intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay" trình bày về việc áp dụng phát triển kinh tế tuần hoàn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cần có những giải pháp cụ thể. Ở Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm, chính vì vậy những kinh nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và Khối Liên minh châu Âu sẽ là bài học cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Sỹ Tĩnh, Trần Đình Trình Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Trên thế giới, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam mô hình phát triển kinh tế tuyến tính đã không còn phù hợp trong bối cảnh mới - khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường xuống thấp. Việc áp dụng phát triển kinh tế tuần hoàn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cần có những giải pháp cụ thể. Ở Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm, chính vì vậy những kinh nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và Khối Liên minh châu Âu sẽ là bài học cho Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng định hướng phát triển kinh tế bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh mới, việc cụ thể hóa và triển khai vận dụng kinh tế tuần hoàn thành công là hết sức quan trọng và là trọng tâm cần ưu tiên trong chính sách phát triển quốc gia. Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn; Quản lý tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ môi trường. Abstract Current circular economic development, management of natural resources and environmental protection in Viet Nam The adoption of the circular economy model is a global trend toward environmental conservation and sustainable growth that cannot be avoided. The linear economic development model is no longer appropriate in the current setting in Viet Nam, where environmental quality is poor and natural resources are being increasingly exhausted. Specific solutions are needed for the use of circular economy development in natural resource management and environmental protection. Since Viet Nam is still in the testing stage, lessons can be learned from China, Korea, and the European Union’s experiences. The relationship between economic growth and environmental protection is amicably settled during the Party’s 13rd Congress, which includes directions for sustainable economic development. The concretization and successful implementation of the circular economy application are of utmost importance in the new context and are the main objective of national development policy. Keywords: Circular economy; Natural resource management; Environmental protection. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, kéo theo hàng loạt các hệ lụy như thiên tai, dịch bệnh, thiếu nguồn nước sạch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người cũng như hệ sinh thái môi trường, thậm chí có nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt chủng. Mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất của con người, phát triển kinh tế bằng mọi cách, bằng mọi giá mà không quan tâm đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên được khai thác đưa vào sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và tạo ra một lượng chất thải khổng lồ. Thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho thấy, lượng tài nguyên mà con người khai thác vào năm 2017 đã tăng gấp 3,4 lần so với 50 năm trước [4]. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trung bình toàn cầu khoảng 0,74 kg/người/ngày, trong đó ở quốc gia thấp nhất là 0,11 kg/người/ngày, cao nhất là 262 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  2. 4,54 kg/người/ngày. Năm 2016, ước tính tổng khối lượng các loại chất thải rắn có thể vào khoảng 7-10 tỷ tấn/năm. Dự báo chất thải rắn đô thị sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn năm 2030 và 3,4 tỷ tấn năm 2050, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất ở các khu vực có nền kinh tế đang phát triển ở châu Phi, Nam Á và Trung Đông [5]. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu tối đa các tiêu cực tác động đến môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, một yêu cầu cấp thiết mang tính chất toàn cầu đặt ra là phát triển bền vững với mô hình kinh tế tuần hoàn. Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình trong đó các hoạt động thiết kế sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Theo Uỷ ban châu Âu: “Một nền KTTH được giải thích là một nền kinh tế mà trong đó giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và tạo ra chất thải tối thiểu” [10]. Nền KTTH có thể là một đòn bẩy quan trọng để đạt được các mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách như tạo ra tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm tác động môi trường. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định chiến lược áp dụng mô hình KTTH thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Quan điểm đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định “Khuyến khích phát triển mô hình KTTH để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới, như các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (đi đầu là Hà Lan, Đức, Phần Lan và Đan Mạch), Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang chuyển đổi mạnh mẽ sang KTTH. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững; Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định xây dựng KTTH là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Như vậy, KTTH đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế bền vững, đặc biệt là đối với Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nước đang phát triển với nền công nghiệp có trình độ công nghệ chủ yếu là thấp và lạc hậu. Tuy nhiên, vấn đề KTTH chưa được nghiên cứu sâu và chưa có bước phát triển cần thiết tại Việt Nam trong thời gian qua. Nhận thức về phát triển kinh tế bền vững với môi trường, trong đó nội dung về KTTH ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được thể hiện trong một số các chiến lược, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn những năm gần đây. Trong bài báo này, kinh nghiệm các nước trên thế giới đang và đã thực hiện thành công các giải pháp về KTTH được trình bày dưới dạng so sánh và phân tích những điểm chung và khác nhau trong chính sách kiểm soát chất thải và khuyến khích KTTH, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp với sự phát triển của Việt Nam. Theo Quỹ Ellen MacArthur (2015), KTTH là một hệ thống công nghiệp được phục hồi và tái tạo theo thiết kế, dựa trên ba nguyên tắc chính là bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên, tối ưu hóa năng suất tài nguyên và thúc đẩy hiệu quả của hệ thống [8]. Theo Ủy ban châu Âu thì “nền KTTH là nền kinh tế mà trong đó giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và tạo ra chất thải tối thiểu” [7]. Mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình KTTH chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 263
  3. khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền KTTH là cách tiếp cận hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, tạo ra khả năng phục hồi lâu dài, cơ hội kinh doanh cũng như mang lại những lợi ích môi trường và xã hội [6]. Trên cơ sở các khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm của KTTH được các tổ chức quốc tế, nhà khoa học đưa ra, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã hệ thống và chỉ rõ “KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Hình 1: Sự chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn [9] Theo Wikipedia: “Quản lý tài nguyên thiên nhiên là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên như  đất, nước,  thực vật,  động vật  và tập trung chủ yếu về các tác động đến  chất lượng cuộc sống cho cả thế hệ hiện tại và tương lai”. Quản lý tài nguyên thiên nhiên đưa ra các kế hoạch, các phương hướng chiến lược cụ thể, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp, nghiêm khắc nhằm giúp cho công việc khai thác, sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích tối ưu cho đất nước và toàn cầu, song song đó phải hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm tới môi trường trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Theo Wikipedia: “Bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và chính phủ”. Phát triển bền vững luôn là mục tiêu cao nhất của mọi sự phát triển. Tại Việt Nam, phát triển bền vững cũng luôn được coi là đích phấn đấu của mọi lĩnh vực “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” - Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam. Trong bối cảnh với nhiều thách thức mới như sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường và đặc biệt là biến đổi khí hậu, việc thực hiện phát triển bền vững ngày càng trở nên khó khăn hơn. Các mục tiêu của phát triển bền vững vì thế cần được cụ thể hoá hơn cho từng lĩnh vực như kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc được cho là đã trải qua quá trình mở rộng kinh tế lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử và điều này phần lớn là kết quả của những nỗ lực khởi động 264 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  4. và phát triển các Đặc khu kinh tế. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng đã gây ra những tác động tàn phá đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở hầu hết các thành phố công nghiệp hóa ở Trung Quốc. Điều này đã tạo ra áp lực lớn đối với Chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện các biện pháp thực chất hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á đưa ra các chính sách một cách chính thức về KTTH ở cấp độ quốc gia. Trung Quốc triển khai KTTH trên toàn bộ nền kinh tế có hệ thống ở ba cấp độ đã được định hình: Quy mô vĩ mô (thành phố, tỉnh và huyện), trung gian (khu vực cộng sinh) và quy mô vi mô (đối tượng cụ thể như doanh nghiệp) với một số lĩnh vực trọng tâm chính trong các hệ thống công nghiệp, môi trường xây dựng, cơ sở hạ tầng đô thị và hệ sinh thái. Chiến lược KTTH của Trung Quốc được triển khai ở ba cấp độ: Thúc đẩy sản xuất sạch ở phạm vi doanh nghiệp, trong các khu công nghiệp triển khai hệ sinh thái công nghiệp, ở cấp khu vực phát triển các thành phố sinh thái. Chiến lược này đã được thử nghiệm trong bảy lĩnh vực công nghiệp và được thực hiện tại 13 khu công nghiệp và kể từ năm 2005, tại 10 thành phố sinh thái và tỉnh sinh thái (Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Quý Dương, Ninh Ba, Hà Bắc, Đồng Lăng, Liêu Ninh, Sơn Đông và Giang Tô) dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia. Việc xây dựng một thành phố sinh thái về cơ bản bao gồm ba khía cạnh chính của KTTH: Thứ nhất, hệ thống công nghiệp của nền KTTH (công nghiệp sinh thái, nông nghiệp sinh thái và ngành dịch vụ); Thứ hai, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, trong đó nổi bật là sử dụng tuần hoàn nước, năng lượng và chất thải rắn; Thứ ba, an ninh sinh thái với việc xuất hiện các tòa nhà xanh, việc nâng cao chất lượng môi trường sống và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhằm mục đích tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh rộng lớn hơn là thúc đẩy phát triển đô thị bền vững xung quanh các đặc khu kinh tế. Trung Quốc liên tục đưa ra luật mới để cải thiện hiệu quả của KTTH và các sáng kiến ​​ vững. Cứ sau 5 năm, Chính phủ Trung bền Quốc lại đưa ra một kế hoạch 5 năm mới, với các mục tiêu bền vững và mục tiêu tăng trưởng kinh tế khác nhau mà nước này muốn đạt được. Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch hành động và chiến lược phát triển KTTH qua “Kế hoạch 5 năm lần thứ 11”, “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”; “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13” và hiện nay đang thực hiện “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”. 1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền KTTH, trên cơ sở lồng ghép khoa học công nghệ trên khu công nghiệp sinh thái chuyển đổi sang mô hình KTTH, trong việc ban hành nhiều chính sách để thực hiện cho từng lĩnh vực cụ thể như: - Chương trình hiệu quả năng lượng (REP) REP chuyển đổi để quản lý số lượng nguyên liệu thô được sử dụng chuyển đổi năng lượng vào GDP. Việc giảm sử dụng tài nguyên có thể làm giảm lượng khí thải nhà kính. Thực tế việc giảm phát thải có thể được kiểm soát bằng cách tiết kiệm việc tiêu thụ năng lượng trên đơn vị GDP. Mục tiêu của REP đó là giảm khối lượng tiêu thụ tài nguyên phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Với mục tiêu đó, REP áp dụng quy trình sản xuất hiệu quả. REP tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng trên thị trường. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 265
  5. Kết quả thực hiện trong ngắn hạn chương trình REP của Hàn Quốc đã đạt được kết quả xuất sắc, mặc dù những kết quả này còn thấp so với các quốc gia thành viên của OECD. Trong dài hạn tác động của REP sẽ rõ ràng hơn. Các chính sách về sử dụng hiệu quả tài nguyên sẽ được ban hành trong các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, chất thải,… - Chương trình thu hồi năng lượng (ERP) Mục tiêu của ERP đó là tăng nhu cầu và nguồn cung năng lượng từ chất thải. Ở Hàn Quốc 84 % năng lượng cung cấp đến từ nguồn nguyên liệu hóa thạch. Do vậy, việc triển khai thu hồi năng lượng là một trong những ưu tiên chính để đạt được nền KTTH. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cũng đặt mục tiêu thu hồi năng lượng từ chất thải. Mục tiêu của ERP là giảm chi phí sản xuất năng lượng từ chất thải. Điều đó đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn cho ngành công nghiệp tái tạo. - Chương trình phục hồi năng lượng ERP: Hàn Quốc đã đạt được những kết quả trong việc nâng cao tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng từ chất thải phục vụ sự phát triển kinh tế. Đóng góp của nguồn năng lượng này vào phát triển kinh tế tăng lên, mặc dù tỷ lệ còn chưa đáng kể. - Chương trình công nghệ tái chế (RTP): Mục tiêu của chương trình RTP đó là giảm tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên như thép, hóa dầu, xi măng,… Một cách để giảm tỷ lệ đóng góp của các ngành này đó là nâng cao tỷ trọng của ngành dịch vụ. Mục tiêu cuối cùng của RTP đó là xây dựng cơ sở cho phát triển tuần hoàn. Chương trình quản lý chất thải điện tử đã trở thành mối quan tâm do khối lượng chất thải lớn được tạo ra. - Hệ thống giao dịch khí thải (ETS): Luật Quản lý chất thải (có hiệu lực tháng 12/1986) thay thế Luật Làm sạch và bụi bẩn (1973) và Luật Bảo vệ môi trường (1963) đã quy định rõ hơn về chất thải và chất thải công nghiệp. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đưa ra Luật Khuyến khích tái chế và tiết kiệm tài nguyên (năm 1992), quy định giảm thiểu rác thải sinh hoạt bằng cách đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ rác dựa trên khối lượng rác thải sinh hoạt và khái niệm người gây ô nhiễm phải trả tiền. Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất có nghĩa vụ thu gom và tái chế chất thải có nguồn gốc từ sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt áp dụng nghiêm đối với hàng hóa sử dụng một lần như cốc uống nước và túi nhựa. Đồng thời cũng yêu cầu bắt buộc về sử dụng nguyên liệu tái chế trong các dự án xây dựng, nhằm tái chế tối đa các chất thải xây dựng. 1.3. Kinh nghiệm của các nước Liên minh châu Âu Cộng đồng chung châu Âu đưa ra mục tiêu chuyển đổi sang mô hình KTTH: Là nền kinh tế mà các nhà sản xuất thiết kế sản phẩm sao cho có thể tái sử dụng được. Vào tháng 12 năm 2015, Ủy ban châu Âu, đã công bố kế hoạch hành động của EU đối với nền KTTH. Đây là một chiến lược mới nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền KTTH ở Liên minh châu Âu. Hướng tới một nền KTTH ở châu Âu sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh, tạo ra việc làm mới và hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Theo kế hoạch này, mục tiêu của gói KTTH nhằm: “Đảm bảo rằng khuôn khổ pháp lý phù hợp được áp dụng cho sự phát triển của nền KTTH trên thị trường đơn lẻ và đưa ra các tín hiệu rõ ràng cho các nhà điều hành kinh tế và xã hội nói chung trên con đường tiến tới các mục tiêu về chất thải dài hạn cũng như cụ thể, rộng rãi và một loạt các hành động đầy tham vọng, sẽ được thực hiện trước năm 2020” (Ủy ban châu Âu 2015). Các quy định mới - dựa trên đề xuất của Ủy ban về KTTH tháng 12 năm 2015. Để thúc đẩy lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, Ủy ban đề xuất: Thúc đẩy, tăng tỷ lệ tái sử dụng và tái chế chất thải đô thị đến mức tối thiểu 70 % vào năm 2030; Tăng tỷ lệ tái chế chất thải là bao bì đóng gói lên 80 % vào năm 2030, với mục tiêu tạm thời 60 % vào năm 2020 và 70 % vào năm 2025, bao gồm các mục tiêu cụ thể cho từng vật liệu cụ thể; 266 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  6. Cấm chôn lấp chất thải có khả năng tái chế như nhựa, kim loại, thủy tinh, giấy, bìa cứng và chất thải có khả năng phân hủy sinh học vào năm 2025, trong khi các nước thành viên nên cố gắng loại bỏ hầu hết bãi chôn lấp vào năm 2030; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường nguyên liệu thứ cấp (nguyên liệu từ chất thải tái chế) chất lượng cao, bao gồm cả việc đánh giá giá trị gia tăng của các tiêu chí kết thúc chất thải đối với các vật liệu cụ thể; Đảm bảo các sản phẩm từ chất thải tái chế có chất lượng cao. Việc chuyển đổi sang KTTH, trong đó giá trị của sản phẩm, vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và hạn chế phát sinh chất thải là một đóng góp thiết yếu cho những nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm phát triển carbon thấp, bền vững, tài nguyên hiệu quả và kinh tế cạnh tranh. Các đề xuất về chất thải thiết lập một tầm nhìn dài hạn đầy tham vọng nhằm tăng cường tái chế và giảm chôn lấp, đồng thời đề xuất các biện pháp cải thiện quản lý chất thải và có tính đến các tình huống khác nhau giữa các quốc gia thành viên (Ủy ban châu Âu 2015). KTTH sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của EU bằng cách bảo vệ các doanh nghiệp đối phó với tình trạng khan hiếm tài nguyên, giúp tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và các cách thức sản xuất và tiêu thụ hiệu quả hơn, sáng tạo hơn. Bên cạnh đó mô hình mới này sẽ tạo ra việc làm địa phương ở tất cả các cấp độ kỹ năng và cơ hội để hội nhập và gắn kết xã hội [11]. 