intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong trào chống phá Bình Định nông thôn ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ: Phần 2

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

116
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 Tài liệu “Phong trào chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1969 – 1972)” trình bày nội dung chương 3 - Bước đầu nhận xét đánh giá và phần phụ lục. Hi vọng qua Tài liệu bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, nhưng cũng rất vẻ vang này của dân tộc ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong trào chống phá Bình Định nông thôn ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ: Phần 2

  1. Chương ba BƯỚC ðẦU NHẬN XÉT ðÁNH GIÁ VỀ TRẬN TUYẾN CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH Ở NAM BỘ NHỮNG NĂM 1969-1972 I. CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH LÀ TRẬN TUYẾN KHÓ KHĂN PHỨC TẠP NHẤT TRONG GIAI ðOẠN 1969-1972 Một quá trình mới của cuộc kháng chiến ở miền Nam và Nam Bộ nói riêng, ñã diễn ra sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, với hai ñặc ñiểm nổi bật: một là, ñịch ồ ạt phản kích và tấn công bình ñịnh, tạm thời tạo ñược cả thế và lực trên chiến trường, ngay khi chúng vửa chịu những thất bại lớn trong cố gắng cao nhất, bằng chiến lược phản công của hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ, chư hầu; và hai là, ta bị ñẩy lùi nhanh và mất thế chiến lược ở nhiều nơi, sau khi vừa cố gắng ñưa chiến tranh cách mạng phát triển lên ñến mức cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích tổng khởi nghĩa nhằm mục tiêu giành thắng lợi quyết ñịnh. Sự “ñảo thế cục bộ” ở chiến trường như vậy, dù hết sức tạm thời, và không mâu thuẫn với thế chiến lược tiến công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng hoàn toàn không phải chỉ minh chứng cho một ñiều tất yếu là: càng gần thắng lợi, càng nhiều khó khăn gian khổ. ðiều cần lý giải là, tình hình ấy diễn tiến kéo dài, liên tục, từ cuối 1968 ñến ñầu năm 1971, do kết quả logic của nguyên nhân nào, và sau ñó tại sao ñến năm 1972, lại có sự “lật ngược thế cờ” một cách mau lẹ và chắc chắn? Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ñến cuối 1967 ñầu 1968, ñã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng cũng ñã từng bước giành ñược nhiều thắng lợi cơ bản và rất chắc chắn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là bước phát triển tất yếu, có tính quy luật của chiến tranh cách mạng Việt Nam, phản ánh ñúng thắng lợi của cách mạng miền Nam 14 năm trước ñó, khẳng ñịnh khả năng của ta có thể chủ ñộng kết thúc chiến tranh. Thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ñược cả ta và ñịch thừa nhận, càng chứng minh tính ñúng ñắn của ðảng ta về quyết ñịnh táo bạo này. Tuy nhiên, cũng có hàng loạt vấn ñề, nếu không có cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, thì sẽ không bộc lộ ra, vì thế cũng chưa thể giải quyết ñược ñể ñi ñến kết thúc chiến tranh. Thất bại của Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ, mới chỉ là thất bại căn bản của một biện pháp lớn nhất trong chiến tranh thực dân kiểu mới của họ ở miền Nam Việt Nam. Việc Mỹ chuyển sang chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh là thay thế biện pháp chiến lược, như ba lần thay ñổi chiến lược chiến tranh trước ñây; và họ vẫn cố gắng, quyết tâm theo ñuổi chiến tranh Việt Nam, với ñầy ñủ cơ sở vật chất và ñiều kiện chiến trường ñảm bảo cho nó. Cần thấy rằng việc Mỹ xuống thang chiến tranh và tìm giải pháp chính trị sau năm 1968,
  2. Mỹ không những phải làm như thế mà còn có khả năng, có ñiều kiện thực tế ñể thực hiện cái gọi là “thay ñổi màu da trên xác chết” trong một thời gian không ngắn hơn các giai ñoạn trước ñó. Rõ ràng nếu ñánh giá thấp chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, thì sẽ sai lầm cả về phương pháp nhận thức lẫn phương huớng hành ñộng, dẫn ñến hậu quả khó lường. Mặt khác, chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta, ñã phát triển rất mạnh ở nông thôn (ñồng bằng và rừng núi), một trong những trận ñịa căn bản của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của 14 năm chống Mỹ, cứu nước 1954-1968, cho thấy chiến tranh cách mạng ở miền Nam ñã và ñang bám chắc vào nông thôn, coi nông thôn là vùng chiến lược quan trọng cho việc xây dựng, củng cố lực lượng, tạo áp lực và thế tấn công ñối với sào huyệt của ñịch ở ñô thị. ðáng chú ý là trước và trong Tổng tiến công và nổi dậy Tất Mậu Thân, nông thôn ñược coi là nơi ñứng chân, bàn ñạp cần thiết nhất của tất cả các lực lượng tấn công. Nhưng lại là nơi ta tập trung ít hơn cả về chỉ ñạo cách mạng, xây dựng phát triển thực lự và chuẩn bị chu ñáo cho cuộc tấn công. Ở nông thôn Nam Bộ, sau 14 năm ñịch kiên trì thi hành chính sách bình ñịnh ở ñây, không phải không có những chuyển biến, buộc ta không ñược chủ quan với thành quả ñã có, ñồng thời phải biết kịp thời nắm bắt những chuyển biến ñó, ñể bám trụ và giữ lấy vùng nông thôn chiến lược cho cách mạng. Trên cơ sở ấy, ta xây dựng thế ñứng vững chắc ở nông thôn, không phải như chuẩn bị thế ñất cho một bàn ñế của khẩu cối bắn vào thành phố, mà lại phải chuẩn bị cho nông thôn làm một căn cứ ñịa cách mạng ở sát nách quân thù. Rõ ràng năm 1968, ta ñã chuẩn bị chưa tương xứng cho nông thôn với những nhận thức ấy. Vì thế ta không thể kịp trụ bám nông thôn, khi ñịch phản kích trong và sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của ta. Ta phải rút ra khỏi các thành phố, sau ñó bị ñịch ñẩy ra vùng nông thôn ven và ñồng bằng, thậm chí ở Nam Bộ có nơi còn bị ñẩy ra ngoài biên giới. ðiều này cũng có nghĩa là chiến dịch tấn công bình ñịnh cấp tốc và các chương trình bình ñịnh hai năm sau ñó của ñịch, ñược triển khai trong một nông thôn “bỏ ngỏ”. Chính trong bối cảnh ñó, bình ñịnh của Mỹ trong những năm 1969-1971 ñã thu ñược một số kết quả có ý nghĩa ñối với chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. Chúng ñã ñi ñến kết quả ấy như thế nào? Từ diễn biến ở chương một và chương hai ñã trình bày cho ta sự so sánh: + Những năm 1954-1968, ñể thực hiện các chiến lược chiến tranh ñề ra trong mỗi giai ñoạn, với tham vọng giành cho ñược thắng lợi quân sự, ñịch có nhiều cố gắng ñể bình ñịnh theo kiểu phân tuyến phân vùng, ñỉnh cao là việc triển khai quốc sách ấp chiến lược. Những năm 1969-1972, ñịch dồn toàn lực vào thực hiện chương trình Việt Nam hoá chiến tranh với biện pháp chiến lược là bình ñịnh nông thôn, cố gắng bình ñịnh tại chỗ với nhiều cách thức, vừa tàn bạo vừa thâm ñộc, xảo quyệt, tinh vi, kết hợp cả những biện pháp bạo lực với
  3. các biện pháp kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, với mục tiêu giành giật lấy người dân, cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng còn lại ở từng ñịa phương… cũng có thể so sánh ở góc ñộ khác: những năm 1954-1968, chính sách bình ñịnh của ñịch phụ thuộc vào các chiến lược chiến tranh. Dù ñược gọi là “quốc sách” hay “gọng kìm thứ hai” thì bình ñịnh vẫn chỉ ñược coi là “vế trái” của cuộc chiến và nó cần phục vụ, phụ thuộc vào yêu cầu mức ñộ của “về phải” là tìm diệt lực lượng vũ trang cách mạng, hòng ñánh gục cả về ý chí lẫn tinh thần của lực lượng vũ trang Quân giải phóng ñể kết thúc chiến tranh. Có thể vào những năm trước tháng 11 năm 1963, nguỵ quyền Sài Gòn mà ñại diện là Ngô ðình Diệm, Ngô ðình Nhu ñã vượt xa nhận thức chung của Mỹ lúc ñó về vai trò, vị trí của công việc bình ñịnh; ñại thể họ thấy ñược mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng cách mạng và quần chúng cách mạng trong cuộc chiến tranh yêu nước ở miền Nam. Do ñó chế ñộ “Cộng hoà ñệ nhất” của Diệm tìm tòi và thấy ñược biện pháp phân tuyến, phân vùng là quan trọng nhất, biện pháp này vừa thừa kế kinh nghiệm của các chuyên gia chống nổi dậy, vừa tiếp tục ở bước cao chương trình gom dân qui khu lập ấp ñã có; còn Mỹ thì ủng hộ tối ña lý thuyết và thực hành “Quốc sách ấp chiến lược” của Diệm – Nhu. + ðến giai ñoạn 1969-1972, khi chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh ra ñời, thì ngược lại, chiến lược này (tìm diệt lực lượng vũ trang cách mạng) phụ thuộc vào chính sách bình ñịnh, nghĩa là “chiếc chìa khóa bình ñịnh” sẽ quyết ñịnh thắng thua trong cuộc chiến tranh thực dân mới ở Việt Nam. Cái lối bình ñịnh theo kiểu phân tuyến phân vùng vẫn còn ñược ñịch giữ lại bằng sự duy trì ấp chiến lược, nhưng ñiều quan trọng hơn là việc chuyển sang bình ñịnh tại chỗ, theo quan niệm chiến tranh lãnh thổ, chiến tranh giành dân. Theo quan niệm này, “chiến tranh giành dân” vừa là nội dung, vừa là hình thức của chính sách bình ñịnh, nó bao gồm hàng loạt chương trình, kế hoạch quốc gia. Kế hoạch hỗn hợp quân sự 1971 của Mỹ, bản tiếng Việt giải thích: “công tàc bình ñịnh thuộc các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, nhằm tiến tới việc thiết lập hay tái thiết lập chính quyền ñịa phương ñể ñáp ứng và thúc ñẩy sự tham gia của dân chúng. Công tác bình ñịnh cũng nhằm tạo ra an ninh lãnh thổ vững chắc, tiêu diệt cơ cấu các chính quyển chìm của ñịch, kiểm soát chính trị, ñưa dân về với chính quyền quốc gia, hướng dẫn kinh tế ñể có thể tự túc và phát triển. Yếu tố kinh tế trong công tác bình ñịnh cũng gồm công tác khai thông, cải tiến và bảo vệ các trục giao thông quan trọng ñối với các hoạt ñộng kinh tế và quân sự(1). Bình ñịnh với những nhiệm vụ có tính chiến lược như thế cũng có vị trí mới. Tổng thống Mỹ từng coi bình ñịnh là “trận cuối cùng, ai thắng trận này sẽ thắng trong cuộc chiến tranh”. Chính sách bình ñịnh “ñược xem như là xương sống trong kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh”, là chìa khoá thắng lợi của Việt Nam hoá chiến tranh trong quá trình dùng chiến tranh bình ñịnh giành dân như một biện pháp chiến lược, nhằm mục tiêu tối hậu là tiêu diệt, ngăn chặn từ gốc 1 Theo tài liệu của Quân giải phóng miền Nam: Nghiên cứu kế hoạch quân sự hỗn hợp AB146 năm 1971 của ñịch.
