intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ lần 1 năm 2023 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:254

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ lần 2 năm 2023: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Các chủ đề khác liên quan đến thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ lần 1 năm 2023 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2

  1. PHẦN 3: CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TỈNH BÌNH DƯƠNG 287
  2. 288
  3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM SỨ TRUYỀN THỐNG TỈNH BÌNH DƯƠNG Hồ Lưu Phúc1, Nguyễn Phùng Thu Trinh1 1. Trường Đại học Văn Hiến; Email: phuchl@vhu.edu.vn; trinhnpt@vhu.edu.vn TÓM TẮT Tỉnh Bình Dương là địa phương còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa, đặc biệt là làng nghề gốm sứ truyền thống ở Bình Dương có lịch sử hình thành lâu đời. Những giá trị văn hóa từ làng nghề gốm sứ truyền thống là điện kiện thuận lợi phát triển các hoạt động tham quan, trải nghiệm dành cho khách du lịch. Trong phạm vi bài viết này, bằng phương pháp thu nhập, tổng hợp và phân tích tài liệu cùng phương pháp thực địa góp phần tìm hiểu các giá trị văn hóa làng nghề gốm sứ truyền thống Bình Dương nhằm phục vụ mục đích du lịch tham quan, học tập, trải nghiệm. Từ đó, đề xuất một sổ hướng đi trong việc phát triển du lịch làng nghề gốm sứ Bình Dương phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Gốm sứ Bình Dương; Làng nghề truyền thống; Du lịch làng nghề; Di sản văn hóa truyền thống. Abstract PROPOSING SOME TOURISM PRODUCTS FOR THE DEVELOPMENT OF TRADITIONAL CERAMICS VILLAGE IN BINH DUONG PROVINCE Binh Duong province is a locality that still preserves many cultural heritages, especially a traditional ceramic village in Binh Duong with a long history of formation.Cultural values from traditional ceramic villages are favorable conditions for the development of sightseeing and experience activities for tourists.Within the scope of this article, by collecting, synthesizing and analyzing documents and field methods, it helps to understand the cultural values of Binh Duong traditional ceramics village for tourism purposes. visit, learn, experience. From there, propose a guidebook in developing tourism in Binh Duong ceramic village to serve the socio- economic development of Binh Duong province Keywords: Binh Duong Ceramics; Traditional Villages; Craft Village Tourism; Traditional Cultural Heritage 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch và di sản văn hóa luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Tại Bình Dương, mối quan hệ này đã được quan tâm khai thác, song vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn. Từ lâu, Bình Dương đã được biết đến là đại phương nổi tiếng của các làng nghề gốm sứ truyền thống, lâu đời, là địa phương hội tụ các yếu tố cần và đủ của một trung tâm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Tỉnh Bình Dương hiện nay là một trong những địa phương có những chính sách cụ thể trong định hướng phát triển du lịch tỉnh nhà. Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa phong phú, Bình Dương có cho mình những loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp từ các vườn cây ăn trái, du lịch văn hóa từ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa địa phương. Đặc biệt, các làng nghề truyền thống, điển hình là làng gốm sứ có thương 289
  4. hiệu lâu đời gắn với đất và người Bình Dương. Đây chính là những nguồn tài nguyên nên được xem là thế mạnh để định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương, cụ thể là du lịch làng nghề. Người Bình Dương được cho là khéo tay, giỏi nghề, có đầu óc mỹ thuật, một trong những nghề cần hội tụ những phẩm chất đấy chính là nghề gốm. Hiện nay, ở Bình Dương hiện đang có ba làng gốm truyền thống: làng gốm ở Lái Thiêu, huyện Thuận An; làng gốm Chánh Nghĩa (Bà Lụa) ở Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một và làng gốm Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên. Đây là ba làng gốm truyền thống, hằng ngày vẫn đang sản xuất nhiều mặt hàng gốm sứ phục vụ cho đời sống sinh hoạt cho người dân trong và ngoài tỉnh Bình Dương. Hiện nay, tỉnh Bình Dương đã có gần 300 cơ sở sản xuất gốm với hơn 500 lò gốm. Cung cấp cho thị trường từ 130 -150 triệu sản phẩm/năm. Đặc biệt là gốm sứ công nghiệp và gốm sứ mỹ nghệ (Gombinhduong.com, 2021). Ngày 23 tháng 11 năm 2021, nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã công bố quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống gốm Bình Dương là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, 2021). Hiện nay, tuy mô hình du lịch tham quan, trải nghiệm làng nghề gốm sứ Bình Dương đã được quảng bá, cụ thể là chương trình tham quan, trải nghiệm tại cơ sở gốm sứ Minh Long, một trong những cơ sở sản xuất gốm sứ truyền thống quy mô lớn ở Bình Dương. Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn phạm vi tham quan ở địa điểm này thì chưa thể đánh giá xứng tầm với quy mô làng nghề gốm sứ ở Bình Dương. Vì thế, loại hình du lịch làng nghề này cần được xem xét, có phương hướng giải pháp phát triển mở rộng, đa dạng hơn về quy mô và hình thức tham quan du lịch tại các làng nghề gốm sứ Bình Dương. Các đối tượng khách du lịch hướng đến tham quan, trải nghiệm du lịch làng nghề cũng rất đa dạng. Nhưng phổ biến hiện nay là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa, kết hợp học tập lý thuyết cùng tham quan, trải nghiệm học tập thực tế. Các đối tượng này có nhu cầu được quan sát, tìm hiểu đời sống văn hóa người dân tại các làng nghề, các quy trình làm ra các sản phẩm làng nghề, được tự tay trải nghiệm và hưởng thụ thành quả cũng như trải nghiệm văn hóa, ẩm thực địa phương. Từ chính nhu cầu ấy, việc phát triển loại hình du lịch làng nghề phục vụ cho đối tượng tham quan, trải nghiệm, học tập nghiên cứu góp phần quảng bá hình ảnh, con đường, nếp sống văn hóa con người Bình Dương, góp phần không chỉ bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống địa phương mà còn hướng đến phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống, sinh kế cho người dân tại các làng nghề gốm sứ truyền thống ở Bình Dương. 2. LÝ THUYẾT & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Lý thuyết nghiên cứu đề tài Về khái niệm Di sản văn hóa, Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, chương 1, điều 1, quy định rõ: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trong đó: Di sản văn hóa phi vật thể “là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”( Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Chương 1, Điều 4, Mục 1). Một trong những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Việt Nam đó chính là các làng nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống được hiểu là “một cụm dân cư sinh sống tại nông 290
