intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thăm dò chức năng tuyến giáp bằng đồng vị phóng xạ và một số nghiệm pháp: + Độ tập trung iod phóng xạ. Cho bệnh nhân uống 10 - 40 microCuri 131I hoặc 500 microCuri 123I lúc đói. Đo độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp sẽ biết được tỷ lệ iod uống vào được hấp thụ tại các thời điểm 2, 4, 6, 24 và 48 giờ sau uống, sẽ vẽ được đồ thị biểu diễn sự hấp thu. Tùy thuộc vào độ hấp thu cao hay thấp mà có thể đánh giá được chức năng tuyến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 3)

  1. Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 3) 3.2.2. Thăm dò chức năng tuyến giáp bằng đồng vị phóng xạ và một số nghiệm pháp: + Độ tập trung iod phóng xạ. Cho bệnh nhân uống 10 - 40 microCuri 131I hoặc 500 microCuri 123I lúc đói. Đo độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp sẽ biết được tỷ lệ iod uống vào được hấp thụ tại các thời điểm 2, 4, 6, 24 và 48 giờ sau uống, sẽ vẽ được đồ thị biểu diễn sự hấp thu. Tùy thuộc vào độ hấp thu cao hay thấp mà có thể đánh giá được chức năng tuyến giáp cường hay suy. Chỉ số bình thường: 2: giờ-15%, 6 giờ: 25%, 24 giờ: 40%, sau đó đồ thị hầu như giữ hình cao nguyên.
  2. Sơ đồ 17. Đồ thị biểu diễn độ tập trung I131 của tuyến giáp. + Các nghiệm pháp. - Nghiệm pháp ức chế (Werner). . Nguyên lý: So sánh đồ thị lần đo thứ nhất với lần đo thứ hai sau khi cho bệnh nhân uống 100 microgam T3/ngày trong 7 ngày để ức chế tuyến giáp. . Đánh giá: Bình thường, độ tập trung ở thời điểm 24 giờ đo lần thứ 2 giảm ít nhất 20% so với cùng thời điểm đo lần 1.
  3. - Nghiệm pháp kích thích (Querido). . Nguyên lý: sau khi xác định được đồ thị đo lần 1, tiêm bắp thịt 10 đơn vị quốc tế TSH/ngày, trong 3 - 6 ngày, sau đó đo lại. . Đánh giá: Bình thường, độ cố định ở thời điểm giờ thứ 24 của lần đo sau tăng lên 20 - 50% so với cùng thời điểm của lần đo thứ nhất, hoặc định lượng T4 trước và sau tiêm TSH. Bình thường T4 tăng khoảng 50% so với giá trị lúc đầu. 3.2.3. Một số xét nghiệm khác: + Đo chuyển hoá cơ sở (CHCS). Xác định mức độ tiêu hao ôxy của một người trong trạng thái nghỉ ngơi. Để chuẩn bị đo CHCS, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chế độ ăn không có protit, lipid trong một ngày trước đó. Chỉ số CHCS bình thường là -10% ® +10%. Trên thực tế, xét nghiệm này rất dễ sai số vì khó thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuẩn bị bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm. Xu hướng ngày nay là không dùng xét nghiệm này. + Phản xạ đồ gân gót (PXĐ). Phản xạ đồ gân gót đo tốc độ dãn của gân gót (gân Asin). Người ta tính PXĐ (thời gian phản xạ) kể từ lúc gõ vào gân gót cho tới khi gân gót dãn ra được một nửa. Trị số trung bình là 244 ± 23,6ms (200 - 300ms) (Mai Thế Trạch - 1971).
  4. Thời gian phản xạ < 220ms trong cường giáp và dài > 380ms trong suy giáp. Tuy vậy, PXĐ gân gót có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh cơ, thần kinh và một số thuốc. + Thử nghiệm TRH. Tiêm tĩnh mạch 200 microgam TRH gây tăng nồng độ TSH ở khoảng 5 - 25 mU/l sau 15 - 30 phút và trở lại mức cơ sở trong khoảng 120 phút. + Định lượng kháng thể kháng tuyến giáp. Ở bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp có thể xác định được một số kháng thể bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ như: kháng thể kháng microsome, kháng thể kháng thyroglobulin, kháng thể kháng thụ cảm thể TSH (TRAb). + Chẩn đoán tế bào học. Sử dụng phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ, nhất là với bướu nhân. Dựa vào chọc hút tế bào có thể chẩn đoán được các thể bướu nang, đặc hoặc hỗn hợp, đồng thời có thể xác định được bản chất của bệnh lý tuyến giáp: viêm, ung thư…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2