intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán cho học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

155
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề cập đến 3 mô hình phong cách học tập đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vận dụng cụ thể vào dạy học Toán cấp THCS để làm rõ vai trò của GV trong mối quan hệ với phong cách học tập theo hướng tổ chức HĐTN do Kolb khởi xướng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán cho học sinh trung học cơ sở

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss.2, pp. 61-73<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0006<br /> <br /> PHONG CÁCH HỌC TẬP VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG TỔ CHỨC HOẠT<br /> ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở MÔN TOÁN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br /> <br /> Nguyễn Hữu Tuyến<br /> Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh<br /> Tóm tắt. Phong cách học tập của học sinh và vai trò của giáo viên trong tiến trình tổ chức<br /> hoạt động học tập là những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới giáo<br /> dục theo định hướng hoạt động đang là xu hướng tiên tiến hiện nay. Dạy học Toán cho học<br /> sinh trung học cơ sở thông qua HĐTN theo quan điểm của David Kolb mang lại nhiều hiệu<br /> quả và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay và đang được<br /> nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Bài báo này đề cập đến 3 mô hình phong cách học tập<br /> đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vận dụng cụ thể vào dạy học<br /> Toán cấp THCS để làm rõ vai trò của GV trong mối quan hệ với phong cách học tập theo<br /> hướng tổ chức HĐTN do Kolb khởi xướng.<br /> Từ khóa: Phong cách học; Vai trò của người dạy; Hồ sơ giáo viên; Hoạt động trải nghiệm;<br /> Dạy học Toán trung học cơ sở.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Hoạt động dạy học ngoài các yếu tố nội dung dạy học, môi trường và các điều kiện khác thì<br /> hai yếu tố cơ bản là cách học của học sinh (HS) và cách thức tổ chức dạy học của giáo viên (GV)<br /> sẽ quyết định hiệu quả hoạt động (HĐ) này. Cách học của HS (Kiểu học, Phong cách học tập –<br /> learning styles) và vai trò của GV trong quá trình dạy học rõ ràng có quan hệ biện chứng. Việc<br /> đổi mới phương pháp dạy học nhằm khắc phục những tồn tại của lối dạy học lạc hậu mà đặc<br /> trưng là thày thuyết trình tràn lan; kiến thức được truyền thụ dưới diện có sẵn, ít yếu tố tìm tòi,<br /> phát hiện; thầy áp đặt, trò thụ động; thiên về dạy, yếu về học, thiếu hoạt động tự giác, tích cực và<br /> sáng tạo của người học; không kiểm soát được việc học [1], đang là yêu cầu cấp bách trong việc<br /> nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay. Đánh giá về thực trạng tổ chức dạy học hiện<br /> nay trong các trường phổ thông nước ta đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày<br /> 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn<br /> thấp so với yêu cầu,... Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các<br /> phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành”. Vấn đề “Phong cách học tập”<br /> và “Vai trò của GV” đã được nhiều tác giả sớm tập trung nghiên cứu và cho tới nay vẫn là vấn đề<br /> thời sự. Phong cách học tập (PCHT) và mô hình PCHT tới nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác<br /> nhau, nhưng điểm chung mà các nhà tâm lí học, giáo dục học đều thừa nhận sự ảnh hưởng của<br /> PCHT đến quá trình tiếp thu kiến thức. Khái niệm đầu tiên liên quan đến PCHT là “kiểu nhận<br /> Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày chỉnh sửa: 05/10/2017. Ngày nhận đăng: 18/10/2017.<br /> Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Tuyến, e-mail: nguyenhuutuyen.bacninh@moet.edu.vn<br /> <br /> 61<br /> <br /> Nguyễn Hữu Tuyến<br /> <br /> thức” (cognitive styles) do Allport đưa ra từ những năm 30 của thế kỉ XX. Các nhà nghiên cứu<br /> bắt đầu tập trung nghiên cứu nhiều về PCHT từ năm 1960, đến năm 2006 đã có khoảng trên 650<br /> đầu sách về PCHT được xuất bản và phát hành tại Mỹ, Canada, trên 4500 công trình công bố trên<br /> các ấn phẩm khoa học và hơn 26000 website đang hoạt động nhằm phân loại và đo lường PCHT.<br /> Các lí thuyết về PCHT (learning styles theories) được nghiên cứu theo 3 hướng: mang tính lí<br /> thuyết (theoretical), mang tính sư phạm (pedagogical) và mang tính thương mại (commercial) [2,<br /> 3]. Hiện nay đã có hàng trăm mô hình về PCHT (learning styles models) được công bố, và trong<br /> khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ đề cập đến ba mô hình được phổ biến rộng rãi đó là mô<br /> hình PCHT của Kolb, Honey-Mumford và VAK/VARK của Fleming, đặc biệt quan tâm sâu đến<br /> mô hình PCHT của Kolb trong mối quan hệ với vai trò của người dạy trong tiến trình tổ chức<br /> hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Toán cho học sinh (HS) cấp trung học cơ sở<br /> (THCS).Vai trò của GV được nhiều tác giả quốc tế đề cập, điển hình là công trình của Kolb và<br /> các cộng sự. PCHT cũng đã được nhiều tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu và công bố, gần<br /> đây từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013, Đề tài cấp Viện của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,<br /> Mã số: V2012-15 đã nghiên cứu và công bố các kết quả “Nghiên cứu một số mô hình PCHT và<br /> khả năng ứng dụng vào giáo dục Trung học phổ thông”, trong đó đã đi sâu và 3 nội dung: Cơ sở<br /> lí luận về phong cách học tập; Mô hình phong cách học tập của Kolb, Honey-Mumford và<br /> VAK/VARK của Fleming; Đề xuất khả năng ứng dụng PCHT trong giáo dục THPT. Trên cơ sở<br /> nghiên cứu lí luận PCHT và đặc điểm tâm sinh lí của HS trung học phổ thông Việt Nam, đề tài đã<br /> đưa ra một số đề xuất khả năng ứng dụng PCHT trong giáo dục trung học phổ thông trong việc<br /> đặt ra mục tiêu dạy học, trong tổ chức hoạt động (HĐ) học tập, trong quản lí lớp học và trong<br /> việc đánh giá kết quả học tập của HS [3]. Trong quá trình tổ chức các HĐ học tập đó trong Đề tài<br /> này, vai trò của GV đã được xem xét ở một mức độ nhất định. Theo Nguyễn Bá Kim “Quá trình<br /> dạy học môn Toán có hai loại nhân vật: thầy và trò, trong đó thầy giữ vai trò điều khiển, còn trò<br /> là chủ thể của quá trình học tập; chủ thể này HĐ một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.<br /> Từ hai nhân vật này sinh ra nhiều mối quan hệ giữa thầy với cá nhân trò, giữa thầy với tập thể trò,<br /> giữa cá nhân trò với cá nhân trò và giữa cá nhân trò với tập thể trò. Do đó, có sự giao lưu trong<br /> các mối quan hệ đó. Quá trình dạy<br /> Concrete<br /> học bao gồm việc dạy (HĐ và giao<br /> Experience<br /> lưu của thầy) và việc học (HĐ và<br /> giao lưu của trò) mà đối tượng chiếm<br /> (doing / having<br /> lĩnh việc học là nội dung môn học,<br /> an experience)<br /> còn bản thân việc học lại là đối tượng<br /> Reflective<br /> Active<br /> điều khiển của việc dạy” [4].