intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp Nghiên cứu Kinh doanh Nông nghiệp - ACIAR và MALICA

Chia sẻ: Ad XxC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

137
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng bởi những thay đổi trong thị trường nội địa và quốc tế. Chiến lược phát triển nông thôn cần xác định được các chuỗi giá trị thị trường tin cậy giúp tạo thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Các yêu cầu để thâm nhập được thị trường ảnh hưởng và thậm chí có thể đòi hỏi các sáng kiến, kỹ thuật nông nghiệp mới. Các chuỗi cung ứng hỗ trợ nông nghiệp cũng đòi hỏi cải thiện mối liên kết giữa người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp Nghiên cứu Kinh doanh Nông nghiệp - ACIAR và MALICA

  1. ACIAR in Vietnam January Thaùng 1 2013 Sloping land maize cultivation, North West Vietnam. Erosion visible in background; trial with residue retain as mulch in foreground Trồng ngô trên đất dốc tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Phía sau là hình ảnh đất xói mòn do trồng theo phương pháp thông thường; phía trước là thử nghiệm che phủ đất bằng thân xác thực vật để hạn chế xói mòn đất News Tin tức ACIAR – MALICA Workshop on Agribusiness Research for Hội thảo Phương pháp Nghiên cứu Kinh doanh Nông nghiệp - Development Methods (P.2) ACIAR và MALICA (P.2) Australian Foresters receive Các nhà Khoa học Lâm nghiệp Australia nhận huân chương của MARD Award (P.2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (P.2) Scoping Studies: Opportunities to improve the sustainable utilisation and Dự án nghiên cứu khả thi: management of water and soil resources for coastal agriculture in Cơ hội cải thiện quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên đất Vietnam and Australia (P.3) và nước cho nông nghiệp ven biển Australia và Việt Nam (P.3) 3rd International Conference for Conservation Agriculture in South East Asia (P.3) Hội thảo Quốc tế về Nông nghiệp Bảo tồn tại Đông Nam Á lần thứ 3 (P.3) Project updates Cập nhật từ dự án Project AGB/2008/002 “Improved market engagement for sustainable upland Dự án AGB/2008/002 “Cải thiện các hệ thống sản xuất production systems in the North West Highlands of Vietnam” nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao through the eyes of farmers (P.6) Tây Bắc, Việt Nam” qua cái nhìn của bà con nông dân (P.7) CLUES project holds second semi-annual review and workshop in Dự án CLUES tổ chức Can Tho University (P.8) Hội thảo sơ kết giữa năm lần thứ hai tại trường Đại học Cần Thơ (P.9) PigRISK Stakeholder Workshop in Hung Yen and Nghe An Hội thảo các bên liên quan tại Hưng Yên và Nghệ An - dự án PigRISK Launching research on benefits of nutrition and risks of food safety of Khởi động nghiên cứu về lợi ích dinh dưỡng và nguy cơ an toàn animal source foods in Vietnam (P.12) thực phẩm của sản phẩm động vật tại Việt Nam (P.13) A new type of Acacia tree is now under field trial in Vietnam (P.14) Một dạng mới của Keo đang được trồng tại Việt Nam (P.15) ACIAR aquafeed project set to boost marine aquaculture Dự án ACIAR nghiên cứu thức ăn thủy sản thúc đẩy in Viet Nam (P.16) nghề nuôi biển ở Việt Nam (P.17) Market analysis project completion (P.20) Kết thúc Dự án Phân tích Thị trường (P.21) ACIAR Fellowships Học bổng ACIAR John Allwright Fellowships (P.22) Học bổng John Dillon (P.23)
  2. NEWS Hội thảo Phương pháp Nghiên cứu Kinh doanh Nông nghiệp - ACIAR và MALICA Ngành nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng bởi những thay đổi trong thị trường nội địa và quốc tế. Chiến lược phát triển nông thôn cần xác định được các chuỗi giá trị thị trường tin cậy giúp tạo thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Các yêu cầu để thâm nhập được thị trường ảnh hưởng và thậm chí có thể đòi hỏi các sáng kiến, kỹ thuật nông nghiệp mới. Các chuỗi cung ứng hỗ trợ nông nghiệp cũng đòi hỏi cải thiện mối liên kết giữa người sản xuất, ngành công nghiệp chế biến và hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp nhằm thiết lập được các qui tắc thị trường phù hợp. Để giải quyết vấn đề nói trên, được sự tài trợ của Tổ chức Quỹ Crawford (Crawford Fun), ACIAR đã phối hợp cùng Nhóm nghiên Discussion points at the workshop cứu kết nối thị trường và sản phẩm nông nghiệp cho các thành Các vấn đề thảo luận tại hội thảo phố Châu Á (MALICA) tổ chức hội thảo Phương pháp Nghiên cứu Kinh doanh Nông nghiệp vào hai ngày 11 và 12 tháng 9 kết quả có được từ hội thảo là sự hình thành chương trình cao năm 2012 tại Tản Đà Resort, Ba Vì nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ học (Master Class) về các phương pháp nghiên cứu Kinh doanh nhiều dự án nghiên cứu. Hơn 50 chuyên gia nghiên cứu phát nông nghiệp. Đề xuất về chương trình này sẽ được xây dựng cụ triển, các