intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh cao huyết áp: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Chữa bệnh cao huyết áp bằng phương pháp dưỡng sinh" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Dưỡng sinh đối với người bị cao huyết áp; Tự xoa bóp; Luyện thở; Luyện thư giãn; Bấm huyệt; Thể dục chống xơ cứng; Thứ tự kết hợp các phương pháp tập luyện; Ăn uống đối với bệnh tăng huyết áp. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh cao huyết áp: Phần 2

  1. DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP Tăng huyết áp, như trên đã trình bày, là một bệnh khá phổ biến. Ở giai đoạn I nếu được điều trị tích cực có thể hồi phục. Còn ở giai đoạn II thì mục tiêu chủ yếu là điều trị ổn định lâu dài, tránh chuyển sang giai đoạn III. Ở đầu giai đoạn II và trong giai đoạn II, cần tập luyện để huyết áp ổn định ở mức cho phép, kéo dài cuộc sống sinh hoạt, làm việc như bình thường. Phác đồ điều trị tăng huyết áp bằng tập Dưỡng sinh có các nội dung sau: TỰ XOA BÓP Tự xoa bóp theo phương pháp y học cổ truyền là xoa bóp cả tạng phủ bên trong và bên ngoài. Xoa bóp tạng phủ bên trong thông qua cách thở sâu, thở cơ hoành. Xoa bóp bên ngoài bao gồm xoa bóp ngũ quan (tai, mắt, mũi, lưỡi, da), tay, chân, thân mình, cả sau lưng nơi mà tay không sờ tới và đáy thân (nơi hậu môn), có nghĩa là tác động tới 35
  2. tất cả các bộ phận của cơ thể để chuyển vận khí huyết đi khắp nơi. Việc xoa bóp ngũ quan là phương pháp được rút ra từ những kinh nghiệm lâu đời để giữ gìn sức khoẻ. Tự xoa bóp có tác dụng tốt đối với da như: làm sạch da, bóng da, tăng tính đàn hồi của da, kích thích các tuyến ở dưới da, đặc biệt có tác dụng giãn mạch ngoại biên. Đối với tăng huyết áp, giãn mạch có ý nghĩa rất quan trọng làm cho máu trở về tim tốt hơn. Đặc biệt, dưới da có nhiều mút thần kinh, thông qua xoa bóp có thể gây hưng phấn nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu. Đối với cơ: Tự xoa bóp có thể làm tăng tính đàn hồi của cơ, phục hồi sự mỏi mệt các cơ một cách nhanh chóng, làm tăng sức bền của cơ, làm giãn cơ, máu lưu thông tốt giúp cho sự điều hoà huyết áp, chống co cứng cơ. Mặt khác, tự xoa bóp làm cho máu tới nuôi dưỡng cơ tốt, tránh đau nhức và teo cơ. Đối với gân và dây chằng, xương khớp: Tự xoa bóp có khả năng làm mềm, giãn dây chằng, làm tăng dinh dưỡng khớp, tăng sự hoạt động của khớp, chống khô khớp, chống thấp khớp. Do đó tự xoa bóp có thể tham gia tích cực vào việc chữa bệnh về khớp. Khớp không đau đi lại vận động tốt sẽ giúp cho hệ thống tuần hoàn làm việc tốt hơn - giúp cho huyết áp ổn định. Đối với hệ thần kinh: Tuỳ theo thủ thuật của tự xoa bóp, mạnh, vừa hoặc nhẹ sẽ có ảnh hưởng 36
