intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHỦ TUẤN NGHĨA CỦA DƯƠNG LỄ CÔNG TRỊNH ĐỖ Ở HOÀNG MAI (THẾ KỶ XVI, XVII KINH ĐÔ THĂNG LONG)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuối thế kỷ XIV thời Trần Thuận Tông đã lấy đất Cổ Mai phong cho thượng tướng Trần Khát Chân dựng thái ấp trên gò Kỳ Lân. Đến đầu thế kỷ XVI nhà Mạc đã cho tách một phần đất Hoàng Mai lập ra làng Tương Mai. Cuối thế kỷ XVI năm Nhâm thân (1952) tiết chế Trịnh Tùng đem quân ra Thăng Long đánh Mạc Hậu Hợp, sai tướng Trịnh Ninh Thái phó Nguyễn Hữu Liêu dinh tả khu đem 1 vạn binh tượng đánh cầu dừa tiến thẳng cửa Tây, tướng dinh hữu khu là Thái úy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHỦ TUẤN NGHĨA CỦA DƯƠNG LỄ CÔNG TRỊNH ĐỖ Ở HOÀNG MAI (THẾ KỶ XVI, XVII KINH ĐÔ THĂNG LONG)

  1. PHỦ TUẤN NGHĨA CỦA DƯƠNG LỄ CÔNG TRỊNH ĐỖ Ở HOÀNG MAI (THẾ KỶ XVI, XVII KINH ĐÔ THĂNG LONG) tượng Thạc quận công Trịnh Tạc và phu nhân ở phủ Tuấn Nghĩa
  2. Cuối thế kỷ XIV thời Trần Thuận Tông đã lấy đất Cổ Mai phong cho thượng tướng Trần Khát Chân dựn g thái ấp trên gò Kỳ Lân. Đến đầu thế kỷ XVI nhà Mạc đã cho tách một phần đất Hoàng Mai lập ra làng Tương Mai. Cuối thế kỷ XVI năm Nhâm thân (1952) tiết chế Trịnh Tùng đem quân ra Thăng Long đánh Mạc Hậu Hợp, sai tướng Trịnh Ninh Thái phó Nguyễn Hữu Liêu dinh tả khu đem 1 vạn binh tượng đánh cầu dừa tiến thẳng cửa Tây, tướng dinh hữu khu là Thái úy Hoàng Đình ái và Trịnh Đồng đem 1 vạn 500 binh tượng đánh phá cầu Dền tiến thẳng cửa Nam Giao. Tướng dinh tiễn khu là Thái bảo Tả đô đốc Ngạn quận công Trịnh Đỗ đem cơ trung quân cùng Thụy tráng hầu hợp binh tượng gồm 1 vạn 2000 quân đánh phá Cầu Muống tiến thẳng đến cửa Cầu Gỗ (phố Cầu Gỗ hồ Ho àn Kiếm ngày nay). Tiết chế Trịnh Tùng đốc suất binh tượng đại dinh gồm 2 vạn 5000 quân làm hậu đội tiến đến Hồng Mai đón g quân (nay là phố Bạch Mai) (ĐVKSTT/T3/Tr172). Sách Toàn thư viết, Chiến trận “Từ giờ Tỵ đến giờ Mùi chưa phân thắng bại... quân Trịnh, Sau chiến thắng vang dội, giải phóng kinh đô Thái bảo Ngạn quận công Trịnh Đỗ đóng quân ở đại bản doanh ở Hoàng Mai, mở phủ tại đây. Lúc đó ông là quan Trung quân đô đốc phủ, Tả đô đốc Ch ưởng phủ sự, Thái phó Ngạn quận công (1593). Khu vực Hoàng Mai, Quỳnh Lôi, Mai Động rộng lớn thuận tiện thủy bộ là nơi Trịnh Đỗ đóng quân bảo vệ kinh thành Thăng Long. Tiết chế Trịnh Tung hạ lệnh các dinh ra phường Phúc Lâm xây dựng Vương phủ. Khu vực dinh Tuấn Nghĩa (1609) (ĐVKSTT/T3/Tr314) là phủ Thái úy Dương Lễ công Trịnh Đỗ ở Hoàng Mai từ 1592 đến 1628 là một thời gian dài, sau đó còn tồn tại đến năm 1943 là một nền phủ các xà gỗ đổ xập trên một khu phế tích rộng lớn, ông đã có nhiều đóng góp, xây dựng công ích, mở mang đền chùa, phát triển văn hóa làm cho nơi này trù phú. Nhiều di tích đền chùa còn lại đến nay vẫn còn lưu truyền như khu đầu phủ là dinh phủ của Thái úy Phụng Quốc công Chưởng phủ