nhà khoa học trong lĩnh vực phân tích kinh tế định thể hơn vào đầu năm 2013. lượng, thị trường và chuỗi giá trị đến từ Australia, Pháp, Mỹ, Philippin và Việt Nam đã tham dự hội thảo. Hội thảo tạo điều ACIAR xin cảm ơn Tổ chức Quỹ Crawford đã hỗ trợ để tổ chức kiện cho các chuyên gia này chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm, hôi thảo này. Nội dung các bài trình bầy tại hội thảo được đăng bài học thành công cũng như khó khăn từ những hoạt động, trên trang web: http://www.malica-asia.com/en/aciar-malica- dự án nghiên cứu và phát triển của mình. Một trong những agrobusiness-rnd-workshop-09-2012/. Các nhà Khoa học Lâm nghiệp Australia nhận huân chương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam N gày 2 tháng 11 năm 2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Lễ trao huân chương cho bốn nhà khoa học Australia, những người đã có 20 năm đóng góp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đó là Ông Stephen Midgley, TS Chris Harwood, GS TS Sadanandan Nambir và Ông Khongsak Pinyopusarek. Các nhà khoa học này đều khởi đầu công việc của họ với Việt Nam thông qua Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) và đã đang hợp tác với các nhà khoa học của Viện Khoa học Australian Ambassador, Mr Huge Borrowman speaking at the Medal Award Ceremony Lâm nghiệp Việt Nam (KHLNVN) trong suốt hơn 20 năm qua, Ngài đại sứ Hugh Borrowman phát biểu tại Lễ trao Huân chương nhằm đưa vào khảo nghiệm và trồng tại Việt Nam các giống cây trồng có nguồn gốc từ Nam Thái Bình Dương thông qua nông nghiệp, song sự hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp đã để các dự án do ACIAR và AUSAID tài trợ kinh phí. Ông Lương lại nhiều dấu ấn đáng kể và không ngừng phát triển mạnh mẽ Thế Phiệt – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ NN&PTNT từ hai thập kỷ qua”. Trong khi công nhận sự đóng góp của các đã trao huân chương Vì Sự Nghiệp Nông Nghiệp và Phát Triển nhà khoa học này, chúng ta không thể không công nhận sự tân Nông Thôn Việt Nam cho bốn nhà khoa học này. Tới dự buổi tâm, lòng nhiệt tình và sự cởi mở của các nhà khoa học Việt lễ còn có khoảng 30 cán bộ từ Viện KHLNVN, Bộ NN&PTNT Nam như GS TS Lê Đình Khả và TS Hà Huy Thịnh. Không có sự và Đại sứ quán Australia. Trong bài phát biểu của mình, ngài hợp tác tuyệt vời của họ thì mối quan hệ hợp tác của chúng ta Đại sứ Australia, Hugh Borrowman đã nêu: “Chúng ta đều biết không thể phát triển như ngày nay. ACIAR rất tự hào đã hỗ trợ rằng sự hợp tác lâu dài nhất giữa Australia và Việt Nam chính công việc của bốn nhà khoa học này cũng như các cán bộ của là sự hợp tác về khoa học. ACIAR đã tài trợ cho nhiều lĩnh vực Viện KHLN Việt Nam trong thời gian qua. 3 3
  3. NEWS DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHẢ THI: Cơ hội cải thiện quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước cho nông nghiệp ven biển Australia và Việt Nam T rung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã tài trợ cho đoàn nghiên cứu gồm: Bộ Các ngành Công nghiệp cơ bản, bang NSW Australia, Viện Quản lý nước nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam và Trường Đại học Murdoch, Australia để thực hiện chuyến nghiên cứu khả thi nhằm xem xét cơ hội cải thiện việc sử dụng bền vững tài nguyên Quốc tế (văn phòng vùng tại Lào), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông đất và nước trong sản xuất nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Đoàn nghiên cứu đã gặp gỡ các đối tác tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam từ ngày 12 đến 23 tháng 11 vừa qua nhằm thu thập các thông tin về kiến thức quản lý nước với phương thức canh tác có tưới tiêu cũng như về quản lí đất và dinh dưỡng, đặc biệt vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, dinh dưỡng và hiệu quả cây trồng tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Đoàn nghiên cứu hiện đang tổng kết các thông tin thu thập từ chuyến công tác và sẽ họp mặt để hoàn tất tài liệu dự thảo đề Visit Atifical Equifer in Ninh Thuan xuất dự án mới vào đầu năm 2013 và trình Đi thăm hệ thống trữ nước nhân tạo tại tỉnh Ninh Thuận lên ACIAR xét duyệt. Hội thảo Quốc tế về Nông nghiệp Bảo tồn tại Đông Nam Á lần thứ 3 H ội thảo mang tên “Nông nghiệp Bảo tồn và Sinh kế Vùng chứng kiến một số thí nghiệm đang thực hiện tại vùng Tây Bắc cao Bền vững: Sáng kiến vì nông dân, cùng nông dân và Việt Nam thuộc một dự án của CIRAD/NOMAFSI, đồng thời họ do nông dân thực hiện nhằm thích ứng với những biến đổi cũng được thăm quan các hệ thống máy gieo hạt thẳng/trực trong khu vực và thế giới” đã diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10 đến tiếp tại đây. Qui mô hội thảo đã được mở rộng ngoài mong ngày 14 tháng 12 năm 2012. Hội thảo được tài trợ bởi ACIAR, muốn cho các dự án do