<br /> Observation<br /> Experimentation<br /> (reviewing /<br /> (planning / trying out<br /> David Kolb đã giới thiệu một mô<br /> reflecting on the<br /> what you have<br /> hình học tập dựa trên trải nghiệm<br /> experience)<br /> learned)<br /> nhằm “quy trình hóa” việc học với<br /> các giai đoạn và thao tác được định<br /> Abstract<br /> nghĩa rõ ràng. Thông qua chu trình<br /> Conceptualisation<br /> này, cả người học lẫn người dạy đều<br /> (concluding / learning<br /> from the experience)<br /> có thể cải tiến liên tục chất lượng<br /> cũng như trình độ của việc học. Đây<br /> là một trong số các mô hình được sử<br /> The Kolb's experiential learning<br /> dụng rộng rãi nhất trong việc thiết kế<br /> model<br /> 62<br /> <br /> Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán…<br /> <br /> chương trình học, thiết kế bài giảng, trong việc huấn luyện cũng như trong các hướng dẫn học<br /> tập cho các khóa học. Chu trình học tập Kolb gồm bốn bước được mô tả như hình dưới đây, trong<br /> đó, Kolb khuyến cáo trình tự của việc học theo mô hình học tập cần tuân thủ trình tự của Chu<br /> trình, nhưng không nhất thiết phải khởi đầu từ bước nào trong Chu trình. Kolb dựa trên giả định<br /> quan trọng về việc học: tri thức khởi nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo<br /> (hoặc tái tạo) chứ không phải là ghi nhớ những gì đã có. Cần vận dụng đúng Chu trình Kolb để<br /> có thể phát huy hiệu quả. Kolb và các nhà nghiên cứu khác đã đi xa hơn khi nhận thấy rằng, với<br /> sự lựa chọn điểm khởi đầu và thiên lệch sự tập trung vào một giai đoạn nào đó sẽ cho thấy<br /> phong cách học tập của từng người (hoặc từng môn học). Quan điểm cơ bản trong mô hình học<br /> tập dựa trên kinh nghiệm này là người học cần thiết phải phản tỉnh (reflect, từ khác: chiêm<br /> nghiệm) trên các kinh nghiệm của mình để từ đó khái quát hóa và công thức hóa các khái niệm<br /> để có thể áp dụng cho các tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm<br /> này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng - sai, hữu dụng-vô ích,v.v;<br /> từ đó lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp<br /> theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Chu trình này yêu<br /> cầu người học có một kỉ luật trong việc học thông qua việc lên kế hoạch, hành động, phản tỉnh và<br /> liên hệ ngược trở lại các lí thuyết [5, 6].<br /> Như vậy, trong HĐTN theo chu trình của Kolb thì PCHT phụ thuộc vào điểm khởi đầu trong<br /> chu trình và sự tập trung sâu của người học ở giai đoạn nào đó, đồng thời vai trò của GV cần phải<br /> đặt ở vị trí phù hợp thì quá trình dạy học mới mang lại kết quả tốt.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Phong cách học tập<br /> Hiện nay có hàng trăm mô hình PCHT khác nhau và gắn với nó là những định nghĩa khác<br /> nhau về PCHT. Rita Dunn (1960) định nghĩa PCHT như là cách thức mỗi người bắt đầu chú ý,<br /> xử lí, thu nhận và tái hiện nội dung kiến thức mới. Keefe (1979) quan niệm rằng PCHT là những<br /> đặc trưng về mặt nhận thức, tính hiệu quả và các hành vi tâm lí học có liên quan, mang tính ổn<br /> định, chỉ dẫn cho người học cách tiếp cận thông tin, tương tác với thông tin và phản ứng lại trong<br /> môi trường học