intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bền vững

Chia sẻ: Đinh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

101
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với mọi quốc gia nguồn nhân lực luôn có vai trò hết sức quan trọng, nhưng đối với những quốc gia tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, thì nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng hơn. Việt Nam thuộc những nước không có nhiều tài nguyên, do vậy nguồn nhân lực càng có vị thế vượt trội đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Báo cáo sẽ đề cập tới một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bền vững

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br /> HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG<br /> TSKH. Võ Đại Lược<br /> Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương<br /> <br /> Đối với mọi quốc gia nguồn nhân lực luôn có vai trò hết sức quan<br /> trọng, nhưng đối với những quốc gia tài nguyên thiên nhiên không dồi<br /> dào, thì nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng hơn. Việt Nam thuộc<br /> những nước không có nhiều tài nguyên, do vậy nguồn nhân lực càng có<br /> vị thế vượt trội đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Báo cáo<br /> này sẽ đề cập tới một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, một số kinh<br /> nghiệm quốc tế và những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt<br /> Nam hiện nay.<br /> 1. Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực<br /> Trước hết phải xác định nguồn nhân lực là gì?<br /> Ngân hàng Thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn<br /> con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp … của mỗi<br /> cá nhân”. Theo tổ chức Lao động quốc tế: “Nguồn nhân lực của một<br /> quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia<br /> lao động”. Hai định nghĩa này gắn nguồn nhân lực với lực lượng tham<br /> gia lao động, nghĩa là theo nghĩa hẹp. Nhưng nguồn nhân lực có thể<br /> hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia, không<br /> những là người lao động, mà cả học sinh, sinh viên, trẻ em, người già,<br /> nghĩa là những người sẽ đang lao động, sẽ tham gia lao động và đã hết<br /> tuổi lao động. Đây là một loại “tài nguyên đặc biệt”, giữ vị trí trung tâm<br /> trong hệ thống các nguồn lực phát triển của mọi quốc gia, là cơ sở cơ<br /> bản nhất cho sự phát triển bền vững. Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa<br /> rộng không chỉ là lực lượng lao động mà còn là lực lượng tiêu dùng<br /> những của cải do lao động làm ra.<br /> 557<br /> <br /> Nguồn nhân lực có thể xét về mặt cơ cấu, theo tuổi tác, theo giới<br /> tính, theo nghề nghiệp, theo trình độ, theo tài năng. Một quốc gia có<br /> tỷ trọng người trẻ tuổi cao, tỷ trọng tri thức lớn, số người tài hội tụ về<br /> nhiều - đó là một quốc gia có tiềm năng phát triển lớn.<br /> Phát triển nguồn nhân lực, theo quan điểm của Liên hiệp quốc bao<br /> gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy<br /> phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cũng có<br /> quan điểm cho rằng phát triển nguồn nhân lực phải nhằm gia tăng giá trị<br /> vật chất, tinh thần, cả trí tuệ và tâm hồn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức,<br /> phẩm chất và nhân cách, kể cả cơ chế chính sách của nhà nước đảm bảo<br /> sử dụng khai thác, phân bổ, phát huy hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực<br /> của đất nước.<br /> Phát triển nguồn nhân lực không chỉ hướng vào thị trường trong<br /> nước, mà còn phải hướng ra thị trường quốc tế, phải nâng cao khả năng<br /> cạnh tranh của nguồn nhân lực đất nước. Một thế giới toàn cầu hóa như<br /> hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các nhân tài đang<br /> được tự do di chuyển.