ACIAR và CIRAD tài trợ tại khu vực AFD, FFEM, Bộ Ngoại Giao Cộng Đồng Châu Âu và tổ chức bởi này. Hội thảo thực sự là một cơ hội giá trị cho các thành viên Viện Khoa Học Nông Lâm Nghiệp các tỉnh Miền núi Phía Bắc tham dự chia sẻ những kinh nghiệm, thành công cũng như khó (NOMAFSI), Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Nông Nghiệp khăn. Để biết thêm thông tin về Bảo tồn Nông nghiệp trong Pháp (CIRAD) và Trường Đại học Queensland. Trong 5 ngày hội khu vực và những ấn phẩm về hội thảo này, xin truy cập trang thảo, hơn 100 đại biểu tham dự đến từ trên 25 quốc gia đã web của CANSEA: http://cansea.org.vn/. được nghe báo cáo về các sáng kiến trong nông nghiệp bảo tồn và các thách thức trong việc ứng dụng. Tham luận của các đại biểu đến từ các quốc gia, khu vực khác nhau đã tạo cơ hội cho hội thảo thao khảo các ý kiến cũng như các bài học kinh nghiệm từ những nghiên cứu trên khắp thế giới. Chuyến thăm quan dã ngoại được tổ chức vào ngày thứ Tư tới huyện Mộc Châu là quãng thời gian “giải lao” thú vị của hội thảo. Mặc dù chuyến đi qua các vùng núi mù sương thật dài, song địa điểm thí nghiệm lại là nơi đầy nắng. Các thành viên đã được tận mắt 5 5
  4. PROJECT UPDATES Dự án AGB/2008/002 “Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc, Việt Nam” qua cái nhìn của bà con nông dân Dự án AGB/2008/002 Elske van de Fliert and Oleg Nicetic (Trường ĐH Queensland), Phạm Thị Sến (Viện NCNLN MN phía Bắc), Lê Thị Hằng Nga (Phiên dịch) T ừ năm 2009, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp và Trường Đại Học Queensland đã cùng với 37 nông dân thuộc 7 làng bản tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu thuộc miền núi phía Tây Bắc, Việt Nam cộng tác nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, góp phần cải thiện hệ thống nông nghiệp và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ của dự án “Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc, Việt Nam” do ACIAR tài trợ (AGB/2008/002). Một loạt các thử nghiệm đã được thực hiện trên ruộng nương của nông dân và cùng với sự tham gia của họ: từ bước lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi thử nghiệm đến phân tích và đánh giá kết quả trong suốt 3 năm thực hiện dự án. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng các giải pháp kỹ thuật có thể chống xói mòn và cải thiện tình hình sản xuất. Tuy nhiên, chúng tôi muốn để nông dân tự nói cho chúng ta biết kỹ thuật nào phù hợp để họ áp dụng trong điều kiện sản xuất tại địa phương. Nông dân đã chia sẻ với chúng tôi quan điểm riêng của họ về các thử nghiệm qua các câu chuyện hình ảnh. Tại mỗi bản, chúng tôi đã cung cấp một máy ảnh cho một nông dân để chụp lại các hình ảnh thú vị thể hiện sự thay đổi, có thể là tích cực hoặc tiêu cực liên quan đến các hoạt động của dự án. Sau mỗi hai tháng, chúng tôi cùng nông dân xem lại các hình ảnh và sắp xếp để tạo thành các câu chuyện. Sau đó, nông dân treo các câu chuyện bằng hình ảnh này tại nhà riêng hay nhà văn hóa của bản để chia sẻ và gợi mở các cuộc thảo luận nhóm về các hoạt động của dự án với các thành viên khác trong cộng đồng. Các câu chuyện hình ảnh cũng giúp nhóm cán bộ nghiên cứu hiểu thêm về quan điểm của nông dân đối với các hoạt động dự án và những kỹ thuật mà nông dân muốn áp dụng trong điều kiện sản xuất của họ. Chúng tôi đã lựa chọn 33 câu chuyện điển hình từ hàng trăm câu chuyện để chia sẻ trong tài liệu “câu chuyện hình ảnh” bằng cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh. Cuốn tài liệu này sẽ được công bố tại Hội nghị Nông nghiệp bảo tồn khu vực Đông Nam Á lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10-14 tháng 12 năm 2012. Tài liệu này cũng được đăng tải lên trang web của dự án www.taybacxanh.net và bản cứng của tài liệu được lưu trữ và phân phối tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Phú Hộ, Phú Thọ, Việt Nam -Tel. +84 210 3865073) hoặc tại Trung tâm truyền thông vì sự thay đổi của xã hội, Đại học Queensland (email: ccsc@ uq.edu.au). 7 7
  5. PROJECT UPDATES NEWS Participants visited field experiment on straw management at Hoa An station, Hau Giang province on 8/8/2012 Các đại biểu thăm ruộng thí nghiệm quản lý rơm rạ tại Hòa An, tỉnh Hậu Giang ngày 8/8/2012 Dự án SMCN/2009/021 TS. Ngô Đằng Phong, Nguyễn Thanh Giao, Đặng Quỳnh Giao (Văn Phòng CLUES) Dự án CLUES tổ chức Hội thảo sơ kết giữa năm lần thứ hai tại trường Đại học Cần Thơ D ự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: sự thích ứng các hệ thống canh tác trên nền lúa” (Dự án CLUES) đã tổ chức Hội thảo sơ kết giữa năm lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 8 năm 2012 tại trường Đại học Cần Thơ. Hơn 60 nhà khoa học Việt Green house Gas sampling on one experimental field in CLRRI Nam và cán bộ của Đại học Cần Thơ, Viện lúa Đồng bằng