  5. thôn với hoạt động kinh tế truyền thống là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có các hoạt động phi nông nghiệp, sản xuất một mặt hàng nào đó có tính chuyên môn cao và mang lại nguồn thu nhập cho cả làng” (Huỳnh Đức Thiện, 2014, tr.12). Để gọi là nghề thủ công truyền thống, cần đáp ứng một số yêu cầu sau: Hình thành và phát triển lâu đời ở Việt Nam; Sản xuất tập trung, hình thành nên các làng nghề, các phường, phố nghề; Có nhiều thế hệ nối tiếp cũng như đội ngũ nghệ nhân lành nghề; Kỹ thuật, công nghệ đặc trưng cho từng lĩnh vực nghề nghiệp; Nguyên vật liệu sử dụng tại địa phương, đặc trưng cho địa phương; Sản phẩm độc đáo, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa địa phương; Nghề nghiệp nuôi sống gia đình, cộng đồng địa phương, đóng góp vào phát triển kinh tế tại địa phương (Bùi Văn Vương, 2002, tr. 12-13). Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày nay được xem một sản phẩm du lịch độc đáo. Trong Luật du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa Sản phẩm du lịch là “tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” (Luật Du lịch Việt Nam, 2017, tr.7). Một trong những sản phẩm thu hút khách du lịch hiện nay là việc tham quan, trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống. Du lịch làng nghề được hiểu khái quát là “loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan tìm hiểu du lịch, tham gia vào các công đoạn sản xuất các sản phẩm đặc trưng của làng nghề; từ đó mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh, bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề” (Hoàng Văn Châu, 2007, tr.34). Vì thế, việc bảo tồn các làng nghề truyền thống gốm sứ ở Bình Dương chính là công việc lưu giữ các giá trị văn hóa lâu đời của người dân Bình Dương. Từ việc xác định thực trạng phát triển để góp phần định hướng, tìm ra hướng đi cho các làng nghề truyền thống được tồn tại, phát triển nhằm góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống làng nghề địa phương, phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, đề xuất một sổ hướng đi trong việc phát triển làng nghề gốm sứ Bình Dương là nơi thích hợp cho loại hình du lịch học tập, trải nghiệm của sinh viên trong và ngoài tỉnh Bình Dương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả chọn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp thực địa, trong đó phương pháp thực địa là phương pháp chủ đạo. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến lịch sử, địa lý, con người vùng đất Bình Dương; các làng nghề gốm sứ truyền thống ở Bình Dương … thu thập kết quả nghiên cứu đã công bố, kết quả báo cáo về tình hình phát triển các làng nghề gốm sứ truyền thống ở Bình Dương tạo cơ sở để giải quyết các nội dung của bài nghiên cứu. Tài liệu nhóm tác giả thu thập để nghiên cứu gồm một số sách, bài báo khoa học, văn bản của cơ quan quản lý các cấp và những bài viết có liên quan. Phương pháp điều tra thực địa: Mục đích của phương pháp này nhằm biết được hiện trạng bảo tồn, phát triển làng nghề gốm sứ truyền thống ở Bình Dương. Hoạt động tham quan các làng nghề, phỏng vấn một số người lao động trong nghề cũng như tham vấn một số chuyên gia đầu ngành về du lịch, trong đó có du lịch tham quan tại ba làng nghề gốm sứ truyền thống ở Bình Dương là làng gốm ở Lái Thiêu, huyện Thuận An; làng gốm Chánh Nghĩa (Bà Lụa) ở Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một và làng gốm Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên. Từ hoạt động nghiên cứu thực địa, nhóm tác giả hiểu thêm về giá trị văn hóa của các làng gốm sứ truyền thống góp phần phát triển văn hóa, kinh tế, du lịch địa phương Bình Dương. 291
  6. 3. KHÁI QUÁT LÀNG NGHỀ LÀM GỐM SỨ TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG Tại Bình Dương, trước đây vùng Thủ Dầu Một là một trong những trung tâm sản xuất gốm lớn ở Nam Bộ. Theo nhà văn Sơn Nam trong bài viết Người Bình Dương trích trong Miền Đông Nam Bộ lịch sử và phát triển thì: lò gốm cây Mai khi giải thể, khi chỉnh trang vùng Chợ Lớn (vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ XIX), nghệ nhân và giới kinh doanh dời về Lái Thiêu, nơi có rạch Lái Thiêu thuận lợi chuyên chở, đồng thời vùng phụ cận (Tân Uyên) còn dự trữ đất sét. Sự thật là gốm cây Mai là gốm của người Trung Quốc nhập cư vào Việt Nam. Sản phẩm gốm cây Mai còn lưu giữ là gốm trang trí các đình chùa của người Hoa, mang đặc trưng gốm Trung Quốc. Còn gốm Lái Thiêu và Thủ Dầu Một của Bình Dương chủ yếu sản xuất đồ gia dụng cho nên mang cốt cách Việt Nam. Có thể thời kỳ đó có sự lưu thông rất thuận tiện, vì thế người Trung Quốc cũng như Việt Nam biết được vùng đất Bình Dương giàu nguyên liệu cho ngành gốm sứ phát triển, cho nên đã hội tụ về vùng Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Tân Uyên mở lò gốm. Như vậy nghề sản xuất gốm trên đất Bình Dương đã từng tồn tại, nhưng để trở thành nghề với quy mô lớn, sản xuất ra sản phẩm hàng hóa thì phải có sự góp phần quan trọng của việc du nhập nghề gốm của người Hoa vào Bình Dương (Nguyễn Thị Kim Ánh, 2005, tr.57 -60). Ba làng gốm truyền thống được hình thành và phát triển cho đến ngày nay bao gồm: làng gốm Lái Thiêu (Thuận An), Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một) và Tân Phước Khánh (Tân Uyên): - Làng gốm sứ Lái Thiêu (Thuận An): Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam và ý kiến một số nghệ nhân làm gốm thì nghề gốm du nhập vào Lái Thiêu – Bình Dương vào cuối thế kỷ XIX do những người Hoa theo chân các thuyền buôn vào và qua từ đường bộ Móng Cái sang vùng Gia Định lập nghiệp. Trong số những người Hoa, có những người từ quê hương đã làm thợ gốm, họ thấy được vùng Lái Thiêu thuận lợi cho việc sản xuất gốm nên họ đã định cư và mở nhiều lò làm gốm. Căn cứ vào năm thành lập và trùng tu chùa Bà Lái Thiêu, có thể nghề gốm ở đây khởi đầu từ năm 1867 qua 1883, 1889 (2 lần chùa trùng tu). Các lò gốm Lái Thiêu hình thành với quy mô lớn với một số hiệu nổi tiếng như Anh Ký, Quảng Thái Xương, Kiến Luân, Liên Hiệp Thành cho đến nay vẫn là một trong những cửa hiệu làm ăn hiệu quả tại Lái Thiêu. Thị trường buôn bán gốm sứ ở Lái Thiêu cho đến ngày nay vẫn còn rất nhộn nhịp. Chợ Lái Thiêu vẫn là nơi buôn bán, trao đổi các mặt hàng gốm sứ và rạch Lái Thiêu với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ đến trao đổi, mua bán. - Làng gốm Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một): Làng gốm này còn có tên là gốm Bà Lụa. Thời Pháp, làng gốm thuộc làng Phú Cưởng, tỉnh Thủ Dầu Một. Làng gốm Chánh Nghĩa có ý kiến cho rằng được du nhập từ làng gốm Cây Mai (Gia Định) và từ lái thiêu chuyển lên từ khoảng giữa thế kỷ XIX, nhưng cũng có ý kiến cho rằng năm 1840 – 1850 tại làng Chánh Nghĩa xuất hiện ba lò gốm đầu tiên, lâu đời như những lò lò Kiến Xuân, lò Thái Xương Hòa, sau thì phát triển và phổ biến cho đến ngày nay. Điểm chung của những làng gốm ở Bình Dương từ giữa thế kỷ XIX là các chủ nhân đều là người Hoa. - Làng gốm Tân Phước Khánh (Tân Uyên): Năm 1867, một ngôi chùa của lưu dân người Hoa xây dựng ở Bình Dương, gọi là chùa nhưng là miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trong đồ cúng dâng chùa có cái lư hương và bình hoa bằng gốm. Trên bình hoa có in chữ “Tân Khánh Thôn”. Điều này chứng ta người Hoa đến vùng Tân Phước Khánh, Tân Uyên và sản xuất gốm khá lâu trước khi chùa được xây dựng. Theo các vị cao niên thì chủ nhân của hai đồ dâng cúng là chú Mầu gốc Quảng Đông, chủ lò hiệu Thái Xương Hòa, đang có lò sản xuất gốm ở Tân Phước Khánh (Nguyễn Thị Kim Ánh, 2005, tr.57 -60). 292