  4. cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng ở miền Nam Việt Nam, ñịch có nhiều thuận lợi xuất phát từ ưu thế quân sự của chúng. Chúng ñánh ta rất tập trung, rất toàn diện và “rất nhuyễn” qua nhiều giai ñoạn; chúng thực hiện bình ñịnh ñều khắp các ñịa phương nhưng luôn có trọng ñiểm; thực hiện thận trọng, từng bước có thí ñiểm trước khi ồ ạt và luôn thay ñổi thủ ñoạn mới, càng về sau càng tàn bạo, thâm ñộc, xảo quyệt, tinh vi hơn, thể hiện sự ngoan cố và quyết tâm bình ñịnh cho bằng ñược; chúng có quân ñông, vũ khí và phương tiện chiến tranh nhiều, giàu tiền của vả ñược Mỹ ủng hộ, viện trợ mọi mặt; chúng lại có hệ thống ñồn bót dày ñặc, diện kìm kẹp rộng, lực lượng kềm kẹp ñông… Tất cả những thế mạnh trên ñây của chúng ñã từng gây cho ta khá nhiều khó khăn phức tạp, có khi trong một thời gian dài, trên một phạm vi lớn. Rõ ràng là giai ñoạn 1954-1968 và 1969-1972 không chỉ khác nhau nhiều ñiểm về nội dung, hình thức, mà còn có những bước phát triển mới trong nhận thức, hành ñộng, bước ñi. Sự thất bại nhanh chóng hay ñạt ñược những kết quả tạm thời của hai giai ñoạn ñó cho thấy, kẻ thủ có nhiều mưu mô, xảo quyệt, chúng biết nhanh chóng rút kinh nghiệm và thay ñổi thủ ñoạn, biết tập trung phối hợp lực lượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp phản cách mạng. Là một ñế quốc to lớn, có tiềm lực và thực dụng, Mỹ biết rút kinh nghiệm trong thất bại, dám ñương ñầu với thực tế chiến tranh ñặt ra. Mỹ ñã huy ñộng ñược lực lượng nghiên cứu về cách mạng và chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, tìm ra những vấn ñề then chốt, ñề ra hàng loạt phương án, kế hoạch, kiên quyết bình ñịnh giành dân chống phá cách mạng. Chính những nỗ lực ấy của chúng cùng với những khuyết ñiểm của ta trong cuộc chiến chống phá bình ñịnh, từng lúc từng nơi gây ra những trở ngaị cho tình hình phát triển của cách mạng. Như vậy, một mặt là giai ñoạn 1969-1972 ñịch áp dụng một chiến lược chiến tranh mới, trong khi ta vừa có thiếu sót trong quá trình phát triển cách mạng, vừa có sai lầm trong nhận thức âm mưu thủ ñoạn trong chiến tranh của ñịch. Mặt khác, trong quá trình tiến hành bình ñịnh nông thôn những năm 1969- 1972 ñịch ñã ñưa chính sách này lên vị trí hàng ñầu, biện pháp chiến lược, chìa khóa thắng lợi của chiến tranh thực dân mới. Ta vừa gặp nhiều khó khăn phức tạp khi ñối phó, vừa có thêm thực tế hiểu ñịch, biết mình khi xác ñịnh con ñường ñi lên giành lấy thắng lợi quyết ñịnh cho cuộc kháng chiến. Cuộc chiến giai ñoạn 1969-1972 như một cánh cửa lớn, ñịch hy vọng có thể nắm lấy ñể kết thúc chiến tranh theo ý ñồ và tham vọng của chúng, ta kiên quyết giữ ñể mở ra thực tế mới cho quá trình giành thắng lợi quyết ñịnh cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. II. CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH NHỮNG NĂM 1969-1972 GÓP PHẦN QUAN TRỌNG VÀO THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TRONG GIAI ðOẠN NÀY. Khác với chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Pháp, chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam ngay từ ñầu ñã sử dụng chính sách bình ñịnh như “một cuộc chiến tranh khác” trong quá trình xâm lược, nó có mục tiêu, ñối
  5. tượng, biện pháp thực hiện riêng. Nhưng trong thực tế, những vấn ñề này lại thống nhất ngày càng chặt chẽ với những mục tiêu, biện pháp chiến tranh xâm lược thực dân mới. Nói cách khác, chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền nam sử dụng nhiều biện pháp chiến tranh, trong ñó “chiến tranh bình ñịnh” vừa là hình thức thể hiện, vừa chứa ñựng nội dung của cuộc chiến tranh nhằm mục tiêu chung là chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh ñạo của ðảng. ðặc biệt trong những năm 1969-1972, ñịch dùng chiến tranh bình ñịnh giành dân như một phương thức chính ñể chống phá cách mạng, thực hiện khuất phục dân bằng nhiều thủ ñoạn quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý, văn hoá, xã hội… Các chương trình, kế hoạch bình ñịnh của ñịch và tình hình cuộc ñấu tranh của ta chống phá bình ñịnh, như ở chương hai cho thấy, trận tuyến này ñã diễn ra khá dai dẳng và ác liệt. Có nơi như Long Mỹ (Cần Thơ) ñến cuối năm 1969, cả huyện vùng giải phóng chỉ còn 11/18 ấp với 6.000/103.000 dân; trong bảy tháng (từ tháng 3 – 10 năm 1969) ñịch ñóng thêm 65 ñồn bót mới, một xã như Hoả Lựu của huyện này có tới 33 ñồn chốt các loại. Tình hình ñó diễn ra ở hầu kháp Nam Bộ và kéo dài ñến ñầu năm 1971, như một bình mực ñổ loang trên tấm bản ñồ giải phóng sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Sự kết hợp các biện pháp ñánh phá và giành dân, ñã làm cho chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam phát triển ñến ñỉnh cao nhất của nó. Tại sao có thể xảy ra tình trạng ñó khi hơn nửa triệu quân Mỹ, chư hầu ñã thất bại trong chiến lược phản công, ñang chuyển về phòng ngự “quét và giữ”, còn nguỵ dù có ñông hơn, nhưng không thể mạnh hơn khi không còn quân viễn chinh bên cạnh? Ta vừa giáng cho cả Mỹ, nguỵ, chư hầu những ñòn chiến lược trong chiến tranh cục bộ, có ñủ lực lượng ñể ñưa chiến tranh cách mạng vào tận các sào huyệt cuối cùng của ñịch ở miền Nam, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh. Rõ ràng không thể nói lực lượng mọi mặt của ta thiếu và yếu ñược! Tình hình trên ñây không phản ánh so sánh lực lượng mạnh yếu, mà phản ánh việc ñịch ñã lợi dụng và khai thác ñược khuyết ñiểm của ta. “Việt Nam hoá chiến tranh” là chiến lược mới và rất nham hiểm, thâm ñộc của Mỹ nhất là các chương trình bình ñịnh của chúng rất tàn bạo nhưng vô cùng tinh vi, xảo quyệt ñể giành dân, ñẩy lực lượng cách mạng ra khỏi dân. Song cái gọi là “thành quả” ñạt ñược trong mấy năm ñầu (1969-1971) chỉ là tạm thời và sẽ ñược giải thích ở mục ba kế tiếp. ðiều ñáng chú ý ở ñây là trong thời gian ấy, ñã diễn ra quá trình phát triển ñồng thời những yếu tố rất quan trọng có liên quan trực tiếp ñến việc ñưa cuộc chiến tranh ñến bước ngoặt quyết ñịnh. Cụ thể là: + Các chương trình bình ñịnh nông thôn của ñịch trong Việt Nam hoá chiến tranh, dù cố gắng ñến ñâu cũng không ngoài mục ñích phục vụ cho cuộc chiến tranh thực dân mới, phi nghĩa, nó rất tinh vi và tàn bạo trong việc giành
  6. giật người dân, chống phá cách mạng. Do ñó nó cũng có số phận giống như các giai ñoạn trước ñây, bị chống phá từ ñầu, liên tục và ngày một quyết liệt, nó sẽ bị lột mặt nạ và không thể tránh khỏi bị thất bại, nhất là từ cuối năm 1971, ñặc biệt là trong và sau xuân hè 1972. + ðịch chủ quan khi mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào, nhất là khi chúng ñã tạm thời giành ñược một số kết quả trong biện pháp bình ñịnh ở Nam Bộ và cả miền Nam. Chúng muốn củng cố kết quả ấy và ñẩy mạnh hơn nữa Việt Nam hoá chiến tranh, tạo cho nguỵ Sài Gòn thêm những “ñồng minh” và thử thách chúng ở các chiến trường của cả ba nước ðông dương. Sự phát triển nhảy vọt của cách mạng Campuchia, cũng như sự phát triển mới của liên minh ñặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia, là tất yếu khi Mỹ trở thành kẻ thù chung của cả ba dân tộc trên bán ñảo này. Như vậy trận tuyến chống phá bình ñịnh ở Nam Bộ nói riêng, miền Nam nói chung, ñã và sẽ có thêm những vận hội mới ñể từng bước ra khỏi khó khăn, tiếp tục phát triển. + Cuộc tiến công chiến lược xuân hè 1972 nổ ra vào lúc ñịch ñã có nhiều kinh nghiệm trong phản công và phòng thủ, chúng ñã lường tính và chủ quan với khả năng còn nhiều khó khăn của ta. Những quả ñấm chiến lược của quân giải phóng miền Nam trên ba chiến trường lựa chọn trong xuân hè 1972, vừa phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của ñịch vừa tạo lại áp lực ñối với các chiến trường vòng trong, vừa tạo ra thế mới cho các hoạt ñộng ñấu tranh khác trên chiến trường miền Nam, trực tiếp là trận tuyến chống phá bình