intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phú Quốc : Sao chưa như Phuket, Bali ?

Chia sẻ: Bùi Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

81
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo quy hoạch được phê duyệt, Phú Quốc sẽ phát triển theo mô hình thành phố du lịch sinh thái biển đảo với cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm. Trong đó,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phú Quốc : Sao chưa như Phuket, Bali ?

  1. Phú Quốc : Sao chưa như Phuket, Bali ? Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo quy hoạch được phê duyệt, Phú Quốc sẽ phát triển theo mô hình thành phố du lịch sinh thái biển đảo với cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm. Trong đó, cấu trúc không gian theo trục chính Bắc - Nam An Thới - Cầu Trắng, trục giao thông vòng quanh đảo Bãi Vòng - Bãi Thơm - Rạch Tràm - Rạch Vẹm... kết nối cảng biển quốc tế An Thới, Bãi Đất Đó, sân bay quốc tế Dương Tơ. Quy hoạch cũng định hướng xây dựng 3 khu đô thị hiện đại bao gồm: khu đô thị Dương Đông, khu đô thi Cảng An Thới và khu đô thị Cửa Cạn, trong đó khu đô thị Đông Dương sẽ là trung tâm hành chính, dịch vụ công cộng, thương mại, tài chính quốc tế, dịch vụ du lịch và khu dân cư tập trung của đảo Phú Quốc. Còn khu đô thị An Thới sẽ là khu đô thị cảng quốc tế, đầu mối kỹ thuật và là trung tâm tiếp vận, phi thuế quan, thương mại, du lịch... còn khu đô thị Cửa Cạn sẽ là khu đô thị hoạt động nghiên cứu, bảo tồn rừng, biển, nông nghiệp và du lịch đảo. Đặc biệt, với lần điều chỉnh này, đến năm 2030, huyện Đảo Phú Quốc sẽ trở thành khu kinh tế - hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ
  2. dưỡng, giải trí cao cấp và là trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế. Về định hướng phát triển không gian, khu vực phía Bắc Phú Quốc sẽ là khu bảo tồn rừng cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái, làng nghề phục vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao. Phía Nam sẽ phát triển du lịch hỗn hợp, du lịch sinh thái, đô thị cảng biển, sân bay quốc tế, bảo tồn rừng phòng hộ, công viên chuyên đề, khu tưởng niệm nhà tù Phú Quốc. Phía Tây tập trung phát triển các khu du lịch sinh thái, các làng nghề truyền thống. Phía Đông của đảo Phú Quốc sẽ tập trung phát triển nông nghiệp bảo tồn cảnh quan tự nhiên. Ngoài ra, còn có 15 khu du lịch sinh thái như Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bài Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, Bãi Ông Lang,... được phân bố đều trên đảo. Cảng hàng không Phú Quốc, cảng quốc tế tổng hợp An Thới, cảng nội địa Dương Đông, Vịnh Đầm, Bãi Thơm, trục giao thông chính Bắc - Nam bao gồm đường quanh đảo, các đường ngang và trục thương mại khu đô thị Dương Đông,... là những dự án được ưu tiên đầu tư. Thủ tướng giao UBND tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm sớm công bố công khai đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc. Bảo Anh Quy hoạch đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, tài chính Cách đây hơn 10 năm, ý tưởng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, tài chính - ngân hàng với tầm cỡ thế giới đã được nghĩ đến, với viễn cảnh biến hòn đảo xinh đẹp này thành Phuket hay Bali. Ngày 2/4/2007 tại đảo Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang và Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công bố Quyết định 01/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006-2020. Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến 2020 Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Dự kiến trong năm 2007 - 2008 lượng
