intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp học Hán tự hiệu quả của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phương pháp học Hán tự hiệu quả của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" phân tích những khó khăn trong quá trình học Hán Tự, rút ra một số kết luận về những khó khăn trong việc học Hán Tự của sinh viên. Từ đó, giúp nâng cao khả năng tự học cũng như đề xuất các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhằm giúp người học khắc phục những khó khăn, khơi dậy tính chủ động tích cực học tập Hán Tự cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp học Hán tự hiệu quả của sinh viên khoa Nhật Bản học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. PHƯƠNG PHÁP HỌC HÁN TỰ HIỆU QUẢ CỦA SINH VIÊN KHOA NHẬT BẢN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Diễm Thơ* Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Kiều Oanh; Nguyễn Thị Bé TÓM TẮT Tiếng Nhật với những đặc điểm có sử dụng Hán Tự cùng với một hệ thống chữ viết có cấu tạo gồm nhiều nét viết với nhiều cách phát âm nên Hán Tự luôn là thách thức lớn đối với người học. Bài nghiên cứu đề cập đến phương pháp học Hán Tự hiệu quả cho sinh viên khoa Nhật Bản học Trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Qua các bước khảo sát số liệu, phỏng vấn sâu, tác giả phân tích những khó khăn trong quá trình học Hán Tự, rút ra một số kết luận về những khó khăn trong việc học Hán Tự của sinh viên. Từ đó, giúp nâng cao khả năng tự học cũng như đề xuất các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhằm giúp người học khắc phục những khó khăn, khơi dậy tính chủ động tích cực học tập Hán Tự cho sinh viên. Từ khóa: Hán Tự; khó khăn; tiếng Nhật; tự học. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái lược về chữ Hán 1.1.1. Nguồn gốc của chữ Hán - Chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, cụ thể là từ các hình vẽ. Trên con đường tạo ra chữ viết, người Trung Quốc cổ dựa vào sự quan sát mọi thứ quanh họ, sau đó chuyển chúng dưới dạng hình vẽ để biểu đạt ý nghĩa nên chữ Hán còn được biết đến cơ bản là chữ biểu ý. Về nguồn gốc của chữ Hán, có vô số các truyền thuyết được lưu truyền, trong đó không thể không nhắc đến truyền thuyết “Thương Hiệt tạo chữ” (32). – Trích từ Trích từ ông giáo làng, năm 2014 - Thuyết văn giải tự viết: “Thương Hiệt là sử quan đã tạo chữ từ thời Hoàng Đế, được tôn là “thánh nhân tạo chữ”. Nhà sử học Từ Húc cho rằng, sự xuất hiện của văn tự có quan hệ với Thương Hiệt. Lúc này, nhu cầu chế định lịch pháp yêu cầu có văn tự để ghi chép, chế định thần yêu cầu phải hành văn. Vì thế, Thương Hiệt là người thuộc bộ tộc Chuyên Húc, ông sống vào khoảng thế kỷ thứ 26 trước Công Nguyên đã làm việc này. – Trích từ Ông Giáo Làng, Thương Hiệt tạo chữ bởi Dương Đình Giao. 1.1.2. Quá trình phát triển chữ Hán Quá trình phát triển chữ Hán là một quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Hình thể của chữ Hán qua hơn (32) Thương Hiệt: là một nhân vật thần thoại Trung Hoa, được suy tôn là thánh tổ của chữ Hán. 2073
  2. 3.000 năm đã trải qua quá trình diễn biến từ Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư và Khải thư. Vào thời nhà Thương (1600 - 1046 Trước Công Nguyên) và Tây Chu (1046 - 771 Trước Công Nguyên) đã xuất hiện một loại văn tự cổ xưa, khá giống với hình vẽ là một hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh. Vào thời kỳ Chiến quốc (475 - 221 năm Trước Công Nguyên), do hình thể của chữ Hán không thống nhất, chữ dị thể quá nhiều cùng một chữ nhưng ở các nước Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Tần mỗi nước đều có cách ghi và âm đọc khác nhau. Cho nên sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã thi hành chính sách “Thư Đồng Văn”, thống nhất lại chữ viết, và thế là chữ Tiểu triện ra đời. Những loại chữ Giáp cốt văn, Kim văn, Chiến quốc văn được gọi chung là “Đại triện”, còn loại chữ viết được Tần Thủy Hoàng thống nhất có hình thể giản lược hơn nên được gọi là “Tiểu triện”. 1.1.3. Quá trình du nhập chữ Hán vào Nhật Bản Do Tiếng Nhật cổ chỉ là khẩu ngữ (văn nói) chưa có văn viết, nên vào thời kỳ đó có một số người được gọi là Kataribe 語部 (ngữ bộ) đã đi khắp mọi nơi và đã sử dụng khẩu ngữ này để truyền đạt thông tin mỗi khi cần thiết. Lúc này, trên đất nước Nhật Bản con cháu của người Triều Tiên đang sinh sống, họ làm công việc ghi chép những công văn giấy tờ, do yêu cầu của công việc nên họ chuyển sang khẩu ngữ cổ của người Nhật sang Hán Tự. Đây được xem là điểm mốc đánh dấu thời kỳ có chữ viết của Nhật Bản. Việc chuyển khẩu ngữ sang chữ Hán được tiến hành bằng cách chuyển âm của khẩu ngữ cổ sang âm Hán Tự tương đương mà không cần quan tâm đến nghĩa. Hệ phiên âm này được gọi là Manyogana (Vạn Diệp giả danh), có ý nghĩa là nhật ngữ cổ đại không có chữ viết phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của người Nhật trong bộ 万葉集 (Vạn Diệp Tập). Tuyển tập này bao gồm các bài thơ của Nhân Đức Thiên Hoàng 仁徳 và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân Thiên Hoàng 淳仁. 1.2. Cấu tạo chữ Hán Chữ Hán có nhiều nét phức tạp, nhưng phân tích kỹ ra thì các nét dùng trong chữ Hán chỉ bao gồm 8 nét cơ bản và một số nét riêng có quy định cách viết [11] – Trích từ khái quát về chữ Hán của tác giả Nguyễn Đức Hùng. Việc viết đúng các nét và theo thứ tự giúp cho việc viết chính xác chữ Hán và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và do đó giúp việc tra cứu từ điển nhanh chóng hơn. Hình 1.1. Các nét hình thành chữ Hán Nguồn: Luận văn thực trạng học chữ Hán của sinh viên 1.3. Phương pháp học chữ Hán của sinh viên Nhóm phương pháp học thuộc lòng Phương pháp học thuộc lòng bao gồm viết đi viết lại của tác giả (Naka, 1998), theo dấu và sao chép của tác giả (Onose, 1988). Phương pháp học này thích hợp cho người học ở cấp độ sơ cấp trong bước đầu tiếp xúc với Kanji của tác giả (Nesbitt, 2009). Một số phương pháp thuộc nhóm này: - Viết đi viết lại nhiều lần theo thứ tự nét. 2074
  3. - Nhớ bộ thủ, viết theo thứ tự, tự mô tả các thành phần tạo nên chữ Hán, kết hợp với phương pháp phân tích chữ Hán. - Đọc đi đọc lại nhiều lần các ví dụ và bài luyện tập để nhớ phát âm. Nhóm phương pháp dựa vào ngữ cảnh - Sử dụng các vật dụng có chữ Hán, các tờ rơi, quảng cáo, … - Sử dụng các tình huống thực tế, thường ngày. Phương pháp dựa vào ngữ cảnh là phương pháp sử dụng các thông tin về ngữ cảnh khác với thông thường là học theo từng chữ lẻ (Mori & Shimizu, 2007). Người học tiếng Nhật dùng phương pháp dựa vào ngữ cảnh để học các từ mới thật sự hiệu quả và đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu (Brown, Sagers, & LaPorte, 1999; Fraser, 1999). Ngữ cảnh sẽ cho người học nhiều thông tin hữu ích về loại Kanji, loại từ trong ngữ cảnh cho trước (Mori, 2003). Phương pháp này trở nên hiệu quả hơn khi kết hợp cùng với phương pháp phân tích chữ Hán (Mori, 2002). Nhóm phương pháp liên hệ Phương pháp liên hệ hoặc phương pháp lưu giữ là một phương pháp tăng cường trí nhớ. Người học sẽ dùng các kỹ thuật cá nhân hoặc hình ảnh để mã hóa chữ hoặc từ. Kỹ thuật cá nhân hay hình ảnh trong tâm thức là những yếu tố quen thuộc như hình ảnh (Thomas & Wang, 1996), và các cách phát âm tương tự như từ hoặc chữ chữ Hán (Mori, 2016). Theo Rose (2012) đây là phương pháp hữu ích cho người học. Một số phương pháp thuộc nhóm này: - Người học nghĩ ra hình ảnh/ký hiệu liên quan, liên tưởng đến Kanji. - Người học nghĩ ra câu chuyện cho 01 chữ Hán dựa vào từng phần của chữ (kết hợp với phương pháp phân tích chữ Hán). - Người học kết nối chữ Kanji mới với chữ chữ Hán đã học có cùng âm Hán - Viết âm on, âm kun để nhớ. - Dùng âm Hán Việt để nhớ chữ Hán 2. THỰC TRẠNG HỌC CHỮ HÁN CỦA SINH VIÊN KHOA NHẬT BẢN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM 2.1. Những khó khăn trong việc học chữ Hán của sinh viên 2075
  4. Bảng 2.1. Những khó khăn của sinh viên khi học chữ Hán Câu trả lời N Tỷ lệ phần trăm (Số lượng sinh viên) Tra chữ chữ Hán 42 SV 6.4% Viết chữ chữ Hán 94 SV 14.4% Đọc chữ chữ Hán 96 SV 14.7% Nhớ mặt chữ chữ Hán 163 SV 25.0% Sử dụng Kanji đúng ngữ cảnh 132 SV 20.2% Cả viết và đọc chữ Hán 126 SV 19.3% Tổng 653 SV 100% N: Số lượng sinh viên năm 2, năm 3 Áp dụng công thức tính tỷ lệ phần trăm như sau: (N/653) *100 Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên khoa Nhật Bản học trường ĐH Công nghệ TP.HCM Về khó khăn trong việc tra chữ Hán tác giả đã khảo sát 653 sinh viên từ tháng 03 năm 2023 đếng tháng 4 năm 2023, có 42 bạn gặp khó khăn trong việc tra chữ Hán với tỷ lệ phần trăm là 6.4%. Số lượng sinh viên khó khăn trong viết chữ Hán có 94 bạn với tỷ lệ phần trăm 14.4%. Khó khăn trong đọc chữ Hán có 96 bạn với tỷ lệ phần trăm là 14.7%. Có 163 bạn không nhớ mặt chữ Hán với tỷ lệ phần trăm là 25%. Số lượng sinh viên gặp khó khăn khi sử dụng chữ Hán đúng ngữ cảnh là 132 sinh viên, tỷ lệ phần trăm là 20,2%. Nhớ mặt chữ Hán 163 bạn với tỷ lệ phần trăm là 25%. Và cuối cùng là cả viết và đọc chữ Hán có 126 bạn, tỷ lệ phầm trăm là 19.3%. Bảng 2.2. Những khó khăn của sinh viên khi ghép chữ Hán Câu trả lời N Tỷ lệ phần trăm (Số lượng sinh viên) Không nhớ mặt chữ, kết cấu chữ 190 SV 47.0% Không nhớ thứ tự nét viết 71 SV 17.6% Không phân biệt được các chữ có hình thức gần giống nhau 143 SV 35.4% Tổng 404 SV 100.0% 2076