ñịnh ñã nhanh chóng vượt qua một bước, chuyển sang bước kế tiếp. + Sự phối hợp giữa ñấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong những năm 1969-1972, ñã ñạt ñến ñỉnh cao trong năm 1972, khi nó nắm bắt lấy thời ñiểm chính trị của nước Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống. ðó là thời ñiểm mà nước Mỹ không còn có thể chịu ñựng ñược với bất cứ một sự ngoan cố nào nữa ñể theo ñuổi chiến tranh Việt Nam. Một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Việt Nam ñang thôi thúc các giới hiếu chiến Mỹ phải nhanh chóng có những quyết ñịnh mới. Những ñòn tấn công quân sự, chính trị, ngoại giao của ta trong năm 1972 cuối cùng ñã ñánh gục ý chí xâm lược của Mỹ. Sự chuyển biến nhanh của tình hình thuận lợi ấy của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khác hẳn với những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi những năm 1969-1970. Trong quá trình ấy, trận tuyến chống phá bình ñịnh dù còn nhiều khó khăn, phức tạp, ñòi hỏi phải có nỗ lực lớn, song nó ñã vượt qua khỏi thời kỳ khó khăn nhất ñể trỗi dậy theo phương thức mới. Có thể nói trên lĩnh vực này, ta ñã có nhiều cố gắng, kiên trì ñể nắm bắt tình hình, nhận thức rõ hơn khuyết ñiểm của mình, vì thế ta hoàn toàn có khả năng ñưa trận tuyến chống phá bình ñịnh lên bước phát triển mới, ñáp ứng ñược yêu cầu cuộc kháng chiến trong thời ñiểm quyết ñịnh năm 1972. Những nội dung trên ñây ñã diễn ra trong một quá trình ñan xen vào nhau, kết hợp với nhau, phối hợp cùng phát triển. Nó tạo ra những nhân tố mới có tác
  7. dụng thúc ñẩy nhanh chóng phong trào chống phá bình ñịnh, ñặc biệt là trên chiến trường Nam Bộ. Trên trận tuyến này, quân dân ta ở Nam Bộ ñã trải qua quá trình ñấu tranh gian khổ ác liệt mới nhận thức ñược ngày càng rõ âm mưu thủ ñoạn của ñịch. Trong chỉ ñạo, tuy ðảng ta sớm có nghị quyết nắm bắt tình hình (nghị quyết bộ chính trị tháng 4 năm 1969), song chưa thấy hết âm mưu chiến lược của một cuộc chiến tranh mới vì thế chưa có biện pháp chống bình ñịnh ngay từ ñầu. ðiều này khác hẳn với những giai ñoạn trước. Trong giai ñoạn 1954-1960, ngay từ chỉ thị ngày 1 tháng 12 năm 1955 gửi Xứ uỷ Nam Bộ và Khu uỷ liên Khu V, ðảng ta sớm vạch rõ “Chống tố cộng là nhiệm vụ trung tâm trước mặt”; trong giai ñoạn 1961-1965, ngay từ tháng 7 năm 1962, ñồng chí Lê Duẩn trong thư “Gửi anh Mười Cúc và Trung ương Cục miền Nam” ñã chỉ rõ “ñánh bại chương trình lập ấp chiến lược của ñịch là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay ñồng thời cũng là một yêu cầu quan trọng hàng ñầu trong ñấu tranh lâu dài của ta”(1) Năm 1969, ðảng ta trong nghị quyết bộ chính trị chỉ xác ñịnh: “ñịch ñang ra sức bình ñịnh các vùng nông thôn xung yếu và ñông dân, vùng ven thành thị lấn chiếm lại những vùng ta mới giải phóng, giành giật nhân lực, vật lực với ta, nhằm tăng cường nguỵ quân, củng cố nguỵ quyền, tạo ñiều kiện ñể phi Mỹ hoá chiến tranh. Vì vậy… phải kiên quyết ñẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị ở nông thôn…, làm chủ phần lớn vùng nông thôn xung yếu và ñông dân, mở rộng vùng giải phóng…”. Ở chiến trường, Trung ương Cục củng phải trải qua thời gian dài, ñến các chỉ thị 33/CT70 (tháng 12 năm 1970) và chỉ thị 01/CT71 (tháng 1 năm 1971 mới dần dần nắm bắt kịp tình hình ñể ñáp ứng ñúng yêu cầu chống phá bình ñịnh. Chỉ thị 33 và 01 ñề ra yêu cầu, nội dung, mục tiêu cụ thể cho các ñịa phương những nhận thức mới trong chỉ ñạo, biện pháp thực hiện, phương châm, phương thức tiến hành chống phá bình ñịnh. ðặc biệt là trong chỉ ñạo chiến lược, các chỉ thị này nhấn mạnh phải nắm vững phương châm chiến lược, kiên trì chiến ñấu, liên tục tấn công và nổi dậy, kết hợp chặt chẽ với xây dựng tăng cường lực lượng cách mạng, ñánh bại từng bước giành thắng lợi từng phần; nắm vững phương châm hai chân, ba mũi giáp công và nắm vững bước ñi trước mắt là tập trung sức chống phá bình ñịnh, ñánh sụp một bước quyền lực của bọn ngoan cố hiếu chiến ở các cấp, nhất là ở cơ sở nhằm làm thay ñổi một bước quan trọng lực lượng so sánh giữa ta và ñịch, làm cho ta lớn mạnh thêm một bước trên cả ba vùng chiến lược với một phong trào du kích chiến tranh rộng khắp và mạnh mẽ. Cho ñến năm 1972, sau hơn ba năm cách mạng gặp nhiều khó khăn, tổn thất, lực lượng cách mạng ở miền Nam phải từng bước vượt qua những khó khăn ñể trụ bám và từng bước ñẩy mạnh cuộc chống phá bình ñịnh. Nam Bộ ñã chuyển dần thế tương quan ở xã ấp, phá vỡ dần hệ thống ñồn bót, ấp chiến lược và bộ máy kềm kẹp của ñịch ở từng xã ấp, giành lại từng người dân, từng thôn ấp với ñịch. 1 Lê Duẩn, Thư vàoNam, Nxb Sự Thật, H.1985. Tr 58-59
  8. Cuộc chiến ñấu ở xã ấp thật gay go, ác liệt, phức tạp nhưng hết sức bền bỉ dẻo dai, thể hiện sự giằng co quyết liệt trận ñịa nông thôn. Ta huy ñộng mọi biện pháp, mọi lực lượng sẵn có của mình, lấy hoạt ñộng thực tiễn chống phá bình ñịnh làm môi trường, ñiều kiện ñể khắc phục những khó khăn yếu kém, từng bước giành thắng lợi trên mặt trận chống phá bình ñịnh. Trong chỉ ñạo chống phá bình ñịnh, ta ñã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng những biện pháp tổng hợp, lực lượng tổng hợp ñể ñối phó có hiệu quả với những thủ ñoạn tinh vi, nham hiểm của ñịch. ðẩy mạnh hoạt ñộng bám trụ, phát triển chiến tranh du kích, chống phá ấp chiến lược, xây dựng thực lực cách mạng… là những biện pháp ñặc biệt quan trọng trong chống phá bình ñịnh. Luôn luôn làm mất an ninh vùng ñịch bình ñịnh cũng là biện pháp làm cho dịch không thể thực hiện ñược các biện pháp kinh tế, xã hội. Chống phá bình ñịnh, truớc hết và xuyên suốt là chống phá ấp chiến lược, không cho ñịch yên ổn củng cố, xây dựng, phát triển vùng chiếm ñóng. Tuy nhiên, thực tế bình ñịnh những năm 1969-1972, ñịch ñã giành ñược kết quả ban ñầu, chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, một lĩnh vực gắn liền với lợi ich thiết thực nhất của ñời sống người dân. ðáng chú ý là, hầu như ta không có chỉ thị, nghị quyết chuyên ñề về chống phá bình ñịnh trên lĩnh vực kinh tế - xã hội; trong khi mọi kế hoạch bình ñịnh của ñịch ñều có phần lớn nhất cho các mục tiêu, chương trình kinh tế - xã hội. Có thể nói ñó cũng là một trong những sai lầm, chậm trễ của ta trên trận tuyến chống phá bình ñịnh nông thôn. Mặt khác ta cũng dễ nhận ra rằng “thành quả” bình ñịnh của ñịch trong mấy năm ñầu Việt Nam hoá chiến tranh chủ yếu là trên một số mặt thuộc lĩnh vực kinh tế. Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh có nỗ lực, quyết tâm rất lớn ñể bình ñịnh giành dân trước hết ở lĩnh vực này. Và khi còn phát huy ñược tác dụng của chiến lược này, là do chúng còn có thể dựa vào kết quả của công cuộc bình ñịnh giành dân, củ thể lả trên lĩnh vực kinh tế. Nhưng từ năm 1972 trở ñi, tình hình ñã thay ñổi hoàn toàn bất lợi cho việc ñịch áp dụng những biện pháp kinh tế - xã hội. ðiều ñó kéo theo sự suy sụp những “thành quả” tạm thời về kinh tế - xã hội vốn chưa ñược củng cố. Những “thành quả” ban ñầu ấy như những vết sơn màu cẩu thả, nhằm tô vẽ ñể lừa dân, trong khi những biện pháp quân sự là trọng yếu vẫn ñược duy trì. Vì thế nó rất dễ bị phá sản, dẫn ñến sự phá sản của toàn bộ chương trình bình ñịnh giành dân. III. VỀ TÍNH CHẤT ðẶC ðIỂM CỦA TRẬN TUYẾN CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH Trong chiến tranh, việc tiêu diệt lực lượng vũ trang ñối phương là mục tiêu chiến lược, nó ñược thực hiện trên một chiến trường phù hợp với việc huy ñộng lực lượng và binh hoả lực lớn. Chiến tranh cách mạng của nhân dân ta chống Mỹ xâm lược những năm 1954 – 1975, không ngoài quy luật phát triển ấy. Song vào giai ñoạn 1969-1972, khi ñịch áp dụng chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, cả ñịch và ta ñều lấy xã ấp làm trận tuyến chung, ñể giải quyết một mục tiêu chiến lược khác là giành giật khối quần chúng nhân dân ñông ñảo ở vùng