sông Lấy mẫu khí hiệu ứng nhà kính trên ruộng lúa tại Viện Nghiên Cứu Lúa Cửu Long, Viện Qui hoạch Thủy lợi Miền Nam, Viện Khoa học ĐBSCL Nông nghiệp Miền Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ cũng như các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI) đã tham gia hội thảo. Các nhà khoa học đến từ Viện lúa Quốc tế IRRI tham gia hoạt động này gồm có TS Reiner Wassmann , GS Tô Phúc Tường, TS Russell Reinke, TS Romeo Labios, và TS Ngô Đằng Phong. Đại diện của Viện Quản lý nước Quốc tế có TS Chu Thái Hoành, Đại học Cần Thơ có GS Lê Quang Trí và ACIAR-Việt Nam có ông Geoff Morris và Bà Vũ Thị Hải Hậu. Trong phần chính của hội thảo, các trưởng hợp phần, TS Nguyễn Xuân Hiền (SIWRP), TS Nguyễn Thị Lang (CLRRI), TS Xem tiếp trang 11>> 9 9
  6. PROJECT UPDATES >> Tiếp theo trang 9 Lê Văn Hòa (CTU), TS Đặng Kiều Nhân (CTU), TS Nguyễn Hiếu • Đã thanh lọc tổng cộng 300 giống lúa địa phương (bao gồm Trung (CTU) và TS Cao Văn Phụng (CLRRI) đã trình bày các 40 giống lúa truyền thống, 200 giống cải tiến và 60 giống IRRI) thành tựu đã đạt được trong giai đoạn tháng 03 năm 2011 cho khả năng sống sót và phục hồi tốt trong các điều kiện hiếm đến tháng 07 năm 2012. Một số thành tựu nổi bật của Dự án khí. có thể tóm tắt như sau: • Đã xác định được tốc độ phát thải khí CH4 (khí mê tan) khác • Đã hình thành các bản đồ rủi ro do xâm nhập mặn và lũ ở nhau khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sản xuất khác nhau. Tốc đồng bằng sông Cửu Long và Bạc Liêu. độ phát thải khí CH4 ở các lô canh tác theo lối truyền thống lớn hơn so với các ô thí nghiệm áp dụng kỹ thuật tưới khô ướt xen • Xây dựng bản đồ sử dụng đất và bản đồ đất đai tỉnh Bạc Liêu kẻ (AWD). Hơn nữa, tốc độ phát thải khí CH4 còn tăng theo đại diện cho vùng ven biển của ĐBSCL. tuổi cây lúa và đạt tốc độ cực đại ở giai đoạn trổ bông và giảm khi độ sâu mực nước giảm tại thời điểm thu hoạch. • Đã đánh giá và phân tích các trở ngại do biến đổi khí hậu tác động lên các hệ thống canh tác dựa trên nền lúa và khả năng • Trái ngược với khí mê tan, tốc độ phát thải khí nitrous oxide thích ứng của nông dân tại vùng nghiên cứu. (NO2) bắt đầu tăng cao cũng vào thời điểm lúa tượng đòng; tuy nhiên sự phát thải cao nhất trên ruộng khô nước ở thời • Đã tiến hành phổ biến kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ tại Bạc điểm thu họach. Liêu cùng GIZ Bạc Liêu cho khoảng 100 nông dân. • Việc sử dụng phân hữu cơ đã họai mục không làm tăng sự • Đã chọn được 27 giống lúa có khả năng chịu mặn là OM phát thải khí methane trên ruộng lúa nước. Trái lại việc sử 5629 và OM 6677 cũng như đã xác định được 12 kiểu gen có dụng phân đạm hóa học cao lại tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng phục hồi nhanh sau stress như MNR 1, MRN 4, MNR việc phát thải methane và nitrous oxide cao hơn. Tốc độ phát 3, OM 6677, và OM 70. Các giống lúa có khả năng chịu mặn thải khí CH4 khi sử dụng phân đạm N cũng được cho là cao hơn và phèn vừa được phóng thích có thể sẽ được nhân rộng ra so với khi bón phân ủ ở liều lượng 6t/ha. thông qua các thử nghiệm chọn lọc giống có sự tham gia của (PVS) và mạng lưới các hoạt động sản xuất giống. Trước ngày hội thảo chính, các cuộc họp khoa học cho các nhóm học phần được tổ chức tại văn phòng CLUES vào ngày • Đã đánh giá 14 kiểu di truyền cao sản chịu ngập tại các ruộng 6-7 tháng 8. Trong chương trình dành cho mỗi nhóm học thí nghiệm được chọn của nông dân ở Bạc Liêu, An Giang, Hậu phần, các báo cáo khoa học đã được các thành viên và tư vấn Giang và Cần Thơ. quốc tế xem xét đánh giá, • Đã quản lý các thử nghiệm 12 kiểu di truyền cao sản có khả Một chuyến tham quan thực địa đến điểm thí nghiệm về quản năng chịu đồng thời mặn và ngập tại các ruộng thí nghiệm lý rơm rạ trên ruộng lúa tại Hòa An, tỉnh Hậu Giang đã được được chọn của nông dân ở Bạc Liêu. thực hiện vào ngày 8 tháng 8 năm 2012, trước ngày hội thảo • Đã đánh giá được 12 kiểu di truyền với mức độ chống chịu chính, nhằm đánh giá các hoạt động ngoài đồng của dự án. với điều kiện ngập úng tại các ruộng thí nghiệm được chọn của Sau đó các đại biểu đã đi thăm cơ sở vật chất cho nghiên cứu nông dân ở Hậu Giang. và giảng dạy của Khoa Phát Triển Nông Thôn, tại Hòa An của trường Đại Học Cần Thơ. Để biết thêm thông tin, xin truy cập trang web: http://www. irri.org/ Participants visited field experiment on straw management at Hoa An station, Hau Giang province on 8/8/2012 Các đại biểu thăm ruộng thí nghiệm quản lý rơm rạ tại Hòa An, tỉnh Hậu Giang ngày 8/8/2012 11 11