  3. tới sự hưng phấn hay ức chế của thần kinh. Khi tăng huyết áp nên xoa bóp khắp cơ thể với thủ thuật nhẹ hoặc vừa nhịp nhàng. Như thế có thể chữa được bệnh mất ngủ, hoặc thần kinh hoảng hốt, rối loạn. Đối với hệ tuần hoàn: Tự xoa bóp có tác dụng làm giãn các mạch máu ngoại biên, do đó máu trở về tim nhanh hơn, giúp cho máu đi nuôi cơ thể tốt hơn. Tăng huyết áp có liên quan mật thiết với trạng thái của mạch: khi co mạch máu thì huyết áp tăng, khi giãn mạch máu thì huyết áp giảm. Vậy tự xoa bóp là cơ sở để điều chỉnh huyết áp. Khi mạch máu giãn sẽ giúp cho tim làm việc nhẹ nhàng hơn. Đối với hô hấp: Tự xoa bóp giúp kích thích thở sâu hoặc là trong lúc tiến hành tự xoa bóp nên kết hợp thở có nhịp điệu, với động tác xoa bóp theo phương pháp Dưỡng sinh. Khi thở sâu sẽ giúp cho việc chuyển hoá nội tạng bên trong được tốt hơn, khả năng điều hoà huyết áp tốt hơn. Tự xoa bóp còn tham gia vào quá trình chống xơ cứng tuổi già. Người trẻ do không bị xơ cứng, nên hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn, hình thể đẹp. Ngược lại người già cơ thể dần xơ cứng nên đi đứng rất khó khăn, lưng còng, tai nghễnh ngãng, mắt mờ, trí nhớ kém, mạch máu cũng bị xơ cứng. Tuổi già là một quá trình xơ cứng - điều đó có ảnh hưởng trực tiếp làm cho huyết áp tăng cao. Tự xoa 37
  4. bóp làm cho khí huyết lưu thông trong ngoài giúp cho việc bồi dưỡng cơ thể; khi khí huyết lưu thông thì cơ thể sẽ không bị đau nhức, tăng cường được khả năng chống đỡ với bệnh tật, nhất là các bệnh về tim mạch, huyết áp. Xo a b ó p ngũ quan Phản ứng với bên ngoài là nhờ vào các giác quan của ngũ quan. Muốn được nhanh nhẹn, nhất là đối với người già, người bị huyết áp cao cần thường xuyên tập luyện phương pháp này. Về tư thế. Tư thế ngồi là thuận tiện nhất, có thể ngồi kiểu hoa sen hay ngồi thõng chân để tiến hành xoa bóp (hình 1, 2, 3). Hình 1 Hình 2 Hình 3 - Gãi đầu Trước hết phải xoa tay cho nóng, đầu hơi cúi 38
  5. xuống, hai tay đặt dưới trán dùng các ngón tay luồn vào chân tóc vuốt sát da đầu từ trước ra sau, làm như thế 10 lần (hình 4, 5). Hình 4 Hình 5 - Xoa bóp tai và loa tai Hai tai có nhiều huyệt châm, các huyệt này có thể trị nhiều bệnh trong cơ thể. Phía trước và phía sau tai có các huyệt chữa điếc tai và ù tai. Xoa nóng 2 bàn tay, dùng lòng bàn tay xát lên xát xuống 2 bên loa tai làm cho tai nóng lên, làm như thế từ 10 đến 20 lần. Áp vào màng nhĩ. Úp 2 lòng bàn tay vào 2 lỗ tai, ấn bịt lỗ tai để cho hơi trong lỗ tai áp vào màng nhĩ rồi mở nhanh hai bàn tay ra cùng một lúc để cho màng nhĩ được tác động. Động tác này có tác dụng đến tai giữa và tai trong vì màng nhĩ chuyển rung động đến các phần của tai trong, có tác dụng chống xơ cứng, làm cho khí huyết lưu thông ở tai trong, làm như thế từ 5 đến 10 lần (hình 6, 7). 39
  6. Hình 6 Hình 7 Động tác đánh trống trời. Hai lòng bàn tay áp vào lỗ tai cho kín, các ngón tay đặt phía sau gáy, ngón trỏ đè lên ngón giữa rồi dùng sức bật ngón trỏ xuống đánh nhẹ vào vùng gáy sẽ gây ra tiếng vang, sau đó nhanh chóng đặt ngón trỏ lên ngón giữa tiếp tục bật xuống. Động tác này làm từ 10 đến 20 lần (hình 8, 9). Hình 8 40