  9. ñông dân nhiều của. Lý do bởi xã ấp có vị trí vô cùng quan trọng, mà cả hai bên ñều không thể bỏ qua trong quá trình tiến hành chiến tranh. Xã ấp là nơi cư trú của quần chúng nhân dân, là tế bào của cơ cấu xã hội quốc gia, nơi xây dựng cơ sở hạ tầng căn bản của một chế ñộ. Cách mạng ñã từng bám trụ và xây dựng thực lực ở xã ấp. ðịch muốn giành lấy xã ấp ñể nhổ bật cách mạng ở ñây. Khi cuộc chiến tranh tràn ñến xã ấp thì không chỉ người dân ở ñó trở thành ñối tượng trực tiếp bị chiến tranh ñe doạ bụôc họ phải có cách thích ứng (tích cực hoặc tiêu cực), mà xã ấp ñến lượt nó với tư cách là chiến tuyến, sẽ là nơi quyết ñịnh thắng lợi của bên nào có tương quan lực lượng tại ñây trội hơn. Trước khi triển khai chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, ñịch từng có tham vọng lấy xã ấp làm trận tuyến chính của cuộc giành dân chiếm ñất, “chinh phục trái tim khối óc quần chúng”. Mỹ - Diệm thực hiện “Tố cộng diệt cộng” trong từng thôn xã, lập ra nhiều thôn xã mới theo kiểu của chúng gọi là khu dinh ñiền, khu trù mật ñể xoá bỏ thôn xã truyền thống; lại có cả một “quốc sách” ñể thực hiện những mục tiêu chiến lược lấy ấp làm ñơn vị cơ sở. Từ khi bước vào chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh “Thay màu ñặc ñiểm trên xác chết”, Mỹ - Thiệu ñặt nông thôn vào tình huống chiến tranh và phân tỷ lệ thích ñáng (75 phần trăm) cho việc giải quyết bài toán chiến tranh ở xã ấp. Về phía ta, chiến tranh nhân dân cách mạng ngay từ ñầu ñược triển khai từ các ñịa phương và luôn luôn lấy xã ấp làm một trong những ñịa bàn ñể xây dựng phát triển cách mạng. Quần chúng cách mạng trong các xã ấp là lực lượng ñông ñảo ñể tiến hành cuộc chiến tranh ấy, trận tuyến xã ấp là trận tuyến cơ sở của cuộc chiến tranh yêu nước. Chọn trận tuyến xã ấp là một bước lùi của ñịch về chiến thuật, nhưng chính tại trận tuyến này ñịch ñã có ñiều kiện ñể hiểu ta hơn và chúng ñã “học ta” ñể chống lại ta. Với mỗi lực lượng quân sự, chính trị của ta, mỗi phương châm, phương thức hoạt ñộng của ta, thì ñịch cũng cho xây dựng lực lượng tương ứng ñông hơn, hiện ñại hơn hòng tạo ra ưu thế mạnh hơn; chúng muốn dùng những cách thức tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân của ta ở từng xã ấp ñể ñánh lại ta từ cơ sở xã ấp. ðịch cho nghiên cứu kỹ lưỡng về tổ chức và chiến lược chiến tranh cách mạng hòng ñề ra những cách thức chống lại cách mạng một cách có hiệu quả. Chúng cho rằng, ñể chấm cuộc nổi dậy của quần chúng ở nông thôn cần phải có “ñiều kiện quyết ñịnh” là tiêu diệt ðảng nhân dân cách mạng của ta ở miền Nam làm cho ðảng không còn hy vọng phục hồi lại các cơ sở của mình trong quần chúng, và biện pháp hiệu quả nhất ñể thực hiện âm mưu ñó là phá hoại các tổ chức quần chúng của ðảng, cưỡng ép quần chúng phải ủng hộ cái gọi là “chính phủ Việt Nam cộng hoà”, tham gia tích cực vào việc phát hiện cán bộ cách mạng ở cơ sở. ðịch cũng cho rằng, ñể thực hiện mục tiêu trên, phải có một chiến lược quân sự nhằm tập trung lực lượng tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng của ta, làm cho ðảng ta ở miền Nam phải bị ñộng ñối phó và phải
  10. liên tục bổ sung quân, thành lập các ñơn vị mới. Ngoài ra, cách tốt nhất ñối với chúng là dùng kinh tế mua chuộc, nhằm phá hoại tổ chức quần chúng và lực lượng vũ trang của ta, vì mục ñích của việc dùng quân ñội chiến ñấu cũng phải tiến tới giành ñược dân”. ðịch cũng cố gắng tạo dựng cái gọi là một cuộc “chiến tranh nhân dân” ñể chống lại cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng của ta. Cả Mỹ và nguỵ có cùng một nhận thức rằng phải áp dụng sách lược của “một cuộc chiến tranh bền bỉ”, phối hợp với nhiều khía cạnh ñể ñương ñầu với những phương thức tương ñương của cách mạng ở miền Nam. ðịch ñã phân các khu vực bình ñịnh cũng như toàn bộ lãnh thổ miền Nam thành “ba vùng”: an toàn, củng cố, tảo thanh. Sau xuân hè 1972, chúng lại phân chia thành ba loại tỉnh I, II, III tuỳ theo mức ñộ an ninh và khả năng thực hiện bình ñịnh. Trong thực tế ñã hình thành “thế ñan xen nhau” giữa hai lực lượng ta-ñịch ở xã ấp từ những năm 1969-1971. Khi ta chưa thấy hết ñược âm mưu nham hiểm này của ñịch, thì tình hình trên ñã tạo ra cho ñịch một số thuận lợi, ñể từ ñó có thể áp dụng những biện pháp kinh tế - xã hội nhằm “tranh thủ trái tim khối óc” của người dân. Có nơi có lúc (năm 1969)ñịch ñã giành ñược gần toàn bộ dân và chiếm gần hết xã ấp. Nhìn bề ngoài cuộc chiến tranh “nhân dân” phản cách mạng của ñịch những năm ñầu thi hành Việt Nam hoá chiến tranh, tưởng như có cả “lực và thế”. Nhưng ñiều ñáng chú ý nhất là, xã ấp trong vùng ñịch kìm kẹp ñều bị “ñóng kín” khi ñề ra nhiêm vụ và mục tiêu giữ dân, phòng thủ ñể chống sự xâm nhập của các lực lượng cách mạng. Việc ăn ở, ñi lại, lao ñộng sản xuất, mua bán trao ñổi… nói chung sự phát triển kinh tế xã hội ở ñây, có thể mở rộng nhưng phải biệt lập với sự phát triển ở vùng cách mạng, ñặc biệt là phải có yêu cầu ngăn chặn sự liên lạc, tiếp tế với vùng giải phóng. Việc tổ chức ñời sống chính trị, văn hoá, xã hội cho dân chúng ở ñây, có thể sẽ phải chà ñạp lên cả nếp sống truyền thống, phải nhanh chóng có một bộ mặt mới “hiện ñại” và thực dụng, nhưng ñồng thời phải nhằm tới mục ñích chống cộng. Như thế, xã ấp mà ñịch mong muốn và ñang thực hiện trong quá trình bình ñịnh, rất khác với những ñặc ñiểm xã ấp truyền thống của Nam Bộ, mà trong ñó “tính cách mở” là một trong những vấn ñề quan trọng. ðịch không thể không dùng những biện pháp quân sự trong việc khuất phục người dân. Nhưng chúng càng tàn bạo, xảo quyệt, càng phơi bày dã tâm chống cách mạng, ñi ngược lại tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Vì thế tất cả những gì chúng cố gắng tạo ra cho có vẻ “cách mạng”, “dân chủ”, ñều chỉ là hình thức mà không có nội dung, ñều giả dối. Những lực lượng và hoạt ñộng mà chúng cố gắng tạo dựng trong “thế ñan xen” với ta ở xã ấp, trở thành chỗ dễ gây bất ngờ nhất cho chúng. Những nội dung căn bản trên ñây chứa ñựng bên trong, ẩn ñằng sau cái gọi là “thắng lợi” của ñịch trong bình ñịnh nông thôn những năm 1969-1972. Nó không bộc lộ ngay từ ñầu, mà phải có thời gian ñể nhận biết, và tập trung xuất hiện trong cái gọi là “thành quả ñạt ñược” của quá trình bình ñịnh. Nó làm sâu
  11. sắc thêm những mâu thuẫn vốn có trong kế hoạch, chương trình, quá trình thực hiện bình ñịnh của ñịch, mà những vấn ñề sau ñây là chủ yếu: − Vấn ñề chọn ñịa bàn và sử dụng biện pháp bình ñịnh. Lúc ñầu ñịch chọn ñịa bàn chủ yếu có vị trí chiến lược quân sự, về sau tập trung vào nơi ñông dân nhiều của ñể làm kho dự trữ vật lực, nhưng chúng không hiểu hết ñặc ñiểm cơ bản của ñịa bàn. Nông thôn ở Việt Nam cụ thể là nông thôn Nam Bộ có vị trí chiến lược nhiều mặt, có giá trị cả về kinh tế, chính trị,quân sự. ðây cũng là vùng lực lượng cách mạng ñã bám trụ từ lâu và ñã giành ñược tình cảm, sự ủng hộ của những người dân yêu nước suốt giai ñoạn dài, từ khi ðảng ta ra ñời (1930) ñến cách mạng Tháng Tám (1945) và tiếp theo là chín năm kháng chiến chống Pháp. Áp dụng các biện pháp tổng hợp, trong ñó trước hết là chủ yếu, xuyên suốt là biện pháp bạo lực ñể bình ñịnh nông thôn như thế ñối với ñịch rõ ràng là không phù hợp. Những biện pháp kinh tế - xã hội chỉ có thể ñi sau biện pháp quân sự và có giới hạn ngày càng nhỏ về phạm vi, mang tính chất nhất thời. Biện pháp tâm lý, chính trị lại nặng về lừa bịp, sớm bộc lộ dã tâm chống phá cách mạng… Tình hình ñó làm nảy sinh và ngày càng phát triển gay gắt mâu thuẫn giữa một bên là ñịch dùng mọi âm mưu thủ ñoạn ñể bình ñịnh với một bên là, ñông ñảo quần chúng nhân dân bị chúng ñàn áp một cách tàn bạo, bị kìm kẹp, mua chuộc một cách trắng trợn. ðịch càng cố gắng bình ñịnh, mâu thuẫn vừa mang tính giai cấp vừa mang tính dân tộc ấy càng