intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _1

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặt trong hoàn cảnh những cuộc bút chiến trong giai đoạn giao thời, nguyên tắc trên của Phan Khôi xem ra không phải là không cần thiết. Bởi vì thói quen bao giờ cũng có sức bảo thủ ghê gớm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _1

  1. Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi
  2. Đặt trong hoàn cảnh những cuộc bút chiến trong giai đoạn giao thời, nguyên tắc trên của Phan Khôi xem ra không phải là không cần thiết. Bởi vì thói quen bao giờ cũng có sức bảo thủ ghê gớm. Thói quen của tư duy cũng vậy. Nó thấm sâu vào tình cảm của con người qua bao thế kỷ, thậm chí trở thành “quốc hồn”, thành chất thơ. Ngoài ra trong tranh luận, người ta thường dễ lẫn lộn tình cảm riêng đối với con người của kẻ tham gia tranh luận, với lý lẽ anh ta phát biểu. Điều ấy dễ làm mất tỉnh táo, mất tinh thần khách quan trong nhận thức chân lý. Trong bài “Con người và lời nói”(16), Phan Khôi cho rằng, trong xã hội ta “ai nấy ít trọng về lời nói mà chỉ chú trọng về con người”. Điều ấy rất trở ngại cho những cuộc tranh luận học thuật. Ông nói đúng: “ Chỉ nên lấy lời nói làm cái đối tượng (objet) cho sự biện luận chứ không nên lấy con người làm đối tượng”. Tôi cho rằng đó là một bài học rất quý của Phan Khôi về văn hoá tranh luận vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Vậy trong nghị luận, bút chiến phải kiên quyết dứt bỏ tình cảm và đề cao lý trí. Đề cao lý trí tất phải coi trọng luận lý học. Phan Khôi nhắc đi nhắc lại điều đó không biết mệt mỏi: “Trăm sự ở đời cũng phải cần đến luận lý học; luận lý học cai trị cả mọi sự ở đời”(17). “Phải lấy luận lý học làm nền. Phàm một người đã nắm bút làm văn thì ít nữa phải biết qua luận lý học”(18). “Muốn cho nước ta từ nay về sau có một nền học thuật vững vàng thì thế nào cũng phải lập cái nền ấy trên lý luận học”(19). “Muốn cho thông thì chúng ta viết văn cốt phải đúng theo văn pháp và luận lý học”(20). …v.v… và v.v…. Nguyên tắc của luận lý học trước hết đòi hỏi phải xác định chính xác nội hàm các khái niệm, ý nghĩa các thuật ngữ, các ngôn từ. Cho nên luận lý học có chỗ rất tương hợp với thuyết chính danh của Khổng Tử: “Danh chẳng chánh thì nói ra chẳng thuận”. Cho
  3. nên Phan Khôi khẳng định, với thuyết chính danh, Khổng Tử là “Người mở đường cho luận lý học Á Đông”, “Muốn học luận lý học thì trước hết phải theo cái thuyết chánh danh của Khổng Tử”(21). Vận dụng thuyết chính danh và luận lý học, ông không ngần ngại đứng ra đóng “Vai ngự sử trên văn đàn”(22), viết hàng loạt bài đính chính những sai phạm trong nhận thức và sử dụng các thuật ngữ, các ngôn từ, cách d ùng hình ảnh của nhiều nhà văn, nhà báo đương thời. Ông khảo cứu để phân biệt “ngũ luân” của Khổng Mạnh với “Tam cang” của Hán nho, Tống nho; ông phê phán Trần Trọng Kim dùng chữ Khổng phu tử mà không hiểu nghĩa; ông phân biệt tên thật, tên tự, tên hiệu khác nhau thế nào