intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau 7 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn đầu, do TTCK mới hình thành nên có nhiều chính sách ưu đãi đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có chính sách phí và lệ phí. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2006 đến nay, TTCK đã có những bước phát triển vượt bậc và nảy sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm, đòi hỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán

  1. Phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán: Góp phần đảm bảo chất lượng và tính công bằng trên thị trường Sau 7 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn đầu, do TTCK mới hình thành nên có nhiều chính sách ưu đãi đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có chính sách phí và lệ phí. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2006 đến nay, TTCK đã có những bước phát triển vượt bậc và nảy sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm, đòi hỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực chứng khoán hiện hành cần phải được rà soát lại, điều chỉnh và hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó có chính sách phí và lệ phí đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trên TTCK. Chiếc áo đã quá chật Liên quan đến các quy định về phí và lệ phí trên TTCK, năm 2000, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Thông tư số 01/2000/TT-UBCK hướng dẫn chế độ thu phí đối với khách hàng của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán và Thông tư số 02/2000/TT-UBCK sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 01. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của TTCK, có nhiều điểm quy định nay đã không còn phù hợp và cần bổ sung nhiều quy định mới. Chẳng hạn, theo quy định tại hai Thông tư trên, có hai loại phí mà các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán được thu của khách hàng là phí bảo lãnh phát hành và phí dịch vụ môi giới. Riêng với mức phí dịch vụ môi giới (hoa hồng môi giới), theo quy định mức trần là 0,5% giá trị giao dịch với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ và 0,15% với trái phiếu. Tuy nhiên, do không quy định mức phí sàn nên dẫn đến tình trạng
  2. nhiều tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã "lách luật", tự động miễn giảm phí một cách tùy tiện, có nơi giảm còn 0,1% hoặc miễn phí hoàn toàn trong vài tháng đầu khi triển khai hoạt động với mục đích “hút khách”. Đáng lẽ ra, để thu hút khách hàng, các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán phải cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích tốt nhất cho khách hàng, nhưng thay vào đó, họ lại sử dụng đòn bẩy tài chính là giảm phí hoặc miễn phí hoàn toàn cho khách hàng. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và sự bất bình đẳng giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán. Bên cạnh đó, các khoản phí do các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) thu được quy định tại Thông tư 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002 về hướng dẫn thu nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Ông Nguyễn Sơn, Phó Trưởng ban Phát triển thị trường, UBCKNN cho biết: Thông tư 110/2002/TT-BTC được ban hành năm 2002, nhưng do tại thời điểm đó TTCK chưa phát triển và còn nhiều khó khăn, nên Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu tạm thời hoãn thu nộp một số loại phí trong danh mục phí quy định để hỗ trợ thị trường trong thời kỳ thị trường có suy giảm, nhất là các loại phí do TTGDCK thu từ các thành viên. Và phải đến 4 năm sau (2006), khi có Thông tư 11/2006/TT-BTC ngày 21/2/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 110, chúng ta mới bắt đầu thu tương đối đầy đủ các loại phí theo quy định. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các loại phí được thu còn quá ít, gần như chỉ mang tính “tượng trưng”. Đơn cử như đối với các khoản phí mà TTLKCK được thu, do hoạt động lưu ký chứng khoán ở Việt Nam còn khá