  5. N: Số lượng sinh viên năm 2, năm 3 Áp dụng công thức tính tỷ lệ phần trăm như sau: (N/404) *100 Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên khoa Nhật Bản học trường ĐH Công nghệ TP.HCM Về các khó khăn khi viết chữ Hán có 190 sinh viên cho biết gặp khó khăn vì không nhớ mặt chữ, kết cấu chữ với tỷ lệ 47%. Số lượng sinh viên gặp khó khăn vì không phân biệt được các chữ có hình thức gần giống nhau là 143 sinh viên với tỷ lệ 35.4%. Số lượng sinh viên gặp khó khăn vì không nhớ thứ tự nét viết là 71 sinh viên với tỷ lệ 17.6%. Số liệu cho thấy, kết cấu chữ Hán và kết cấu tương đồng giữa các chữ chữ Hán cũng gây khó khăn cho người học. Nếu như không nhận biết các bộ thủ, sinh viên có thể viết sai hoặc viết nhầm thành chữ khác. Nhận biết các bộ thủ cũng giúp sinh viên trong việc tiếp thu các chữ mới. 2.2. Điều tra và phỏng vấn về phương pháp học chữ Hán Tự của sinh viên khoa Nhật Bản học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 2.2.1. Thông tin điều tra phỏng vấn Điều tra phỏng vấn trực tiếp được tiến hành tại khoa Nhật Bản học trường đại học Công Nghệ TP. HCM vào tháng 3 năm 2023. Đối tượng điều tra phỏng vấn là sinh viên (sau đây gọi tắt là SV) năm thứ 2 và năm thức 3. Số lượng SV tham gia là 5 SV. Trong đó có 3SV nam và 2SV nữ. Cấp độ N4: 2 SV, N3: 2 SV và 1 SV N5. Các SV tham gia phỏng vấn là những SV học chữ Hán khá, giỏi và SV trung bình trong lớp. Các SV đều đã có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N3 và N4 với điểm số môn Từ vựng - chữ Hán cao. Các SV được hỏi về năng lực chữ Hán, có thích học chữ Hán không, có thấy chữ Hán khó không, được hỏi về các thủ pháp để ghi nhớ chữ Hán. 2.2.2. Kết luận của phỏng vấn Các SV thấy chữ Hán không khó, thú vị, thường chú ý tới việc học các bộ chữ Hán và khi gặp một chữ Hán mới thì việc phân tích các thành phần của chữ Hán gồm những bộ nào sẽ hữu ích để ghi nhớ chữ Hán đó. Số lượng bộ chữ Hán cần ghi nhớ là bao nhiêu thì tuỳ theo từng SV. Tuy nhiên, các SV đều cố gắng nhớ những bộ thủ cơ bản và thủ pháp học các chữ Hán có cùng bộ cũng được sử dụng khi học chữ Hán. Việc học chữ Hán qua các câu chuyện cũng thường được SV yêu thích và có năng lực cao về chữ Hán sử dụng. Đó có thể là các câu chuyện đã có sẵn nếu dễ nhớ đối với SV hoặc SV sẽ tự nghĩ ra các câu chuyện gần gũi và dễ nhớ với mình. Câu chuyện càng gần gũi với SV thì SV càng dễ nhớ chữ Hán đó hơn. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HỌC CHỮ HÁN HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN KHOA NHẬT BẢN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM 3.1. Các thủ thuật học chữ Hán 3.1.1. Phương pháp tượng hình Phương pháp này áp dụng với những chữ Hán có ngoại hình dễ khiến cho người ta cảm nhận ngày được cách viết cũng như ý nghĩa của chúng. Căn cứ vào các cách cấu tạo chữ nêu trên, phần lớn chữ tượng hình khi nhìn vào có thể thấy được hình ảnh mà chúng hiển thị. 2077