  7. Hình 9 - Xoa mắt Dùng 2 đầu ngón tay trỏ đặt tại đầu hai lông mày rồi xoa vòng tròn xuôi theo chiều lông mày vòng quanh hố mắt. Nếu muốn mạnh hơn, nắm bàn tay lại dùng phía sau ngón cái đặt vào hai đầu lông mày rồi miết xuôi theo chiều lông mày vòng quanh hố mắt (Động tác này làm từ 10 đến 20 lần). Vuốt nhẹ mi trên. Mắt nhắm nhẹ, dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ từ đầu mắt đến cuối mắt (làm động tác này từ 3 đến 5 lần). Day vào huyệt tinh minh. Huyệt tinh minh vị trí ở góc trong mắt, sát cánh mũi. Tác động day vào huyệt này có tác dụng làm sáng mắt, nhuận mắt. Dùng ngón tay trỏ day vào huyệt tinh minh ở hai bên, day khoảng 4 đến 10 phút (hình 10, 11, 12). 41
  8. Hình 10 Hình 11 Hình 12 - Xoa mũi Nghiêng bàn tay, dùng phía ngón trỏ xoa mũi từ dưới lên, từ trên xuống tốc độ hơi nhanh làm cho cánh mũi nóng lên. Vị trí xoa: từ huyệt nghênh hương sát chân cánh mũi đến huyệt tinh minh góc trong mắt (hình 13, 14, 15). Vuốt đầu lỗ mũi rồi bẻ lỗ mũi qua lại (hình 17). 42
  9. Hình 13 Hình 14 Hình 15 Hình 16 Dùng ngón tay cái bịt một bên cánh mũi rồi hít thở sâu, sau đó lại chuyển sang cánh mũi bên đối diện cũng hít thở sâu, làm như thế 10 đến 15 lần. Chủ yếu kiểm tra sự thở của hai bên mũi, nếu bị nghẹt thì cần day huyệt nghênh hương. 43
  10. Day huyệt nghênh hương. Dùng hai đầu ngón tay của ngón trỏ day vào huyệt nghênh hương (sát hai bên cánh mũi) có tác dụng trị bệnh ngạt mũi, sổ mũi (hình 16). - Xoa miệng - gõ răng - đảo lưỡi Dùng lòng bàn tay bên này sát miệng và má bên kia từ miệng đến tai và từ tai đến miệng. Tác dụng làm giãn mạch máu ở mắt (hình 18, 19). Hình 17 Hình 18 Hình 19 Gõ răng. Hai bên răng hàm gõ vào nhau 10 lần; răng cửa gõ vào nhau 10 lần có tác dụng làm chắc răng, ăn ngon. Đảo lưỡi. Dùng đầu lưỡi đảo vòng tròn ngoài lợi kết hợp với đảo mắt theo chiều thuận và ngược kim đồng hồ từ 5 đến 10 lần. Dùng đầu lưỡi đảo vòng tròn trong lợi cũng 44
  11. từ 5 đến 10 lần, có tác dụng kích thích cảm giác ăn ngon, tăng khả năng vị giác. Chú ý khi đảo lưỡi nếu không bị sâu răng có thể nuốt nước bọt xuống dạ dày giúp tăng cường tiêu hoá (hình 20, 21). Hình 20 Hình 21 Hình 22 Tróc lưỡi. Đưa lưỡi vào vòm họng và tróc lưỡi từ 10 đến 20 lần, đưa vào sâu trong họng càng tốt (hình 22). Xoa cổ. Ngửa đầu ra sau, dùng 2 lòng bàn tay xoa cổ từ trên xuống dưới rồi xoa từ dưới lên trên. Xoa nhẹ nhàng có tác dụng phòng và trị ho, viêm họng. Chú ý: Chỗ lõm trên xương ức có huyệt thiên đột có thể bấm và day để tăng cường tác dụng phòng các bệnh ở hầu họng (hình 23, 24). 45
  12. Hình 23 Hình 24 Xo a tam tiêu Tam tiêu có thể tương ứng với 3 vùng của cơ thể: Vùng bụng dưới (hạ tiêu), vùng bụng trên (trung tiêu) và vùng ngực (thượng tiêu). Vùng bụng dưới có bộ phận sinh dục, bọng đái, ruột già, ruột non, đám rối thần kinh. Vùng bụng trên có dạ dày, ruột non, tụy, gan, lá lách, đám rối thần kinh. Chú ý: Động tác xoa bóp phải làm từ nhẹ đến mạnh để có tác động ít nhiều đến các bộ phận ở sâu trong mỗi vùng. Cần chọn tư thế phù hợp, Hình 25 46
