intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phép châm điều trị (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thao tác sau khi châm kim: Có nhiều phương pháp thao tác khác nhau, như tiến lui, vê, lay, xoay, búng kim. Những phương pháp thông dụng nhất như sau: a- Tiến, lui kim: Sau khi kim đã xuyên qua da đến độ sâu nhất định, ta dùng ngón cái và ngón trỏ tay trái ấn vào dìa huyệt; sau đó cầm chuôi kim bằng ngón cái và ngón trỏ tay phải để tiến và lui kim. Phương pháp này không được chỉ định, hoặc dùng rất ít tại những huyệt vị có quan hệ với các nội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phép châm điều trị (Kỳ 2)

  1. Phép châm điều trị (Kỳ 2) 2) Thao tác sau khi châm kim: Có nhiều phương pháp thao tác khác nhau, như tiến lui, vê, lay, xoay, búng kim. Những phương pháp thông dụng nhất như sau: a- Tiến, lui kim: Sau khi kim đã xuyên qua da đến độ sâu nhất định, ta dùng ngón cái và ngón trỏ tay trái ấn vào dìa huyệt; sau đó cầm chuôi kim bằng ngón cái và ngón trỏ tay phải để tiến và lui kim. Phương pháp này không được chỉ định, hoặc dùng rất ít tại những huyệt vị có quan hệ với các nội tạng quan trọng ở vùng mắt hay những vùng có nhiều mạch máu lớn. Ở những vị trí này, thao tác phải nhẹ nhàng để phòng tai biến. b- Về xoay kim: Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm chuôi kim, vê xoay kim theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Nếu kim vê xoay với biên độ rộng, cần đảm bảo sao cho mô xơ dưới da không quấn xiết vào kim, gây đau đớn cho người bệnh.
  2. c- Phương pháp tiến, lui, vê xoay kim: Đây là cách phối hợp các động tác tiến, lui và vê xoay kim. Ba phương pháp thao tác kể trên có thể được sử dụng, sau khi kim đã xuyên qua da vào một độ sâu nhất định, nhằm thăm dò cảm giác khi châm. 3) Thủ thuật bổ và tả Từ lâu, các thầy thuốc cổ truyền, qua thực tế lâu dài, đã nhận thấy trong quá trình diễn biến của bệnh tật – quá trình khởi phát và tiến triển - đã tồn tại một hiện tượng hoặc tăng cường hoạt động chức năng hoặc suy giảm hoạt động chức năng. (*) Bệnh thuộc “thực chứng” là những bệnh cấp tính, thể trạng người bệnh còn tốt. Bao gồm những triệu chứng sau đây: mặt đỏ bừng, hay cáu kỉnh, nói luôn miệng, giọng nói to, thở hổn hển, có nhiều đờm dãi, táo bón hoặc bí tiểu tiện, tức ngực, đầy bụng, khi ấn thì đau tăng, cơ và gân co rút, lưỡi thô ráp, rêu lưỡi dày, mạch nhanh, mạnh. Bệnh thuộc “hư chứng” bao gồm những bệnh mạn tính, người bệnh uể oải, nhợt nhạt, nằm yên, lãnh đạm và ngại nói. Triệu chứng bệnh bao gồm: thở yếu, mạch nhanh, ù tai, chóng mặt, vã mồ hôi, ra mồ hôi trộm, ỉa đái dầm dề, di mộng tinh, sôi bụng, khi ấn tay thì giảm đau, run tay hoặc tê dại các chi, lưỡi nhợt, mềm và ít rêu, mạch nhỏ, yếu. Thực chứng bao gồm trạng thái kích thích hoặc tăng hoạt động; còn hư chứng bao gồm trạng thái ức chế hoặc giảm hoạt động.
  3. Chương “Kinh mạch thiên” (mục nói về kinh mạch) trong “Linh khu” đã vạch rõ: trường hợp “hư” thì dùng phép “bổ”, trường hợp “thực” thì dùng phép “tả”. Dựa theo nguyên lý này, các thầy thuốc châm cứu đã sáng tạo ra nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát huy tác dụng “bổ”, “tả”. Theo kinh nghiệm cổ truyền, cách làm như sau: 1- Tiến, lui kim: Bổ: Ấn kim nhẹ nhàng lên xuống trong da, sau đó rút mạnh kim ra. Tả: Rút kim nhẹ nhàng lên xuống trong da, sau đó ấn mạnh kim vào sâu hơn. 2- Vê kim: Bổ: Vê kim qua lại, biên độ nhỏ và chậm. Tả: Vê kim qua lại mạnh hơn, nhanh hơn, biên độ lớn hơn. 3- Châm nhanh, chậm và rút kim Bổ: Châm kim từ từ, xoay kim nhẹ nhàng. Khi rút, lưu kim trong da một thời gian ngắn, rồi rút kim nhanh. Tả: Châm kim nhanh, xoay kim với biên độ lớn hơn, rút kim từ từ. 4- Đóng, mở lỗ châm Bổ: Sau khi rút kim, bịt lỗ châm bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ và day trên huyệt, không cho “kinh khí” thoát ra ngoài.
  4. Tả: Trước khi rút kim, xoay kiom một lúc để nới rộng lỗ châm, để cho “tà khí” thoát ra ngoài. 5- Động tác điều hoà Phương pháp ôn hoà: Sau khi châm kim vào huyệt, tiến lui đều đặn và khéo léo để gây cảm giác, sau đó rút kim tuỳ theo yêu cầu điều trị. Những phương pháp trên có thể dừng đơn thuần hoặc phối hợp. Sách này trình bày các phép bổ, tả kinh điển bằng tác dụng kích thích mạnh, vừa phải và yếu. Chi tiết như sau: a- Kích thích yếu: nói chung, phép này tương đương phép bổ. Nghĩa là khi bệnh nhân có cảm giác thì ngừng thao tác. Phương pháp này được thực hành bằng cách tiến, lui kim nhẹ nhàng, kết hợp với vê kim biên độ nhỏ. Nó được chỉ định điều trị cho bệnh nhân thể tạng yếu, cho những người dễ nhạy cảm với châm, những người mới được châm lần đầu, người yếu thần kinh, cũng như khi dùng huyệt vị có quan hệ đến phủ tạng quan trọng. b- Kích thích mạnh: Phép này tương đương với phép tả. Nghĩa là làm cho bệnh nhân có một cảm giác mạnh, phản xạ tới các vùng ở cách xa của chi. Thủ thuật là vê kim với biên độ lớn, phối hợp với tiến lui kim mạnh, có thể tăng cường kích thích bằng động tác lay rung và cọ gãi chuôi kim. Phép này được chỉ dịnh điều trị cho những bệnh nhân có tạng người khoẻ mạnh, cường năng tạng phủ, những người ít nhạy cảm với châm, và những người bị bệnh cấp tính hoặc bị co
  5. giật. Phương pháp được áp dụng chủ yếu cho các huyệt vị ở tứ chi hoặc ở vùng thắt lưng. c- Kích thích vừa phải: Phương pháp này tương đương với phép ôn hoà, cảm giác của bệnh nhân cũng như thao tác ở trạng thái trung gian giữa kích thích mạnh và yếu. Thích ứng cho những bệnh nhân chưa được xác định thuộc hư chứng hay thực chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2