khó ñiều hoà, ngược lại nó là cơ sở quan trọng cho việc ñẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc chống phá bình ñịnh của nhân dân ta ở Nam Bộ ñi từ cao trào này ñến cao trào khác, vượt qua những khó khăn ác liệt ñể tiến vững chắc ñến thắng lợi cuối cùng, ñó là minh chứng hùng hồn cho thất bại tất yếu của bình ñịnh của ñịch. − Vấn ñề lực lượng và công cụ chủ yếu ñể tiến hành bình ñịnh. ðịch sử dụng khá nhiều lực lượng với sự phân công phân nhiệm rõ ràng và sự phối hợp ñồng bộ, khả dĩ ñem lại hiệu quả cao trong hoạt ñộng bình ñịnh. Song tuyệt ñại ña số các lực lượng này là người của vùng mà ñịch ñang tấn công bình ñịnh, phát triển bình ñịnh, là chồng – con – em – bà con – ñồng tộc của khối quần chúng nhân dân yêu nước và cách mạng. Trong số các lực lượng bình ñịnh, ngoài bọn ác ôn gây nợ máu với nhân dân, cũng có người là cơ sở cách mạng, có cảm tình với cách mạng, tin vào thắng lợi của cách mạng; lại có số ñông khác bị ñịch ép buộc, hoặc do hoàn cảnh phải tạm ñứng vào hàng ngũ ñịch; nhiều tổ chức phản cách mạng do ñịch lập ra sớm bị ung thối, hoặc luôn luôn bị ñánh “nhão” ra, làm cho cơ cấu tổ chức rất lỏng lẻo nặng về hình thức; việc cưỡng ép, ñôn quân bắt lính, úp bộ vào các tổ chức bán vũ trang làm cho ta dễ ñưa nòng cốt vào hoạt ñộng, phá rã từ trong ra. Có thể nói lực lượng bình ñịnh của ñịch chưa bao giờ thực sự mạnh, kể cả lúc chúng tưởng như ñã tạo dựng ñược lực lượng ñối ứng kiểu chiến tranh “nhân dân” phản cách mạng của chúng, vì vậy thất bại của chính sách bình ñịnh cũng là ñiều tất yếu.
  12. ðịch sớm ñào tạo, duy trì và càng về sau càng phát triển nhanh lực lượng “cán bộ phát triển nông thôn”, “cán bộ bình ñịnh”, coi ñây là công cụ chủ yếu ñể bình ñịnh, là “chất men rải vào nhân dân ñể nhân dân chấp nhận lý tưởng xây dựng nông thôn”. Song do tính chất giả nhân giả nghĩa, những hoạt ñộng vừa lố bịch trắng trợn, vừa xảo trá tinh ma của chúng, các “ñoàn cán bộ” bình ñịnh này rất nhanh chóng bị lột trần bộ mặt. Hơn nữa số “cán bộ bình ñịnh” mặc ñồ bà ba ñen ấy thường bị ñánh ñuổi, dù ñó là nơi mới bình ñịnh hay nơi chúng ñã bình ñịnh từ lâu. Lực lượng này luôn luôn sống trong lo sợ phong trào quần chúng, nhất là phong trào chiến tranh du kích ñịa phương, nên tinh thần bạc nhược, giao ñộng bi quan, thường xuyên bị quần chúng xã ấp tranh thủ lôi kéo, làm phân tán tan rã. “Cán bộ bình ñịnh” là công cụ số một ñể bình ñịnh, nhưng thực tế lại là lực lượng yếu nhất, bị ñánh phá nhiều nhất, vì thế bình ñịnh của ñịch khó tránh khỏi thất bại hoàn toàn. − Vấn ñề tham vọng và kế hoạc khả năng thực hiện bình ñịnh. ðịch có tham vọng lớn khi ñề ra các chương trình, kế hoạch bình ñịnh hàng năm. Chúng muốn giành dân, muôn tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng, củng cố nguỵ quân nguỵ quyền từ cơ sở, ñể tập trung lực lượng cơ ñộng giải quyết chiến trường… Chúng còn muốn lấy sức mạnh vật chất và trăm phuơng ngàn kế của kẻ có tiềm lực quân sự, kinh tế, ñể thay cho những gì chúng không thể có, kế cả tính chất chính nghĩa của một cuộc chiến tranh… Song sức lực và khả năng của Mỹ, nguỵ ñể thực hiện những tham vọng ấy rất yếu kém và không ñồng bộ. Giành dân không phải là những biện pháp “tát nước bắt cá”, gom dân, kìm kẹp, phỉnh phờ dân mà chúng ñã thực hiện; chiến tranh “nhân dân” không phải là quá trình cưỡng ép, “úp bộ” ñể “ñoàn ngũ hoá” dân chúng. Lá bài “tranh thủ trái tim khối óc nhân dân” ñã bị lột trần bởi những hoạt ñộng lập ñồn bót, hành quân càn quét, bắn phá bằng bom pháo, huỷ diệt bằng chất ñộc hoá học. Những hoạt ñộng bình ñịnh của ñịch hoàn toàn là những việc làm của bọn xâm lược và tay sai phản ñộng, nó sớm bị lộ tẩy bản chất phi nghĩa. Chúng tập trung về lực lượng ñể bình ñịnh, nhưng mỗi lực lượng chỉ làm nhiệm vụ mình ñược phân công và không tin tưởng các lực lượng khác; cấp dưới thông tin tưởng cấp trên, cấp trên chê bai cấp dưới; lực lượng dã chiến luôn bị căng mỏng, dễ bị tiêu hao tiêu diệt lại khó bổ sung quân số; lực lượng lãnh thổ không ñủ khả năng chiếm giữ bình ñịnh, sợ ñôn quân bắt lính, tinh thần suy giảm tổ chức ô hợp; bộ máy kềm kẹp thường tập trung bọn ác ôn có thù hằn với cách mạng và nhân dân trong xã ấp. Như vậy ñịch không ñủ mạnh ñể thi hành những âm mưu thủ ñoạn bình ñịnh của chúng. Lực lượng mọi mặt của chúng rất yếu, tổ chức lỏng lẻo, bộ máy kìm kẹp không có hiệu lực thực tế, khả năng hạn chế và ngày càng suy sụp. Chúng không ñủ mạnh bởi chưa bao giờ thực sự mạnh và bởi bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng ñang ñeo ñuổi. Chúng không thể mạnh ñược khi thực hiện âm mưu dùng người ñịa phương ñánh người ñịa phương. Thực hiện những “chương trình nhân dân” có vị trí chiến lược mang tính “quốc sách”, ñịch không thể không bị chi phối bởi bối cảnh chung của cảc chiến lược chiến tranh:
  13. ra ñời trong thế thua, thế bị ñộng, tiến hành ñối phó với cách mạng ñang ở thế chiến lược tiến công. Do ñó, bình ñịnh không thế xoay chuyển ñược tình thế, không thể thắng lợi. Mặt khác, bình ñịnh của ñịch lại bị phá từ ñầu ñến cuối, càng về sau càng mạnh mẽ, cho ñến khi chúng bị thất bại hoàn toàn. Về phía ta, ñể bẻ gãy từng âm mưu thủ ñoạn, từng trọng ñiểm, từng lực lượng tương ứng trong “thế ñan xen nhau” với ñịch, các lực lượng cách mạng ở xã ấp ñã tập trung tài trí, sức lực, kiên trì bám trụ, giữ mối liên hệ với quần chúng yêu nước, tổ chức thế trận chống phá bình ñịnh. Chọn xã ấp ñể bình ñịnh, ñịch không ngờ lại sa vào “ma trận” làng xã chiến ñấu, nơi tốt nhất ñế phát triển cuộc chiến tranh nhân dân du kích ñịa phương. Quân dân ta ở Nam Bộ ñã từng bước làm thay ñổi “thế ñan xen nhau” giữa ta và ñịch ở xã ấp, xây dựng thế cài răng lược của ta. Việc ñề ra kế hoạch từng bước (ba bước) cho hoạt ñộng chống phá bình ñịnh từ cuối năm 1970 ñầu năm 1971, chính là chuyển biến quan trọng của ta, từ trong nhận thức ñến hành ñộng. Thử thách Xuân hè 1972 cho thấy, sau ba năm tấn công, xây dựng, phát triển bình ñịnh, xã ấp ở nông thôn Nam Bộ - trọng ñiểm của chương trình bình ñịnh “Việt Nam hoá chiến tranh” của ñịch, vần tiềm tàng một cuộc tiến công – nổi dậy chống phá bình ñịnh mới của lực lượng cách mạng. Hai vấn ñề quan trọng nhất trong quá trình này là thế và lực của phong trào quần chúng. Xây dựng thế, chuyển thế, giữ thế, phát triển thế là những bước từ thấp lên cao của phong trào, nhưng nó lại phụ thuộc vào ta có tích cực xây dựng lực lượng hay không. Ngược lại, việc xây dựng lực lượng cũng không thể phát triển nhanh ñược, nếu ta không tích cực ñẩy mạnh hoạt ñộng chuyển thế cho phong trào. ðiều quan trọng mà ñịch không thể tạo dựng ñược và là bí quyết của việc xây dựng, phát triển thế - lực, là bản chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh cách mạng, nội dung và tính chất nhân dân của cuộc chiến tranh chống chính sách bình ñịnh. Ngay từ ñầu và càng về sau, ta càng thể hiện những vấn ñề cơ bản bậc nhất ấy trong quá trình chỉ ñạo, lãnh ñạo cho phong trào quần chúng ñánh phá bình ñịnh. Do ñó ta hoàn toàn có khả năng thực tế ñể chuyển thế, phát triển lực, phá thế “ñối ứng” với ñịch, xây dựng thế chíến tranh nhân dân cách mạng ở mỗi xã ấp. IV. NHỮNG VẤN ðỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH BÌNH ðỊNH, TA CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH GIAI ðOẠN 1969-1972 Trong giai ñoạn chiến tranh 1969-1972, Mỹ ñã nhận thấy là, khi “ñối phương tiến hành chiến tranh nhân dân” thì Mỹ “không nên có quan ñiểm thuần tuý quân sự”, “nguyên tắc chỉ ñạo chiến lược số một là phải phối hợp chặt chẽ giữa các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao cũng như tuyên truyền quốc tế ñể ñấu tranh toàn diện với cộng sản”, cần phải coi “chiến tranh bình ñịnh” là “chiến tranh tổng lực toàn diện”, trong ñó “mặt quân sự là trọng yếu nhất” là “yếu tố ñòn bẩy”.