  13. thường ở tư thế ngồi thõng chân, hoặc ngồi xếp bằng. Tùy theo từng vùng có thể nắm tay như khi xoa bóp hạ tiêu hoặc xòe tay như khi xoa bóp trung tiêu hoặc thượng tiêu (hình 25, 26, 27). Hình 26 Hình 27 - Xoa bóp hạ tiêu. Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên, để tăng áp lực. Đặt tay ở vùng bàng quang xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ 10 đến 20 lần rồi xoa theo chiều ngược lại từ 10 đến 20 lần. Chữa khỏi đái đêm, đái són, trị viêm bàng quang (hình 28). - Xoa bóp trung tiêu. Đặt tay ở trên rốn. Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên xoa thuận và ngược chiều kim đồng hồ vòng quanh bụng trên, từ rốn đến mũi ức. Nếu bụng có nhiều mỡ dày thì dùng các đầu ngón tay 47
  14. bóp da bụng có tác dụng làm tăng tuần hoàn ở vùng bụng. Đối với những người bị huyết áp cao nên tăng cường xoa bóp ở vùng này (hình 29). - Xoa bóp thượng tiêu. Một bàn tay xoè ra ốp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên. Xoa vòng tròn vùng ngực thuận và ngược chiều kim đồng hồ từ 10 đến 20 lần hoặc dùng tay xoa vòng số tám tránh đầu vú. Trong quá trình xoa bóp có thể kết hợp với thở sâu (hình 30). Hình 28 Hình 29 Hình 30 Xo a b ó p vùng thận Vùng thận nằm ở sau lưng và trên thắt lưng. Vùng thận có 2 quả thận và 2 tuyến thượng thận. Đông y gọi là thận thủy, thận hỏa và bắp cơ lưng. Nếu tích cực xoa bóp vùng thận sẽ có tác dụng làm ấm thận, bổ thận, chữa được đau lưng cấp và mãn, điều hòa âm dương của thận. 48
  15. Bàn tay xòe ra ôm lấy vùng thắt lưng rồi xát lên xát xuống cho thật nóng (động tác này nên làm nhịp nhàng). Có thể nắm nhẹ bàn tay rồi xát vào vùng lưng sẽ có tác dụng mạnh hơn. Trong lúc xoa xát, mỗi tay có thể đưa lên xuống đổi chiều nhau mỗi bên từ 20 đến 40 lần (hình 31). Hình 31 Xo a b óp tay Ngồi thõng chân, hoặc ngồi xếp bằng, dùng lòng bàn tay bên này xoa bóp tay kia. Bắt đầu từ phía ngoài vùng vai rồi xoa xuống vùng cánh tay, cẳng tay và bàn tay trong lúc bàn tay để úp, rồi lật ngửa bàn tay, tiếp tục xoa phía trong từ bàn tay lên cẳng tay, cánh tay, vùng vai ngực. Làm như thế từ 10 đến 20 lần, sau đó đổi tay xoa phía tay bên kia. Bóp tay, dùng lòng bàn tay và các ngón tay bóp theo chiều như khi xoa tăng từ 5 đến 10 lần (hình 32). 49
  16. Hình 32 Xo a b ó p c hân Một tay đặt bên mông, một tay đặt trên đùi xoa từ trên xuống dưới, từ phía trước đùi xuống cẳng chân rồi xuống mắt cá chân. Sau đó từ từ nhấc lên, hai tay vòng ra phía sau cổ chân, tiếp tục xoa phía sau từ dưới lên tới đùi. Hạ chân xuống tiếp tục xoa vùng mông từ 10 đến 20 lần. Tiếp đó chuyển sang xoa chân bên kia (hình 33). Hình 33 50
  17. Xo a lò ng b àn c hân Hai lòng bàn chân áp vào nhau rồi chà xát với nhau cho nóng lên (hình 34). Hình 34 Xoa mu chân, dùng cạnh ngoài bàn chân bên này, xát lên mu bàn chân bên kia, xát lên xuống cho nóng 2 mu bàn chân (hình 35). Làm như thế này từ 10 đến 20 lần, với mỗi bên chân. Hình 35 51