  7. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại các làng nghề gốm sứ Bình Dương Tỉnh Bình Dương là địa phương giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa qua các điểm du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh cùng với du lịch về nguồn qua hệ thống di tích lịch sử cách mạng nhưng việc phát triển du lịch làng nghề tại Bình Dương còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về mặt giữ lấy các làng nghề trước sức ép đô thị hóa và kinh tế thị trường. Làng nghề gốm sứ truyền thống Bình Dương cũng có những sự thay đổi đáng kể để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường hiện nay qua việc đa dạng hơn các mẫu mã sản phẩm gốm sứ và màu nước men, từ các sản phẩm nồi đất, lu, vại truyền thống sang sản xuất các sản phẩm chén, tô, bình trà gốm sứ v.v. Về chất lượng sản phẩm, để hòa vào dòng chảy của nền kinh tế, “ngành gốm Bình Dương đã từng bước trở mình và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, với những thương hiệu nổi tiếng như Minh Long, Cường Phát, Phước Dũ Long… Đây là lợi thế rất lớn của ngành gốm sứ Bình Dương”. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều lò gốm đã tăng cường các trang thiết bị đạt chuẩn công nghệ cao. Nhờ đó mà tình hình tiêu thụ gốm sứ của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt kết quả khả quan. Là một trong số những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương. Chính vì thế, ngành gốm tại Bình Dương ngày càng phát triển và liên tục phát huy dựa trên các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cải tiến công nghệ, nguồn nhân lực. Với sự kết hợp từ bàn tay nghệ nhân và trình độ công nghệ hiện đại sẽ tạo nên những tác phẩm có giá trị đặc sắc và có giá trị cho tỉnh nhà. Các xưởng gốm hiện nay tại Bình Dương với các trang thiết bị hiện đại đã thay thế các lò nung truyền thống giúp giải quyết các vấn đề môi trường. Các nhà xưởng, trang thiết bị, nguyên liệu, chất liệu từng bược được đầu tư kỹ lưỡng, việc cải tiết cơ sở vật chất sẽ giúp đảm bảo toàn bộ hoạt động của các xưởng gốm luôn được nâng cao năng suất, giá trị nghệ thuật không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, các làng nghề vẫn giữ các yếu tố truyền thống để lưu truyền hậu thế, đồng thời nó cũng giúp thu hút các du khách qua loại hình du lịch làng nghề với các hoạt động trải nghiệm làm gốm. Về cạnh tranh thị trường quốc tế, hiện nay sản phẩm gốm sứ ngoài chịu sự cạnh tranh trên thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu mặt hàng này cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp gốm sứ các nước Trung Quốc, Thái Lan…. Điều này đòi hỏi ngành gốm Bình Dương cần phải biết “làm mới mình” cạnh tranh thị trường thế giới bằng việc nâng cao giá trị nghệ thuật qua từng sản phẩn, đầu tư đổi mới chất lượng sản phẩm qua các thiết bị công nghệ hiện đại, điều chỉnh giá thành sao cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đầu năm 2022, sản xuất của ngành gốm sứ đã và đang có bước phục hồi và tăng trưởng khá sau đại dịch COVID19. Tính đến nay, đa số các doanh nghiệp đều có đơn hàng sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp trong ngành có mức tăng từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết đã tạo ra những cơ hội lớn cho động xuất khẩu nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng (Tiểu My & Ngô Trung, 2022). “Sản lượng xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt 63,77 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng 05/2022. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 375,59 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 6/2022 xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang EU đạt 6,97 triệu USD, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang EU đạt 45,65 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Thái Lan) trong số các thị trường cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho EU, với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2021 đạt 7,6%/năm” (Hà Duyên, 2022). Về nguồn nhân lực, với đặc thù ngành gốm, một số khâu quan trọng chỉ thực hiện được bởi bàn tay con người, nhưng hiện nay ngành gốm lại đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao bởi 293
  8. hiện nay Bình Dương phát triển công nghiệp với nhiều ngành nghề nên nghề làm gốm không còn là sự lựa chọn hàng đầu của lực lượng lao động trẻ để lập thân, lập nghiệp. Trước đây, trường Mỹ thuật Bình Dương có đào tạo nghề làm gốm nhưng hiện nay đã không còn. Hiện nguồn nhân lực nghề gốm chủ yếu do doanh nghiệp tự đào tạo. Giới trẻ Bình Dương không còn tha thiết với các ngành nghề truyền thống của tỉnh, do vậy cần tìm ra hướng đi đúng đắn giúp ngành gốm Bình Dương phát triển bền vững trong tương lai. Nếu nguồn nhân lực làm gốm đã thiếu thì nguồn nhân lực du lịch tham gia trực tiếp vào công tác phục vụ du khách tại làng gốm thiếu đi cả số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn, học vấn chưa đáp ứng nên khi tham gia vào công tác giới thiệu, hướng dẫn du khách tham quan trải nghiệm tại làng gốm chưa đáp ứng được các tiêu chí về nghiệp vụ hướng dẫn, giới thiệu đầy đủ thông tin cần thiết cho du khách. Về phát triển du lịch làng nghề gốm sứ truyền thống tại Bình Dương. Hiện nay, cơ sở gốm sứ Minh Long là một trong những cơ sở sản xuất gốm truyền thống với quy mô lớn ở Thuận An, Bình Dương. Không chỉ tập trung cho hoạt động sản xuất, gốm sứ Minh Long còn xây dựng nhiều chương trình tham quan, trải nghiệm làm gốm sứ dành cho nhiều đối tượng khách, trong đó phổ biến là học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, khu vui chơi và sáng tạo gốm sứ Minh long là điểm đến quen thuộc của các doanh nghiệp lữ hành chuyên tổ chức tour học sinh đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Tại gốm sứ Minh Long, khách du lịch có thể: ▪Tìm hiểu về nghề truyền thống Việt Nam và trải nghiệm quy trình tạo ra sản phẩm đồ gốm sứ: pha, vẽ, nung từ nghệ nhân lành nghề. ▪Hóa thân như những người thợ thực thụ có sức thể hiện ý tưởng, đam mê vẽ nghệ thuật. ▪Được nung gốm sứ và mang sản phẩm hoàn chỉnh như một món quà kỷ niệm. ▪Tham quan, mua sắm đồ gốm sứ lưu niệm. Mô hình sản xuất gốm sứ gắn với phát triển du lịch học tập, trải nghiệm của gốm sứ Minh Long là một sự thành công trong việc quảng bá hình ảnh gốm sứ truyền thống Bình Dương đến với du khách, đặc biệt là học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, trải nghiệm ngoại khóa thú vị, bổ ích. Tuy nhiên, các địa điểm làm gốm kết hợp việc tham quan, học tập, trải nghiệm làng gốm ở Bình Dương vẫn còn ít so với số lượng làng nghề hiện tại, dẫn đến việc nhu cầu tham quan, trải nghiệm bị hạn chế, mùa cao điểm số lượng lớn du khách tập trung về một địa điểm dẫn đến việc quá tải, chất lượng phục vụ du lịch không được đảm bảo. Hơn nữa, nhiều cơ sở sản xuất gốm sứ muốn đầu tư thu hút khách du lịch nhưng còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch, chưa nắm được cơ chế, chính sách đầu tư, phát triển du lịch, đặc biệt thiếu nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, các tour tham quan trải nghiệm hiện nay chỉ với thời gian ngắn, chưa có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo có thể giữ chân du khách được lâu hơn. Việc quảng bá thương hiệu du lịch Bình Dương nhiều năm trở lại đây cũng được đầu tư, đẩy mạnh. Nhiều chương trình giới thiệu về văn hoá, du lịch Bình Dương, một số cuộc thi giới thiệu điểm đến du lịch Bình Dương được tổ chức cho cán bộ quản lý, nhân viên, sinh viên các trường. Tuy nhiên, với quy mô làng nghề gốm sứ Bình Dương hiện tại, cùng những thế mạnh du lịch vốn có của Bình Dương, việc quảng bá về hình ảnh, thương hiệu gốm sứ Bình Dương trên các phương tiện truyền thông, ấn phẩm du lịch vẫn còn hạn chế, chưa tạo được điểm nhấn, ấn tượng và thu hút sự quan tâm của du khách. 294