  14. Bình ñịnh một vị trí có dân, ñịch tiến hành theo chu kỳ năm bước (ðánh – Chiếm – Giữ - Khai – Phát). Quá trình này có thể thấy rõ trong hoạt ñộng như sau: trước hết là tập trung lực lượng mở những cuộc hành quân càn quét ñánh phá dài ngày chà ñi xát lại; kết hợp với hành quân “nhảy dò”, hành quân biệt kích vào vùng nông thôn giải phóng. Lấn chiếm lấp lõm, ráo riết cậm phá ñịa hình vùng căn cứ du kích, tăng cường hành quân cảnh sát ở vùng kềm, dùng bảo an dân vệ ñánh xỉa vùng ven. Lập hệ thống ñồn chốt dày ñặc làm chỗ dựa cho bộ máy kìm kẹp ở xã ấp; thực hiện ñôn quân bắt lính và nâng cao vai trò tác dụng từng thứ quân ñịa phương. Kết hợp với các biện pháp quân sự ñó một cách chặt chẽ với các biện pháp của “chiến tranh chính trị”. Thực hiện ñoàn ngũ hoá nhân dân và chương trình “nhân dân tự vệ”. Tăng cường chiến tranh tâm lý, khống chế, mua chuộc, tác ñộng bằng mọi cách vào quần chúng, nhất là quần chúng cơ sở cách mạng. Tăng cường hoạt ñộng do thám gián ñiệp, xây dựng và ngày càng củng cố bộ máy kìm kẹp ở xóm ấp… Dần dần thâm nhập kinh tế, văn hoá thực dân mới ñể lôi kéo, tranh thủ, lừa mị mọi tầng lớp dân chúng. Vừa ra sức vơ vét bóc lột bằng ñủ mọi kiểu trong quần chúng nhân dân ở vùng kềm, vừa ñầy mạnh việc ñánh phá triệt hạ và bao vây phong toả kinh tế vùng giải phóng, kết hợp kinh tế với văn hoá xã làm ñòn bẩy và hỗ trợ với các mục tiêu quân sự, chính trị, càng về sau càng mạnh mẽ ñể hoàn toàn khuất phục người dân. Trong thực tế của “chiến tranh giành dân” ñã óc nhiều chương trình bình ñịnh ñược ñem ra thi thố, bất cứ chương trình nào cũng ñược bắt ñầu bằng những biện pháp quân sự tàn bạo. Hầu như tất cả các giai ñoạn của cuộc chiến tranh này, Mỹ - nguỵ ñều có chung một phương châm “ñạp lên oán thù”, cho nên việc dùng bạo lực thường là không có giới hạn. ðánh chả ñi xát lại, ñánh theo lối rải thảm bom pháo, bom bầy, pháo bầy, huỷ diệt cả con người, cả môi sinh… ðịch muốn dung sức mạnh của bom pháo và hành quân càn quet ñể loại trừ lực lượng cách mạng, phong trào cách mạng và cả tư tưởng con người ñang muốn hướng về cách mạng. ðịch muốn quần chúng nhân dân phải ngán sợ bom pháo chiến tranh, mà từ bỏ cách mạng, trở về với chính quyền nguỵ, hoặc ít nhất cũng không dám ủng hộ cách mạng, không còn chút thiện cảm nào dảnh cho cách mạng nữa. Sự có mặt thường xuyên của lực lượng vũ trang ñịch (có khi cả chủ lực, biệt ñộng quân, bảo an) và hệ thống ñồn bót ở các ñịa phương là chỗ dựa không thể thiếu ñược ở các khu vực bình ñịnh và ñã bình ñịnh xong. Vai trò hàng ñầu và chủ chốt của lực lượng quân sự, biện pháp quân sự luôn luôn ñược chú trọng, nhưng việc sử dụng các biện pháp kinh tế - xã hội cũng rất ñược ñịch quan tâm. ðó là việc mở mang thêm xóm ấp (dinh ñiền), xây dựng các thị nông (khu trù mật), thay ñổi trong nông thôn về sở hữu ruộng ñất (cải cach ñiền ñịa và luật 3/70), phát triển kinh tế nông thôn (Nông tín cuộc; cơ khí hoá nông nghiệp, ñẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật và thuỷ lợi…), nâng cao ñời sống văn hoá xã hội (phát triển giao thông, các phương tiện thông tin ñại chúng, chương trình tị nạn, giáo dục cộng ñồng…), ñề cao “dân chủ” (bầu cử viên chức xã ấp)… ðặc biệt là việc tổ chức ñoàn ngũ hoá nhân dân. ðịch muốn
  15. dùng biện pháp tổ chức, dùng sức mạnh của tổ chức ñoàn ngũ hoá ñể khắc phục những yếu kém về chính trị, lấp ñi tính chất chiến tranh phi nghĩa của chúng. Tất cả những hoạt ñộng ấy ñược ñịch tiến hành trong thời gian dài và rất ráo riết và không phải không ñem lại kết quả gì. Trong thực tế nông thôn miền Nam những năm 1971-1972, ñã có một bộ phận không nhỏ chuyển biến nhanh. Tuy nhiên, nếu tất cả các chương trình kinh tế xã hội này không có hiệu quả thiết thực chống phá cách mạng, chống cộng sản, thì nhất ñịnh ñịch sẽ loại bỏ. Việc giành dân bằng những biện pháp tốn kém và lâu dài ấy phải gắn liền với mục tiêu ñẩy lùi ảnh hưởng cách mạng, thay thế vị trí của cách mạng bằng tư tưởng chống cộng và chế ñộ thực dân mới. Như vậy, ñể bình ñịnh, ñịch ñã sử dụng bạo lực tổng hợp phản cách mạng với nhiều biện pháp và cách thức. Biện pháp quân sự mở ñầu và xuyên suốt quá trình, các biện pháp kinh tế - xã hội hỗ trợ tích cực nhất những thành quả ban ñầu. Lực lượng quân sự ñánh chiếm trên diện rộng, dùng biện pháp kinh tế - xã hội củng cố chiều sâu. ðể chống phá một chính sách bình ñịnh có tính quy luật như vậy, quân dân ta ở miền Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng phải có ñường lối và phương pháp sáng tạo của mình, mà nội dung cơ bản là: dùng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện ñể ñánh ñịch. Sức mạnh tổng hợp ấy gồm cả sức mạnh vật chất của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, cả sức mạnh chính trị tinh thần của cuộc chiến ñấu chính nghĩa, tức là toàn bộ những gì có thể huy ñộng ñược, tranh thủ ñược, tạo ra ñược, ñể ñánh ñịch. Chống phá bình ñịnh trong chiến tranh cách mạng là sự vận dụng linh hoạt trong thực tế những phương thức chung, là khả năng sáng tạo của quần chúng tham gia ñấu tranh. Nhiệm vụ, mục tiêu của chống phá bình ñịnh ở mỗi vùng có khác nhau, nhưng thường là: Vùng giải phóng (kể cả vùng giải phóng cơ bản, vùng giải phóng hoàn toàn, vùng mới giải phóng và vùng căn cứ), quần chúng nhân dân hoàn toàn làm chủ, nên việc quan trọng là phải tích cực xây dựng thực lực, xây dựng chính quyền cách mạng, tổ chức ñời sống kinh tế - xã hội mới, sẵn sàng ñánh và ñánh bại các hoạt ñộng phá hoại của ñịch, bào vệ vững chắc vùng giải phóng, vùng căn cứ làm chỗ dựa, bàn ñạp cho phong trào quần chúng ñấu tranh quân sự, chính trị và binh vận. Vùng tranh chấp: có nhiều mức ñộ (tranh chấp mạnh, vừa và yếu) phụ thuộc vào mức ñộ làm chủ của quần chúng ở ñây. Mức ñộ làm chủ lại phụ thuộc vào việc xây dựng cơ sở và ñẩy mạnh hoạt ñộng của lực lượng bên trong và bên ngoài ñể diệt ác, phá lỏng kềm, bao vây, bức rút, bức hàng, tiêu diệt ñồn bót ñịch, tiêu hao sinh lực ñịch và các lực lượng bình ñịnh, diệt trừ tề gian, phá lỏng, phá rã, tiến tới phá hoàn toàn ấp chiến lược, giành quyền làm chủ hoàn toàn cho quần chúng, chuyển thế chuyển vùng, mở mảng mở vùng, thu hẹp vùng ñịch, mở rộng vùng ta.
