intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Phần 2)

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

129
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.1.Trong vốn từ có nguồn gốc nước ngoài trong tiếng Việt, chúng ta có thể chia làm hai loại lớn là: từ ngữ vay mượn và từ ngữ nước ngoài. Trong đó, từ ngữ vay mượn bao gồm một bộ phận từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ dịch và một bộ phận của các từ ngữ phiên chuyển. Còn các từ ngữ nước ngoài bao gồm bộ phận còn lại của các từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ nguyên dạng, các từ ngữ chuyển tự, và phần còn lại của các từ ngữ phiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Phần 2)

  1. Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Phần 1) 1.1.Trong vốn từ có nguồn gốc nước ngoài trong tiếng Việt, chúng ta có thể chia làm hai loại lớn là: từ ngữ vay mượn và từ ngữ nước ngoài. Trong đó, từ ngữ vay mượn bao gồm một bộ phận từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ dịch và một bộ phận của các từ ngữ phiên chuyển. Còn các từ ngữ nước ngoài bao gồm bộ phận còn lại của các từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ nguyên dạng, các từ ngữ chuyển tự, và phần còn lại của các từ ngữ phiên chuyển. Xét về góc độ vay mượn, có thể thấy, các từ ngữ này có thể là: Các từ ngữ dịch (căn ke, sao phỏng ngữ nghĩa).  Các từ ngữ phiên chuyển;  Các từ ngữ chuyển tự (ví dụ: đối với tiếng Nga);  Các từ ngữ nước ngoài (giữ nguyên dạng cách viết).  Trong những phương thức vay mượn trên, dịch là một phương thức tối ưu nhất, hợp lí nhất, đảm bảo cao nhất tính thống nhất cho hệ thống hiện tại. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải với bất kì từ nào chúng ta cũng có thể dịch sang tiếng Việt bằng một yếu tố tương đương sẵn có. Bởi vì yêu cầu cho “bản dịch ” là tính
  2. chính xác và tính “từ hoá ”. Bên cạnh đó, hiện nay đang tồn tại một xu hướng “tiết kiệm ”, mang tính “lười” là để nguyên dạng với cái lí là cho có tính quốc tế, cho dễ dàng hơn trong việc hội nhập và cập nhật kiến thức của nhân loại. Song rõ ràng đây chỉ là một xu hướng chịu sự tác động về mặt tâm lí. Cái quan trọng và quyết định ở đây phải là quy luật bản ngữ hoá của ngôn ngữ. Vì vậy, dịch là một con đường sáng sủa nhất cho việc xâm nhập của các từ ngữ nước ngoài vào trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đó là một con đường không hề bằng phẳng, dễ đi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc vay mượn các thuật ngữ tiếng Anh và việc chuyển dịch các thuật ngữ này sang tiếng Việt. Điều này xuất phát từ hiện trạng là tiếng Anh đang có một cuộc “xâm lăng” rất mạnh mẽ vào trong tiếng Việt trên nhiều bình diện của đời sống: kinh tế, khoa học, công nghệ, thể thao… Trong các lĩnh vực đó, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ chọn lĩnh vực công nghệ thông tin làm đối tượng khảo sát, hơn nữa, đây cũng là lĩnh vực có sự tiếp xúc sâu sắc và mạnh mẽ nhất. 1.2. Có một thực tế là tốc độ phát triển của ngành khoa học công nghệ thông tin là rất nhanh. Trong vòng từ sáu tháng đến một năm là công nghệ hiện tại đã có thể bị lạc hậu. Trong khi đó, Việt Nam không phải là một quốc gia phát triển mạnh về lĩnh vực này và chúng ta luôn ở trong tình trạng đuổi theo công nghệ. Trong khi đó, có một quy tắc không thành văn là tiếng Anh là ngôn ngữ của công nghệ thông