  7. PROJECT UPDATES PROJECT UPDATES Group Discussion during the PigRISK Stackholder Workshop in Hung Yen Thảo luận nhóm tại Hội thảo tổ chức ở Hưng Yên Dự án LPS/2010/047 Phạm Thị Hương Giang và Lưu Quốc Toàn (Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng) Hội thảo các bên liên quan tại Hưng Yên và Nghệ An - dự án PigRISK Khởi động nghiên cứu về lợi ích dinh dưỡng và nguy cơ an toàn thực phẩm của sản phẩm động vật tại Việt Nam Hơn 80 đại biểu đến từ nhóm nghiên cứu của hai trường Đại học, Viện Chăn nuôi Quốc tế, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các nhà quản lý thú y, nông nghiệp, y tế, an toàn thực phẩm, các hộ chăn nuôi, kinh doanh bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng nằm trong hai tỉnh Hưng Yên và Nghệ An đã tham dự các hoạt động của hội thảo. Nội dung hội thảo xoay quanh năm câu hỏi chính: (i) Những mong muốn của anh/chị đối với ngành chăn nuôi lợn của địa phương? (ii) Những xu hướng của ngành chăn nuôi lợn tại địa phương hiện nay? (iii) Những lo lắng của anh/chị đối với ngành chăn nuôi lợn tại địa phương? (iv) Những giải pháp đã thực hiện tại địa phương nhằm giải quyết những vấn đề của ngành Presentation on Constructing pork value chain during workshop in Nghe An chăn nuôi lợn? (v) Những kiến nghị của anh/chị nhằm giải quyết Trình bày về xây dựng chuỗi giá trị thịt lợn tại Hội thảo tổ chức ở Nghệ An những vấn đề của ngành chăn nuôi lợn? Những thông tin này giúp nhóm nghiên cứu đưa ra một bức tranh tổng quát về chuỗi T giá trị chăn nuôi lợn tại các địa phương nghiên cứu. rong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và nâng cao an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn đối Kết thúc hội thảo, những vấn đề được các đơn vị liên quan tại với các tác nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam”, Trường Đại học Y tế địa phương quan tâm nhất bao gồm: tình hình dịch bệnh trên công cộng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện chăn lợn vẫn diễn biến phức tạp; giá cả thịt lợn trên thị trường không nuôi Quốc tế (ILRI) đã tổ chức hội thảo giới thiệu một số thông ổn định; giá trị thịt lợn tăng không kịp với chi phí đầu vào (giống, tin của dự án tới các đơn vị liên quan tại địa phương tỉnh Nghệ thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y); phân cấp quản lý giữa các bộ An (ngày 22 – 23 tháng 11 năm 2012) và tỉnh Hưng Yên (ngày ngành trong các vấn đề vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm còn 26 – 27 tháng 11 năm 2012). Mục đích chung của hai cuộc hội nhiều bất cập. Xoay quanh những vấn đề trên, dự án hứa hẹn thảo nhằm thu thập một số thông tin từ các bên liên quan và mang lại những con số chính xác phản ánh thực trạng của chuỗi thực hiện đánh giá nhanh (RVCA và RIA) chuỗi giá trị chăn nuôi giá trị chăn nuôi lợn tại địa phương thông qua những nghiên lợn qui mô nông hộ tại hai tỉnh Hưng Yên và Nghệ An. cứu định tính và định lượng được tiến hành. 13 13
  8. PROJECT UPDATES Một dạng mới của Keo đang được trồng tại Việt Nam Triploid (3X) Acacia monitored for reproductive sterility, that is limited or no flowering Cây keo tam bội để kiểm tra mức độ bất thụ đang rất ít hoa hoặc chưa ra hoa Dự án FST/2008/007 Jane Harbard, Rod Griffin (Trường ĐH Tasmania), Nghiêm Quỳnh Chi, Hà Huy Thịnh (Viện KHLNVN) Chúng thẳng hơn và đơn thân, đặc điểm này đặc biệt tốt cho sản xuất gỗ xẻ và cũng tiết kiệm được chi phí tỉa thân (tỉa sớm để lại một thân) một biện pháp lâm sinh bình thường đối với R ừng trồng các dòng keo lai đang cung cấp cho nhu cầu gỗ ngày càng tăng của các nhà máy sản xuất địa phương và các nhà khoa học Việt Nam và Australia đang cộng tác trong các cây keo lai nhị bội. Những nghiên cứu trên các cây keo tai tượng tứ bội đầu tiên được trồng ở Bầu Bàng đã cho thấy rằng sợi gỗ là dài hơn (tốt cho sản xuất giấy) và gỗ cứng hơn (tốt cho việc tạo ra các giống đa bội mới với bộ nhiễm sắc thể (NST) sử dụng gỗ xẻ khi độ cứng là quan trọng). Hiện nay, FSIV đang nhiều hơn bộ NST bình thường. có kế hoạch sản xuất các dòng tứ bội từ một số dòng keo có giá trị thương mại và trồng khảo nghiệm các vật liệu hiện có rộng Ở cây keo nhị bội bình thường bộ gen mang 13 đôi NST. Tuy hơn. Ở một số loài cây, đa bội đã chứng minh được khả năng nhiên, có thể tác động vào quá trình phân bào để nhân đôi số chống chịu với biến đổi môi trường hơn so với các dòng nhị NST này và làm cho chúng trở thành cây tứ bội (4x), cây tứ bội bội. Nếu điều này đúng với các loài keo thì các dòng keo tứ bội có sinh trưởng, hình thái và một số tính chất gỗ khác so với cây có thể sử dụng để mở rộng vùng trồng ở các điều kiện sinh thái nhị bội gốc. khác nhau ở Việt Nam. Một nhóm cán bộ của UTAS đang tạo ra các cây hom từ các dòng keo lai nhị bội và tứ bội và chuyển Từ năm 2004, các cây Keo tai tượng tứ bội đã được khảo tới the Plant Accelerator®, Australian Plant Phenomics Facility nghiệm ở Việt Nam. Tất cả các cây này được sinh trưởng từ ở Adelaide khi đó chúng tôi có thể đánh giá sinh trưởng ở các hạt được xử lý Colchicine để nhân đôi số lượng NST. Vào