intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp phục dựng, tái hiện di sản văn hóa phi vật thể và một số gợi ý cho công tác phục dựng lễ tế Nam Giao ở Tây Đô hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung làm rõ ý nghĩa và giá trị của nghi lễ tế Giao trong lịch sử và dưới vương triều Hồ, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa các lễ tế Giao trong lịch sử. Từ sự khiêm tốn của tư liệu nghiên cứu khiến cho các công trình sáng tỏ về lễ tế Giao Tây Đô dưới góc độ văn hóa học và di sản học còn khá ít ỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp phục dựng, tái hiện di sản văn hóa phi vật thể và một số gợi ý cho công tác phục dựng lễ tế Nam Giao ở Tây Đô hiện nay

  1. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT METHODS TO RESTORE AND RE-REPRESENT INTANGIBLE CULTURAL HERITAGES AND SOME SUGGESTIONS FOR THE RECONSTRUCTION OF NAM GIAO ALTAR IN TAY DO NOW Ha Dinh Hung Thanh Hoa University of Culture, Sports and Tourism Email: hadinhhung@dvtdt.edu.vn Received: 10/10/2023 Reviewed: 10/10/2023 Revised: 13/10/2023 Accepted: 21/11/2023 Released: 25/11/2023 DOI: https://doi.org/10.55988/2588-1264/114 The Ho Dynasty Citadel was recognized by UNESCO as a World Cultural Heritage on June 27, 2011. The nominated area of the heritage includes 3 main parts: Imperial Citadel, La Thanh and Nam Giao Altar. Among them, the Nam Giao altar is an important, unique architectural and valuable part of the Vietnamese capital during the Ho Dynasty. According to historical documents, at the Nam Giao altar space, in 1402, the first sacrifice ceremony of the Ho Dynasty took place. This is considered the most important ritual in Vietnamese feudalism. For the Ho Dynasty Citadel heritage, paying attention to research, conservation, and restoration of "intangible" heritage values has been assessed by scientists as extremely necessary. Based on historical data, archaeological excavation results and some lessons in reconstructing royal rituals, we discuss a number of issues related to Nam Giao sacrifices in order to effectively reconstruct one of the unique royal ceremonies ever present in Thanh Hoa. Keywords: Restoration; Cultural heritage; Sacrifice; Nam Giao; Tay Do. 1. Giới thiệu Lễ tế Nam Giao được xem là một trong những nghi lễ cung đình quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam. Cho đến nay, ngoài lễ tế Nam Giao ở Huế được duy trì thì hầu như các lễ tế trời, vốn có cội nguồn sâu xa gắn với tín ngưỡng cầu mưa, cầu mùa của cư dân nông nghiệp lúa nước từ ngàn xưa được biểu tượng hóa gắn với chính quyền quân chủ, gọi với cái tên là tế Nam Giao, chủ yếu xuất hiện ở một số kinh thành cùng với các vương triều phong kiến như Lý, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn… Không bàn về các nội dung liên quan đến kiến trúc vật chất thì việc hình dung về quy mô, hình thức, cách thức cúng tế cho nên đến nay có quá ít thông tin chi tiết, kể cả các tài liệu sử học uy tín cũng ghi chép khá mờ nhạt. Đối với lễ tế Trời gắn liền với triều Hồ lại càng ít ỏi hơn. Nó mô phỏng gần như triều Lý hay là nghi lễ làm tiền đề cho tế Nam Giao của triều Hậu Lê sau này thì chưa ai có thể khẳng định được. Chính vì lẽ đó, các nghiên cứu nhằm mục đích bảo tồn, phục dựng lễ tế 11
  2. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Nam Giao ở thành Tây Đô hiện nay theo chúng tôi cần phải có tư duy độc đáo, thoát ly hẳn với phương pháp hồi cố mô phỏng nhằm mục đích biến lễ tế Nam Giao ở Tây Đô theo kiểu mô phỏng với bất kỳ lễ tế Nam Giao hiện có nào. Bởi, thứ nhất triều Hồ cũng là một trong những vương triều có tính chất cải cách, mạnh mẽ phá bỏ các kiểu thức lạc hậu, cũ kỹ. Hai là, từ bài học kinh nghiệm việc phục dựng, bảo tồn di sản tín ngưỡng, lễ hội gắn với các di tích lớn ở Thanh Hóa như Lam Kinh, Đền Bà Triệu cũng như một số nơi trong nước sẽ là gợi ý đáng kể để công tác bảo tồn, phục dựng lễ tế Nam Giao ở Tây Đô tránh đi được những tồn tại, hạn chế không đáng có, song cũng có thể kế thừa kinh nghiệm để thành công, vừa “giải ảo” lịch sử lại vừa tránh sao chép lịch sử một cách nhàm chán. 2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong x hội phong kiến, nghi lễ là một hệ thống chu n mực được đ c biệt coi trọng, nhất là đối với nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền bởi đó là căn cứ, là phương tiện thực hành, ổn định đời sống lễ nghi và trật tự x hội. Qua đó, nêu bật lên được hệ giá trị bản sắc văn hóa đ c trưng cũng như quyền lực tuyệt đối của triều đình, của hoàng đế và hoàng gia. Nghi lễ, nghi thức trong triều đình, do vậy, luôn được coi là một trong những nội dung lớn của hoạt động tổ chức chính quyền. Điển hình cho tính chính thống của vương triều là việc định hình nên nghi lễ tế Giao năm 1154, vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) cho đắp đàn Viên khâu (đàn Nam Giao) ở bên hữu Kinh Đô, phía nam ngoài thành Thăng Long để tế Trời, trong mối quan hệ tổng thể của X đàn (tế thổ thần), