intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHẪU THUẬT CẮT NANG TRIỆT ĐỂ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt nang ống mật chủ triệt để và nối cao mật-ruột Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 117 bệnh nhi nang đường mật loại I và loại IV từ 40 ngày – 15 tuổi tại BV. Nhi Dồng 1. Kết quả: Không có trường hợp nào bị tử vong hay phải mổ lại. Với thời gian theo dõi sau mổ trung bình từ 4 - 6 năm (trung bình 5,03 ± 0,56), biến chứng được ghi nhận ở 10 bệnh nhi (8,55%) và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHẪU THUẬT CẮT NANG TRIỆT ĐỂ

  1. PHẪU THUẬT CẮT NANG TRIỆT ĐỂ TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt nang ống mật chủ triệt để và nối cao mật-ruột Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 117 bệnh nhi nang đường mật loại I và loại IV từ 40 ngày – 15 tuổi tại BV. Nhi Dồng 1. Kết quả: Không có trường hợp nào bị tử vong hay phải mổ lại. Với thời gian theo dõi sau mổ trung bình từ 4 - 6 năm (trung bình 5,03 ± 0,56), biến chứng được ghi nhận ở 10 bệnh nhi (8,55%) và thường gặp ở các bệnh nhi > 5 tuổi so với ở các bệnh nhi  5 tuổi. Kết luận: Kết quả có được sau mổ của phẫu thuật cắt nang triệt để và nối cao mật-ruột tương đối khả quan. Phẫu thuật cần được thực hiện thường quy trong điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em. ABSTRACT
  2. Purposes: The aim of this study was to evaluate the results of complete cyst excision with high hepaticojejunostomy in the management of choledochal cyst in children. Material and methods: A follow-up study on 117 patients from to 40 days- 15years old with type I and IV biliary cyst in children’s hopital No.1 Results: The postoperative course of the operation was found to be smooth and safe. No patient needed reoperation. Mortality rate in our series was 0%. Patients were followed up for a period from 4 to 6 years (mean 5.03 ± 0.56). 10 patients (8,55%) had complications and usually less in patient under 5 years old. Conclusion: Complete cyst excision with high hepaticojejunostomy gave excellent results. Thus, it should be the definitive treatment of choice for choledochal cyst in children. ĐẶT VẤN ĐỀ Nang ống mật chủ (nang OMC) là bệnh ngoại khoa gan mật thường gặp nhất ở trẻ em Việt nam. Nhờ vào sự phổ cập của siêu âm mà bệnh ngày càng được phát hiện nhiều hơn và sớm hơn. Phẫu thuật cắt nang được thống nhất là phương pháp điều trị lý tưởng nhất dành cho bệnh và đã có rất nhiều kỹ thuật cắt nang được thực hiện ở trong và ngoài nước với các kết quả thay đổi khác nhau. Từ nhiều năm nay
  3. chúng tôi thực hiện việc cắt nang triệt để và nối cao ống gan-hỗng tràng theo Roux-en-Y. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả và biến chứng sau mổ nhằm thấy được hiệu quả của phẫu thuật cắt nang triệt để, nối cao ống gan-hỗng tràng theo Roux-en-Y trong hoàn cảnh Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả các trường hợp nang OMC đơn thuần hay nang OMC kết hợp với dãn đường mật trong gan (nang đường mật loại I hay IV theo Todani), được phẫu thuật cắt nang triệt để và nối cao ống gan-hỗng tràng theo Roux-en-Y tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 2 năm từ 1/1/2000 – 31/12/2001. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Theo phương pháp nghiên cứu thuần tập, tiền cứu. Đánh giá Trước mổ: + Biểu hiện lâm sàng + Siêu âm Trong mổ
  4. Quan sát trong khi mổ, kỹ thuật mổ Tiến hành phẫu thuật Phẫu thuật được thực hiện triệt để: cắt nang và túi mật thành một khối, phía trên đến gần hợp lưu các ống gan, phía dưới đến gần hết đoạn hẹp cuối của OMC. Miệng nối ống gan-hỗng tràng theo Roux-en-Y phải đủ rộng (>10mm) và được thực hiện: Tại hợp lưu các ống gan cho những trường hợp - Bệnh nhi > 5 tuổi. - Bệnh nhi  5 tuổi có nang OMC kết hợp dãn đường mật trong gan (loại IV) hay có hẹp ống gan tại hợp lưu. Ngay dưới hợp lưu các ống gan (< 5mm) Nang OMC đơn thuần (loại I) ở bệnh nhi  5 tuổi và không có hẹp ống gan tại hợp lưu. Sau mổ Biến chứng sớm - Rò mật sau mổ: dẫn lưu được lấy bỏ khi không còn ra mật hoặc đã tạo thành đường rò. Rò mật kéo dài khi mật vẫn còn rò > 7 ngày.
