intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong Lê khẳng định vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tư cách " Người giải quyết những so le lịch sử"

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong số những nhà nghiên cứu, phê bình đó có một số người đã dành gần trọn cuộc đời nghiên cứu của mình để tìm hiểu, khám phá những giá trị cao cả trong những trang thơ văn của Bác với một niềm say mê, yêu mến và đầy kính trọng. Đó là những nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong Lê khẳng định vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tư cách " Người giải quyết những so le lịch sử"

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007<br /> <br /> Phong Lª kh¼ng ®Þnh vai trß quan träng cña t¸c gia NguyÔn ¸i Quèc –<br /> Hå ChÝ Minh víi t− c¸ch “ng−êi gi¶i quyÕt nh÷ng so le lÞch sö”<br /> Trần Thị Việt Trung (ĐH Thái Nguyên)<br /> Trần Thị Bắc Yến (Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên)<br /> <br /> Như chúng ta đã biết: trong lĩnh vực sáng tác văn học - Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh<br /> là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Sự nghiệp thơ văn đặc biệt của<br /> Người luôn là một đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhiều thế hệ các nhà nghiên<br /> cứu, lý luận, phê bình Việt Nam và nước ngoài. Trong số những nhà nghiên cứu, phê bình đó có<br /> một số người đã dành gần trọn cuộc đời nghiên cứu của mình để tìm hiểu, khám phá những giá<br /> trị cao cả trong những trang thơ văn của Bác với một niềm say mê, yêu mến và đầy kính trọng.<br /> Đó là những nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê... Ở đây, chúng<br /> tôi muốn nói đến nhà nghiên cứu phê bình Phong Lê - một người đã có cả một quá trình 30 năm<br /> tìm hiểu, nghiên cứu về thơ văn của Bác - người đã phát hiện ra một giá trị mới trong sự nghiệp<br /> sáng tác của Bác Hồ: đó là việc khẳng định vai trò người “giải quyết những so le lịch sử” của<br /> tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với nền văn học nước nhà nói riêng, đối với lịch sử<br /> dân tộc nói chung thời kỳ đầu thế kỷ XX.<br /> “Những so le lịch sử” là một “khái niệm” mới của Phong Lê nhằm diễn đạt một cách<br /> khái quát một sự không đồng bộ, một sự “khập khiễng” đang tồn tại trong đời sống văn học<br /> cũng như trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX này.<br /> Theo «ng, nh÷ng “so le lÞch sö” - chính là “sự xuất hiện và diễn biến một tình thế khủng<br /> hoảng lớn trong đời sống chính trị và đời sống văn học dân tộc những năm đầu thế kỷ XX.” [4,<br /> tr.13]. Những khủng hoảng lớn trong đời sống chính trị lúc đó chất là sự khủng hoảng về đường<br /> lối cứu nước - mà nguyên nhân sâu sa là do sự trống thiếu về lý luận, về tri thức cách mạng của<br /> các bậc chí sỹ yêu nước đầu thế kỷ trước nhiệm vụ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc<br /> trong thời đại mới - thời đại của sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa diễn ra trên phạm vi<br /> toàn thế giới. Đi sâu vào phân tích những khủng hoảng trong đời sống cách mạng dân tộc,<br /> Phong Lê đã tập trung làm rõ sự bế tắc về mặt đường lối của các nhà cách mạng Việt Nam đang<br /> trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Họ là những người có lòng yêu nước<br /> sâu sắc, có khát vọng giải phóng dân tộc tới cháy bỏng, họ đã đúc kết được bao kinh nghiệm<br /> đánh giặc ngoại xâm của ông cha để lại, nhưng kết cục họ vẫn bị thất bại và bất lực trước một kẻ<br /> thù mới hiện đại hơn hẳn, giàu mạnh hơn hẳn – đó là thực dân Pháp. Ông đã chỉ ra nguyên nhân<br /> thất bại ấy là do những hạn chế về tư tưởng, về nhận thức mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại<br /> của các nhà chí sĩ cách mạng thời kỳ đó. Ông cho rằng: “Lần này cuộc chiến đấu của dân tộc<br /> đứng trước một đòi hỏi mới: Không chỉ lật đổ ách của kẻ thù bên ngoài mà còn phải đuổi kịp<br /> thời đại”, phải đưa dân tộc lên “vị trí người đồng thời với nhân loại tiến bộ”. Đây chính là một<br /> sự “so le” lớn, có tính chất bao trùm đối với dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt Nam. Cách lý<br /> giải đó của Phong Lê vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử. Ông cắt nghĩa đó là<br /> những hạn chế tất yếu do lịch sử và thời đại quy định. Và đó cũng chính là yếu tố mới mà lịch sử<br /> đòi hỏi phải có một kiểu người cách mạng Mới, có khả năng khắc phục, giải quyết được tình<br /> 3<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007<br /> <br /> trạng bế tắc đầy bi kịch này của dân tộc. Nói một cách khác kiÓu ng−êi ®ã ph¶i đủ trí tuệ và tài<br /> năng để gi¶i quyÕt sự so le trong lịch sử cách mạng dân tộc ta giai đoạn đầu thế kỷ XX.<br /> Mặt khác, trong quá trình vận động theo xu hướng hiện đại của xã hội Việt Nam đã<br /> buộc nền văn học nước nhà cũng phải vận động, phát triển để đáp ứng hai yêu cầu: cách mạng<br /> hoá và hiện đại hoá. Căn cứ vào thực trạng nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhµ<br /> nghiªn cøu phê bình Phong Lê đã đánh giá đúng mức tình trạng khập khiễng, mất cân đối<br /> nghiêm trọng của nền văn học nước nhà trước yêu cầu của thời đại mới đặt ra. Ông cho đó là<br /> tình thế so le “giữa hình thức và nội dung trong đời sống văn học đầu thế kỷ”. Ông khẳng định<br /> yêu cầu: cần phải tiến hành cách mạng hoá và hiện đại hoá nền Văn học Việt Nam giai đoạn<br /> đầu thế kỷ XX, và đây chính là căn cứ để đánh giá một sự vận động, phát triển đúng hướng của<br /> nền văn học dân tộc trong thời đại mới. Đưa ra ý kiến cụ thể về mối quan hệ này, ông viết: “Hai<br /> yêu cầu vốn xen cài khăng khít, không phải cách mạng hoá chỉ nhằm vào nội dung và hiện đại<br /> hoá chỉ nhằm vào hình thức. Có thể nói: cả nội dung và hình thức đều phải nhằm vào hai quá<br /> trình trên” [4,tr.44]. Và đây cũng là tiêu chí chính để ông đánh giá tình trạng phát triển so le<br /> giữa nội dung và hình thức của nền văn học nước nhà hồi đầu thế kỷ. Ông cho rằng: về nội dung<br /> tuy đã có sự đổi mới rõ rệt (nội dung cách mạng) nhưng về hình thức nghệ thuật lại chưa đổi<br /> mới kịp (hình thức cổ điển); Hoặc có hiện tượng: hình thức nghệ thuật đã được đổi mới nhưng<br /> nội dung lại chưa thực sự được đổi mới tương ứng. Sự so le trong sáng tác văn học chính là ở<br /> chỗ đó. Do vậy, yêu cầu đổi mới đòi hỏi phải được diễn ra về cả nội dung và hình thức. Giải<br /> quyết sự so le chính là việc phải tiến hành “cách mạng hóa, hiện đại hóa” cả về nội dung và<br /> hình thức. Phong Lê đã chỉ ra cụ thể những biểu hiện của sự phát triển so le đó chính là sự phát<br /> triển không đồng bộ giữa hai bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp. Ông cho rằng: Văn<br /> học hợp pháp công khai không có điều kiện đặt trực diện những vấn đề cơ bản của xã hội, của<br /> thời đại, hoặc có lúc chủ tâm né tránh thì lại “có những đổi mới về mặt hình thức - còn văn học<br /> cách mạng trực tiếp phô diễn nguyện vọng cơ bản của quần chúng, thì về hình thức lại chưa thể<br /> hoặc không đặt yêu cầu phải hướng tới sự cách tân” [4,tr.43-44]. Hay nói một cách khác, rõ hơn<br /> là: bộ phận văn học có nội dung cách mạng, tiến bộ thì hình thức còn cổ điển, còn bộ phận văn<br /> học có hình thức hiện đại thì nội dung lại không cách mạng. Rõ ràng, nhà nghiên cứu Phong Lê<br /> đã căn cứ vào thực tiễn đời sống văn học nước nhà thời kỳ đầu thế kỷ để đưa ra những nhận xét,<br /> đánh giá đúng đắn về hiện trạng của văn học Việt Nam trước yêu cầu cách mạng hoá, hiện đại<br /> hoá. Nhận định đó của ông mang tính khách quan khoa học. Ông còn khẳng định: tình trạng so<br /> le trong văn học thời kỳ ấy đã khiến cho đời sống tinh thần của dân tộc “vốn phức tạp lại càng<br /> trở nên phức tạp hơn”. Vì thế, việc tìm ra người có đủ năng lực để giải quyết tình trạng đó<br /> nhằm đem lại một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển<br /> của dân tộc và thời đại càng trở thành một vấn đề hết sức cấp bách. Phong Lê chỉ rõ đó phải là<br /> một kiểu người “Bằng trí tuệ sáng suốt, nhìn thấy rõ con đường giải phóng dân tộc; để từ định<br /> hướng đó mà biết cách huy động văn chương vào mục tiêu cách mạng và cải tạo văn chương<br /> cho thích hợp với tình thế cách mạng đã biến đổi” [1,tr.185]. Và “Lịch sử đã nêu câu hỏi, ắt<br /> phải có cơ sở để trả lời”, theo ông - lịch sử đã tìm chọn được kiểu người mà lịch sử yêu cầu –<br /> đó chính là tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ông khẳng định: các sáng tác của Bác thời<br /> kỳ đầu thế kỷ đã đáp ứng đồng thời và triệt để làm thoả mãn cả hai yêu cầu của thời đại đặt ra<br /> 4<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007<br /> <br /> cho văn học là: Cách mạng hoá và hiện đại hoá. Bởi với những sáng tác của Bác thời kỳ này đã<br /> góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng so le giữa dân tộc và thời đại, giữa nội dung<br /> và hình thức trong đời sống xã hội và đời sống văn học Việt Nam hồi đầu thế kỷ - và Bác đã trở<br /> thành “người giải quyết những so le lịch sử” một cách thuyết phục nhất. Ông phân tích rõ:<br /> “Chính Nguyễn Ái Quốc là tác gia Việt Nam đầu tiên, từ những năm 20 đã góp công đầu vào<br /> việc giải quyết hai yêu cầu lịch sử đặt ra cho nền văn hoá mới Việt Nam nói chung và văn học<br /> nghệ thuật Việt Nam nói riêng là cách mạng hoá và hiện đại hoá - nó chính là cơ sở để khắc<br /> phục những so le lịch sử, giữa dân tộc và thời đại” [3,tr.214]. Những sáng tác của Bác đã đạt<br /> được mục đích cao cả là: “Cảnh tỉnh những người ở Phương Tây còn bị che đậy và xuyên tạc.<br /> Và thức tỉnh thế giới thuộc địa còn đang chìm vào đêm thẳm của sự ngu dốt, tối tăm” [4,tr.82].<br /> Và như “một tiếng nói mới” trong đời sống tinh thần dân tộc “từ buổi đầu những năm 20” “đó<br /> chính là sức mạnh cuốn hút trên những trang ngắn mà dồn nén tri thức và cảm xúc của<br /> Nguyễn Ái Quốc, là ph)m chất nghệ thuật của văn học cách mạng trong buổi đầu ra đời.<br /> Một ph)m chất vô cùng quý giá, như cơm ăn, nước uống, như chất men, như ánh sáng.<br /> Nếu không có nó, con người bị mù tối, nếu chưa tìm được nó thì con người dẫu có hy<br /> sinh dũng liệt đến đâu cũng đành thúc thủ” [2,tr.31].<br /> Ông khẳng định: thơ văn của Bác là “sự gắn nối mới với thế giới, với nhân loại, với thời<br /> đại”. Đây là một sự đánh giá rất cao những giá trị mới mẻ trong thơ văn của Bác so với thơ văn<br /> yêu nước của các nhà chí sỹ cách mạng đầu thế kỷ XX. Với một số ví dụ cụ thể về nội dung<br /> cách mạng và hình thức hiện đại qua các tác phNm hồi đầu thế kỷ XX như: Bản yêu sách của<br /> nhân dân Việt Nam, Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp... Phong Lê đã chứng minh<br /> sự đổi mới về nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện trong các sáng tác của Người trước yêu<br /> cầu của thời đại. Đó là việc: Cách mạng về mặt nội dung không thể tách rời việc cách mạng về<br /> mặt hình thức trong các tác phNm văn học nghệ thuật... Phong Lê đã khẳng định tác gia Nguyễn<br /> Ái Quốc – Hồ Chí Minh chính là người đã thực hiện sự gắn kết hai quá trình này trong văn học<br /> “một cách trọn vẹn”, ông viết: “Một nội dung hiện đại chân chính bao giờ cũng là một nội dung<br /> cách mạng và một hình thức hiện đại chân chính bao giờ cũng là hình thức chuyên chở tốt nhất<br /> nội dung cách mạng” [4, tr.44]. Theo ông - đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh trong “vũ khí tiếng<br /> nói” của Bác, và chính bởi vậy mà thơ văn Bác viết đầu thế kỷ đã góp phần quan trọng trong<br /> việc khắc phục được tình trạng khủng hoảng trong đời sống cách mạng dân tộc, và giải quyết<br /> được tình thế khập khiễng mất cân đối giữa nội dung và hình thức trong đời sống văn học nước<br /> nhà trên con đường hiện đại hoá.