  9. Bảng 1: Chương trình tour tham quan gốm sứ Minh Long – Bé tập làm gốm của một số doanh nghiệp lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Hồ Lưu Phúc, 2023) Thời gian Tour có thời gian ½ ngày Tour có thời gian 1 ngày Phương tiện Xe ô tô 45 chỗ Xe ô tô 45 chỗ di chuyển 6h30: Rước các em học sinh tại điểm trường. 8h00: Tham quan nhà tù Phú Lợi. 7h: Rước các em học sinh tại điểm trường 9h00: 8h30: - Đoàn đến công ty gốm sứ Minh Long. Tham - Đoàn đến công ty gốm sứ Minh Long. quan Showroom, nghe kỹ thuật viên thuyết minh Tham quan Showroom, nghe kỹ thuật viên quy trình sản xuất gốm sứ. Chụp hình lưu niệm. thuyết minh quy trình sản xuất gốm sứ. Chụp hình lưu niệm. - Các em học sinh tập trung tại khu vực trang trí sản phẩm gốm sứ, tại đây mỗi em được phát 01 dĩa - Các em học sinh tập trung tại khu vực trang trắng hoặc chén sứ và màu, cọ để các bé trang trí trí sản phẩm gốm sứ, tại đây mỗi em được dưới sự hướng dẫn của các Cô Chú Kỹ Thuật Viên phát 01 dĩa trắng hoặc chén sứ và màu, cọ để Chương Công ty Minh Long. các bé trang trí dưới sự hướng dẫn của các trình Tour - Các em sẽ vận dụng trí sáng tạo khả năng thẩm Cô Chú Kỹ Thuật Viên Công ty Minh Long. mỹ của mình để trang trí lên những chiếc dĩa Minh - Các em sẽ vận dụng trí sáng tạo khả năng Long. Sau đó bé sẽ gửi các sản phẩm lại thẩm mỹ của mình để trang trí lên những Showroom để chuyển về xưởng nung, hoàn thiện chiếc dĩa Minh Long. Sau đó bé sẽ gửi các và sản phẩm sẽ được gửi lại Trường cho các em sản phẩm lại Showroom để chuyển về xưởng học sinh. nung, hoàn thiện và sản phẩm sẽ được gửi lại Trường cho các em học sinh. - 11h00: Đoàn đến Khu du lịch thắng cảnh Đại Nam Văn Hiến, dùng cơm trưa, tham gia các trò 11h30: Tập trung, di chuyển về điểm chơi giải trị. trường. - 15h30: Đoàn rời Đại Nam, khởi hành về lại điểm trường. 4.2. Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề gốm sứ truyền thống phục vụ du lịch học tập, trải nghiệm ở Bình Dương Di sản văn hóa, trong đó có di sản văn hóa làng nghề truyền thống là tri thức của thế hệ ông cha, được truyền lại từ đời này sang đời khác. Di sản văn hóa là minh chứng sống động cho những thời kỳ lịch sử, nơi các thế hệ đã bỏ công sức xây dựng, phát triển và giữ gìn cho các thế hệ sau. Đây là di sản văn hóa dân tộc quý giá cần được giữ gìn. Việc tiếp cận di sản văn hóa ngày nay thông qua rất nhiều hình thức, trong đó có hình thức du lịch kết hợp học tập, trải nghiệm, nghiên cứu. Du lịch học tập, trải nghiệm đang là một trong những loại hình du lịch được ưa chuộng hiện nay mà đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên. Môi trường giáo dục hiện nay phát triển theo xu hướng gắn lý thuyết với thực tiễn qua các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận kiến thức bài học một cách thực tế, sinh động. Đặc biệt góp phần giảm tải áp lực căng thẳng trong việc học qua việc tham quan, du lịch giúp học sinh, sinh viên được vui chơi, giải trí, tận hưởng bầu không khí trong lành, dễ chịu. Hiện nay, lĩnh vực giáo dục và du lịch được xem là hai lĩnh vực có hiệu quả trong việc góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nếu như hoạt động giáo dục là phương thức giúp cho việc bổ sung kiến thức về di sản văn hóa, từ đó thêm yêu mến, ý thức có trách nhiệm và chủ động trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống thì hoạt động du lịch đưa di sản văn hóa đến gần với con người hơn. Qua hình thức tham quan du lịch, con người có điều kiện tham quan, học tập, trải nghiệm di sản một cách thực tế, sinh động nhất. Hai lĩnh vực giáo dục và du lịch có mối quan hệ gắn kết nhau trong con đường hướng đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống. Qua việc học tập, trải nghiệm từ thực tế các 295
  10. chuyến đi, học sinh, sinh viên ý thức được giá trị và vai trò quan trọng của di sản để rồi từ đó phải chủ động trong việc bảo tồn các di sản, gắn trách nhiệm bản thân với trách nhiệm của xã hội, từ đó trở thành một con người biết sống trách nhiệm, yêu nước, yêu dân tộc mình hơn. Từ những giá trị văn hóa làng nghề truyền thống ấy, chúng tôi xin đề xuất một số hướng đi trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng nghề gốm sứ truyền thống Bình Dương nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch tại các địa phương như sau: Giải pháp về thị trường, xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch làng nghề gốm sứ Bình Dương: Cần đẩy mạng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Bình Dương, xây dựng kênh thông tin đưa hình ảnh du lịch của tỉnh lên các phương tiện truyền thông như website. Tổ chức liên kết với các công ty lữ hành để kết nối với các tour du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu... Tiếp tục tham gia các hội chợ, triển lãm về sản phẩm làng nghề truyền thống. Đây là hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại giúp đưa hình ảnh du lịch làng nghề gốm sứ tỉnh Bình Dương đến với du khách gần xa. Thực hiện các tờ gấp, catalogue, apphich giới thiệu làng nghề truyền thống nhằm thu hút đông đảo du khách. Người dân nên chủ động trong công tác quảng bá hình ảnh du lịch của mình trên các phương tiện thông tin. Vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề, ân cần, thân thiện, chân thành trong giao tiếp, ứng xử với nhau và với du khách. Đó cũng là hành động giúp giữ chân du khách đến với làng nghề. Bảng 2: Các giai đoạn quảng bá thương hiệu làng nghề gốm sứ Bình Dương trong phát triển du lịch (Nguồn: Hồ Lưu Phúc, 2023) Để tạo hình ảnh đặc trưng, riêng biệt của gốm sứ Bình Dương so với các làng nghề gốm sứ truyền thống ở những địa phương khác. Có thể đề xuất slogan thương hiệu gắn với du lịch làng nghề gốm sứ Bình Dương là “GỐM SỨ BÌNH DƯƠNG – TINH HOA TỪ ĐẤT VIỆT” với hình ảnh logo bình gốm sứ lòng ghép trong ngọn lửa đang cháy. Giải pháp về tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch tại làng nghề gốm sứ Bình Dương: Các đơn vị doanh nghiệp lữ hành có thể khảo sát và xây dựng các chương trình du lịch phục vụ cho các đơn vị khách du lịch khác nhau với thời gian chuyến đi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của nhiều đối tượng khách. Có thể đề xuất ba chương trình tour du lịch như sau: 296
  11. Bảng 3: Đề xuất một số sản phẩm du lịch gắn với làng nghề gốm sứ truyền thống tỉnh Bình Dương (Nguồn: Hồ Lưu Phúc, 2023) Giải pháp về tổ chức quy hoạch và công tác thực hiện quy hoạch: Ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông kết nối liên vùng, phối hợp với thành phố quy hoạch, xây dựng một số hạ tầng tiện ích sử dụng chung cho nhiều khu đô thị. Thực tế cho thấy việc thực hiện công tác quy hoạch làng nghề gốm sứ phải gắn với quy hoạch giao thông, quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu dân cư, nhất là thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở từng địa phương. Quy hoạch này cần đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng và lâu dài. Mỗi địa phương, làng nghề cần thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở hạ tầng (giao thông, công trình điện nước, mặt bằng xây dựng...), đặc biệt chú ý đến bảo vệ môi trường sản xuất và sinh hoạt. Mỗi hộ sản xuất kinh doanh và du lịch cũng cần chủ động có kế hoạch cụ thể trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch của mình, tránh chỉ trông chờ, hỗ trợ từ phía nhà nước và chính quyền địa phương. Đối với việc thực hiện công tác quy hoạch thì cần sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và người dân để cùng thực hiện. Giải pháp về đường lối, chính sách phát triển du lịch: Cần có chính sách ưu đãi cho phát triển du lịch một cách kịp thời, phù hợp. Có chính sách ưu tiên, khuyến khích sự tham gia đầu tư về du lịch của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Cần có những chính sách thích hợp trong việc ưu tiên cho sản phẩm của làng nghề được xuất khẩu ra thị trường quốc tế một cách hiệu quả. Vấn đề này giúp duy trì và phát triển làng nghề vừa góp phần đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá hình ảnh làng nghề đến với bạn bè quốc tế để du lịch có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan, thưởng lãm. Cần hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư từ các thành phần kinh tế vào các dự án phát triển du lịch hoặc vào hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bằng cách giảm bớt thủ tục rườm rà, có dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư. Đồng thời nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho du khách đi kèm với các sản phẩm đặc trưng của địa phương. 297