  3. khách đến Phú Quốc sẽ tăng 40% so với năm 2006. Đây là thời điểm thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Các tập đoàn lớn như Starbay, Millennium, Beltax, Berjaya... đang trong tư thế sẵn sàng đầu tư vào Phú Quốc. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là cơ sở hạ tầng đang thiếu và yếu, nổi bật là giao thông vận tải. Nhu cầu phát triển hạ tầng Sân bay : Hiện nay, sân bay Phú Quốc chỉ nhận 5 chuyến/ngày, chở khoảng 300 hành khách bằng những chiếc máy bay ATR 72. Để đón 10.000 người/ngày vào năm 2010, sân bay Phú Quốc phải có khả năng tiếp nhận được các loại máy bay loại trung như Boeing 767, Airbus 320 với tần suất 40 chuyến/ngày. Dự án 2.500 tỉ đồng xây dựng sân bay quốc tế mới ( Dương Tơ ) do Vietnam Airlines làm chủ đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Đây là công trình “đột phá” được sự quan tâm nhiều của các nhà đầu tư. Tỉnh Kiên Giang cho biết, một số nhà đầu tư lớn đang chờ sân bay này đi vào hoạt động trước khi yên tâm khởi động những dự án của mình. Cảng biển : Hiện nay 70% lượng du khách đến Phú Quốc bằng đường biển, con số này sẽ là 200.000 người vào năm 2010. Khách đến Phú Quốc bằng tàu cao tốc “Superdong” đi từ Rạch Giá và Hà Tiên. Loại tàu này có sức chở từ 171- 289 hành khách, đạt tốc độ 26 hải lý/giờ, từ Rạch Giá đến Phú Quốc mất 2 giờ 35 phút, có thể hoạt động trong thời tiết cấp 6 Beaufort. Tuy nhiên, những chiếc tàu “Superdong” hiện đại vẫn đang cập vào cầu tạm bằng gỗ trên cảng An Thới. Phú Quốc vẫn chưa có một cảng biển theo đúng nghĩa. Chính phủ đã giao cho Bộ GTVT đầu tư một cảng biển tổng hợp trên đảo, có khả năng tiếp nhận tàu khách cỡ trung bình và tàu hàng trọng tải đến
  4. 6.000DWT. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào năm 2008 và hoàn thành năm 2010. Cầu đường : Trục đường bộ Bắc- Nam và đường vòng quanh đảo sẽ được xây dựng theo quy hoạch với qui mô phù hợp. Điện : Phú Quốc sẽ lấy điện từ mạng lưới điện quốc gia trong đất liền chuyển ra bằng cáp ngầm dưới biển. Công trình khoảng 260 triệu USD này nhanh hay chậm còn phụ thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam và điều kiện thi công. Nước : Phương án xây dựng trên đảo bốn hồ chứa nước (Cửa Cạn, Dương Đông, Rạch Cá, Suối Lớn) dự kiến đến 2015- 2020 sẽ đảm bảo cho Phú Quốc có thể đón 3 triệu khách du lịch/năm. Cũng có phương án lấy nước từ đất liền đưa ra qua đường ống dẫn, đương nhiên sẽ tốn kém hơn và nguồn nước cũng chưa được xác định. Bảo vệ môi trường Phú Quốc đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới, với 37.000hecta rừng, 12.000hecta thảm cỏ biển và 2.500hecta san hô cần được bảo vệ. Tuy chưa phát triển ồ ạt, nhưng tình trạng ô nhiễm đã xuất hiện nhiều nơi. Thảm cỏ biển, các bãi san hô đang bị xâm lấn hàng ngày do hoạt động cào xới tìm hải mã, hải long, hải sản để cung cấp cho các nhà hàng. Chất thải rắn từ sinh hoạt, vỏ sò, vỏ ốc được chất thành đống hay đổ xuống các vịnh quanh đảo. Nước thải đủ loại từ khách sạn, resort và các khu dân cư đều đổ ra biển không qua xử lý. Với tình trạng trên, không bao lâu nữa, biển Phú Quốc sẽ bị ô nhiễm nặng nề trước khi có khả năng tiếp đón hàng triệu khách du lịch. Ngay từ hôm nay, Phú Quốc rất cần xây dựng một chiến lược bảo vệ môi trường thật nghiêm khắc. Tất cả hoạt động kinh tế- xã hội trên đảo phải tuân theo phương châm “sử dụng và khai thác” đi cùng “gìn giữ và tái tạo”. Những bài học về ô nhiễm môi trường biển của Hạ Long và Cát Bà đủ để
  5. cảnh tỉnh Phú Quốc. Nhân lực và dân trí Dự kiến đến 2020, Phú Quốc sẽ có khoảng 200.000 dân, tăng gấp 2,5 lần so với hiện nay và bình quân có 20000- 30000 khách du lịch vãng lai mỗi ngày. Du lịch sẽ trở thành ngành mũi nhọn, với 70.000 – 80.000 lao động có nghiệp vụ. Trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo là phải giúp người dân có thể chuyển từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp, đồng thời hoà nhập được với lao động nhập cư. Hơn thế nữa, đó là nâng cao dân trí tại địa phương, để hạn chế và xóa bỏ những tiêu cực thường thấy ở các điểm du lịch của Việt Nam. Thay lời kết Phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, giao thương quốc tế, để toả sáng như viên ngọc bích trên vùng biển Tây Nam. Đó là một kỳ vọng lớn đứng trước một cơ hội lớn. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ cần đến sự nỗ lực phi thường để huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước, cũng như sự chỉ đạo thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Để nắm bắt cơ hội và đẩy nhanh tiến độ, có lẽ Phú Quốc rất cần một cơ chế đặc biệt, tương đồng với mô hình đặc khu ở một số nước Châu Á, ví dụ: Đặc khu Hải Nam hay Thâm Quyến của Trung Quốc. Ngô Lực Tải Phú Quốc Việt Nam đừng đầu trong 5 bãi biển “đẹp và sạch ít người biết.” Hãng tin ABC News mới cho hay là trong tuần lễ cuối cùng của mùa Đông, nếu bạn có muốn tìm “sóng biển, cát và ánh nắng mặt trời” thì bạn nên đến với “một trong các bãi biển rất ít người biết tới” trên thế giới. Đứng đầu trong danh sách các “Hidden Beaches” chính là Bãi Dài Beach