<br /> . Tuy nhiên, nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn của Bác không phải duy nhất chỉ có nhà<br /> nghiên cứu phê bình Phong Lê đã phát hiện, chứng minh và khẳng định vai trò quan trọng của<br /> tác gia Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh với tư cách “người giải quyết những so le lịch sử″. Trong<br /> giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam cũng có những người đã động chạm đến vấn đề<br /> này. Ví dụ như: nhà nghiên cứu phê bình văn học Phùng Văn Tửu cho rằng: nếu đặt các tác<br /> phNm của Người cạnh các tác phNm của các tác giả Việt Nam cùng thời kỳ như tác giả Phạm<br /> Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Phan Bội Châu… sẽ thấy “hình như có một sự không ăn khớp<br /> nào đấy. Về cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật” [5,tr.266]. Ông<br /> cũng đã chỉ ra được khả năng đáp ứng yêu cầu của thời đại trong truyện ký hồi đầu thế kỷ của<br /> 5<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007<br /> <br /> Bác; Hoặc nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức cũng đã nhận xét truyện ký của Bác có chứa<br /> những yếu tố “mới mẻ, hiện đại: mới trong nội dung và trong hình thức biểu hiện”, vì vậy so với<br /> nền văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ “Truyện ngắn của Hồ Chủ Tịch đã vươn lên xa khỏi những<br /> giới hạn đó” [5,tr.262]. Có thể nói, cả hai nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy trong truyện ký<br /> Bác viết đầu thế kỷ có những yếu tố mới mẻ về nội dung và nghệ thuật, khác hẳn với các tác<br /> phNm văn xuôi Việt Nam đương thời. Tuy nhiên đó mới chỉ là những nhận xét, nhận định hoặc<br /> là cách đặt vấn đề của các nhà nghiên cứu. Còn đối với Phong Lê - ông đã phát hiện, phân tích<br /> và chứng minh một cách hệ thống, khoa học và đầy tâm huyết để khẳng định vai trò quan trọng<br /> của Bác trong tư cách “người giải quyết so le lịch sử” trong đời sống cách mạng và đời sống văn<br /> học Việt Nam thời kỳ lịch sử đặc biệt đó. Có thể nói đây là một đóng góp đáng ghi nhận, đáng<br /> khẳng định của ông trong quá trình tìm hiểu về thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh<br /> Tãm t¾t<br /> Phong Lª lµ mét nhµ nghiªn cøu, phª b×nh v¨n häc ViÖt Nam hiÖn ®¹i, ®, cã 30 n¨m<br /> nghiªn cøu vÒ th¬ v¨n cña B¸c. Mét trong nh÷ng ®ãng gãp quan träng cña ¤ng lµ: ®, ph¸t hiÖn<br /> vµ kh¼ng ®Þnh: vai trß, vÞ trÝ quan träng cña t¸c gia NguyÔn ¸i Quèc – Hå ChÝ Minh víi t− c¸ch<br /> lµ ng−êi gi¶i quyÕt “Nh÷ng so le lÞch sö” trong ®êi sèng c¸ch m¹ng vµ ®êi sèng v¨n häc ViÖt<br /> Nam ®Çu thÕ kû XX.<br /> Summary<br /> Phong Le is a Vietnamese famous literary researcher and critic, who has conducted<br /> researches on Ho Chi Minh’s literature works for 30 years. One of his significant contributions<br /> recognized is that he detected and affirmed Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh’s important role as<br /> a person who had decisive solutions to “historical altermates” in the revolution life and<br /> Vietnamese literature life at the beginning of 20th century.<br /> Tµi liÖu tham kh¶o<br /> [1]. Phan Cù §Ö (chñ biªn) (2004) V¨n häc ViÖt Nam thÕ kû XX, Nxb Gi¸o dôc, Hà Nội.<br /> [2]. Phong Lª (1994) V¨n häc vµ c«ng cuéc ®æi míi, Nxb Héi nhµ v¨n ViÖt Nam, Hµ Néi.<br /> [3]. Phong Lª (2000) NguyÔn ¸i Quèc - Hå ChÝ Minh: Hµnh tr×nh th¬ v¨n - Hµnh tr×nh d©n téc,<br /> Nxb Lao ®éng, Hµ Néi.<br /> [4]. Phong Lª (2006) NguyÔn ¸i Quèc - Hå ChÝ Minh: Hµnh tr×nh th¬ v¨n - Hµnh tr×nh d©n téc,<br /> Nxb C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi.<br /> [5]. NguyÔn Nh− ý, NguyÔn An, Chu Huy (TuyÓn chän), Hå ChÝ Minh - T¸c gi¶, t¸c phÈm, nghÖ<br /> thuËt ng«n tõ, Nxb Gi¸o dôc, Hà Nội.<br /> <br /> 6<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2