  12. Trong chính sách về tài chính cần có nhiều ưu tiên trong việc vay vốn của các doanh nghệp để mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất. Đẩy mạnh chính sách trong quan hệ quốc tế, tìm đầu ra cho sản phẩm truyền thống được đến với người tiêu dùng ở nhiều vùng miền, quốc gia. Phát triển các loại hình giao thông phục vụ nhu cầu du lịch có chất lượng, giá cả hợp lí và đặc biệt thân thiện với môi trường. Xây dựng và hoàn thiện các bãi đậu xe, nhà vệ sinh... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan. Trong những năm sắp tới tỉnh Bình Dương cần có chính sách quy hoạch lại vùng sản xuất của các làng nghề gốm sứ truyền thống kết hợp với khai thác du lịch cho phù hợp. Xác định phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống trở thành điểm nhấn trong kinh tế chung của tỉnh. Giải pháp về vốn đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cần có chính sách đầu tư nguồn vốn, xây dựng phát triển làng nghề cùng với phát triển du lịch. Hỗ trợ các hộ dân trong việc vay vốn với ưu đãi về lãi suất, kì hạn giải ngân, tạo điều kiện cho họ có được nguồn vốn mở rộng quy mô sản xuất và có kế hoạch phát triển du lịch. Kêu gọi, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nhà nước, có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư đối với các cơ sở kinh doanh du lịch góp phần đa dạng sản phẩm và dịch vụ du lịch giúp nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ trung ương đối với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển làng nghề truyền thống và du lịch của tỉnh. Đặc biệt ưu tiên các nguồn vốn của tỉnh để đầu tư vào những dự án trọng điểm tạo động lực phát triển tỉnh Bình Dương, nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng; Các dự án đầu tư về phát triển, đào tạo nguồn nhân lực; Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Cùng với những nguồn vốn trên thì việc huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu tư hoạt động du lịch tại các điểm du lịch hoặc tuyến du lịch ngày càng đóng vai trò to lớn, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch về nguồn, du lịch học tập, du lịch trải nghiệm… cũng đóng góp phần quan trọng tạo sự phát triển du lịch chung của tỉnh Bình Dương. Giải pháp về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực phục vụ trong trong làng nghề giữ hai vai trò chính: vừa là lao động cho nghề truyền thống, vừa là lao động trong ngành du lịch. Do đó cần đào tạo nguồn nhân lực và nguồn lao động phục vụ trong các làng nghề, khuyến khích các hộ sản xuất lâu năm tiếp tục gắn bó với nghề, tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động tiếp cận với việc kinh doanh du lịch. Cần đào tạo đúng với vị trí, việc làm ở từng bộ phận với chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam gắn kết với nhu cầu thực tế tại cơ sở và tình hình phát triển du lịch địa phương. Bên cạnh đó cần kết hợp nhiều hình thức đào tạo nhưng ưu tiên đào tạo tại chỗ nguồn lao động chất lượng hoạt động hiệu quả. Có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo hướng dẫn viên giỏi, có trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp tốt, am hiểu sâu sắc về lịch sử phát triển cũng như giá trị của nghề truyền thống. Cần có nhiều chính sách ưu đãi cho người lao động để họ tích cực tham gia vào các hoạt động đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Trong công tác phát triển đội ngũ lao động cần ưu tiên đào tạo cho con em trong làng nghề bởi họ hiểu sâu sắc về nghề truyền thống của địa phương, sẽ thuận lợi hơn trong công việc. Đồng thời cũng không quên khuyến khích, khen thưởng, tuyên dương các hộ sản xuất giỏi, tạo động lực cho họ tiếp tục duy trì việc sản xuất của làng nghề. Tổ chức hội thảo để cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao trình độ người lao động, qua đó thúc đẩy các làng nghề cùng phát triển. Đồng thời cũng không quên thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho cán bộ quản lí về du lịch, về quản lí môi trường. Tiếp tục nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ kĩ thuật hoạt động trong lĩnh vực nghề truyền thống. Phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo về du lịch để có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn lao động giỏi. 298
  13. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch: Để hoạt động du lịch làng nghề gốm sứ tỉnh Bình Dương đạt hiệu quả và thu hút được nhiều khách tham quan thì cần tạo ra một môi trường du lịch an toàn, vệ sinh, thân thiện giúp du khách có không gian để thư giãn, tham quan. Muốn làm được điều đó thì cần quan tâm đề ra các chính sách vừa phát huy tài nguyên của địa phương vừa bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch, cần hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. Nghiêm túc thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như có những giải pháp xử lí kịp thời và nghiêm khắc những cá nhân, tổ chức và cả du khách tham quan làm ảnh hưởng đến môi trường. Thực hiện xử lí, thu gom, phân loại và tái chế rác thải đúng theo quy trình tránh làm lan rộng ra môi trường xung quanh. Sở tài nguyên và môi trường cần hướng dẫn các hộ dân sản xuất kinh doanh nghề truyền thống và các doanh nghiệp đầu tư du lịch tại Bình Dương phải thực hiện theo luật bảo vệ môi trường tại nơi kinh doanh của mình, không đặt lợi ích kinh tế lên trên lợi ích môi trường, đó là thực hiện xu hướng phát triển bền vững và lâu dài về du lịch. Nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ quản lí môi trường của địa phương. 5. KẾT LUẬN Nghề làm gốm sứ truyền thống tại Bình Dương đã trở thành làng nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Bình Dương, trải qua một khoảng thời gian dài phát triển những làng nghề này hội tụ đủ các tiêu chí để được công nhận là làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh, làng nghề đã tạo dựng cho mình một hình ảnh độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa riêng của vùng đất và con người Bình Dương qua bao đời dựng xây và phát triển. Việc duy trì và bảo tồn làng nghề là vấn đề quan trọng cần được quan tâm đầu tư thực hiện. Tỉnh Bình Dương có nhiều điều kiện để phát triển làng nghề nhưng để làng nghề thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao thì nên kết hợp với phát triển du lịch tuy nhiên phải đảm bảo giữ gìn được nét độc đáo riêng có đồng thời tránh quan tâm phát triển du lịch quá mức làm cho giá trị của làng nghề suy giảm hay mai một và mất đi. Với quyết tâm và sự nỗ lực hết mình, sẽ xây dựng được mô hình du lịch làng nghề phát triển ngay giữa một đô thị sôi động bậc nhất cả nước và sẽ có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương. Việc duy trì và phát triển làng nghề thực sự mang lại cho tỉnh Bình Dương nhiều ý nghĩa tích cực về mặt văn hóa, kinh tế - xã hội và cả môi trường. Tham luận này đã chỉ ra được thực trạng phát triển hiện nay của làng nghề cũng như những khó khăn tồn tại cần khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với làng nghề. Trên cơ sở đó nêu lên những định hướng và giải pháp nhằm hạn chế tiêu cực, giúp làng nghề có điều kiện phát triển bền vững và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Vượng (2002). Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội. 2. Gombinhduong (2021). “Giới thiệu về gốm Bình Dương”, Địa chỉ: https://gombinhduong.com/gioi- thieu-gom-binh-duong/ [Truy cập ngày: 18/04/2023]. 3. Hà Duyên (2022). “Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh”, Địa chỉ: https://congthuong.vn/nam-bat-co-hoitu-hiep-dinh-evfta-xuat-khau-gom-suvao-eu-tang- manh-183047.html [Truy cập ngày: 18/04/2023]. 4. Hoàng Văn Châu, Phạm Thị Hồng Yến & Lê Thị Thu Hà (2007). Làng nghề du lịch Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 299
  14. 5. Hồng Thuận. (2021). “Bình Dương: Trăm năm tạo dựng một nghề”, Địa chỉ: https://langngheviet.com.vn/lang-nghenghe-nhan/binh-duong-tram-nam-taodung-mot- nghe.html26016, [Truy cập ngày: 18/04/2023]. 6. Huỳnh Đức Thiện (2014). “Tìm hiểu về làng nghề và vai trò của làng nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đăng trên Tạp chí hội thảo “Làng nghề và phát triển du lịch”. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hồ Chí Minh. 7. Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Luật Du lịch Việt Nam (2017). Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Kim Ánh (2005). Lịch sử - Văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữ thế kỷ XIX, Luận văn thạc sĩ lịch sử. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương (2021 tháng 11). “Lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Địa chỉ: https://sovhttdl.binhduong.gov.vn/tin-tuc/le-cong-bo-quyet-dinh- cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-va-cong-bo-danh-muc-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nam- 2020-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-1997.html, [Truy cập ngày: 18/04/2023]. 11. Tiểu My & Ngô Trung (2022). “Sản xuất sạch hơn trong ngành gốm sứ: Cơ hội để phát triển”. https://baobinhduong.vn/san-xuat-sachhon-trong-nganh-gom-su-co-hoi-dephat-trien-a285729.html, [Truy cập ngày: 18/04/2023]. 300
  15. PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI Lê Quang Cần1, Nguyễn Thị Hương2 1. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai; 2 Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: leqcan@yahoo.com.vn TÓM TẮT Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một gia tăng gay gắt hiện nay, nghiên cứu sự phát triển xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, du lịch xanh…trở thành yêu cầu cấp thiết đối với toàn nhân loại nói chung, Việt Nam nói riêng. Với mạng lưới văn hóa vật thể, phi vật thể, thiên nhiên tỉnh Bình Dương đa dạng, phong phú trở thành nguồn tài nguyên quan trọng phát triển du lịch xanh của địa phương nhằm góp phần tích cực để Việt Nam hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Phát triển du lịch xanh đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngành công nghiệp không khói tỉnh Bình Dương sẽ góp phần thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Bài viết này được thực hiện dựa trên dữ liệu từ các cơ quan, ban ngành Trung ương và tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu là nêu lên tiềm năng, lợi thế, hàm ý giải pháp phát triển du lịch xanh bền vững tỉnh Bình Dương trong hiện tại và tương lai. Từ khóa: Du lịch xanh, Bình Dương, hiện tại, tương lai Abstract DEVELOPMENT OF GREEN TOURISM BINH DUONG PROVINCE IN THE PRESENT AND FUTURE In the context of increasingly severe climate change today, research on green development, green economy, circular economy, green tourism... becomes an urgent requirement for all mankind in general. Vietnam. With a rich and diverse network of tangible and intangible cultural and natural cultures, Binh Duong province has become an important resource for the development of local green tourism to actively contribute to Vietnam realizing its commitments. reducing net emissions to zero by 2050. Developing green tourism to meet the growth needs of the smokeless industry in Binh Duong province will contribute to the implementation of the Politburo's Resolution No. 24-NQ/TW in 2022 “on socio-economic development and assurance of national defense and security in the Southeast region by 2030, with a vision to 2045". This article is made based on data from central agencies and departments and Binh Duong province. The research results are to highlight the potential, advantages, and implications for sustainable green tourism development solutions in Binh Duong province in the present and in the future. Keywords: Green tourism, Binh Duong, present, future 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2022, tỉnh Bình Dương nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh 301
  16. vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định: Phát triển vùng Đông Nam Bộ phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển. Do đó, du lịch xanh tỉnh Bình Dương trở thành một trong các lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, Nghị quyết này nhấn mạnh: Xây dựng vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Phát triển nhanh, bền vững, hài hòa giữa các tiểu vùng, các địa phương trong vùng; các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, phát triển du lịch xanh tỉnh Bình Dương là một trong các yêu cầu cấp thiết đối với thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định “Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” xác định tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Do đó, phát triển du lịch xanh trở thành một trong các hướng đi phù hợp đối với tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của tỉnh Bình Dương trong hiện tại và tương lai. Phát triển du lịch xanh sẽ góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương - Một trong các đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. CÁC LÝ LUẬN LIÊN QUAN 2.1. Khái niệm về du lịch xanh Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo du lịch bền vững (Nguyễn Văn Đính, 2020). Do đó, du lịch xanh phải là sản phẩm được hình thành từ vật liệu thân thiện với môi trường; sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối môi trường và sức khỏe con người… Mức độ xanh của sản phẩm du lịch phụ thuộc vào mức độ thân thiện môi trường của những yếu tố có khả năng tác động đến tính chất tham gia vào việc hình thành nên sản phẩm du lịch xanh. Trên cơ sở này, sản phẩm du lịch xanh có thể hiểu là những sản phẩm du lịch có hàm lượng cao các yếu tố thân thiện với môi trường, hoạt động dịch vụ, ý thức bảo vệ môi trường từ người dân địa phương, khách du lịch đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, Đông Nam Bộ và cả nước nói chung. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch xanh Trong xu thế ngày nay, phát triển du lịch xanh gắn với yêu cầu không sử dụng túi nilon, rác thải nhựa, giảm thiểu tiếng ồn, khói bụi trong không khí, thu gom và xử lý triệt để rác thải, xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường… đảm bảo môi trường của sản phẩm du lịch xanh thuần khiết, trong lành, sạch đẹp theo phương châm “sáng - xanh - sạch - đẹp”. Sự tăng trưởng du lịch xanh trở thành xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội bền vững cả nước nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng. Kết quả nghiên cứu của bài viết với các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch xanh bền vững bao gồm: Văn hóa vật thể và phi vật thể, hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành 302