tập. Reid (1995) cho rằng PCHT là cách thức ưu thế có tính chất tự nhiên, thói<br /> quen của cá nhân khi tiếp nhận, xử lí và lưu giữ thông tin, kĩ năng mới. Cassidy (2004) lại cho<br /> rằng PCHT là đặc điểm tâm lí của con người tương đối bền vững, nhưng ở vài khía cạnh nào đó<br /> PCHT có thể thay đổi để đáp ứng kinh nghiệm và đòi hỏi của các tình huống khác nhau. Các<br /> quan niệm về PCHT tuy có khác nhau nhưng về cốt lõi thì PCHT là những đặc điểm riêng của cá<br /> nhân về nhận thức, xúc cảm và tâm lí; đó là cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận, xử lí và lưu<br /> giữ thông tin trong môi trường học tập; mang tính tương đối bền vững. Theo chúng tôi, PCHT là<br /> cách thức để người học tiếp thu, tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức mới.<br /> Thuật ngữ mô hình PCHT được nhắc đến rất nhiều trong các nghiên cứu trên thế giới, đó là hệ<br /> thống các quan điểm về lí thuyết PCHT, cách phân chia các loại PCHT và bộ điều tra PCHT<br /> được xây dựng. Theo Coffield, đã có 71 mô hình PCHT đã được xây dựng và công bố, các<br /> nghiên cứu này tập trung vào 5 nhóm vấn đề: PCHT dựa vào yếu tố gen – môi trường<br /> (constitutional based) bao gôm 4 cách thức VAKT (nhìn, nghe, vận động, sờ nắm); PCHT phản<br /> ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúc nhận thức (cognitive structure), gồm nhiều khả năng<br /> 63<br /> <br /> Nguyễn Hữu Tuyến<br /> <br /> khác nhau; PCHT là tập hợp các kiểu nhân cách tương đối bền vững (stable personality<br /> types); PCHT là các ưu thế linh hoạt trong học tập (flexibly stable learning preferences);<br /> PCHT là các chiến lược, cách tiếp cận học tập (learning approach, strategies). Sự phân loại này<br /> Coffed đã dựa trên các phân loại mô hình PCHT của Curry (1991), tham khảo nghiên cứu của<br /> Entwistle (2002) và những quan điểm phân tích tổng quan về PCHT của Claxton và Ralston<br /> (1978), De Bello (1990), Ridding và Cheema (1991), Bokoros, Goldstein và Sweeney (1992),<br /> Chevrier và các cộng sự (2000), Sternberg và Grigorenko (2001), các mô hình này tuy mỗi phong<br /> cách muốn khẳng định sự khác biệt trong quan điểm nghiên cứu của mình, nhưng đều có ảnh<br /> hưởng lớn bởi các quan điểm của Jean Piaget, Carl Jung và Jon Deway.<br /> Bốn PCHT theo mô hình của D.Kolb đó là: Diverging (CE/RO); Assimilating (AC/RO);<br /> Accommodating (CE/AE) và Converging (AC/AE). Diverging: Phong cách (kiểu) phân kì, là<br /> những người có thể nhìn mọi thứ từ những quan điểm khác nhau, họ rất nhạy cảm. Thích quan sát<br /> hơn là hành động, thường sử dụng trí tưởng tượng để giải quyết vấn đề. Thích các hoạt động theo<br /> nhóm và tình huống yêu cầu ý tưởng. Có hứng thú mạnh trong nghệ thuật, có tinh thần cầu tiến,<br /> lắng nghe phản hồi của mọi người. Họ thường sử dụng câu hỏi: “tại sao”, vì vậy còn gọi là người<br /> học “Why”. Người phân kì đáp ứng tốt với việc giải thích sự liên quan giữa vật liệu mới với trải<br /> nghiệm của họ. Người phân kì học từ trải nghiệm, quan sát, động não và thu thập thông tin.