  3. tin. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các ngôn ngữ lập trình (programming languages) và những quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh nhất là Mĩ và Ấn Độ lại là những quốc gia nói tiếng Anh. Vì vậy, khi muốn học tập và tiếp nhận công nghệ mới, người ta phải biết tiếng Anh. Trong khi đó, giữa các thuật ngữ tiếng Anh và các “bản dịch ” tiếng Việt của nó luôn có một độ khúc xạ nhất định về cấu tạo và ngữ nghĩa. Đó là một sự cản trở cho việc tiếp nhận công nghệ mới nếu người tiếp nhận không thật sự giỏi tiếng Anh và đã quá quen với hệ thuật ngữ tiếng Việt. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng “lười ” như đã nói ở trên. Như thế, yêu cầu được đặt ra ở đây là cần phải dịch như thế nào để vừa đảm bảo tính chính xác lại vừa tiện lợi cho việc liên tưởng, đối chiếu giữa các thuật ngữ tương ứng trong hai ngôn ngữ. Nhìn lại thực tế những thuật ngữ đã dịch, chúng ta thấy những cách dịch như sau: 1– Sử dụng những từ ngữ sẵn có và tương đương. Ví dụ: account – tài khoản; paste – dán mouse – con chuột net – mạng
  4. hang – treo … Thực chất, trong tiếng Anh, đây là những từ ngữ được thêm nghĩa mới, phản ánh những khái niệm mới. Nguyên tắc chọn lựa từ ngữ của nó là mối liên hệ gần gũi về một khía cạnh nào đó. Ví dụ như giữa con chuột máy tính là một thiết bị trỏ với con chuột là một động vật gặm nhấm có sự giống nhau về hình thức bên ngoài… Và khi những khái niệm này đi vào tiếng Việt thì người Việt cũng cung cấp nghĩa mới (là nội hàm của khái niệm) cho những từ tương đương sẵn có cũng với cũng một phương thức như vậy. Song, không phải thuật ngữ nào, khái niệm nào cũng có thể sử dụng những từ sẵn có như vậy được. Nếu như vậy sẽ xảy ra hiện tượng đồng âm ở mức không thể kiểm soát. Và phương thức ghép là một giải pháp. 2– Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự liên tưởng về khái niệm. Ví dụ: server ~ người phục vụ → server = máy chủ; → client = máy khách; client ~ khách hàng → path = đường dẫn; path ~ đường đi → cursor = con trỏ; cursor ~ mũi tên … (Ghi chú: phần in nghiêng là các thuật ngữ)
  5. Có thể thấy, ngay trong ngôn ngữ gốc đã có một sự liên tưởng giữa khái niệm mới và khái niệm cũ do từ đó biểu đạt, nghĩa là đã có một lần khúc xạ. Đến khi dịch sang tiếng Việt thì lại có một sự liên tưởng nữa. Như vậy là có tới hai lần khúc xạ trong cách dịch này. Như thế, sẽ rất khó cho người học trong việc nhớ từ. 3– Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự tương ứng 1–1 về thành phần cấu tạo từ/ cụm từ. Ví dụ: + (base = cơ sở) → data base = cơ sở dữ liệu; (data = dữ liệu) (command = lệnh) + (line = dòng) → commandline= dòng lệnh; → download = tải xuống; (down = xuống) + (load = tải) → scanner = máy quét; (scan = quét) + (-er = máy) → browser = trình duyệt; (browse = duyệt) + (-er = trình-) + (face = -diện) → interface = giao diện; (inter- = giao-) … Ngoài ra còn có một số thuật ngữ được dịch theo phương thức có cả yếu tố tương đương (cách 1) lẫn một chút yếu tố liên tưởng (cách 2), khó phân định: field = trường; command = câu lệnh;.. Nhưng phức tạp hơn là cách dịch kết hợp cách 2 và cách 3: hacker = tin tặc; clipboard = bộ nhớ đệm… Tuy nhiên cả hai trường hợp này đều không nhiều.
  6. Cách dịch đáng chú ý nhất là cách dịch thứ ba. Ở đây có một sự tương ứng gần như 1–1 về cơ cấu hình vị cấu tạo từ. Một câu hỏi được đặt ra là: Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay đó là những sự tương ứng mang tính quy luật? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc đối chiếu hệ thống hình vị của hai ngôn ngữ Anh-Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2