  17. du lịch, tài nguyên du lịch xanh (cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch…), phát triển đào tạo nguồn nhân lực, chính sách phát triển du lịch của chính quyền địa phương, liên kết vùng phát triển du lịch, trình độ quản lý ngành du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch xanh bền vững; trong đó, cơ chế chính sách, yếu tố con người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này sử dụng phương pháp thống kê, mô tả; phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn một tập hợp bao gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một biến; phân tích nhân tố (CFA) là công cụ để xác nhận các cấu trúc trong ngành khoa học xã hội và hành vi, kết quả của phân tích (CFA) có thể cung cấp bằng chứng thiết thực về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của cấu trúc lý thuyết; phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là phân tích mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mô hình; tổng hợp số liệu từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Bình Dương về phát triển xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…đối với sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Nội dung bài viết đi sâu phân tích các yếu tố khách quan, tất yếu đối với sự phát triển du lịch xanh tỉnh Bình Dương trong hiện tại và tương lai. 4. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TỈNH BÌNH DƯƠNG 4.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch xanh tỉnh Bình Dương Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 63 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; trong đó, 13 di tích cấp quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh. Một số di tích trở thành địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch gần xa như di tích nhà tù Phú Lợi, địa đạo tam giác sắt, chiến khu Vĩnh Lợi, chiến khu Đ, căn cứ cách mạng rừng Kiến An, chùa Hội Khánh, nhà cổ ông Trần Công Vàng và Trần Văn Hổ, đình Phú Long, Tân An, núi Châu Thới, núi Cậu - Lòng hồ Dầu Tiếng… Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều nghề thủ công truyền thống còn duy trì đến ngày nay, trở thành một trong các nguồn tài nguyên phát triển du lịch xanh như nghề gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ, đan mây tre lá với các sản phẩm hình thành thương hiệu: Gốm Lái Thiêu, gốm Tân Phước Khánh, gốm xưa, nghề làm heo đất ở thành phố Thuận An, lò lu Đại Hưng, sơn mài Tương Bình Hiệp, chạm khắc gỗ phường Chánh Nghĩa và Phú Thọ… Hệ thống sông ngòi, rừng, ao hồ…khá đa dạng trở thành nguồn tài nguyên phát triển du lịch xanh phong phú, đã hình thành các điểm du lịch hấp dẫn như Khu du lịch văn hóa thể thao Đại Nam, Phương Nam Resort, du lịch xanh Dìn Ký, An Lâm Sài Gòn River, Sài Gòn Part Resort, du lịch Thủy Châu, khu giải trí Đọt Chămpa, làng tre Phú An, Phim trường Windmill, Công viên trung tâm thành phố mới Bình Dương,… Bình Dương có 4 sân gôn (golf) bao gồm sân golf Sông Bé, sân golf Phú Mỹ, sân golf MêKông và sân golf Harmonie. Trong đó, sân golf Sông Bé hình thành và phát triển lâu đời nhất, thu hút đông đảo du khách thượng lưu trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi giải trí. Bình Dương nằm trong lưu vực các con sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé với nguồn nước thiên nhiên từ vùng cao nguyên đổ về đã hình thành nhiều cù lao qua hàng ngàn năm, cây cối tươi tốt, phong cảnh hữu tình, xinh đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ… Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với xây dựng các sản phẩm du lịch xanh của tỉnh Bình Dương như du lịch sinh thái ven sông gắn với vườn trái cây xanh tốt, trĩu quả như vườn cây ăn trái Lái Thiêu, Tân An, Thanh Tuyền; vườn bưởi cù lao Bạch Đằng, vườn bưởi, cam quýt ở huyện Bắc Tân Uyên… Du lịch đường sông trở thành một trong các sản phẩm hấp dẫn nhất của phát triển du lịch xanh tỉnh Bình Dương. Do đó, từ năm 2019 303
  18. tỉnh Bình Dương đã chủ trương phát triển các sản phẩm du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm khai thác lợi thế tài nguyên thiên nhiên, vườn cây ăn trái ven sông kết hợp khai thác các di sản văn hóa, các làng nghề truyền thống để phục vụ du khách đến Bình Dương bằng đường sông; từ đó hình thành các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của du khách góp phần bảo tồn, khai thác có hiệu quả vườn cây ăn trái ven sông, di tích văn hóa, giá trị môi trường sinh thái; sử dụng các nguồn thu từ hoạt động du lịch xanh để tái đầu tư, bảo tồn, tôn tạo vườn cây ăn trái, bảo vệ môi trường để phát triển du lịch xanh bền vững. Trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương chú trọng xây dựng các tuyến du lịch đường sông theo hướng tạo ra sản phẩm du lịch xanh. Thành phố Thủ Dầu Một (xây dựng bến chợ Phú Cường, bến tàu khách kết hợp với bến khách ngang sông Phú Cường, quy mô bến loại II, phục vụ khách du lịch đến tham quan các di sản văn hóa, chợ Thủ Dầu Một, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng… Xây dựng mới bến Yến Bay nằm trên sông Sài Gòn, phường Tương Bình Hiệp với quy mô loại I, phục vụ người dân, du khách vui chơi giải trí. Bến Đại Nam xây dựng mới trên sông Thị Tính, quy mô đạt loại II góp phần phát triển loại hình du lịch sông nước, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách tham quan thưởng ngoạn trên sông và kết hợp du lịch văn hóa, thể thao Đại Nam bằng đường sông). Thị xã Bến Cát xây dựng mới bến Rạch Bắp, bến hành khách kết hợp bến ngang sông Rạch Bắp với quy mô loại II nhằm phục vụ khách du lịch tham quan Địa đạo tam giác sắt và làng tre Phú An (Trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An). Huyện Dầu Tiếng xây dựng bến Thanh Tuyền trên sông Sài Gòn tại xã cùng tên với quy mô loại II nhằm phục vụ khách du lịch sinh thái sông nước, kết hợp tham quan vườn trái cây, các di sản văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, khu di tích Địa đạo Củ Chi mở rộng sang phần đất xã Thanh Tuyền… Thành phố Tân Uyên xây dựng bến Bạch Đằng và Thạnh Hội với quy mô loại II để phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái khu vực Thạnh Hội, cù lao Bạch Đằng, kết hợp tham quan các di sản văn hóa, các làng nghề, các khu du lịch trên địa bàn (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Kế hoạch số 4352/KH-UBND, 2019) Tân Uyên và các vùng phụ cận. Đồng thời, tỉnh Bình Dương định hướng phát triển không gian du lịch đường sông nhằm tạo thành sự đa dạng sản phẩm du lịch xanh trên cơ sở khai thác ưu thế của địa phương. Theo đó, không gian phát triển du lịch xanh ở phía Nam bao gồm thành phố Thuận An, Thủ Dầu Một và một phần thị xã Bến Cát với các loại hình đa dạng, phong phú. Các loại hình du lịch xanh sông nước, du lịch sinh thái miệt vườn, tuyến du lịch trên sông Sài Gòn và sông Thị Tính phục vụ du khách tham quan vườn cây ăn trái ven sông như vườn cây ăn trái Lái Thiêu (thành phố Thuận An), vườn cây ăn trái Phú Thọ, Tương Bình Hiệp, Tân