  3. sự. Ông là một danh tướng vào sinh ra tử giành nhiều chiến công trong cuộc trung hưng nhà Lê. Năm Bính Dần niên hiệu Vĩnh Tộ (1626) sách phong Tả t ướng Dương Lễ Công Trịnh Đỗ (ĐVSK bản kỷ tục biên trang 330). Phó nguyên soái, ông là em thân cận của chúa Trịnh Tùng. Dương Lễ Công Trịnh Đỗ tính tình đôn hậu, hòa nhã, chuộng đạo phật. Mai Lĩnh hầu, thượng trụ quốc Phùng Khắc Khoan đã ca ngợi tấm bia còn lại đến nay ở chùa Long Khánh (làng Quỳnh Lôi) đã viết: “ở trong cảnh giàu sang mà không kiêu căng xa xỉ, giáo dục con cái biết phát tâm bồ đề”. Gia đình ông còn xây dựng trùng tu nhiều chùa như chùa Nga My, chùa Thắng Minh, đình Mai Động, đặc biệt là chùa Long Khánh làng Quỳnh Lôi (khu Hai Bà Trưng) đây là khu chùa c ổ có từ thời Lý Trần thuộc huyện Thanh Trì. Năm Giáp Thìn (1604) niên hiệu Hoằng Định đã được Gia đình ông tu sửa tôn tạo, tiếp tục đến năm Bính Ngọ (1606) con của D ương Lễ công Trịnh Đỗ là Trịnh Tạc chỉ huy Cẩm y Vệ, Đô chỉ huy sứ, Thư vệ sự tước phù Lương hầu tiến hành mở rộng chùa to lớn xây tiền đường, đắp tượng đã được Mai Lĩnh hầu Phùng Khắc Khoan viết trong bia ký (trùng tu Long Khánh tự bị) đã được dịch in trong Tổng tập văn bia Hà Nội năm 1978 như sau: “Văn bia trùng tu chùa Long Khánh. Có công đ ức to lớn đối với Phật thánh thì nhất định được ghi vào bia để lưu truyền dài lâu. Năm Mậu Thìn (1628) Thái úy Chưởng phủ sự Dương Lễ công Trịnh Đỗ mất tại Hoàng Mai được phong Thái tể Phụng Quốc công đặc tiến phó súy Phủ, tả t ướng Thụy hiệu là ý Thuần, gia phong mỹ tự: “... khiêm cẩm, cung hòa đạt tôn, hiển uy hộ quốc, trợ chính khu ty, khiêm-đức-cung-thuận-cẩn-nghi-phù cương - tán bệnh- kiến công- kỳ mở- diệu- thắng địch”. Tuy- dân- phủ- chúng- duệ... trí hùng lược anh huy. Gia tôn tỉnh biên an quốc hàm chính, thùy tục... Thệ tứ Thụy năm ất M ùi (1555) mất ngày 17 tháng 6 năm Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh tộ năm thứ 10 (1628) hưởng thọ 72 tuổi (Đại Việt sử ký - Bản kỷ tục biên/T3/Tr332) di tích Lăng Trịnh Đỗ tại Trịnh Điện Thanh Hóa. Lăng chầu thái tể Phụng quốc công Trịnh Đỗ xây trên sườn núi Nga Mi, hiện nay chỉ