năm mức độ khác nhau về độ ẩm đất. 2011, chúng tôi đã trồng khảo nghiệm đầu tiên của các dòng tứ bội mới của một số dòng keo lai tự nhiên có giá trị kinh tế Do các loài keo là loài sai quả/hạt và một vài loài trong chúng và hiện đang được trồng bởi các nhà trồng rừng. Các cây mô có xu thế xâm lấn, việc sản xuất các dòng bất thụ được quan được tạo ra ở phòng nuôi cây mô Viện Khoa học Lâm nghiệp tâm. Một cách để thực hiện điều này là lai giữa các cây nhị bội Việt Nam (FSIV) tại Hà Nội đã được chuyển tới Trường đại học và tứ bội để tạo ra các cây tam bội với 3 bộ NST. Các cây như Tasmania (UTAS) nơi các dòng tứ bội được tạo ra và được kiểm vậy có vấn đề với việc sản sinh các giao tử có sức sống dẫn đến tra độ ổn định bằng phương pháp flow cytometry. Các dòng giảm khả năng sinh sản. Một trong số các cán bộ nghiên cứu keo này sau đó được chuyển lại Hà Nội, nơi nhóm cán bộ do của FSIV, TS. Nghiêm Quỳnh Chi, đang tiếp tục tiến hành các ông Lê Sơn phụ trách, đã nhân chúng lên bằng phương pháp phép lai như vậy ở Bầu Bàng và các dòng tam bội đầu tiên đang nuôi cấy mô và chăm sóc tại vườn ươm, rồi chuyển tới trạm bắt đầu ra hoa, nên chúng tôi có thể đánh giá chúng có thật sự thực nghiệm lâm nghiệp Bầu Bàng tỉnh Bình Dương với sự trợ bất thụ hay không. giúp của ông Biển, cán bộ Trung tâm Khoa học và Sản xuất vùng Đông Nam bộ, chúng được trồng với thiết kế cho phép so sánh Rất nhiều việc kiểm định cần được tiến hành trước khi chúng về sinh trưởng với các dòng keo lai gốc. tôi có thế giới thiệu các giống mới này tới các nhà trồng rừng, xong chúng tôi tin tưởng lạc quan rằng chúng sẽ có những Các kết quả trước đã cho thấy một số dòng tứ bội có sinh đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp rừng của Việt Nam trưởng tương tự các dòng nhị bội nhưng khác về hình thái. trong tương lai. 15 15
  9. PROJECT UPDATES Dự án ACIAR nghiên cứu thức ăn thủy sản thúc đẩy nghề nuôi biển ở Việt Nam Dự án FIS/2006/141 Nguyễn Văn Tiến, Đàm Thị Mỹ Chinh (Viện NCNTTS 1) và David Smith V ới hơn 3000 km bờ biển và nhiều đảo, đầm phá, eo vịnh kín gió, Việt Nam có tiềm năng lớn về nuôi trồng hải sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu sản • 5. Năng cao năng lực sản xuất thức ăn cho phía Việt Nam. • 6. Nâng cao năng lực cho Việt Nam nhằm thực hiện các lượng nuôi biển đến năm 2020 đạt sản lượng 200.000 căn cứ nghiên cứu có thể ứng dụng. trên tiềm năng và thị trường của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên cần thiết phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành • 7. Khảo sát và xác định những nguyên lý cơ chế hoạt động sản xuất thức ăn đồng thời thay đổi tập quán sử dụng cá có của các mô hình dinh dưỡng cá Vược. giá trị thấp bằng việc dùng thức ăn công nghiệp của người dân nuôi hải sản. Sau 4 năm triển khai, về cơ bản dự án thực hiện đúng tiến độ và đạt được một số kết quả nổi bật sau: Dự án FIS/2006/141 “Nâng cao tính bền vững trong chế biến và sử dụng thức ăn cho nuôi trồng hải sản ở Việt Nam và • Điều tra hiện trạng sử dụng thức ăn nuôi hải sản ở các Ôxtrâylia” với sự tham gia của Cục nghề nông hộ và nguồn nguyên liệu thức ăn hiện có ở Việt Nam. cá Ôxtrâylia (thuộc tổ chức CSIRO) cùng 4 đơn vị nghiên cứu ở Việt Nam bao gồm Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1,2,3 và Đại học Nha Trang. Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng và thức ăn cho 5 đối tượng hải sản quan trọng (cá Chẽm, cá Giò, cua Bùn, và tôm Hùm) làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn, sản xuất thức ăn và cách cho ăn phù hợp. Mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: • 1. Xác định các rào cản cho việc chấp nhận sử dụng thức ăn công nghiệp. • 2. Mô hình hóa các chỉ tiêu dinh dưỡng và năng lượng phù hợp cho mỗi loài. • 3. Xác định khả năng tiêu hóa của thức ăn và một số nguyên liệu quan trọng. • 4. Tối ưu các thông số kỹ thuật trong Dr Brett Glencross demonstrate striping method on collecting faeces for digestibility study of Cobia công thức thức ăn và chiến lược quản TS Brett Glencross trình diễn phương pháp thu phân nhằm đánh giá độ tiêu hóa thức lý thức ăn. ăn trên cá Giò Xem tiếp trang 19>> 17 17