<br /> Như vậy phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào ba nhân tố chủ<br /> yếu: người lao động phải tự rèn luyện phấn đấu gia tăng giá trị tổng<br /> thể của bản thân mình; nhà nước phải có chính sách giáo dục đào tạo<br /> tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; thị trường giữ vai trò phân<br /> bố nguồn lực hợp lý; các doanh nghiệp đào tạo, sử dụng các nguồn lực<br /> có hiệu quả.<br /> Trong ba yếu tố đó, nhà nước luôn có vai trò chủ đạo. Nếu nhà<br /> nước có chính sách giáo dục tốt, có các trường học đẳng cấp cao, có<br /> thể đào tạo được những nhân lực có chất lượng cao; nhà nước có chính<br /> sách trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài hội tụ về đất nước và sử dụng<br /> họ có hiệu quả, thì đó là cơ hội lớn cho đất nước. Nhà nước có chính<br /> sách lương bổng hợp lý, chính sách bảo vệ sức khỏe tốt, sẽ có tác dụng<br /> bồi dưỡng các nguồn lực cho phát triển, v.v… Trong các chính sách của<br /> nhà nước, chính sách nhân tài là quan trọng nhất - “Hiền tài là nguyên<br /> khí quốc gia”. Nếu nhà nước trọng dụng được các nhân tài thì chính<br /> 558<br /> <br /> các nhân tài đó sẽ có cách sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của<br /> đất nước. Trong nguồn lực lao động - những người nắm quyền quản trị<br /> quốc gia là lực lượng quan trọng nhất, quyết định nhất đến vận mệnh<br /> của quốc gia. Đây là lực lượng có vai trò chế định, thực thi, giám sát<br /> việc thực thi thể chế. Do vậy, cơ chế tuyển dụng chọn những người có<br /> tài vào bộ máy quản trị quốc gia từ Trung ương đến địa phương là một<br /> cơ chế quan trọng nhất. Nếu bộ máy quản trị của một quốc gia không<br /> có người tài, không có nguyên khí quốc gia ở đó, thì quốc gia đó khó có<br /> thể phát triển. Trong điều kiện hiện nay đời sống của dân chúng ngày<br /> càng được cải thiện và nâng cao, do vậy tuổi thọ của các nước đều tăng,<br /> ở nhiều nước phát triển tuổi thọ trung bình đã tới trên 80 tuổi – một làn<br /> sóng “tóc bạc” đang đe dọa các nền kinh tế này, vì số người không làm<br /> việc ngày càng tăng cao so với số người làm việc. Do vậy, chính sách<br /> dân số phải thích ứng với tình hình mới. Không chỉ hạn chế sinh đẻ, mà<br /> phải khuyến khích thích hợp, để đảm bảo số người lao động cần thiết<br /> không được giảm.<br /> Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn lực rất đa dạng, nhưng<br /> nói chung các nước đều xem đây là quốc sách hàng đầu theo hướng:<br /> luôn luôn đổi mới, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách thu dụng<br /> nhân tài cả trong và ngoài nước, chính sách thị trường lao động tự do,<br /> chính sách an sinh xã hội…<br /> Mỹ là nước có chính sách giáo dục đại học được đánh giá cao như:<br /> đa dạng hóa các nguồn kinh phí giáo dục đại học, các trường đại học đã<br /> huy động kinh phí từ nhiều nguồn: từ Nhà nước, các tổ chức phi chính<br /> phủ, các tập đoàn kinh tế tư nhân, các tổ chức tôn giáo, v.v… Với nguồn<br /> kinh phí khá dồi dào, các trường đại học Mỹ có thể xây dựng các cơ<br /> sở trường lớp hiện đại, thuê được các thầy giáo giỏi, lập các quỹ hỗ trợ<br /> sinh viên. Lĩnh vực giáo dục đại học ở Mỹ thực sự là một thị trường<br /> cạnh tranh cao. Chất lượng các trường cao thì khả năng thu hút được<br /> các sinh viên giỏi càng lớn. Do vậy thương hiệu nhà trường ở Mỹ là<br /> một vấn đề mà không trường nào có thể lơ là. Các trường đại học ở Mỹ<br /> là các trường đại học nghiên cứu đẳng cấp cao. Các phát minh sáng chế<br /> 559<br /> <br /> chủ yếu là ở các trường đại học. Thời gian cho nghiên cứu khoa học của<br /> các thầy giáo luôn được các trường đại học Mỹ xem trọng. Môi trường<br /> làm việc ở Mỹ được đánh giá cao, do vậy đã có sức thu hút các nhân tài<br /> trên thế giới về Mỹ làm việc. Hầu hết các học giả được giải Nobel đều<br /> tập trung ở Mỹ. Các trường đại học ở Mỹ có sức thu hút mạnh mẽ các<br /> sinh viên trên khắp thế giới.