<br /> Assimilating (AC/RO): Phong cách (kiểu) đồng hoá, người thuộc kiểu học tập này có cách tiếp<br /> cận vấn đề ngắn gọn và logic. Họ coi trọng ý tưởng và khái niệm. Thích sự giải thích rõ ràng hơn<br /> là trình bày thực tế. Họ nổi trội ở sự hiểu biết rộng rãi thông tin và sắp xếp tổng hợp một cách<br /> rạch ròi. Họ thường sử dụng câu hỏi: “Cái gì? (kiểu người học “What”). Kiểu người đồng hóa<br /> đáp ứng tốt với những thông tin được trình bày có hệ thống, logic. Kiểu người đồng hóa cũng cần<br /> thời gian để suy ngẫm. Quan tâm nhiều hơn đến ý tưởng và khái niệm trừu tượng. Bị thu hút bởi<br /> các lí thuyết hơn là cách tiếp cận dựa trên giá trị thực tiễn. Thích hợp trong lĩnh vực thông tin và<br /> khoa học. Converging (AC/AE): Phong cách (kiểu) hội tụ, những người thuộc phong cách này<br /> thích giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức của họ để tìm giải pháp cho vấn đề thực tế. Họ<br /> thích các vấn đề kĩ thuật, ít liên quan tới con người và các khía cạnh giữa các cá nhân. Xuất sắc<br /> trong việc áp dụng thực tế cho các ý tưởng và lí thuyết. Có khả năng trong lĩnh vực chuyên môn<br /> về công nghệ. Thích thử nghiệm những ý tưởng mới, mô phỏng và làm việc với các ứng dụng<br /> thực tế. Kiểu người hội tụ thường sử dụng câu hỏi: “Như thế nào”? (người học “How”). Thích<br /> làm việc với các nhiệm vụ thực hành. Họ học bằng việc thử và sai trong môi trường cho phép họ<br /> thất bại một cách an toàn. Accommodating (CE/AE): Phong cách (kiểu) điều chỉnh, những<br /> người thuộc phong cách này dựa trên trực giác nhiều hơn logic, họ thường sử dụng phân tích của<br /> người khác, thích cách tiếp cận kinh nghiệm thực tiễn. Họ thường hành động theo bản năng hơn<br /> là phân tích logic. Họ thường sử dụng câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu?” (người học “What if”). Kiểu<br /> người điều chỉnh đáp ứng tốt khi họ có thể áp dụng vật liệu mới vào tình huống giải quyết vấn đề.<br /> Hiện tại, các nghiên cứu mới nhất của David Kolb và các cộng sự đã giới thiệu phiên bản 4.0 để<br /> phân loại PCHT, giới thiệu nhiều thông tin toàn diện hơn để hiểu và tối đa hóa sở thích học tập<br /> của HS. Một phong cách không phù hợp với tất cả! Mọi người đều có cách học riêng. Hiểu được<br /> phong cách của HS sẽ giúp GV điều chỉnh nhu cầu của người học và để HS và nhóm làm việc<br /> hiệu quả hơn. Các PCHT mới này là sự chia nhỏ trong cách phân chia tổng quát nói trên, bao<br /> gồm: Khởi đầu, Kinh nghiệm, Tưởng tượng, Phản ánh, Phân tích, Suy nghĩ, Quyết định, Diễn<br /> xuất, Cân bằng. Thêm vào phiên bản 4.0 đánh giá sự linh hoạt trong học tập - khả năng thích ứng<br /> với nhu cầu của các tình huống học tập khác nhau. Học tập linh hoạt mở rộng vùng thoải mái phù<br /> 64<br /> <br /> Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán…<br /> <br /> hợp nhất của HS. Sự sẵn sàng của HS để tham gia đầy đủ vào trải nghiệm, phản ánh, suy nghĩ và<br /> hành động cho phép HS làm sâu sắc hơn và làm phong phú kiến thức và sự hiểu biết của mình.<br /> Sử dụng danh mục PCHT của Kolb (KLSI, tham khảo trên các website<br /> http://www.haygroup.com/leadershipandtalentondemand/ourproducts/item_details.aspx?<br /> itemid=118&type=2&t=2) để giúp GV và HS: Hiểu phong cách học tập của HS tác động như thế<br /> nào khi giải quyết vấn đề; Làm việc theo nhóm, giải quyết mâu thuẫn, giao tiếp và lựa chọn giải<br /> pháp; Phát triển sự linh hoạt trong học tập; Tìm hiểu lí do tại sao các nhóm HĐ tốt hoặc xấu cùng<br /> nhau; Tăng cường học tập tổng thể của HS. Khảo sát PCHT giúp người học xác định PCHT của<br /> riêng mình, xác định xem phương thức học tập nào mình có xu hướng chú trọng. Theo D. Kolb<br /> không có mô hình nào tốt hơn hoặc kém hơn mô hình nào trong bốn mô hình học tập trên. Chìa<br /> khóa đối