  6. Hình 3.1. Chữ Hán tượng hình Nguồn:https://tuhoconline.net/hoc-kanji-bang-hinh anh- %E5%A5%B3%E3%80%81%E5%AD%A6%E3%80%81%E5%AD%90%E3%80%81%E7%94%9F.ht ml 3.1.2. Phương pháp học Hán tự qua video ngắn Học chữ Hán qua các video ngắn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc tạo hứng thú cho sinh viên trong giai đoạn làm quen với chữ Hán. Bởi lẽ việc học chữ Hán liên tục trong những bài đầu sẽ gây áp lực không nhỏ đến việc tiếp nhận chữ Hán. 3.2. Trò chơi chữ Hán trong quá trình dạy học 3.2.1. Thoáng hiện nhớ chữ Dùng một tấm bìa chữ Hán đưa thoáng qua trước mặt các bạn 1 - 2 giây khi học cùng nhau, sau đó để các bạn viết lại theo trí nhớ với các bộ cấu tạo nên chữ. Thủ thuật này thích hợp cho đối tượng mới học, chơi trò chơi trước rồi học cách viết sau. 4. KẾT LUẬN Chữ Hán có giá trị lịch sử lâu đời và mang ý nghĩa to lớn đối với nền văn minh Trung Hoa. Chữ Hán không ngừng biến đổi, phát triển và hoàn thiện, trở thành loại chữ cổ xưa nhất được sử dụng cho đến hiện nay. Ngày nay nhu cầu học tập và sử dụng chữ Hán ngày một tăng cao, vì vậy chữ Hán đã và đang gây nhiều khó khăn cho người học nước ngoài. Hiểu được vấn đề này, tác giả đã tiến hành khảo sát và tìm ra những phương pháp học Hán tự hiệu quả nhằm giúp người học có cách tiếp cận và phương pháp phù hợp khi học tập chữ Hán. Việc học chữ Hán của mỗi người học lại có một khó khăn riêng và tác giả không thể đi sâu và giải quyết hết những khó khăn đó. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu đã đưa ra những thông tin cơ bản nhất của chữ Hán, giúp cho những người mới học hiểu được cấu tạo hình dạng của chữ, hiểu và biết cách vận dụng vào quá trình học tập của mình. Hướng dẫn người học tự tạo cho mình một cách học hợp lý, đúng trình tự, có được một một nền tảng cơ bản vững chắc nhằm phục vụ cho những mục đích học cao hơn sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hàn Giám Đường. (2018). Văn hoá Trung Hoa Hán Tự. (Huỳnh Thị Chiêu Uyên dịch, Trương Gia Quyền hiệu đính). Sài Gòn: Văn hoá - Văn nghệ. 2. Nguyễn Đình Phức (chủ biên).Giáo trình Hán tự. Nxb. ĐHQG-HCM. 3. Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Châu Giang. (2015). Một số phương pháp học chữ Hán hiệu quả. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2078
  7. 4. Mori, Y. (2016). Review of recent research on Kanji processing, learning, and instruction. Japanese Language and Literature, 48(2), 403-430. 5. Nesbitt, D. (2009). Achieving unconscious recall of Kanji: Can rote learning help? New Zealand Studies in Applied Linguistics, 15(2), 61-73. Naka, M. (1998). Repeated writing facilitates children’s memory for pseudocharacters and foreign letters. Memory & Cognition, 26(4), 804-809. 6. Sustoway. (2006). ヤンゴン外国語大学における漢字授業改善: コース ・ デザインの作成 に向けて[Improving kanji classes at Yangon University of Foreign Languages: Toward the development of course designs].日本言語文化研究会論集 [Tạp Chí Hội Nghiên Cứu Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Văn Hóa], 165-192. 2079
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2