  3. mới mẻ nên theo quy định, Trung tâm chỉ được thu hai khoản phí là phí lưu ký chứng khoán và phí chuyển khoản chứng khoán. Trong khi tại các nước khác trên thế giới, các TTLKCK được thu rất nhiều loại phí liên quan, ví dụ như tại TTCK Thái Lan có khoảng 15-16 loại phí liên quan đến hoạt động lưu ký chứng khoán. Bên cạnh đó, mức phí thu cũng rất thấp và không đủ bù đắp các chi phí thực tế phát sinh. Bà Ngô Viết Hoàng Giao, Kế toán trưởng của SGDCK Tp. HCM (HOSE) nêu ví dụ: theo quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 11/2006/TT- BTC có 4 mức phí từ 5-20 triệu đồng tương ứng với mức vốn niêm yết dưới 10 –100 tỷ đồng trở lên là chưa phù hợp và có nhiều bất cập. Bởi trên thực tế, có một số tổ chức có chứng khoán niêm yết với giá trị niêm yết 100 tỷ đồng phải nộp phí quản lý niêm yết bằng một tổ chức có giá trị niêm yết trên 1.000 tỷ đồng. Chẳng hạn như Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có giá trị cổ phiếu niêm yết là gần 4.000 tỷ đồng và Công ty Nhựa Bình Minh (giá trị cổ phiếu niêm yết là 107 tỷ đồng) chỉ phải nộp một mức phí như nhau là 20 triệu đồng/năm trong khi hoạt động của Ngân hàng Sacombank đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Đó là chưa kể trường hợp một tổ chức có mức vốn thực góp trên 260 tỷ đồng như Taya Việt Nam nhưng chỉ phải chịu mức phí quản lý niêm yết hàng năm bằng một tổ chức có mức vốn 53 tỷ đồng do họ chỉ niêm yết khoảng 30% tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành trên TTCK. Như vậy, đến thời điểm này, tính pháp lý của các văn bản trên giờ đây có nhiều điểm đã trở nên bất cập, nhiều nội dung cần được bổ sung và sửa đổi, các mức phí hiện hành không đủ bù đắp chi phí mà các SGDCK, TTGDCK, TTLKCK và các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phải bỏ ra. Trong
  4. khi đó, cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế dần dần sẽ tiến tới xóa bỏ cơ chế bao cấp. Hơn nữa, Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 quy định SGDCK, TTGDCK và TTLKCK là pháp nhân độc lập, theo đó cần có quy định tự chủ tài chính cao hơn. Luật Chứng khoán cũng yêu cầu bổ sung một số nội dung thu phí để phù hợp với sự phát triển của TTCK trong điều kiện mới và với thông lệ quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải có một chính sách phí tổng thể và hợp lý đối với cả thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết cũng như đối với việc tổ chức, quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Giống như em bé trong truyền thuyết ngày nào bỗng chốc vụt cao lớn trở thành chàng Thánh Gióng và phải may sắm quần áo mới với ngựa sắt và gậy sắt, chính sách về phí trên lĩnh vực chứng khoán giờ đây cũng cần phải được khoác lên mình chiếc áo mới, có đủ “ngựa sắt và gậy sắt” như thế để thay thế cho các văn bản hiện hành - như chiếc áo cũ nay đã quá chật. Bởi thế, bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Phó Chủ tịch UBCKNN cho rằng: “Đây chính là thời điểm cần phải sửa đổi và ban hành những chính sách liên quan, trong đó có chính sách phí và lệ phí”. Tăng phí là hợp lý – Ý kiến của cơ quan quan lý và người trong cuộc Theo bà Nguyễn Thị Liên Hoa, nếu nghiên cứu, hoàn thiện và đưa ra được chính sách phí và lệ phí phù hợp thì sẽ giải quyết được 2 vấn đề: thứ nhất là sẽ nâng cao được chất lượng cung cấp dịch vụ của các tổ chức kinh doanh chứng
  5. khoán đối với thị trường; thứ hai là đảm bảo được sự bình đẳng cho các đối tượng tham gia thị trường, từ nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, đến các tổ chức phát hành, các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Vì thế, trong hơn một năm qua, UBCKNN đã xây dựng đề án Hoàn thiện chính sách phí và lệ phí trong lĩnh vực TTCK và trình lên lãnh đạo Bộ Tài chính. Đến thời điểm này, Bộ Tài chính đã cho chủ trương tiến hành ban hành những thông tư mới, đầy đủ, toàn diện và hợp lý, liên quan đến chính sách phí trên TTCK thay thế các thông tư hiện nay. Để lấy ý kiến của rộng rãi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực chứng khoán, ngày 25/10 vừa qua, UBCKNN đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện chính sách phí đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trên TTCK”. Trên cơ sở nền tảng đề án, UBCKNN sẽ xây dựng một thông tư tổng thể và hợp lý về phí và lệ phí trên TTCK.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2