An (thành phố Thủ Dầu Một), vườn cây ăn trái Phú An (thị xã Bến Cát)… Du lịch văn hóa phục vụ khách tham quan di sản văn hóa như (Đình Phú Long, đình Tân An; chiến khu Thuận An Hòa, Địa đạo tam giác sắt, nhà tù Phú Lợi; nhà cổ ông Trần Văn Hổ, Trần Công Vàng và Nguyễn Tri Quan, chợ Thủ Dầu Một, miếu Bà Thiên Hậu, nhà thờ Chánh tòa Phú Cường, chùa Hội Khánh… Các sản phẩm du lịch xanh khác như Du lịch sự kiện, du lịch Mice, du lịch mua sắm, du lịch kết hợp khám chữa bệnh, du lịch đô thị, du khách tham quan theo chuyên đề (lịch sử cách mạng, các khu, cụm công nghiệp dịch vụ…). Đối với không gian phát triển du lịch về phía Tây Bắc, nguồn tài nguyên phát triển du lịch xanh bao gồm khu vực Bắc thị xã Bến Cát, hồ Dầu Tiếng - núi Cậu, hành lang ven sông Sài Gòn và khu vực phụ cận huyện Dầu Tiếng. Theo đó, sản phẩm du lịch xanh ở khu vực núi Cậu, du lịch sông nước, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần như hồ Dầu Tiếng, hồ Than Thở, hồ Cần Nôm, du lịch miệt vườn với vườn cây ăn trái xã Thanh Tuyền; du lịch văn hóa tín ngưỡng ở các chùa Thái Sơn Núi Cậu, chùa Bà Thiên Hậu Dầu Tiếng, bán đảo Tha La… Du lịch tham quan các di sản văn hóa trên địa bàn như Di tích lịch sử rừng Kiến An, Sở Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Bia tưởng niệm Thanh niên xung phong Thanh An, di tích chiến thắng Suối Dứa, vườn cao su thời thuộc Pháp... 304
  19. Phát triển du lịch xanh về không gian phía Đông bao gồm dọc theo lưu vực sông Đồng Nai, sông Bé thuộc thành phố Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên và Phú Giáo với loại hình du lịch sông nước kết hợp tham quan các cù lao nổi trên sông (cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng, hồ Đá Bàn), du lịch sinh thái miệt vườn tham quan các trang trại, vườn cây ăn trái có muối như cam, quýt, bưởi phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn, thưởng thức trái cây (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Kế hoạch số 4352/KH-UBND, 2019) tạo ra các sản phẩm du lịch xanh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài địa phương vào dịp cuối tuần, các ngày nghỉ lễ, tết. Công ty cổ phần du lịch Buýt đường sông Bình Dương đã khai trương du thuyền Thủ Dầu Một phục vụ khách du lịch tham quan, khám phá, thư giản trên sông Sài Gòn về đêm. Đây là mô hình phát triển du lịch xanh gắn với lợi thế điều kiện tự nhiên của địa phương, mà không phải địa phương nào cũng làm được. Từ những dòng sông tự nhiên hiền hòa, những cù lao, cồn nổi trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai sẽ trở thành một trong các nguồn tài nguyên hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả đối với phát triển du lịch xanh. Phát triển du lịch xanh trở thành một trong các điểm nhấn đối với sự tăng trưởng ngành công nghiệp không khói tỉnh Bình Dương theo xu thế mới. Năm 2021, địa phương tiếp tục định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực có liên quan cùng phát triển, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Phát triển du lịch xanh là một trong các công cụ nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương, từng bước xây dựng thương hiệu “du lịch xanh Bình Dương”. Phát triển du lịch xanh trở thành một trong những điểm nhấn của thương hiệu du lịch Bình Dương. Do đó, tỉnh Bình Dương xác định “tiếp tục khai thác tiềm năng du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng” (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Quyết định số 2823/QĐ-UBND, 2021). Trong kế hoạch 05 năm phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, tỉnh Bình Dương xác định “từng bước phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh thông qua việc mời gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển các sản phẩm du lịch, tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vùng đất văn hóa và con người Bình Dương. Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch công nghiệp, du lịch đường sông, du lịch tham quan làng nghề truyền thống…nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế thu hút khách du lịch đến Bình Dương” (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo số 224/BC-UBND, 2020). 4.2. Vai trò của du lịch xanh đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương Trên thế giới, ngành du lịch nói chung, du lịch xanh nói riêng được nhiều quốc gia xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói. Năm 2017, Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” với quan điểm phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao… chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội. Nghị quyết này yêu cầu xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch theo cơ cấu ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; liên kết chuỗi giá trị đầu vào của các ngành, tập trung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái (du lịch 305
  20. xanh), du lịch cộng đồng có sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao; kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, khác biệt đáp ứng nhu cầu của người dân. Để thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói chung, du lịch xanh nói riêng, Nghị quyết số 08-NQ/TW yêu cầu “đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành du lịch. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch… Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 08-NQ/TW, 2017). Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “xây dựng các chương trình về văn hóa sống, lối sống xanh và phát triển sản phẩm du lịch xanh; xây dựng và áp dụng mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại các khu du lịch, điểm du lịch; xây dựng tiêu chí và triển khai dán nhãn du lịch xanh cho các cơ sở kinh doanh du lịch” (Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1658/QĐ-TTg, 2021). Qua đó, nhà nước mong muốn mỗi người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, khả năng chống chịu đối với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh. Trong định hướng chiến lược, nhà nước tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, đảm bảo quá trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao khả năng chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế (Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1658/QĐ-TTg, 2021) nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng. Từ khá sớm, tỉnh Bình Dương xác định tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Năm 2011, tỉnh Bình Dương định hướng phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch, đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác. Phát triển du lịch tỉnh Bình Dương gắn với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, định hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các định hướng phát triển đô thị. Từ định hướng đó, tỉnh Bình Dương xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu đón 6,8 triệu lượt khách, trong đó có 63 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2025, dự báo thu hút khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó có 80 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2030, dự báo thu hút khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó có 110 ngàn lượt khách quốc tế. Đồng thời, tỉnh xác định doanh thu ước đạt năm 2015 là 2.200 tỷ đồng và năm 2020 ước đạt 4.450 tỷ đồng (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Quyết định số 2303-QĐ-UBND, 2011). 306
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2