2. Bài học cho Việt Nam trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước KTTH là mô hình phát triển tất yếu trên thế giới hướng tới phát triển bền vững, nhằm đạt 3 mục tiêu: (i) Ứng phó với sự cạn kiệt tài nguyên (đầu vào); (ii) Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra: (ii) Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, để hiện thực hóa việc đi tắt đón đầu. Việt Nam đang đứng trước một thách thức vô cùng lớn, đồng thời phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và hạn chế khai thác tài nguyên nguyên sơ, để đạt được những mục tiêu đề ra việc chuyển dịch từ nền kinh tế tuyến tính sang nền KTTH bắt đầu từ các khu công nghiệp là một yêu cầu cấp bách tại các khu công nghiệp Việt Nam. Từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển KTTH đã được chứng minh thành công ở một số quốc gia trên thế giới mà tác giả đã nghiên cứu, đánh giá và phân tích như: Trung Quốc, Hàn Quốc và EU. Có thể rút ra một số bài học để Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng, rút ngắn thời gian tiếp cận và triển khai tại các khu công nghiệp trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cụ thể cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế, với các mục tiêu, nhiệm vụ phải thực hiện; Trách nhiệm của các bên liên quan và các biện pháp khuyến khích tại các khu công nghiệp. + Các quốc gia phát triển Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU đã và đang thực hiện KTTH trên nền tảng hành lang pháp lý rõ ràng, quá trình thực hiện cần có lộ trình và mục tiêu cụ thể, điển hình như Trung Quốc. Được cụ thể hóa bằng các chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch với mục tiêu xác định cho mỗi thời kỳ, giai đoạn. + Cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và các luật có liên quan đến năng lượng tái tạo, tuần hoàn hoặc xây dựng Luật Tái chế, quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng trong việc thu hồi, phân loại, tái chế và xử lý chất thải, để chất thải trở thành nguồn tài nguyên trong hệ thống vòng kín của chu trình vật chất mới; Thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường, về tỷ lệ nguyên liệu tái chế trong cơ cấu sản phẩm mới. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 267
  7. Thứ hai, xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết, lộ trình thực hiện chuyển đổi sang mô hình KTTH ở các lĩnh vực khác nhau; Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp nói chung và công nghệ môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế. Chính phủ khuyến khích việc giảm thiểu chất thải trong sản xuất và tiêu dùng; Khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng chất thải; Hạn chế gây ô nhiễm môi trường, với hành động cụ thể thực hiện: Thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, quản lý chất thải, quản lý nguyên liệu thứ cấp, các ngành ưu tiên, đổi mới đầu tư và các sáng kiến mới. Thứ ba, phát triển KTTH phải gắn liền với sự phát triển áp dụng của khoa học - công nghệ, kinh tế số và xã hội (kết nối dữ liệu quốc gia). + Nghiên cứu và áp dụng công nghệ lõi trên thế giới vào quá trình thực hiện KTTH tại các khu công nghiệp là then chốt, cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi áp dụng mô hình KTTH. + Bên cạnh đó khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ mới để tái tạo nguyên vật liệu mới cho quá trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Đặc biệt là trong xử lý nước thải làm tăng khả năng tuần hoàn nước và khả năng cộng sinh công nghiệp. Thứ tư, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang thực hiện thành công KTTH, từ đó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Trong nước chia sẻ những kinh nghiệm thành công như cần có những diễn đàn, tổ chức các hội thảo, những chương trình tuyên dương chia sẻ kinh nghiệm thành công trong quá trình chuyển đổi sang KTTH để truyền cảm hứng và ý thức bảo vệ môi trường. Thứ năm, xây dựng khung giám sát trên tiến trình chuyển đổi sang nền KTTH, là một sự thay đổi hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và liên quan đến tất cả các sản phẩm và dịch vụ. Để đánh giá tiến độ hướng tới một nền KTTH, chúng ta cần phải xây dựng một bộ các chỉ số đánh giá để theo dõi thực hiện và đánh giá một cách hiệu quả. 3. Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hướng đến nền kinh tế tuần hoàn Để thực hiện mục tiêu quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu hướng đến KTTH, có một số kiến nghị như sau: Một là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo. Xem bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hai là, toàn bộ hệ thống chính trị cần thực sự xem tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng và phải được cân nhắc đầy đủ các giá trị của chúng trong tiến trình ra các quyết định phát triển của các cấp, các ngành. Các giải pháp phải hướng đến làm thế nào để nguồn vốn tự nhiên đó không những không bị mất đi, bị suy thoái do hoạt động kinh tế gây ra mà còn nâng cao được hiệu quả, đóng góp của chúng cho thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước, mỗi vùng miền và địa phương. Ba là, ưu tiên xây dựng hệ thống danh mục phân loại xanh phù hợp với hệ thống phân ngành kinh tế và thông lệ quốc tế để giúp các ngân hàng, các nhà đầu tư trái phiếu nhận diện, đánh giá được thế nào là một dự án xanh, dự án nâu để tháo gỡ rào cản, khơi thông nguồn lực từ thị trường 268 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  8. vốn xanh. Đẩy mạnh tiếp cận để hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan nhằm phát triển các mô hình KTTH, kinh tế xanh và kinh tế biển xanh nhằm khai thác lợi thế. Bốn là, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong thực hiện KTTH, cùng với việc tham gia các chương trình của chính phủ, của tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi cũng như sự tự nguyện đổi mới, sáng kiến bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới. 4. Kết luận Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu hướng diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi thực hiện chúng ta cần lưu ý rằng KTTH không chỉ là quản lý chất thải, mà nên được xem xét đầy đủ theo cả 4 giai đoạn gồm: Sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và cuối cùng là biến chất thải trở thành tài nguyên. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đòi hỏi các cấp, các ngành phải nhận thức rõ và đề ra những giải pháp, biện pháp đồng bộ để giải quyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế với quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bối cảnh của biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị toàn cầu hiện nay. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc kết hợp giữa chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ kinh tế tuyến tính sang KTTH và ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp sản xuất tiên tiến sẽ góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội - môi trường trước những thách thức của biến đổi khí hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tiểu ban Kinh tế - Xã hội (2019). Bộ tài liệu phục vụ nghiên cứu tổng kết Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 và xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 2021-2030. [2]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. [3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các mô hình phát triển nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. [4]. P. Ekins, Hughes, N. (2017). Resource Efficiency: Potential and Economic Implications. A Report of the International Resource Panel. UNEP. [5]. Silpa, Yao Kaza, Lisa C., Bhada-Tata, Perinaz, van Woerden, Frank. (2018). What a waste 2.0 : A global snapshot of solid waste management to 2050. Urban Development. World Bank, Washington, DC. [6]. William McDonough (2018). Circular Economy in Cities Evolving the model for a sustainable urban future. Switzerland: World Economic Forum. [7]. S.H.R.O. Andrew Morlet (2015). Delivering the Circular Economy - A toolkit for policy makers. Ellen MacArthur Foundation. [8]. Vietnam Communist Party (2021). National Strategy for Socio - Economic development 2021 - 2030, version 2045. Hanoi. [9]. European Recycling Platform (2017). Circular Economy: Roles and responsibilities for involved stakeholders. [10]. European Commission (2018). Communication from the commission to European paliament, the council, the european economic and social comittee and the committee of regions: On a monitoring framework for the circular economy. European Commission, Strasbourg. [11]. Ellen Macarthur Foundation (2015). Growth within - a circular economy vision for a competitive Europe. BBT nhận bài: 13/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 269
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0