intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh Nước ăn chân

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều vi khuẩn do lội nước, vi nấm sẽ bám dính vào da bàn chân và các kẽ ngón chân gây ra bệnh nấm da. Bệnh cũng có khi xảy ra ở người thường đi giầy kín, ra mồ hôi chân nhiều. Dân gian gọi bệnh này là "nước ăn chân". Y học gọi bệnh "nước ăn chân" là nấm kẽ, thường chủ yếu do các loài vi nấm như: Candida albicans, Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum gây ra, ít hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh Nước ăn chân

  1. Phòng bệnh Nước ăn chân Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều vi khuẩn do lội nước, vi nấm sẽ bám dính vào da bàn chân và các kẽ ngón chân gây ra bệnh nấm da. Bệnh cũng có khi xảy ra ở người thường đi giầy kín, ra mồ hôi chân nhiều.
  2. Dân gian gọi bệnh này là "nước ăn chân". Y học gọi bệnh "nước ăn chân" là nấm kẽ, thường chủ yếu do các loài vi nấm như: Candida albicans, Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum gây ra, ít hơn do Epidermophyton floccosum. - Bệnh thường khởi đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ ba và thứ tư. Da vùng kẽ ngón bị mủn, có hiện tượng bong xước, màu trắng bệch hay hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước. Từ đó bệnh lan sang các kẽ ngón khác hay lây lan lên mu bàn chân hoặc lòng bàn chân và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. - Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vùng da bệnh sẽ dễ bị bội nhiễm vi trùng, hóa mủ và đóng vẩy tiết, bàn chân bị sưng phù. Bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn. Phòng bệnh Cùng trong một hoàn cảnh điều kiện sinh hoạt, vệ sinh giống nhau nhưng có người không mắc bệnh nấm da nhưng có người lại rất dễ mắc bệnh. Do đó, chúng ta cần tự bảo vệ bằng cách: - Bảo đảm vệ sinh cá nhân, không mang giày vớ trong nhiều giờ liên tục, không đi giày vớ ướt.
  3. - Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, bùn, chúng ta nên tắm rửa sạch sẽ, nhất là phải rửa sạch và kỳ cọ kỹ lưỡng kẽ các ngón chân, chú ý các nếp da. - Sau đó phải hong hay lau thật khô không để ẩm ướt. - Nếu gia đình có người bị “nước ăn chân”, lưu ý không cùng chung khăn, vớ, giày, dép… với người bệnh. Điều trị - Xin lưu ý việc phòng bệnh là chính, vấn đề điều trị cụ thể cho từng trường hợp phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa Da liễu. - Bác sĩ có thể dùng một trong các thuốc bôi sau: BSI, ASA, Castellani, Clotrimazole, Ketoconazole, Terbinafine…tùy theo tình trạng sang thương. Đôi khi cần kết hợp thêm thuốc chống nấm đường uống như Griseofulvin, Imidazole (Clotrimazole, Econazole, Ketoconazole, Itraconazole…), Allyamin (Nafifin,Terbinafine)… - Kháng sinh có thể dùng kèm trong các trường hợp sang thương da bị bội nhiễm
  4. - Ở nước ta có nhiều loại cây thuốc đã được dùng để trị nấm da cho kết quả tốt. Thí dụ: + Thoa dầu mù u, + Lấy lá muồng trâu, rau răm, lá trầu không, búp ổi, lá mướp già… giã nát đắp vào các kẽ ngón chân 2-3 lần mỗi ngày, + Lấy rễ cây táo rừng, ké đầu ngựa (thương nhỉ tử) sắc nước đặc bôi vào kẽ chân, + Nấu nước kim ngân đặc rửa chân. BS. LÊ ĐỨC THỌ Trưởng Khoa Da Liễu - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2