intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp - Các kỹ thuật liên quan tới lấy mẫu

Chia sẻ: Le Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm rõ khung lấy mẫu của bạn, quyết định qui mô mẫu phù hợp, lựa chọn phương pháp mẫu là những nội dung chính trong tài liệu "Phương pháp - Các kỹ thuật liên quan tới lấy mẫu" dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp - Các kỹ thuật liên quan tới lấy mẫu

  1. Các Phương pháp TD&ĐG – Các kỹ thuật liên quan tới lấy mẫu 1 PHƯƠNG PHÁP – CÁC KỸ THUẬT LIÊN QUAN TỚI LẤY MẪU Hướng dẫn này được sử dụng phối hợp với các Phương pháp Lấy mẫu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên. Một cuộc tổng điều tra thường không thể thu thập dữ liệu từ toàn bộ dân số mà bạn muốn nghiên cứu. Do nhóm đó có thể quá lớn hoặc thời gian, nguồn lực và ngân quĩ quá hạn hẹp để cho phép tiến hành một cuộc tổng điều tra. Trong các trường hợp này, bạn cần lựa chọn một nhóm mẫu càng điển hình cho toàn bộ dân số càng tốt nhằm đưa ra các kết luận về thực chất của toàn bộ dân số. Vì thế, cần có một số công cụ để xác định dữ liệu của bạn điển hình tới mức nào, và từ đó xác định xem mức độ tin cậy của những thông tin trong nghiên cứu của bạn như thế nào. Việc bạn lựa chọn mẫu ra sao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng kết quả cuối cùng của nghiên cứu về TD&ĐG. Nếu phương pháp lấy mẫu của bạn mang định kiến cá nhân hoặc mẫu của bạn quá nhỏ thì khi đó những kết quả TD&ĐG của bạn sẽ ít tin cậy hơn và thậm chí có thể không hợp lệ. Nếu bạn lựa chọn mẫu dựa trên TD&ĐG, 3 yếu tố dưới đây đặc biệt cần được cân nhắc bởi nó ảnh hưởng tới các phương pháp bạn lựa chọn cho hoạt động TD&ĐG và tính hợp lệ của những phát hiện của bạn . Làm rõ khung lấy mẫu của bạn. Khung lấy mẫu là sự mô tả chung tất cả các cá thể mà bạn có thể chọn làm mẫu. Để làm được việc này, bạn phải xác định một nhóm người dân cụ thể mà bạn muốn nghiên cứu (ví dụ, tất cả các hộ dân trong xã, một số nhất định các hộ dân trong huyện hoặc một số bản sống trong rừng) hoặc cụ thể hoá một đơn vị nào đó bằng cách mô tả (ví dụ, ranh giới của rừng cần được nghiên cứu). Quyết định qui mô mẫu phù hợp. Qui mô của mẫu mà bạn lựa chọn ảnh hưởng rất lớn đến tính hợp lệ của những phát hiện của bạn. Ngược lại với quan điểm thường thấy, qui mô tối ưu nhất của mẫu bạn lấy không liên quan nhiều tới dân số mà bạn đang nghiên cứu. Thực ra qui mô đó cần được xác định dựa trên ngân sách và nguồn lực sẵn có, số lượng tiểu nhóm cần được phân tích, thời gian sẵn có và thời gian cần có để tiến hành việc này một cách đúng đắn, sự sai khác nội trong dân số biến động đang được thử nghiệm, mức độ bảo mật mong đợi mà bạn muốn có được tính toán nằm trong giá trị biên cho phép đối với dân số, và sai sót cho phép tối đa mà bạn thấy có thể chấp nhận được.. Điểm cuối cùng này, tức sai sót trong lấy mẫu, đảm bảo chắc chắn rằng mẫu của bạn đại diện cho dân số của bạn và khả năng mẫu đó có tính định kiến cá nhân. Mặc dù dữ liệu của bạn không cần phải chính xác 100%, nhưng bạn cần phải làm rõ mức độ chắc chắn như thế nào trong các kết quả của bạn. Qui mô mẫu hoặc sai sót có thể được tính toán thông qua các công thức thống kê. Để tính toán được qui mô phù hợp cho mẫu, hãy tham khảo website sau về cách tính toán qui mô mẫu. (http://ebook.stat.ucla.edu/calculators/samplesize.phtn-d ). PHUONG PHAP - Cac ky thuat lien quan toi lay mau.doc Page 1 of 2
  2. Các Phương pháp TD&ĐG – Các kỹ thuật liên quan tới lấy mẫu 2 Lựa chọn phương pháp mẫu. Với qui mô mẫu của mình, bạn có thể chọn một trong 2 phương pháp chọn mẫu căn bản là: lấy mẫu ngẫu nhiên và lấy mẫu không ngẫu nhiên. Việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào loại thông tin cần có. Lấy mẫu ngẫu nhiên thường liên quan tới việc thu thập và phân tích các dữ liệu định lượng. Phương pháp này cho phép mỗi cá nhân trong cộng đồng một cơ hội công bằng khi được lựa chọn qua các phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp này có những qui trình lựa chọn được xác định rõ ràng hơn, sử dụng các danh mục (hoặc tương tự) như là khung lấy mẫu và cho phép mức độ sai số. Lấy mẫu không ngẫu nhiên thường ít chính thống hơn, nó thường liên quan tới việc thu thập và phân tích các dữ liệu định lượng và thiên về việc lấy mẫu có chủ ý và trọng tâm hơn trong phạm vi một số lượng người nào đó. Cả hai phương pháp tiềm ẩn một số rủi ro về định kiến cá nhân, mặc dù những câu trả lời có thể đáng tin cậy cho các mục đích của bạn. Rủi ro về định kiến cá nhân là một tính năng khác biệt chính giữa 2 phương pháp. Trong lấy mẫu ngẫu nhiên, biết trước được rủi ro và bạn có thể hạn chế tối đa - miễn là có sẵn nguồn, Nhưng với phương pháp lấy mẫu không ngẫu nhiên, rủi ro về định kiến cá nhân thường lớn hơn và khó đánh giá hơn. Nguồn: Hướng dẫn TD&ĐG Dự án – Phụ lục D – IFAD 2002 PHUONG PHAP - Cac ky thuat lien quan toi lay mau.doc Page 2 of 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2