  5. - Các biến chứng sớm có thể có: tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng hay áp xe tồn lưu, nhiễm trùng đường mật, tắc ruột do dính … Biến chứng muộn - Theo dõi lâu dài sau mổ theo lịch tái khám 1 – 3 – 6 tháng và hàng năm: khám lâm sàng, siêu âm và xét nghiệm chức năng gan, chụp X quang dạ dày-tá tràng sau 1 năm và mỗi 2 năm sau đó. - Gửi thư theo mẫu thống nhất cho những bệnh nhân không tái khám thường xuyên theo lịch hẹn hoặc bỏ ngang, không tái khám. - Ghi nhận những biến chứng muộn như nhiễm trùng đường mật, sỏi mật… KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 117 trường hợp nang OMC được đưa vào tập hợp nghiên cứu, Đặc điểm bệnh nhi Tuổi Trường hợp nhỏ tuổi nhất là 40 ngày tuổi. Tuổi trung bình của tập hợp là 5,55 ± 3,85. 95 trường hợp (89,75%) được phẫu thuật trước 10 tuổi, chỉ có 12 trường hợp (10,25%) sau 10 tuổi. Giới
  6. Số nữ chiếm đa số so với nam: - Nữ: 92 - 78,63% - Nam: 25 - 21,37% Tỉ lệ nữ so với nam là 3,68/1. Đặc điểm lâm sàng Lâm sàng Tiền sử phẫu thuật Chúng tôi ghi nhận 6 trường hợp (5,36%) đã được mổ trước đây vì các lý do: - Bệnh nhi 14 tuổi được mổ sỏi mật (lấy sỏi, dẫn lưu Kehr) cách nhập viện 6 năm. - Bệnh nhi 10 tuổi được mổ thủng túi mật (khâu thủng, dẫn lưu túi mật) cách nhập viện 8 năm. - Bệnh nhi 13 tuổi được mổ thám sát với chẩn đoán nang OMC cách nhập viện 10 năm. - Bệnh nhi 2 tuổi được dẫn lưu nang OMC ra ngoài cách nhập viện 6 tháng vì suy kiệt nặng và rối loạn đông máu không thể điều chỉnh để có thể cắt nang an toàn.
  7. - Bệnh nhi 6 tuổi được mổ viêm tụy cấp (rửa bụng, dẫn lưu) lúc 10 tháng tuổi. - Bệnh nhi 4 tháng tuổi được mổ thoát vị hoành (khâu lỗ thoát vị) lúc 13 ngày tuổi. Triệu chứng lâm sàng Biểu đồ 1: Tỉ lệ % của các triệu chứng lâm sàng.
  8. Phân loại nang Thể loại nang Chúng tôi ghi nhận 56 trường hợp (47,86%) là nang OMC đơn thuần (loại I) và 61 trường hợp (52,14%) là nang OMC kết hợp với dãn đường mật trong gan (loại IV). Biểu đồ 2: Phân bố về thể loại nang Dạng nang Qua nhận định khi mổ, đa số các trường hợp là nang OMC dạng cầu: 89 trường hợp (76.07%). Còn lại là dạng thoi: 28 trường hợp (23,93%). Kích thước nang đo được khi mổ từ 15mm-120mm, trung bình là 56.8 ± 42mm. Biểu đồ 3: Phân bố về dạng nang. Phẫu thuật Vị trí miệng nối - kiểu nối (Bảng 1) Bảng 1: Vị trí miệng nối và kiểu nối ống gan-hỗng tràng sau cắt nang Số Vị trí miệng trường Tỉ lệ nối và kiểu hợp (n = nối 117)
  9. tận- 23 19,66% Tại hợp tận 86 72,51% lưu các tận- ống gan 63 53,85% bên Tại cửa gan, 1 0,85% tận-tận (Kasai) tận- Ngay 13 11,11% tận dưới 30 25,64% hợp lưu tận- các ống 17 14,53% bên gan Chúng tôi thực hiện việc tạo hình mở rộng ống gan trong 83 trường hợp (70,94%), bao gồm: 65 trường hợp (55,55%) cho nối tại hợp lưu các ống gan và 18 trường hợp (15,38%) cho nối ngay dưới hợp lưu các ống gan. Hiện tượng dính của nang Nang được ghi nhận là dính, gây khó khăn ít nhiều khi bóc tách trong 30 trường hợp (25,64%). Bảng 2: Phân bố hiện tượng dính của nang ở các nhóm tuổi