  18. LUYỆN THỞ Luyện thở đối với người bị cao huyết áp có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tiễn nhiều người đã dùng luyện thở để giảm trị số huyết áp. Luyện thở có nhiều phương pháp; người bị cao huyết áp nên chọn cách thở phù hợp. Tác dụng c ủa luyện thở Bộ máy hô hấp hoạt động tự động, nhưng vỏ não của con người cũng có khả năng điều khiển và điều hòa hô hấp. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể thở theo ý muốn dưới nhiều hình thức khác nhau để cải thiện chức năng hô hấp, giữ vững và tăng cường hoạt động của bộ máy hô hấp, cụ thể là làm cho đường hô hấp được thông, phổi co giãn được dễ dàng, cơ thể hấp thu đầy đủ ôxy và thải đúng mức khí cacbonic. Về mặt sinh lý, bộ máy hô hấp có quan hệ hữu cơ với các bộ máy thần kinh, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết và vận động, vì vậy rèn luyện thở có ảnh hưởng tốt đến các cơ quan bên trong cơ thể. Thế nào là thở tốt. Thở tốt là bảo đảm thở hợp vệ sinh, tốn ít sức mà thông khí phổi đúng với nhu cầu của cơ thể trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Muốn thở tốt, 52
  19. chúng ta phải rèn luyện thở để đạt được các yêu cầu sau đây: - Yêu cầu trước tiên là thở đúng theo phương pháp vệ sinh, chủ yếu là thở bằng mũi. Hít vào và thở ra đều bằng mũi có tác dụng cản bụi và dễ điều khiển hơi thở. Thở hai lỗ mũi đều nhau. Hằng ngày cần kiểm tra lỗ mũi nào không thông phải chữa ngay. - Yêu cầu thứ hai là vận dụng kiến thức khoa học để điều khiển các cơ hô hấp. Tuỳ theo yêu cầu của cơ thể về hấp thụ ôxy và thải bỏ khí cacbonic mà vận dụng ít hay nhiều cơ hô hấp, cơ hô hấp nào là chính để vừa tiết kiệm sức vừa đạt hiệu quả cao. - Yêu cầu thứ ba là điều chỉnh một cách hợp lý nhịp thở và độ sâu hô hấp. Nên thở sâu, dài với nhịp thở chậm, êm dịu. Khi luyện thở ở tư thế tĩnh hay ở tư thế động cần điều hoà nhịp thở cho phù hợp với động tác. Rèn luyện thở để cải thiện và nâng cao chức năng hô hấp. Khi rèn luyện thở yêu cầu thở êm, sâu, chậm và đều, các cơ hô hấp nhất là cơ hoành phải được hoạt động mạnh mẽ, thường xuyên, lồng ngực nở rộng và co giãn tốt. Mục đích của luyện thở là phải xây dựng được phản xạ co giãn cơ hoành, để 53
  20. lúc nghỉ ngơi ta cũng có thói quen thở sâu hơn so với khi chưa luyện tập. Khi hít thở sâu, tất cả các phế nang đều được giãn nở do đó hít được nhiều không khí; khi thở ra tất cả các phế nang co lại tống được nhiều thán khí ra ngoài làm cho lượng khí lưu thông tăng rõ rệt. Có người đứng tuổi, lượng khí lưu thông trung bình là 0,5 lít; khi thở sâu lượng khí lưu thông cao hơn rất nhiều, có thể từ 2 đến 3 lít. Sau một thời gian rèn luyện thở, chức năng hô hấp tăng rõ rệt: dung tích sống, khả năng thông khí phổi tối đa trong một giây, khả năng nín thở khi thở ra đều tăng, nhịp thở trở nên sâu hơn, đều đặn và thong thả, xây dựng được thói quen thở sâu. Những người lớn tuổi bị thiểu năng hô hấp, rối loạn hô hấp, nếu được rèn luyện thở, chức năng hô hấp sẽ được cải thiện dần dần. Ảnh hưởng của rèn luyện thở đến hệ tuần hoàn. - Thở sâu có tác dụng to lớn trong việc trao đổi khí. Phổi có rất nhiều mạch máu, do đó ở phổi, không khí tiếp xúc với làn máu rất mỏng nhưng rất rộng vì mao mạch nhiều. Người ta ước lượng bề mặt phổi giãn ra chừng 150m² thì làn máu đã chiếm 2/3 bề mặt đó. Sau một thời gian nhất định, ở những người luyện thở, các phế nang đều co giãn tốt, tiếp xúc giữa máu và không khí tăng lên làm cho sự trao đổi khí tăng. 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2