<br /> Nhật Bản là một trong những nước đi đầu ở châu Á trong việc phát<br /> triển nguồn nhân lực. Nhật Bản hầu như rất nghèo về tài nguyên, do vậy<br /> để phát triển chỉ có thể trông chờ vào nguồn nhân lực. Chính phủ Nhật<br /> đã thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học và trung<br /> học cơ sở, tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6-15 tuổi được miễn phí học<br /> tập. Kết quả là tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng ở nước<br /> này ngày càng nhiều. Ngay từ bậc trung học cơ sở các học sinh đã được<br /> dậy nghề đủ mức để họ ra trường có thể vào làm công nhân trong các<br /> nhà máy. Chế độ đào tạo và quản lý nhân lực trong các xí nghiệp Nhật<br /> Bản cũng rất nổi bật, hướng người lao động hợp tác với nhau và với giới<br /> chủ, bằng các chế độ lương thưởng theo thâm niên, trọng dụng những<br /> người làm việc lâu năm có kinh nghiệm.<br /> Hàn Quốc là một quốc gia rất xem trọng phát triển nguồn nhân<br /> lực. Tháng 12/2001, Chính phủ đã công bố chiến lược phát triển nguồn<br /> nhân lực lần thứ nhất giai đoạn 2001-2005, tiếp đó chiến lược quốc gia<br /> phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006-2010 lại được xây dựng và đã<br /> được thực hiện có hiệu quả. Các chiến lược này đều nhắm tới mục tiêu<br /> tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở<br /> nghiên cứu, nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực; nâng<br /> cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây<br /> dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây<br /> dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng<br /> và phát triển thị trường tri thức; phát triển giáo dục hướng nghiệp cho<br /> các trường trung học, các trường dạy nghề kỹ thuật, đẩy mạnh nghiên<br /> cứu khoa học cơ bản và ứng dụng.<br /> 560<br /> <br /> Cộng hòa Séc đã rất chú trọng tới việc hoạch định chiến lược phát<br /> triển nguồn nhân lực. Séc đã hoạch định và thực hiện chiến lược phát<br /> triển nguồn nhân lực (2000) với các định hướng phổ cập tiếng Anh, cải<br /> thiện nguồn nhân lực hành chính công, phát triển giáo dục đại học - cao<br /> đẳng liên kết với hoạt động nghiên cứu, phát triển đội ngũ giáo viên,<br /> phát triển hệ thống học tập suốt đời.<br /> Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực Trung Quốc đặc biệt chú<br /> trọng chiến lược bồi dưỡng, đào tạo nhân tài. Nội dung của chiến lược<br /> này là “lấy nhân tài chấn hưng đất nước; xây dựng đội ngũ nhân tài<br /> đông đảo và có chất lượng cao; tôn trọng lao động tri thức, tôn trọng<br /> nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ<br /> bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây<br /> dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng<br /> nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực xây dựng cơ chế đánh giá, sử<br /> dụng nhân tài một cách khoa học”.<br /> Singapore được xem là một quốc gia có chính sách phát triển nguồn<br /> lực rất nổi bật, với hệ thống các trường phổ thông, đại học, cao đẳng<br /> cấp cao, hướng tới phát huy khả năng sở thích năng khiếu của từng học<br /> sinh, giúp phát huy cao nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Chương trình<br /> đào tạo hiện đại, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, truyền thống,<br /> văn hóa. Có chính sách thu hút học sinh nước ngoài, không chỉ nhằm<br /> mục tiêu kiếm lời, mà chủ yếu nhằm thu hút nhân tài với chính sách tín<br /> dụng cho sinh viên, khuyến khích các trường liên thông, liên kết với bên<br /> ngoài, mời gọi các đại học danh tiếng đến Singapore đặt chi nhánh.<br /> Một chính sách rất đáng chú ý của các nước là chính sách lương<br /> bổng đối với các nhân tài, nói chung hầu hết các nước phát triển đều<br /> có mức lương tương đương nhau đối với các nhân tài. Trung Quốc đã<br /> thực hiện chính sách giữ nguyên lương cho các chuyên gia cao cấp nếu<br /> từ nước ngoài về Trung Quốc làm việc. Singapore còn tăng lương cao<br /> hơn, cạnh tranh hơn. Lương của các bộ trưởng Singapore còn cao hơn<br /> lương của Tổng thống Mỹ, để không chỉ khuyến khích họ làm việc tốt,<br /> mà còn là một rào cản chống tham nhũng.<br /> 561<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2