  10. Dính nang  10 tuổi > 10 tuổi n = 12 n = 105 Có 22 20,95% 8 66,67% Không 83 79,05% 4 33,33% Fisher, P = 0,015 Nang thường dính nhiều, gây khó khăn khi bóc tách cắt nang ở nhóm > 10 tuổi (66,7%). Trong khi đó, ở các nhóm  10 tuổi, nang thường không dính, việc bóc tách cắt nang thường dễ dàng hơn rất nhiều. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Truyền máu khi mổ Có 9 trường hợp (7,69%) phải truyền máu trong lúc mổ do nang dính, bóc tách mất nhiều máu, hoặc do tình trạng thiếu máu mạn từ trước mổ. Bảng 3: Phân bố bệnh nhi phải truyền máu khi mổ theo nhóm tuổi Truyền máu  10 tuổI n = > 10 tuổI n khi mổ = 12 105 Có 5 4,76% 4 33,33%
  11. Không 100 95,24% 8 66,67% Fisher, P < 0,001 Chúng tôi nhận thấy số bệnh nhi ở nhóm > 10 tuổi cần đ ược truyền máu nhiều hơn so với ở các nhóm  10 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Theo dõi sau mổ – biến chứng Theo dõi sau mổ Tử vong: 0 Mổ lại: 0 Thời gian xuất viện Từ ngày thứ 5-25 sau mổ, trung bình là 8,51 ± 3,74 ngày sau mổ. Đa số các trường hợp (108 - 92,31%) được xuất viện trong vòng hai tuần sau mổ, 9 trường hợp (7,69%) bệnh nhi xuất viện muộn sau mổ 2 tuần. Biểu đồ 4: Xuất viện Phục hồi chức năng gan sau mổ Ở tất cả các trường hợp, chức năng gan đều trở về bình thường và không thay đổi trong quá trình theo dõi. Phục hồi của dãn đường mật trong gan sau mổ
  12. Đại đa số các trường hợp: 60/61 (98,36%) nang loại IV có cải thiện tình trạng dãn đường mật trong gan: đường mật trong gan trở về kích thước bình thuờng trên siêu âm theo dõi sau mổ. Chỉ có 1/61 trường hợp (1,64%) còn dãn ống gan trái và đường mật trong gan trái dai dẳng qua thời gian theo dõi là 5,5 năm ở một bệnh nhi được cắt nang, nối tận-tận tại hợp lưu các ống gan lúc 3 tháng tuổi, nhưng hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng. Bảng 4: Phục hồi của dãn đường mật trong gan (nang loại IV) sau mổ theo nhóm tuổi Phục > 10 tuổi hồi  10 tuổi dãn đường n = 52 n=9 mật trong gan Sau mổ 1 20 38,46% 4 44,44% tháng Sau mổ 4 28 53,85% 2 22,22% tháng Sau mổ 10 3 5,77% 3 33,33% tháng
  13. Không phục 1 1,92% 0 0% hồi Tổng cộng 52 100% 9 100% Dãn đường mật trong gan ở các nhóm  10 tuổi phục hồi nhanh hơn ở nhóm > 10 tuổi. Viêm loét dạ dày-tá tràng Trên phim chụp dạ dày-tá tràng thường quy sau mổ, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào có hình ảnh loét dạ dày-tá tràng. Có 3 trường hợp (2,63%) có hình ảnh của viêm dạ dày trên phim chụp dạ dày-tá tràng, trong đó có một trường hợp được xác định lại bằng nội soi dạ dày-tá tràng. Không ghi nhận trường hợp nào có trào ngược chất cản quang từ ruột lên đường mật trên phim chụp dạ dày-tá tràng định kỳ sau mổ. Biến chứng Chúng tôi ghi nhận 10 biến chứng sớm và 3 biến chứng muộn ở 10 bệnh nhi (8,55%). Số không có biến chứng là 107 bệnh nhi (91,45%) Biểu đồ 5: Biến chứng sau mổ. Biểu đồ 6: Các biến chứng sau mổ Bảng 5: Phân bố biến chứng sau mổ theo nhóm tuổi
  14. Biến  5 tuổi > 5 tuổi Tổng cộng chứng n = 52 n = 117 n = 65 Rò mật 2 4 6 5,13% Tụ dịch 2 1 3 2,56% ổ bụng Nhiễm 0 1 1 0,85% trùng vết mổ Viêm 1 0 1 0,88% đường mật Sỏi mật 1 1 2 1,75% 6 7 10* 8,55% Tổng (9,23%) (13,46%) cộng (*): 3 bệnh nhi có cùng lúc 2 biến chứng: rò mật-nhiễm trùng vết mổ, rò mật-tụ dịch ổ bụng và nhiễm trùng đường mật-sỏi mật.