  6. của đảo Phú Quốc của Việt Nam. Bãi này được xem là “tuyệt vời” nếu bạn thăm viếng nó từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Thứ nhì trong danh sách là bãi Wildcat Beach ở California. Bãi này có đặc điểm là nó “được dấu” kỹ đến nỗi bạn phải đi bộ vài dặm mới khám phá ra nó và còn phải có giấy phép của Wildcat Campground mới được cắm trại ở đó. Thứ ba Pink Beach ở Barbuda, một đảo có nhiều bãi cát rất đẹp, nơi có nhiều bầy hồng hạc đáp xuống ầm ỉ ngoạn mục, vì thế mới có tên là “Bãi Đỏ”. Thứ tư là Cayo Costa State Park phía Nam Florida. Chỉ có tàu và phà chở bạn ra đây mà thôi, với giá 25 đô la mỗi người cho 1 ngày thăm viếng. Nơi này có 18 địa diểm cắm trại “hết ý”. Chuyện thần tiên là các khách sạn nơi đây không có điện, cho thêm phần hoang dã. Thứ năm là Majahuitas Cove của Mexico. Nơi này nằm ở cực Nam của Banderas Bay, cũng chỉ đi bằng tàu thủy mới tới được. Người ta nóí có một khách sạn nhỏ tên Mjahuitas là nơi “bắt buộc nên tới” nơi này. Tại sao thì bạn nên đi cho biết! Nguyễn Dương Qui hoạch đảo Phú Quốc để "đón" 7 triệu khách du lịch/năm Ngày 13-11-2008, Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc ( Kiên Giang ) đến năm 2030 với kỳ vọng nơi đây sẽ trở thành khu kinh tế hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc gia và quốc tế... Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, với tổng diện tích tự nhiên 593km2, Phú Quốc hoàn toàn có thể trở thành khu kinh tế hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương, đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính, ngân hàng tầm cỡ khu vực và là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng
  7. cũng như giao lưu quốc tế... nếu được qui hoạch tốt, định hướng đúng. Với mục tiêu xây dựng Đảo Phú Quốc hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trường ( như trên )... Bộ Xây dựng đã đề xuất định hướng phát triển kiến trúc - cảnh quan các khu đô thị mới, các khu du lịch, chỉnh trang các khu đô thị cũ và khu chức năng quan trọng, đồng thời đặc biệt xác định các công trình đầu mối ( sân bay, cảng biển...) phải được đầu tư xây dựng hiện đại tầm cỡ khu vực, quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển sử dụng hiện tại và lâu dài. Bờ các sông rạch chính ( như Rạch Cửa Kạn, Dương Đông, Cửa Lấp, Suối Lớn...), các công viên cây xanh trong khu vực đô thị đảo này sẽ được qui hoạch dựa trên nguyên tắc khai thác các trục cảnh quan, sông nước và kênh rạch để thực hiện đồng thời các chức năng giao thông thủy, tiêu thoát nước, điều tiết nước và cảnh quan. Khu dự trữ sinh quyển vườn quốc gia, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phía Bắc đảo; các khu bảo tồn biển như: khu bảo tồn rạn san hô, khu bảo tồn cỏ biển, khu dự trữ sinh quyển... được đặc biệt bảo vệ. Hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn sân bay, các khu an ninh, quốc phòng; hạn chế phát triển đô thị trong các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh thái của đảo. Theo nghiên cứu Bộ Xây dựng vừa đưa ra, dự báo đến năm 2020, Phú Quốc sẽ đón khoảng 2 - 3 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 35 - 40% và đến năm 2030 sẽ đón khoảng 5 - 7 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế chiếm 45 - 50%. Về qui mô dân số, đến 2020 đảo sẽ là nơi sinh sống của 260.000 - 320.000 người, dân số đô thị từ 210.000 263.000 người. Ngoài ra, dân số qui đổi từ khách du lịch khoảng 30.000 - 40.000 người ( tương ứng 2 - 3 triệu du khách/năm kể trên ). Đến 2030, Phú Quốc nếu qui hoạch thành công sẽ "tải" chừng 540.000 - 800.000 người dân đảo, dân số đô thị khoảng 459.000 - 720.000 người, dân số qui đổi từ khách du lịch khoảng 140.000 - 200.000 người ( tương ứng 5 - 7 triệu du khách/năm ).