  4. còn hai ngựa đá chầu nguyên khối cao 2m, dài 2m, rộng 0,6m, ngựa được tạc theo dáng ngựa chiến, thon, cao, ức nở, chạm trổ rất mỹ thuật có giá trị điêu khắc ở thế kỷ XVIII. Phía dưới là hồ bán nguyệt thường gọi là ao phủ, hiện nay được tu sửa bước đầu xây bao quanh lăng. Tại khu vực Hoàng Mai có dinh của con Thái úy Trịnh Đỗ là quan Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty, Đô chỉ huy sứ, Thư vệ sự Thạc quận công Trịnh Tạc và Thạc phu nhân. Hai ông bà đều chuộng đạo Phật, làm nhiều điều tốt, phát triển xây dựng nhiều công đức đền chùa, tạc nhiều tượng Phật. Khi hai ông bà mất, dân chúng trong vùng tạc tượng thờ hậu ông bà Thạc quận công ở chùa Long Khánh. Hai pho tượng còn lưu giữ nhiều đặc điểm trang phục thời Lê Trịnh, nét mặt diễn tả chân thực, có giá trị mỹ thuật cao. Tượng Thạc quận công Trịnh Tạc ngồi thiền, tay trái ngửa lòng, lần tràng hạt, đầu đội mũ Dương đường có hai tầng, trán mũ trạm vầng lửa mặt trời, hai bên gắn hoa cúc, phần thiên quan cao chia đôi chạm 4 bông hoa cúc nổi, có gắn ngù. Nét mặt ông đôn hậu hơi mỉm cười, mặc trang phục thân vương, áo trong cổ giao lĩnh, ngoài áo cổ xẻ giữa (phường tâm khúc), ngực gắn bổ tử hình kỳ lân, hai chân xếp bằng tròn. Tượng Thạc phu nhân ngồi thiền, nét mặt rạng rỡ, thanh tú, mũi thon dọc dừa, môi thắm, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ thông thiên quan kiểu vương miện, chạm mặt trời, 2 rồng chầu, kiểu mũ này rất phổ biến thời Lê Trịnh của các quận chúa Ngọc Cơ, Ngọc Duyên. Nét mặt đôn hậu, đầy đặn của một phu nhân quý tộc đã đứng tuổi. Trang phục ngoài yếm đào là áo tràng vạt và 2 áo gấm kiểu tô la phủ ngoài, cổ áo viền trang trí lớn hoa văn lục giác hồi văn đường chạm nổi, tay trái ngửa lòng lần tràng hạt, tay áo thụng lớn. Theo tài liệu của Doãn đoan Trịnh hai bức tượng hậu này còn lại là do dân làng Quỳnh Lôi đã liều thân chuyển chạy khi Pháp đốt chùa năm 1908(1). Chùa Long Khánh được phục hồi hai lần vào năm 1909 và 1912, nhiều tượng và hoành phi câu đối được làm lại. Năm 1988 dựng nhà tổ, 1999 dựng nhà mẫu, năm 2000 các cột gạch trước tiền đường được thay bằng cách cột đá chạm hoa văn. Chùa Long Khánh là một ngôi chùa cổ có hàng ngàn ngăm lịch sử, từ thời Lý bên đường cái quan (thiên lý)
  5. phong cảnh kiến trúc đẹp, là di tích lịch sử tôn tạo của nhiều thời đại. Chùa được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tháng 2 năm 1995 (Trần Văn Mỹ), (Văn hóa thông tin Hà Nội số 2 - 2001). TRỊNH QUANG VŨ Hà Nội di tích lịch sử văn hóa và cảnh thắng. Trung tâm UNESCO. Bảo (1) tồn và phát triển văn hóa dân tộc năm 2000. Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2