  15. Chúng tôi nhận thấy biến chứng sau mổ thường gặp hơn ở các bệnh nhi > 5 tuổi so với ở các bệnh nhi  5 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P = 0,182. Biến chứng sớm Có 10 biến chứng sớm sau mổ xảy ra ở 8 bệnh nhi (6,83%), trong đó có 2 bệnh nhi có cùng lúc 2 biến chứng: một trường hợp vừa có rò mật vừa có tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng, và một trường hợp vừa có rò mật vừa có nhiễm trùng vết mổ. Rò mật Dẫn lưu mật kéo dài đến ngày thứ 2 – 18 sau khi mổ, trung bình 5.23 ± 3,03 ngày sau mổ. Đa số các trường hợp (94,87%) dẫn lưu mật hết trong tuần lễ đầu tiên sau mổ. Rò mật kéo dài hơn 1 tuần sau mổ gặp trong 6 trường hợp (5,13%), tuy nhiên, không có trường hợp rò nào đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật lại: - 4 trường hợp rò lành trong tuần thứ 2. - 2 trường hợp rò lành trong tuần thứ 3. Biểu đồ 7: Rò mật sau mổ. Bảng 6: Phân bố rò mật sau mổ theo nhóm tuổi
  16. < 11 – 5 6 –> 10 Tổng tuổi tuổi tuổi cộng 10 tuổi Số 0 2 3 1 6 trường hợp Tỉ lệ 0% 3,92% 7,5% 7,14% 5,13% cho nhóm tuổi Qua phân tích rò mật so với tuổi mổ, chúng tôi nhận thấy: - Rò mật thường gặp ở các nhóm bệnh nhi > 5 tuổi so với ở các nhóm  5 tuổi (4 trường hợp - 7,69% so với 2 trường hợp - 3,08%). - Không có rò mật ở nhóm tuổi nhũ nhi. Tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng 3 trường hợp (2,56%) có tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng sau mổ ở các bệnh nhi 2 tuổi, 3 tuổi và 6 tuổi, đều đáp ứng điều trị nội khoa, không cần phải mổ lại.
  17. Nhiễm trùng vết mổ Một trường hợp (0,85%) nhiễm trùng vết mổ ở bệnh nhi 14 tuổi có tiền căn mổ sỏi mật và cấy dịch mật khi mổ có vi trùng Enterobacter và Klebsiella. Biến chứng muộn Có 3 trường hợp (2,56%) không tái khám và mất hoàn toàn liên lạc, 114 trường hợp (97,44%) được theo dõi lâu dài với thời gian trung bình là 5,03 ± 0,56 năm (4 – 6 năm), chúng tôi ghi nhận: Nhiễm trùng đường mật Nhiễm trùng đường mật được ghi nhận ở một trường hợp (0,88%) 4 năm sau mổ cắt nang OMC đơn thuần và nối mật-ruột tận-bên tại hợp lưu các ống gan lúc 4 tuổi. Trường hợp này chưa được can thiệp phẫu thuật lại do đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Sỏi đường mật Sỏi đường mật trong gan được ghi nhận ở hai trường hợp (1,75%): một trường hợp có kết hợp nhiễm trùng đường mật vừa nêu trên và một trường hợp có dãn và có sỏi đường mật trong gan trái xuất hiện sau mổ 4,6 năm ở bệnh nhi được cắt nang OMC đơn thuần, nối tận-bên lúc 8 tuổi. Trường hợp này chưa có biểu hiện lâm sàng rõ nét: thỉnh thoảng chỉ có những cơn đau bụng, tự hết, nên chỉ định mổ lại chưa được đặt ra.
