có điều tiết ngân sách cho quốc gia (35% tổng thu ngân sách). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 đạt 88.728 tỷ đồng, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư toàn vùng, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng (sau Hà Nội, Hải Phòng). Tỷ trọng vốn nhà nước giảm mạnh từ 79,9% năm 2005 xuống 32,8% năm 2020. Hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư của Quảng Ninh cao nhất so với cả nước thể hiện qua chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (giảm từ hệ số 7,51 năm 2005 xuống còn hệ số 5,40 năm 2021, thấp nhất so với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước (năm 2021, cả nước hệ số là 15,51) [6]. Phát biểu tại sự kiện khánh thành 2 công trình giao thông trọng điểm của Quảng Ninh (cầu Tình yêu và đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả giai đoạn I), ngày 26/01/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, Quảng Ninh là minh chứng sinh động cho việc chuyển hướng phát triển từ “nâu” sang “xanh”, khi phát triển giao thông đã đi trước một bước. 3. Những bài học kinh nghiệm được đúc rút trong phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh Quảng Ninh Nhìn lại quá trình phát triển từ “nâu” sang “xanh” của Quảng Ninh có thể rút ra những bài học thành công của Tỉnh như sau, để trên cơ sở đó, các địa phương khác có thể học tập, áp dụng: Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc; giữa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, xây dựng nông thôn 332 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP mới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền; bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao chất lượng sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Kiên trì với quan điểm “xanh hóa” các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng; ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số… Trong bối cảnh mới hiện nay, theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, nền kinh tế Quảng Ninh sẽ tiếp tục chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: thiên nhiên, con người, văn hóa, kết hợp với xu thế hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Đây là con đường giúp Quảng Ninh đang và tiếp tục bước đi để phát triển bền vững. Đó sẽ là giải pháp quan trọng để Quảng Ninh không chỉ dừng lại ở mốc 6 năm liên tiếp (2016-2021) đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số [5]. Thứ hai, cần quan tâm tới công tác quy hoạch. Bản quy hoạch cũng cần thể hiện được quan điểm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; giải quyết đồng bộ và có hiệu quả các mâu thuẫn, thách thức nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa; kết hợp chặt chẽ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Tổ chức không gian phát triển phát triển các hoạt động kinh tế xã hội hợp lý nhằm bảo đảm mục tiêu liên kết, đồng bộ, phát huy thế mạnh của từng địa phương trong Tỉnh, cũng như thế mạnh của Tỉnh trong Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các hành lang, vành đai phát triển kinh tế. Tỉnh cũng đã tập trung đầu tư cho công tác hạ tầng, đảm bảo “hạ tầng đi trước một bước” để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và thịnh vượng. Thứ ba, đối với nhiệm vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, tái cơ cấu nền kinh tế, giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn, thách thức, Quảng Ninh đã tập trung phát triển công nghiệp xanh, tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Tỉnh cũng đã thực hiện theo hướng từng bước chuyển đổi sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế biển với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, động lực phát triển của vùng và cả nước. Quảng Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch xanh theo hướng bền vững. Việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, sinh thái sẽ góp phần quan trọng phát huy những giá trị văn hóa địa phương, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Với quan điểm phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn và phát huy bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, vịnh Hạ Long trở thành một trong những điểm du lịch đẳng cấp và bền vững. Một số khu di Economy and Forecast Review 333
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP tích trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách như: Yên Tử, Bạch Đằng, đền Cửa Ông, Khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại Đông Triều. Quảng Ninh đặt ra lộ trình đến năm 2025 sẽ đóng cửa các mỏ khai thác đá và khai thác than lộ thiên. Lộ trình này sẽ góp phần vào mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” của Tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 16 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường được phép hoạt động, trong đó 3 mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Theo lộ trình, từ nay đến năm 2025, sẽ còn 11 mỏ có lộ trình kết thúc khai thác và tỉnh sẽ dừng cấp phép, yêu cầu doanh nghiệp hoàn nguyên môi trường. Từ nay đến 2025, bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm gây ô nhiễm môi trường, khai thác không theo đúng thiết kế và giấy phép, Tỉnh sẽ xem xét thu hồi trước thời điểm. 4. Kết luận Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng đứng trước những cơ hội lớn khi theo đuổi con đường phát triển kinh tế xanh khi nhận thức và hành động của cộng đồng quốc tế trong thực thi kinh tế xanh trở thành những xu thế chính. Những thành tựu đạt được và các bài học kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế “nâu” sang “xanh” sẽ gợi ý cho các địa phương khác trong cả nước những cách làm hay khi chuyển đổi.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiếu Công (2021). Bài học từ “nâu” sang “xanh” của kinh tế Quảng Ninh, truy cập từ https://zingnews.vn/bai-hoc-chuyen-tu-nau-sang-xanh-cua- kinh-te-quang-ninh- post1163789.html 2. European Commission (2010). Europe 2020: A Strategy for smart, sustainable and inclusive growth, Brussels 3. Green Economy Coalition (2012). The green economy pocketbook: the case for action, Summary: From crisis to opportunity, retrieved from www. greeneconomycoalition.org 4. International Chamber of Commerce - ICC (2012). ICC Green Economy Roadmap – executive summary, retrieved from https://iccwbo.org/publication/ icc-green-economy-roadmap-executive-summary-2012/ 5. Nguyễn Xuân Ký (2021). Phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp chênh lệch vùng miền trong tỉnh, tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội, ngày 28/01/2021 6. Nguyễn Xuân Ký (2022). Bài phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022 với chủ đề “Quảng Ninh - Hội tụ và lan tỏa”, Quảng Ninh, ngày 26/7/2022 7. Thu Lê (2021). Quảng Ninh chọn tăng trưởng xanh để phát triển bền vững, truy cập từ https://baodautu.vn/quang-ninh-chon-tang-truong-xanh-de- phat-trien-ben-vung-d135967.html 8. Thu Lê (2022). Kiên trì với tăng trưởng xanh, Quảng Ninh đang thu trái ngọt, truy cập từ https://baodautu.vn/kien-tri-voi-tang-truong-xanh-quang- ninh-dang-thu-trai-ngot-d160380.html 334 Kinh tế và Dự báo
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 9. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý (2020). Mối quan hệ giữa Tăng trưởng xanh, Kinh tế xanh, Kinh tế tuần hoàn và Phát triển bền vững, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 5 (504) 10. Pearce, D. W., Markandya, A., and Barbier, E. (1989). Blueprint for a green economy (Vol. 1), London: Earthscan 11. UNDESA (2012). A Guidebook to the Green Economy. Issue 2: Exploring green economy principles, New York: Division for Sustainable Development, Department of Economic and Social Affairs 12. UNEP (2010a). Green economy, developing countries success stories, Nairobi: United Nations Environment Programme 13. UNEP (2010b). Overview of the Republic of Korea’s National Strategy for Green Growth, P. Sukhdev, K. Bouzar and Y.-W. Park, Geneva, Switzerland Economy and Forecast Review 335
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0