  10. PROJECT UPDATES >> Tiếp theo trang 17 Đã có 5 bài báo phân tích mô hình kinh tế sinh học trong • Mô hình dinh dưỡng cá Chẽm đã được phát triển bởi nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam của 5 đối tượng cá Chẽm, CSIRO sẽ được kiểm chứng và ứng dụng thực tế. Nhờ có cá Giò, cá Song và cua Bùn được gửi đăng trên các tạp chí sự hỗ trợ của ACIAR, dự án đã đóng góp cho việc nâng uy tín. cao năng lực của các nhà khoa học Việt Nam trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, góp phần phát • Đã thu thập số liệu về tốc độ tăng trưởng, nhiệt độ nước, triển và sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi biển ở thành phần dinh dưỡng trong thịt cá, năng lượng duy trì Việt Nam, đồng thời tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và ở các mức nhiệt độ khác nhau, những số liệu này dùng để Ôxtrâylia. xây dựng mô hình tối ưu về dinh dưỡng và năng lượng cho mỗi loài. • Trong rất nhiều nguyên liệu sẵn có trên thị trường Việt Nam, dự án đã phân tích và lựa chọn 5 loại nguyên liệu quan trọng để thực hiện thí nghiệm xác định độ tiêu hóa. Hiện nay, thí nghiệm xác định độ tiêu hóa của cá Chẽm, cá Giò, cua Bùn và tôm Hùm đã hoàn thành, thí nghiệm đối với cá Song đang tiếp tục được triển khai. • Để nâng cao độ chính xác của số liệu phân tích thành phần hóa học và dinh dưỡng, thí nghiệm phân tích liên phòng đã được thực hiện nhằm kiểm chứng độ chính xác kết quả phân tích khi so sánh kết quả phân tích ở phòng thí nghiệm của các đơn vị tham gia dự án và kiểm chứng với kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm đã được cấp chứng nhận quốc tế. Hoạt động này rất hữu ích cho việc nâng cao năng lực của các phòng thí nghiệm trong nước và kết quả sẽ được dùng để xây dựng công thức thức ăn thực hiện vào năm 2013. • Dự án đã tổ chức hai khóa tập huấn về công nghệ ép đùn thức ăn với sự tham gia của hơn 20 nhà máy và các học viên đến từ các đơn vị nghiên cứu. Giảng viên là các chuyên gia Ôxtrâylia có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thức ăn đã truyền đạt cho các học viên những kiến thức về dinh dưỡng, công nghệ sản xuất thức ăn và cách khắc phục các sự cố thực tế. • 4 hội thảo về dinh dưỡng thủy sản khu vực đã được tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang thu hút 286 người tham dự, những hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng khoa học của dự án, đồng thời góp phần lựa chọn những hộ dân ở các vùng khác nhau ứng dụng các kết quả của dự án. Hội thảo dinh dưỡng khu vực lần thứ 5 do Viện 1 đăng cai dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2013. 19 19
  11. PROJECT UPDATES Kết thúc Dự án Phân tích Thị trường Dự án AGB/2005/113 David Vanzetti (Đại học Quốc gia Úc) và Phạm Thị Ngọc Linh (IPSARD) Tháng 10 vừa qua, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển lượng cả ở nước ngoài (Australia, Đan Mạch) và trong nước Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức hội thảo kết do các chuyên gia Quốc tế đến giảng dạy. Thêm vào đó, một thúc dự án “Tác động tự do hóa thương mại đối với việc số nghiên cứu và bài trình bày tại các hội thảo về các vấn đề: chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và các ngành kinh tế cơ bản” hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc; tác động tiềm (AGB/2005/113) do ACIAR tài trợ. Hội thảo được tổ chức tại năng của việc di cư từ nông thôn ra thành thị vào nhu cầu và khách sạn Horizon tại Hà Nội. Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng sản lượng nông nghiệp; ảnh hưởng của tự do hóa thuế quan Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông trong nông nghiệp; và vấn đề an ninh lương thực trong mối thôn khai mạc hội thảo, chào mừng hơn 40 đại biểu đến từ các liên hệ với việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cho ngành bộ, ngành, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và chăn nuôi, đã được thực hiện sử dụng các kỹ năng mà học viên khu vực tư nhân. Ông Sơn cảm ơn ACIAR đã tài trợ cho dự án lĩnh hội được từ các các khóa đào tạo. và đào tạo một số nghiên cứu viên của Viện, ông nhấn mạnh rằng kết quả của dự án tạo ra một công cụ phân tích và nghiên Ông Nguyễn Ngọc Quế (IPSARD) trình bày một báo cáo phân cứu hữu hiệu cho lĩnh vực kinh tế và chính sách nông nghiệp. tích, dự báo những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Bà Phạm Thị Ngọc Linh (IPSARD) đã trình bày tổng quan các chăn nuôi ở Việt Nam khi thu nhập tăng. Hai nghiên cứu khác hoạt động và quá trình thực hiện dự án và nhấn mạnh tầm sử dụng mô hình kinh tế về cải cách thuế quan do ông David quan trọng của dự án trong việc tăng cường năng lực cho cán Vanzetti (Đại học Quốc gia Australia) trình bày và về tỷ lệ bộ của IPSARD trong việc phân tích các vấn đề kinh tế chính chuyển đổi thức ăn cho ngành chăn nuôi do bà Liz Petersen sách quan trọng ví dụ như vấn đề điều chỉnh cơ cấu. Đại diện (Đại học Tây Australia) trình bày. ACIAR tại Việt Nam, ông Geoff Morris, trong bài phát biểu của Cơ quan tài trợ ACIAR cho rằng mô hình kinh tế được phát mình đã nói: dự án và quá trình hợp tác với IPSARD đã được triển trong dự án (với tên gọi là VAST) và các dữ liệu sử dụng thực hiện trong gần 10 năm qua, bắt đầu với một hoạt động cho mô hình và những phân tích này cần sẵn sàng để những nhỏ về thông tin thị trường vào năm 2003. Tiếp đó đã mở ra người quan tâm có thể sử dụng. Để hỗ trợ cho những người dự án hợp tác tập trung vào