và cách sử dụng chúng cũng khác nhau ra sao; ông xác định cách nêu tên các nhân vật trong các công trình s ử học sao cho khách quan khoa học; ông phân biệt tri thức phổ thông với tri thức chuyên môn, phân biệt nết trinh và tiết trinh của người phụ nữ, v.v… Nhiều chữ dùng tưởng như rất thông thường quen thuộc, vậy mà nhờ Phan Khôi ta mới hiểu đúng nghĩa. Thí dụ như “danh lam thắng cảnh”. Lam gốc chữ phạn là chùa. “Danh lam” là ngôi chùa cổ, v.v... Ông giễu cợt cách dùng hình ảnh phi lô-gích của nhiều nhà báo, chẳng hạn: “Mục đích bổn báo là soi dọi ngọn đuốc mới mẻ trong buổi bình minh” (bình minh thì cần gì phải soi đuốc!), hay là: “Thân phận tôi ngày nay khác nào như hoa đào tr ôi theo giọt nước” (Giọt nước làm sao trôi được hoa đào!), v.v... Đóng vai ngự sử, tất nhiên tự mình phải nêu gương trước hết. Và ông đã tạo cho những bài nghị luận, bút chiến của mình một văn phong khoa học, chính xác, tính duy lý cao, lập luận mạch lạc sáng sủa, chặt chẽ, bằng chứng rõ ràng, có sức thuyết phục, dù đặt ra những vấn đề ngược chiều với dư luận. Ông xác định ba tiêu chí chuẩn mực của văn chương : Tín, đạt, mỹ (23). Nghị luận, bút chiến của Phan Khôi nói chung đều đảm bảo được hai tiêu chuẩn tín và đạt. Tín là chân thực, chính xác, đạt là diễn giải đúng và rõ ý của người viết. Phong cách đó của Phan Khôi đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động văn chương, báo chí đương thời. Cho nên nói đến sự hình thành, hoàn thiện và phát triển của thể văn nghị luận ở nước ta, nhất thiết phải kể đến Phan Khôi như một cây bút có đóng góp quan trọng. Do tinh thần cực đoan và thái độ quá sùng bái lô-gích hình thức, lại tự tin quá mức, Phan Khôi cũng bộc lộ rất rõ nhược điểm này: thiếu đầu óc biện chứng. Nhà luận
  4. lý học tỏ ra lúng túng, thậm chí bất lực khi nhận thức, lý giải những hiện tượng phức tạp, nghĩa là vừa mâu thuẫn vừa thống nhất. Ông chỉ thấy mặt đối lập mà không thấy yếu tố có thể hoà hợp giữa văn hoá Đông và Tây, giữa cựu học và tân học, giữa truyền thống và cách tân, giữa văn chương bình dân và văn chương bác học, giữa nhận thức trực giác và tư duy khoa học, v.v… Ông đặc biệt tỏ ra lúng túng trước qui luật tinh vi, phức tạp của tình cảm con người. Ông đem qui tắc luận lý học để phản bác một bài thơ « khóc cha » của một tác giả nào đó: “Đương khi cha chết mà làm thơ khóc cha là hai sự trái ngược không dung nhau, luận lý học không cho phép như vậy”(24). Ông lập luận: thơ gắn với nhạc, nhạc để vui, cha chết sao lại vui! Nói chung lĩnh vực phức tạp của nghệ thuật không thích hợp với lối suy nghĩ có phần giản đơn, máy móc của nhà luận lý học. Ông không thấy có chỗ khác biệt, đồng thời có chỗ hoà hợp giữa lý trí và tình cảm trong sáng tạo thơ ca, nên đồng nhất nữ tính với tài năng nghệ thuật. Ông cho rằng Trường can hành và Cung oán ngâm nếu đàn bà làm thì sẽ hay hơn Lý Bạch và Nguyễn Gia Thiều…(25). Ông càng tỏ ra bất lực khi đề cập đến quy luật của ái tình. Về vấn đề này, ông Tú Khôi đành phải thú nhận là người thủ cựu hơn ai hết: “Tôi bình sinh, cái gì thì tôi khuynh hướng về mới, duy có ái tình thì tôi thủ cựu rất mực. Tôi hết sức phản đối cái thuyết “luyến ái tự do”, tôi cho là đem ái tình ra dùng tầm bậy. Tôi nhận cái chơn ái tình duy có ở chỗ vợ chồng mà thôi”. Ai chê mặc, “tôi vẫn sống một cách êm đềm trong cái thú ái tình cũ rích của tôi”(26). 