  8. Hoàng Huy Cùng nhau làm đẹp Phú Quốc Thiên nhiên đã ban tặng cho đảo Phú Quốc các yếu tố thuận lợi nhất để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái vào loại tốt nhất Việt Nam. Đảo Phú Quốc là huyện đảo nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang. Đảo Phú Quốc cách Rạch Giá 120 km, cách Hà Tiên 45 km, cách đường lãnh hải Việt Nam - Campuchia 4,5 km. Đảo có diện tích 593 km2 với tuyến bờ biển dài 145 km. Đảo có hình con cá nằm hướng bắc - nam và đang đớp mồi ở hướng tây bắc. So với các tuyến du lịch khác, toàn bộ tuyến bờ biển đông, tây, nam, bắc của đảo đều có thể khai thác cho mục tiêu du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Với du lịch nghỉ dưỡng, do điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên du khách hoàn toàn có thể tắm biển cả 365 ngày trong năm. Với du lịch sinh thái, du khách có thể leo núi, thăm các khu rừng nguyên sinh trên đảo quanh năm. Bờ biển Phú Quốc xa các mỏ dầu và các khu công nghiệp nên chất lượng nước biển và bãi cát dành cho tắm biển thì không nơi nào ở Việt Nam có thể so sánh được. Từ bờ biển Phú Quốc đến các trung tâm đô thị các nước Đông Nam Á là gần nhất so với bất kỳ vị trí nào ở Việt Nam. Với các thế mạnh trên, chúng ta cần đẩy nhanh các bước đi cần thiết để phát triển kinh tế Phú Quốc. Phú Quốc với mục tiêu là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái nên việc xây dựng hệ thống cầu cảng có thể tiếp nhận các tàu khách lớn siêu hạng trên thế giới là một mục tiêu quan trọng bậc nhất trước mắt. Có như vậy, chúng ta mới có thể thường xuyên đón khách bằng đường biển với số lượng lớn và giá chi phí đi lại thấp nhất. Với góc độ là người quan tâm đến hệ thống cảng biển, tôi đề nghị tỉnh Kiên Giang nên cân nhắc lại quy hoạch hệ thống cầu cảng tại vịnh An Thới. Mô hình hiện tại tôi được biết là không đáp ứng được việc tiếp nhận tàu khách lớn siêu hạng vào Phú Quốc, chỉ tiếp nhận tàu có 6.000 tấn.
  9. Vậy mô hình hệ thống cầu cảng Phú Quốc như thế nào? Đó là hệ thống cầu hình chữ nhật chạy dọc theo hướng bắc - nam dài 1.000m ở bờ phía đông hải đăng An Thới (kèm theo bản đồ mô hình cầu tàu). Dãy cầu tàu ở phía bắc có thể tiếp nhận tàu khách có mớn thấp 3,5-4,0m. Dãy cầu tàu ở phía nam có thể đạt mớn nước sâu trên 10m để tiếp nhận tàu khách loại lớn và tàu công-ten-nơ đến 3 vạn tấn. Tàu khách lớn trên thế giới hiện nay dài 290 m, có mớn nước 8,5 m, tĩnh không 54 m. Tàu công-ten-nơ cho hệ thống các cảng vệ tinh từ 1 vạn đến 3 vạn tấn. Toàn bộ hệ thống cầu tàu như đề xuất là kín gió quanh năm. Việc quay trở tàu khi ra vào cầu là thuận lợi. Với 1.000m cầu tàu trên, ngoài việc đón tàu khách, chúng ta hoàn toàn có thể đón tàu công-ten-nơ cung ứng vật tư xây dựng đảo Phú Quốc. Về mùa gió đông bắc, có thể khai thác hệ thống cầu nhìn về hướng tây. Hơn nữa, do hệ thống bờ biển Rạch Giá - Hà Tiên bị bồi lấp mạnh nên khó có thể xây dựng hệ thống cảng hàng hóa lớn ở bờ biển Rạch Giá, Kiên Lương hay Hà Tiên. Vì vậy nên tính đến khả năng chuyển tải công-ten-nơ từ Phú Quốc về Rạch Giá, Hòn Chông bằng tàu tự hành hay tàu kéo với sà lan có mớn nước từ 4m đến 5 m. Như vậy, tuyến đường chuyển tải sẽ ngắn hơn từ TP. Hồ Chí Minh hay từ Cần Thơ về. Vì lợi ích lâu dài của Phú Quốc, chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng nên quan tâm đến ý kiến này. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho mục tiêu trên. KS. Doãn Mạnh Dũng 16.000 tỷ đồng xây dựng sân bay Phú Quốc Ngày 23-11-2008, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng. Đặt tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đây là dự án được thiết kế và xây dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không đến năm 2020, và định hướng đến năm 2030 có thể tiếp nhận các loại máy bay hiện đại nhất hiện nay. Giai đoạn 1 của dự án có mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, và dự kiến đến quý