hoạt động tăng cường năng lực sử dụng tiềm năng, buổi chiều cùng ngày, trong khuôn khổ và xây dựng các kỹ năng nghiên cứu định lượng cho cán bộ hội thảo, các chuyên gia đã dành thời gian giới thiệu về mô IPSARD trong giai đoạn sau. hình VAST và giải thích chương trình khá phức tạp phía sau Dự án đã kéo dài hơn dự định do trưởng nhóm nghiên cứu - bà mô hình. Khoảng trên dưới 20 ứng dụng khác nhau của mô Donna Brennan qua đời đột ngột vào năm 2010. Bà Donna đã hình cũng được trình bày. Các ứng dụng này bao gồm những dành nhiều thời gian cùng làm việc với các cán bộ của IPSARD cú sốc trong sản xuất, tiêu dùng, những thay đổi về năng suất, tại Hà Nội. Những đóng góp quan trọng của bà đối với dự án thu nhập, dân số, giá thế giới, tổn thất sau thu hoạch v.v… Hội và IPSARD đã được ghi nhận trong hội thảo. thảo kết thúc với một cuộc thảo luận giữa các đại biểu về các vấn đề trong điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp mà Việt Bà Linh cũng cho biết trong khuôn khổ dự án, các cán bộ của Nam phải đối mặt. IPSARD đã tham dự nhiều khóa đào tạo về phân tích định 21 21
  12. ACIAR FELLOWSHIPS Học bổng John Dillon T hree Vietnamese scientists were successful in receiving an ACIAR Research and Leadership Fellowship. Dr Doan Duc Lan (Tay Bac University), Dr Mai Anh Khoa (Thai Nguyen University), and Dr Dang Kieu Nhan (Can Tho University) were selected to visit Australia from 11 February – 23 March 2013 under the John Dillon Memorial Fellowship. Vietnam is very well represented this year as only 10 Fellows have been chosen from all ACIAR partner countries. Over the past few years a total of twelve Vietnamese fellows have now been selected for this intensive program. The program includes a leadership and management course in Melbourne, followed by targeted visits to institutions related to their field of work and a week in ACIAR headquarters in Canberra. ACIAR Vietnam wishes Dr. Lan, Dr Khoa and Dr. Nhan an enjoyable and successful visit to Australia. We hope that their leadership skills in the areas of agricultural research management will be further developed through their exposure to Australian agriculture across a range of best-practice organisations involved in research, extension and policy making. B a nhà khoa học Việt Nam nhận được học bổng chương trình Tập huấn Lãnh đạo và Nghiên cứu của ACIAR (JD Fellowship). TS Đoàn Đức Lân (Đại học Tây Bắc), TS Mai Anh Khoa (Đại học Thái Nguyên) và TS Đặng Kiều Nhân (Đại học Cần Thơ) đã được lựa chọn tới Australia từ ngày 11 tháng 02 đến 23 tháng 03 năm 2013 để tham dự chương trình tập huấn này. Trong năm nay Viêt Nam là quốc gia có số lượng ứng viên trúng tuyển cao trong số 10 ứng viên từ tât cả các quốc gia đối tác của ACIAR trên thế giới. Đến nay đã có tổng số 12 ứng viên Việt Nam trúng tuyển chương trình này. Chương trình bao gồm một khóa học về lãnh đạo và quản lý tại Melbourne, sau đó là các chuyến thăm tới các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ và một tuần tại trụ sở của ACIAR ở Canberra. ACIAR Việt Nam chúc TS Lân, TS Khoa và TS Nhân sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị và thành công trong chuyến thăm Australia sắp tới. Chúng tôi hy vọng rằng kỹ năng lãnh đạo của họ trong quản lý nghiên cứu sẽ được phát triển hơn nữa thông qua những cuộc tiếp xúc trực tiếp tại các cơ quan tham gia nghiên cứu, khuyến nông và lập chính sách hàng đầu của Australia. Dr. Mai Anh Khoa, Vice Dean of Dr. Dang Kieu Nhan, Vice Director of Dr. Doan Duc Lan - Dean, Faculty of Science Technology and Environment Mekong Delta Development Research Agronomy and Forestry, Director of Department, Thai Nguyen University Institute, Can Tho University Center for Research and Technology Transfer, Tay Bac University. TS. Mai Anh Khoa, Phó Trưởng Ban, Ban TS. Đặng Kiều Nhân, Phó Viện Trưởng, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, TS. Đoàn Đức Lân, Trưởng Khoa Nông Đại Học Thái Nguyên Đại học Cần Thơ Lâm / Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ, Đại học Tây Bắc LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn các bạn độc giả đã gửi bài cho “ACIAR in Vietnam” và rất mong quý vị lượng thứ cho các sai sót có thể xảy ra trong in ấn và biên dịch. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều tin, bài, ảnh của quý vị cho số báo tới. Tin bài và ảnh xin gửi về theo địa chỉ sau: ACIAR Việt Nam, Đại sứ quán Australia Số 8 Đào Tấn, Hà Nội, Việt Nam Email: Hau.Vu@dfat.gov.au 23 23
  13. NEWS Soil erosion management trials - Project AGB/2008/002 Các thí nghiệm quản lí sói mòn đất - Dự án AGB/2008/002 8 Dao Tan Street, Ba Dinh, Hanoi . Tel: (84 4) 3 7740 100 . Fax: (84 4) 3 813 7707 24 24 Web: aciar.gov.au / vietnam.embassy.gov.au
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2