  18. BÀN LUẬN Cắt nang ống mật chủ triệt để Phẫu thuật cắt nang cần được thực hiện một cách triệt để: phía dưới đến đoạn cuối OMC trong tụy, phía trên đến gần hợp lưu các ống gan(10,11,20,21). Động tác này thường không gặp khó khăn ở các bệnh nhi < 5 tuổi do chưa có những đợt viêm nhiễm mạn tính. Trong khi đó, cắt nang sẽ gặp khó khăn hơn ở các bệnh nhi > 10 tuổi do hiện tượng viêm nhiễm tái phát nhiều lần của đường mật làm dính thành nang vào TMC, ĐMG và đầu tụy, làm cho những cơ quan này dễ bị thương tổn khi phẫu tích(6,10,11). Chúng tôi ghi nhận số trường hợp khó khăn khi cắt nang do dính nang và số trường hợp phải truyền máu khi mổ tăng cao rõ rệt ở nhóm tuổi > 10 tuổi so với ở các nhóm tuổi nhỏ hơn (66,67% so với 20,95% và 33,33% so với 4,76%). Tuy nhiên, hiện nay ngày càng hiếm gặp các tình huống nang OMC có viêm nhiễm tái phát nhiều lần của đường mật, gây khó khăn khi cắt nang, vì siêu âm ngày càng giúp phát hiện bệnh sớm hơn. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 10,25% bệnh nhi > 10 tuổi. Chúng tôi không gặp khó khăn để cắt phần cuối nang đến gần hết OMC bằng cách chủ động mở đoạn cuối nang, để quan sát rõ ràng đường mật từ bên trong kết hợp với chụp đường mật khi mổ theo khuyến cáo của nhiều tác giả trong và ngoài nước(3,7,8,12,19,22). Vì vậy, không có trường hợp nào bị tổn
  19. thương ống tụy khi mổ và cũng không có trường hợp nào cần phải chừa lại một đoạn cuối nang hình đáy ly, để tránh tổn thương ống tụy như một số tác giả Pháp khuyến cáo(26,27). Những hình thức cắt nang không triệt để này có thể sẽ dẫn đến những biến chứng lâu dài sau mổ, rất khó sửa chữa như đau bụng kéo dài do hiện tượng trào ngược dịch tụy vào trong phần sót lại của đoạn đường mật trong tụy, ung thư hóa phần để lại này…(21). Vị trí thực hiện miệng nối Vị trí thực hiện miệng nối mật-ruột tại ống gan khi cắt nang cũng có nhiều tranh cãi(10,11,20). Khi cắt nang, miệng nối mật-ruột thường được thực hiện tại nơi ống gan chung có kích thước tương đối bình thường, ngay phía trên cực trên dãn to của nang. Kiểu nối này được Miyano(10,11) gọi là nối mật-ruột theo quy ước. Tuy nhiên, các báo cáo của Todani(20,21) cho thấy có đến 40% miệng nối mật- ruột theo quy ước bị hẹp sau mổ cần phải mổ lại, trong khi đó, chỉ có 1,33% hẹp miệng nối cho kiểu nối cao tại hợp lưu các ống gan. Chính vì vậy, tác giả khuyến cáo nên thực hiện thường qui miệng nối mật-ruột cao tại hợp lưu các ống gan để có được những thuận lợi sau: - Có được một tình trạng mô học tốt nhất: biểu mô đường mật còn hiện hữu ở vị trí này, chưa có hiện tượng xơ hóa thành nang.
  20. - Dễ dàng mở rộng ống gan để có được một miệng nối mật-ruột rộng rãi, tránh hẹp miệng nối là tiền đề dẫn đến hầu hết các biến chứng sau mổ khác như nhiễm trùng đường mật, sỏi mật … - Đường mật tại vị trí này được tưới máu hoàn hảo nên ít có rò mật sau mổ. Báo cáo của Miyano(10) có 174 trường hợp cắt nang với 171 nối mật ruột theo quy ước và chỉ có 3 nối cao tại hợp lưu các ống gan. Với thời gian theo dõi sau mổ lâu dài nhất là 30 năm, chỉ có 1,8% trường hợp có hẹp miệng nối mật-ruột và hầu hết đều xảy ra ở những bệnh nhi trên 10 tuổi hoặc có dãn đường mật trong gan kèm theo (nang loại IV). Tác giả cho rằng tổn thương nặng, không hồi phục của ống gan (thường gặp ở những bệnh nhi > 10 tuổi do viêm nhiễm kéo dài, mất niêm mạc và xơ hóa) và ứ đọng mật ở đường mật trong gan bị dãn dai dẳng sau mổ, gây ra nhiễm trùng đường mật là những yếu tố nguy cơ làm cho miệng nối mật-ruột bị hẹp lại sau mổ. Từ đó, tác giả cho rằng nối mật-ruột theo quy ước có thể được thực hiện trong đa số các trường hợp và chỉ nên thực hiện nối cao tại hợp lưu các ống gan ở các bệnh nhi > 10 tuổi, hoặc trong những hoàn cảnh cụ thể như có dãn đường mật trong gan kèm theo (nang loại IV), có hẹp ống gan vì việc thực hiện miệng nối cao tại hợp lưu các ống gan một cách thường qui như theo khuyến cáo của Todani thường không dễ, nhất là ở bệnh nhi < 5 tuổi có kích thước đường mật tương đối nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2