  16. Vùng tạm bị chiếm (vùng yếu, vùng sâu) trước hết phải tích cực bám trụ xây dựng cơ sở ñể xoá trắng, tiến tới ñẩy mạnh hoạt ñộng gây thối ñộng, ñẩy mạnh xây dựng lực lượng và phong trào bên trong, kết hợp với bên ngoài ñể chuyển thế chuyển vùng, từng bước giành quyền làm chủ cho nhân dân từ bước thấp ñến bước cao hơn. Trong chiến tranh chống Mỹ nói chung và chống phá bình ñịnh nói riêng, chỉ khi nào ta giáng cho ñịch những ñòn ñau cả về lực lượng lẫn ý chí, dẫn ñến sự suy sụp không gượng dậy ñược, thì ñịch mới cam chịu thất bại. Chính vì thế hoạt ñộng quân sự của lực lượng vũ trang trong chống phá bình ñịnh vẫn phải là hoạt ñộng chiếm vị trí hàng ñầu. Ngay từ khi chống các chương trình tố cộng, diệt cộng, quần chúng ñã thấy không thể thiếu tự vệ vũ trang, và thế là những ñội “tự vệ ngầm”, ñội “trả ñầu” ñã ra ñời. Trước, trong và sau ðồng khởi 1960, lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang nhân dân cách mạng ra ñời phát triển nhanh, ñó là sự ñáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam nói chung và cuộc chống phá bình ñịnh nói riêng. Quá trình chống phá ấp chiến lược từ 1962 trở ñi, kể cả những năm 1965- 1968, gắn liền với qúa trình phát triển của phong trào du kích chiến tranh nhân dân và sự trưởng thành nhanh chóng của lực lượng vũ trang Quân giải phóng. ðặc biệt là cuộc chống phá bình ñịnh nông thôn giai ñoạn 1969-1972, quân dân Nam Bộ và toàn chiến trường miền Nam ñã từng buớc ñưa mặt trận quân sự lên ngang tầm nhận thức của mình, có những hoạt ñộng kịp thời thúc ñẩy phong trào quần chúng diệt ác, phá bộ máy kềm kẹp, giành quyền làm chủ. Vai trò “ñòn xeo” của lực lượng vũ trang và hoạt ñộng quân sự từ năm 1971 trở ñi ñã có ý nghĩa quyết ñịnh cho việc mở thế, chuyển thế, nâng thế, giữ thế cho phong trào quần chúng chnốg phá bình ñịnh ở các ñịa phương. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của chống phá bình ñịnh là giành quyển làm chủ hoàn toàn cho quần chúng nhân dân, phát ñộng phong trào quần chúng tham gia ñẩy mạnh cuộc kháng chiến ñến thắng lợi. Do ñó, trong ñánh phá bình ñịnh, hoạt ñộng quân sự chỉ là một trong nhiều hoạt ñộng của lực lượng chính trị quần chúng. Quần chúng hỗ trợ và trực tiếp ñấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tâm lý, binh vận, ñịch vận, nguỵ vận, tề vận… Họ có những hoạt ñộng sáng tạo của mình ñể ñấu tranh toàn diện với ñịch. Trong quá trình ấy, sự lãnh ñạo, chỉ ñạo của các cấp bộ ðảng sẽ giúp cho quần chúng thấy rõ mục tiêu ñấu tranh, phương hướng ñấu tranh, niềm tin cho cuộc ñấu tranh một mất một còn với ñịch ở mỗi xã ấp. ðịch muốn giành dân và chúng ñã gom dân, áp chế, bắt buộc quần chúng nhân dân phải xây dựng ấp chiến lược, ñắp ñường, xây bót, làm trụ sở tề, phải vào các tổ chức ñoàn thể chính trị do chúng dựng lên, phải “bầu cử” các “hội ñồng”, “ban trị sự” tề xã ấp… nhưng lực lượng quần chúng nhân dân, cũng là người chống phá tất cả những thủ ñoạn bình ñịnh ñó. Dân làm cho ñịch, rồi chính dân lại phá ñể chống ñịch, họ “bầu cử” lên bọn tề rồi lại vô hiệu hóa nó, họ vào các ñoàn thể rồi làm ung thối các tổ chức ñó. Dân bị kềm kẹp, sau ñó dân phá bộ máy kềm kẹp, với tinh thần quật khởi ñể giành lại quyền
  17. làm chủ cho mình. Sức mạnh của lực lượng chính trị quần chúng ñấu tranh, là bỉểu hiện rõ nhất của sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân chống phá bình ñịnh. Như vậy, ñể chống phá bình ñịnh phải dùng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, mà nội dung cốt lõi là bạo lực cách mạng của quần chúng. Buớc ñi của quá trình chống phá bình ñịnh là: dùng bạo lực quân sự ñể mở ñầu và làm ñòn xeo cho phong trào quần chúng nổi dậy; phong trào quần chúng nổi dậy phá bộ máy kềm kẹp, giành quyền làm chủ, vừa là bước tiếp theo, vừa là ñỉnh cao của bạo lực cách mạng quần chúng, nhưng luôn chú trọng vai trò ñòn xeo của lực lượng vũ trang nhân dân. Việc phân vùng phải ñi liền với chỉ ñạo ñẩy mạnh hoạt ñộng chuyển thế chuyển vùng. Chủ ñộng tiến công ñánh tiêu hao tiêu diệt ñịch, kết hợp với tích cực xây dựng thực lực ta. Những bước ñi trên ñây chỉ là sự chỉ ñạo chung, còn trọng thực tế là sự vận dụng thích hợp mỗi lúc, mỗi nơi làm cho hoạt ñộng chống phá bình ñịnh luôn luôn là quá trình phong phú cả nội dung và hình thức của cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân cách mạng vốn là chiến tranh toàn dân toàn diện, sự phối hợp lực lượng trong quá trình kháng chiến, sự tập trung thống nhất trong chỉ ñạo chiến tranh là một yêu cầu bức thiết ngày từ ñầu và càng về sau càng phải chặt chẽ hơn. Trong chống phá bình ñịnh, một nội dung quan trọng của chiến tranh nhân dân, những vấn ñề tất yếu trên ñây ñương nhiên cũng là một yêu cầu quan trọng hàng ñầu ñể ta có thể ñủ sức ñánh bại tất cả các âm mưu thủ ñoạn bình ñịnh của ñịch. Thực tế ở mỗi xã ấp – trận tuyến cơ sở của chiến tranh nhân dân cách mạng – ta không có lực lượng của một cuộc chiến tranh chính quy hiện ñại, tương ứng với lực lượng chiến tranh hiện ñại cũa Mỹ, nhưng ta lại có ñông ñảo quần chúng nhân dân yêu nuớc làm nguồn dồi dào cung cấp nhân tài vật lực, ñể xây dựng lực lượng của chiến tranh cách mạng. Một tổ tự vệ, một ñội du kích, một ñội quân tóc dài, một toán dân công ñắp ụ xây làng chiến ñấu… ñó là quần chúng cách mạng ñã ñược tổ chức ñể diệt ác, phá bộ máy kìm kẹp, nhổ ñồn bót, chống ñịch càn quét, giải phóng xã ấp. Trong quá trình ñánh phá bình ñịnh, lực lượng vũ trang cách mạng từng bước hình thành phát triển và có vai trò ngày càng to lớn, nhưng nó không thoát ly khỏi quần chúng nhân dân, mà tồn tại trong dân bằng mối liên hệ “cá – nước”. Phương thức chống phá bình ñịnh cũng không ngoài những phương thức chung của chiến tranh cách mạng là: sử dụng hai lực lượng chính trị và vũ trang, hai hình thức ñấu tranh chính trị, ñấu tranh vũ trang và kết hợp hai hình thức ñó; ñó là quá trình kết hợp tiến công với nổi dậy, nổi dậy với tiến công, kết hợp ra sức ñánh ñịch với tích cực xây dựng thực lực ta, ñẩy mạnh tiêu diệt ñịch nhiều hơn; ñó còn là quá trình kết hợp ñấu tranh bằng ba mũi giáp công quân sự, chính trị, và binh vận, trên cả ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn ñồng bằng và ñô thị. Sự kết hợp ba mũi giáp công ñược ñem vào mọi trận ñánh diệt ác phá bộ máy kìm kẹp, bao vây bức rút bức hàng ñồn bót và lực lượng chiếm ñóng bình ñịnh của ñịch, phá rã lực lượng bình ñịnh và cả hệ thống kềm kẹp của ñịch ở cơ sở.