với học tập có hiệu quả là có năng lực trong mỗi phương thức khi thích hợp. Khi người<br /> học đạt điểm cao ở một phương thức có thể có nghĩa rằng người học có xu hướng chú trọng nhiều<br /> hơn đến phương thức đó mà quên đi những phương thức khác. Điểm thấp ở một phương thức có<br /> thể có nghĩa là HS “tránh mặt” nó trong quá trình học tập. Mô hình PCHT của D. Kolb là một<br /> trong rất nhiều mô hình đã được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục. Nhìn chung,<br /> theo quan niệm của D.Kolb thì PCHT của mỗi cá nhân là tương đối ổn định, bền vững. Đóng góp<br /> lớn của Kolb chính là đã đem đến những kiểu học tập khác nhau, định hướng cho việc dạy và<br /> học. Chu trình học tập trải nghiệm với các giai đoạn và thao tác của Kolb là một cách quy trình<br /> hoá việc học, giúp người học cải thiện kết quả học tập và có một cách học thích hợp [5, 6].<br /> Mô hình phong cách học tập của Honey và Mumford: trên cơ sở sử dụng lí thuyết học tập<br /> của Kolb và bộ câu hỏi tìm hiểu các phong cách học tập của Kolb để khám phá các cá nhân học<br /> như thế nào, Honey và Mumford đã dành ra 4 năm thử nghiệm với các phương pháp tiếp cận<br /> khác nhau để đánh giá sự khác biệt cá nhân trong cách học tập có ưu thế hơn trước khi đưa ra bộ<br /> câu hỏi điều tra về PCHT (Learning Styles Questionare – LSQ) vào năm 1982. Trong đó thay vì<br /> hỏi mọi người một cách trực tiếp họ học như thế nào như trong bộ công cụ của Kolb – trong đó<br /> có một vài điều mà hầu hết mọi người đều không có ý thức về nó – Honey và Mumford đưa ra<br /> những câu hỏi thăm dò xu hướng chung của hành vi chứ không phải là học tập. Công cụ mới<br /> được thiết kế để được sử dụng như một điểm khởi đầu để thảo luận và cải thiện việc học tập.<br /> Peter Honey tiếp tục công việc theo hướng như trên để đưa ra một loạt các hướng dẫn sử dụng<br /> cho giảng viên và tài liệu tự học cho học viên. Bởi vì các PCHT theo Honey và Mumford bắt<br /> nguồn và liên quan mật thiết với chu trình học tập kinh nghiệm theo Kolb, cho nên ý định của các<br /> tác giả là người học sẽ trở nên thông thạo cả 4 giai đoạn học tập trong chu trình học tập. Các tác<br /> giả muốn nhấn mạnh (2000) không có phong cách duy nhất nào có lợi thế áp đảo hơn phong cách<br /> khác. Mỗi một phong cách đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng những thế mạnh này có thể đặc<br /> biệt quan trọng trong một trường hợp cụ thể, nhưng không có vai trò gì trong những trường hợp<br /> khác. Cũng cần cẩn thận để không thổi phồng vai trò PCHT của cá nhân và thừa nhận nó là một<br /> yếu tố ảnh hưởng trong một phạm vi nhất định như là kinh nghiệm trong quá khứ của việc học<br /> tập, phạm vi của các cơ hội sẵn có, nền văn hóa và môi trường cho việc học tập và tác động của<br /> các GV, cùng với nhiều yếu tố khác. Hơn nữa, các câu hỏi PCHT (LSQ) nên được sử dụng cho<br /> sự phát triển của các cá nhân và tổ chức chứ không phải để đánh giá, hay lựa chọn, đây là một<br /> cách tiếp cận mà ở đó người ta lập luận, khuyến khích người trả lời ứng xử một cách trung thực.<br /> Honey và Mumford cũng cung cấp câu trả lời cho một số câu hỏi thường được đặt ra về PCHT,<br /> một số câu hỏi quan trọng như sau: Có phải chỉ có 4 PCHT? Bốn PCHT là bốn phong cách dễ<br /> nhớ và nó thể hiện được những giai đoạn mà người học cần phải trải qua để trở thành một người<br /> 65<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2