3. Hứng thú hài hước, châm biếm Phan Khôi tự bạch: “Tôi sẵn có cái tánh hay bông đùa, mà lâu nay lại khuynh hướng về cái lạc thiên chủ nghĩa (optimisme), thỉnh thoảng dù viết về điều trang nghiêm cũng “ trộm phép” mà “hí hước chút chơi”(27). Đây là một tâm hồn rất trẻ. Ông tuyên bố: “Thanh niên là vị thần của tôi thờ”(28). Có nhiều bài viết của ông chỉ thuần tuý là kể chuyện vui. Chẳng hạn như bài Đoàn bò Sài Gòn – Hà Nội(29). Nhân thấy có phong trào đua xe đạp, thi đi bộ, nhiều người nhờ thế mà nổi danh, ông đề nghị thi bò “chụm hai chân hai tay bò từ Sài Gòn ra Hà Nội, một môn thể thao mới đáo để sẽ nổi danh vô cùng”. Hoặc như bài Mang nặng đẻ đau(30): Hội bảo trợ nhân quyền gởi đơn lên Thượng đế xin giải quyết cho một bất công: đàn bà đã mang nặng lại phải đẻ đau, trong khi đàn ông chỉ hưởng cái sướng mà không chịu chung cái khổ. Thượng đế bèn ra lệnh: đàn bà
  5. đẻ, đàn ông đau. Lệnh truyền ra thấy nguy quá. Một bà nọ đẻ, chồng không thấy đau mà ông hàng xóm lại đau... Bài Cả nhà đều hay thơ(31) cũng chỉ là một chuyện vui. Mở đầu câu chuyện, ông viết: “Nói chuyện đời nay mãi cũng chán: chẳng những Thông Reo (một bút danh của Phan Khôi – N.Đ.M) chán mà độc giả có lẽ cũng chán. Vậy hôm nay tôi xin nói một chuyện đời xưa để cống hiến các bạn gọi là “đổi bữa cho vui”. Một tâm hồn trẻ trung, thích vui đùa như thế, kết hợp với một đầu óc phê phán rất sắc sảo, đã tạo ra ở Phan Khôi một hứng thú châm biếm giễu cợt như một nét phong cách cơ bản của văn nghị luận, bút chiến Phan Khôi. Ông viết một loạt bài gọi là tiểu phẩm hay hài đàm với tiếng cười đả kích vừa hoạt bát hiện đại học được của phương Tây, vừa sâu sắc mang cái thâm thuý của một nhà nho. Tiếng cười châm biếm của Phan Khôi thường được tạo ra bằng thủ pháp sau đây: nhân một sự kiện nào đó, một tin tức thời sự nào đó, trong nước hay trên thế giới, tóm bắt được qua báo chí, ông liên tưởng đến một mặt tiêu cực nào đó trong xã hội mình, tạo ra một mâu thuẫn nực cười. Liên tưởng càng bất ngờ, tác dụng gây cười càng thú vị. Ở đây, sự hóm hỉnh và đầu óc thông minh có vai trò quyết định. Thí dụ: Nhân một tờ báo Pháp đưa tin có một người vừa câm, vừa mù, vừa điếc, anh ta leo thang gác bị ngã gẫy tay, bỗng nhiên nói được, thấy được, nghe được, Phan Khôi bèn viết bài Các ông hội đồng ta mỗi ông nên ở một cái nhà lầu(32). Nhà lầu thì mới có thang gác. Các ông leo lên leo xuống có thể ngã. Nhưng nhờ đó, may ra các ông mới khỏi mù, khỏi câm, khỏi điếc. Một liên tưởng quá bất ngờ, tạo nên một đòn đả kích rất ác đối với các ông nghị gật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2