  18. Trong khi ñó, ñịch phải ñến lúc thống nhất quan niệm “một cuộc chiến”, sự phối hợp giữa Mỹ và nguỵ, giữa các phe phái, chiến tranh bình ñịnh mới ñạt ñến một trình ñộ cao. + Về lực lượng, ñó là sự phân nhiệm trong cuộc chiến tranh ngày càng rõ ràng. Lực lượng Mỹ có nhiệm vụ cơ bản là hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt ñộng bình ñịnh trên mọi lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá… Lực lượng nguỵ (nguỵ quân, nguỵ quyền) là lực lượng trực tiếp và thường xuyên của các hoạt ñộng bình ñịnh, gồm năm bộ phận: chủ lực, ñịa phương quân, cảnh sát, lực lượng bán vũ trang, lực lượng chính trị phản ñộng. Những thành phần chủ yếu trong lực lượng chính trị phản ñộng (các ñội bình ñịnh, phượng hoàng, mật vụ, tề xã ấp, tâm lý chiến, chiêu hồi, các ñảng phái và tôn giáo phản ñộng…), cùng với bảo an, dân vệ, cảnh sát, là những lực lượng chủ yếu nhất, thực hiện những biện pháp khủng bố ñàn áp, kềm kẹp nhân dân. Lực lượng nguỵ trong quá trình tiến hành bình ñịnh cókhi ñược chia theo nhiệm vụ và cách thức hoạt ñộng thành hai loại (lực lượng dã chiến, lực lượng anh ninh lãnh thổ) hoặc ba loại (lực lượng cơ ñộng, lực lượng lãnh thổ, lực lượng kềm kẹp); có khi chúng lại ñược chia theo tính chất thành ba loại (lực lượng vũ trang, lực lượng bán vũ trang, lực lượng chính trị)… Dù ñược phân nhiệm như thế nào, tất cả các lực lượng Mỹ, nguỵ ñều là những bộ phận cấu thành của một hệ thống thống nhất, trong một chương trình kế hoạch thống nhất. + Về tổ chức chỉ huy, chỉ ñạo công tác bình ñịnh giành dân, sự phối hợp giữa Mỹ và nguỵ, giữa các thành phần lực lượng cũng có một hệ thống thống nhất từ Trung ương xuống các ñịa phương. Hệ thống tổ chứ chỉ ñạo bình ñịnh của nguỵ ngay từ ñầu ñã là sự hợp thành từ nhiều bộ, nhiều ngành, nhiều lực lượng, do những nguời có chức quyền cao nhất trong các lực lượng ñó trực tiếp nắm giữ trọng trách. Ở Trung ương, thường do tổng thống hoặc thủ tướng nguỵ làm chủ tịch danh dự hoặc chủ tịch các uỷ ban, các hội ñồng chỉ ñạo bình ñịnh. Các ñịa phương cũng do tư lệnh vùng, tỉnh trưởng, tỉnh phó, nắm giữ quyền ñiều hành bình ñịnh. Hệ thống tổ chức chỉ ñạo bình ñịnh những năm 1969-1972 (gồm nhiều cấp Hội ñồng Bình ñịnh phát triển, Uỷ ban ñiều hợp, Trung tâm ñiều hợp…) có phức tạp hơn giai ñoạn 1954-1968 (chỉ có ba cấp), nhưng cơ bản không thay ñổi cơ cấu thành phần và tính thống nhất trong phối hợp hoạt ñộng. Việc chỉ ñạo bình ñịnh của Mỹ cũng có một hệ thống phối hợp chặt chẽ với hệ thống của nguỵ. Các cố vấn ñặc trách vấn ñề bình ñịnh (giai ñoạn 1960-1964), cơ quan MACV (giai ñoạn 1965-1967), cơ quan MACCORDS (giai ñoạn 1968- 1971)…, những bộ phận này có ñại diện ở tất cả các cơ quan chỉ ñạo bình ñịnh các cấp của nguỵ, ñể giải quyết trực tiếp các vấn ñề nảy sinh trong hoạt ñộng bình ñịnh. Trong suốt cuộc chiến tranh bình ñịnh giành dân, sự có mặt của hầu hết các chuyên gia, cố vấn tài giỏi về chống chiến tranh du kích, chống nổi dậy, ñem lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thành công ở nhiều quốc gia ðông Nam Á, hiến kế hiến mưu cho Mỹ, nguỵ, góp phần cho ra ñời nhiều chương trình kế hoạch,
  19. phương án mới thích ứng với tiến trình cuộc chiến. ðặc biệt trong số ñó là Thompson, một chuyên gia của quân ñội Hoàng gia Anh, là cố vấn cho Mỹ, nguỵ trong cả hai giai ñoạn của cuộc chiến tranh bình ñịnh… Thompson ñã góp phần không nhỏ vào việc hoàn chỉnh lý thuyết chiến tranh bình ñịnh giành dân của Mỹ, nguỵ ở miền Nam Việt Nam trong giai ñoạng cuối của chiến tranh. Như vậy chủ yếu là nguỵ, còn Mỹ hỗ trợ và từng lúc trực tiếp, các lực lượng và tổ chứ chỉ ñạo tiến hành bình ñịnh giành dân ñược phối hợp hành ñộng theo phương án “phòng thủ diện ñịa” trên cả ba vùng chiến lược của miền Nam Việt Nam. Thế trận của chúng là thế trận chi viện hỗ trợ cho nhau, giữa vòng trong và vòng ngoài, giữa chủ lực và ñịa phương, giữa lực lượng chiếm ñóng và cơ ñộng. ðịa bàn hoạt ñộng của các lực lượng bình ñịnh diễn ra trên cả ba vùng chiến lược, nhưng trọng ñiểm là các khu ñông dân và có nhiều khả năng huy ñộng nhân tài vật lực. Do ñó, thế trận của ñịch là thế trận giành dân, càng về cuối ñịch càng có nhiều kinh nghiệm giành dân và ñối phó với chiến tranh nhân dân cách mạng. Cuộc chống phá bình ñịnh trong ñiều kiện ñó phải có lực lượng của toàn ðảng, toàn quân, toàn dân bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Lực lượng chính trị quần chúng gồm nhiều thành phần, nhiều bộ phận không phân biệt tuổi tác, giai cấp, tôn giáo, ñảng phái, miễn là có lòng căm thù quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai, hoặc có nguyện vọng hoà bình, tự do dân chủ, cùng chống lại chế dộ thực dân mới. Ở vùng giải phóng, là lớp thanh niên, phụ nữ, phụ lão, thiếu nhi, những người ñang góp sức người, sức của cho cách mạng, những ñội quân tóc dài dẫn ñầu các cuộc ñấu tranh chính trị; ở vùng tranh chấp và vùng tạm chiến là ñông ñảo bà con hướng về cách mạng, ủng hộ cách mạng, tham gia ñấu tranh chống lại chính quyền nguỵ, là các gia ñình và thân nhân và cả bộ phận những binh lính, sĩ quan, công chức chế ñộ ngụy ñược cách mạng tác ñộng, giác ngộ, thấy ñược tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ gây ra, sự lệ thuộc của chính quyền (nguỵ) vào Mỹ… Họ là lực lượng bên trong các khu ấp chiến lược, các ñồn bót sẵn sàng kết hợp làm nội ứng với lực lượng bên ngoài ñể vây ñồn phá bót, diệt ác, phá bộ máy kềm kẹp. Còn lực lượng vũ trang nhân dân gồm cả lực lượng ba thứ quân (bộ ñội chủ lực, bộ ñội ñịa phương, dân quân du kích) và các lực lượng vũ trang, bán vũ trang khác như công an, an ninh, tự vệ, tự vệ mật…, ñó là lực lượng nòng cốt của phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở mỗi ñịa phương, là lực lượng ñể duy trì phát triển duy trì thế tiến công quân sự trong ñánh phá bình ñịnh, làm nhiệm vụ ñòn xeo cho phong trào quần chúng ñấu tranh giành quyền làm chủ và giải phóng xã ấp. Chống phá bình ñịnh là một bộ phận lớn nhất của hoạt ñộng kháng chiến chống xâm lược, do vậy nó không có hệ thống chỉ huy chỉ ñạo riêng, không có lực lượng riêng, không ñòi hỏi những ñiều kiện riêng biệt cho sự tập trung thống nhất chỉ ñạo cũng như sự phối hợp của các lực lượng. ðường lối kháng chiến toàn dân toàn diện và phương pháp cách mạng miền Nam “hai chân, ba mũi, ba
  20. vùng” ñã cho phép huy ñộng tất cả lực lượng có thể huy ñộng, phối hợp hoạt ñộng trên mọi lĩnh vực. Kết quả là một cuộc tấn công ở ñâu cũng là tấn công của lực lượng ba mũi vũ trang, chính trị, binh vận; bao vây, bức rút, bức hàng ở ñâu cũng ñi liền với diệt ác, phá bộ máy kìm kẹp, giành quyền làm chủ. Cũng có lúc, có nơi, thường là giao ñiểm của những chiến lược chiến tranh của ñịch và buổi ñầu chúng triển khai những âm mưu thủ ñoạn mới ñể bình ñịnh, ta có chậm trễ trong chỉ ñạo chống phá bình ñịnh, chưa ñạt hiệu quả trong phối hợp lực lượng, thậm chí còn bị ñẩy lùi. Nhưng ñây không phải là sự thiếu tập trung phối hợp lực lượng và tổ chức, mà phần nhiều do nhận thức ñánh giá chưa hết, chưa ñúng về kẻ thù và cả chính mình. ðó chính là sự ñòi hỏi phải biết ñịch biết ta, như Tôn Tử ñã nói trong binh pháp từ cách ñây 2500 năm: “biết mình, biết ñịch, trăm trận không nguy; không biết ñịch chỉ biết mình thì có thể thắng có thể thua; không biết ñịch, cũng không biết mình hễ ñánh là thua”(1) Tuy nhiên trong chống phá bình ñịnh, quy luật về sự phối hợp lực lượng và tập trung thống nhất tổ chức chỉ ñạo lại ñòi hỏi gắt gao tất cả các lực lượng, các cấp lãnh ñạo phải có chung một quan ñiểm là xuất phát từ nhân dân, nắm vững ñường lối quần chúng và tư tưởng chiến tranh nhân dân của ðảng. Trong các thời ñiểm khó khăn ác liệt của tình hình, khi ñịch ñẩy mạnh tố cộng, diệt cộng, ồ ạt thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược, ñiên cuồng tấn công bình ñịnh nông thôn… là những thử thách lớn mà ta ñã vượt qua ñược bằng sự quán triệt tư tưởng và ñường lối chiến lược trên ñây, ñưa phong trào quần chúng chống phá bình ñịnh ñi lên. Khi cuộc nổi dậy ðồng khởi Xuân – hè 1972 bắt ñầu, cao trào phá ấp chiến lược phát triển mạnh, cuộc tấn công nổi dậy chống phá bình ñịnh chuyển thế ở nông thôn nổ ra…, ñó là những minh chứng hùng hồn của một lòng tin vô biên của ðảng và các lực lượng cách mạng vào nơi quần chúng nhân dân yêu nước. Có thể nói thắng lợi của cuộc chống phá bình ñịnh, là thắng lợi của lòng tin dân, thắng lợi của ðảng ta khi tổ chức lãnh ñạo chiến tranh nhân dân. V. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH. Các – Phôn Clau – dơ – vit (Karl Von Clausewitz), nhà lý luận vĩ ñại về lý thuyết quân sự thế kỷ XVIII, ñã viết: “Một cuộc chiến tranh có sức mạnh của toàn thể dân tộc phải ñược chỉ ñạo theo những nguyên tắc khác với những cuộc chiến tranh trong ñó tất cả ñều tính toán theo những mối quan hệ qua lại giữa các ñội quân thường trực”(2) Chiến tranh nhân dân ở miền Nam chống Mỹ xâm lược là một cuốc chiến tranh như thế, với nhiệm vụ quan trọng là chống phá bình ñịnh. ðó là cuộc chiến ñấu gay go, quyết liệt của nhiều lực lượng nhân dân, nhằm chống lại âm mưu thâm ñộc, thủ ñoạn bình ñịnh tàn bạo của ñịch. Trong những năm 1969-1972, 1 “Tôn Ngô binh pháp” – Viện lịch sử quân sự Việt Nam – Nxb Công an nhân dân, H.1994. Tr 84 2 Clau – dơ – vit, Các – Phôn bàn về chiến tranh (phần I). Nxb Quân ñội nhân dân, H. 1981 Tr 307
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2