  10. 2/2012 sẽ đưa cảng hàng không quốc tế này vào sử dụng, nối liền Phú Quốc với các thành phố lớn trong nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Đăng Dũng Phú Quốc sẽ là thành phố du lịch biển đảo Ngày 31-8-2009, Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Nam, Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn ( Bộ Xây dựng ) đã báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030 với Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kiên Giang. Đây là lần cuối cùng để đơn vị làm quy hoạch nghe ý kiến đóng góp của địa phương, sau đó sẽ trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng phê duyệt trong năm nay. Theo ông Ngô Quang Hùng - giám đốc Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Nam, đồ án điều chỉnh quy hoạch được Chính phủ, Bộ Xây dựng chỉ đạo tổ chức thực hiện khẳng định tầm quan trọng và vai trò vị thế mới, sớm đưa Phú Quốc trở thành một thành phố du lịch sinh thái biển đảo tầm quốc tế, trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao có tên trên bản đồ du lịch thế giới. Đơn vị tư vấn chia Phú Quốc thành các khu chức năng chính sử dụng đất : rừng quốc gia 29.200ha, rừng phòng hộ 6.400ha, nông nghiệp 7.600ha, du lịch 3.700ha, ba đô thị chính 3.000ha, giao thông 1.600ha. Quy mô dân số 530.000 người. Các khu chức năng gồm bảy khu đô thị, 13 khu du lịch, hai
  11. khu phi thuế quan, bốn trung tâm xã và bảy điểm dân cư nông thôn... Khu đô thị có bảy khu, trong đó có ba trung tâm đô thị chính gồm : Khu đô thị trung tâm Dương Đông. Theo định hướng phát triển của đô thị về phía bắc và về phía đông. Trong khu vực đô thị vừa phát triển các khu du lịch ven biển, vừa phát triển các khách sạn. Theo quy hoạch, đây là khu đô thị có mật độ “nén” cao. Diện tích của thị trấn Dương Đông hiện nay là 213ha, dân số khoảng 7.855 người sẽ được mở rộng lên 3.570ha, dân số dự kiến 240.000 người. Khu đô thị cảng An Thới là cửa ngõ giao thông đường biển, phát triển du lịch và là nơi có tầm quan trọng trong chiến lược quốc phòng. Theo quy hoạch, đây cũng là một trong những khu đô thị có mật độ “nén” cao nhằm tạo quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp, du lịch... diện tích từ 120ha và dân số 7.000 người hiện hữu sẽ được nâng lên 677ha, dân số 72.500 người. Khu đô thị khoa học nằm ở phía bắc đảo được quy hoạch với 537ha, dân số 26.500 người. Đối với đất dành cho phát triển du lịch trên đảo Phú Quốc được quy hoạch 13 khu. Các khu du lịch được quy hoạch ở các vị trí “đất vàng” của đảo, tập trung tại các bờ biển, có bãi tắm đẹp như Cửa Cạn, bãi Vũng Bầu, bãi Dài, bãi Rạch Tràm, bãi Rạch Vẹm, bãi Ông Lang, bãi Thơm... Các khu du lịch được quy hoạch gần hai khu đô thị Dương Đông, An Thới và sân bay. Mật độ xây dựng tại các khu đô thị trung bình, các khu du lịch gồm khách sạn hỗn hợp, khu nghỉ dưỡng, hỗn hợp, thương mại và mua sắm, năm sân golf với chất lượng quốc tế và trung tâm du lịch thể thao. Đảo Phú Quốc có tổng diện tích 59.300ha, bao gồm thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và tám xã là Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và Hoàn Thơm (gồm các đảo phía nam An Thới). Phú Quốc có bờ biển đẹp, khí hậu mát mẻ, có rừng nguyên sinh, hệ sinh thái phong phú. Năm 2008 dân số của Phú Quốc khoảng 91.000 người. Tấn Thái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2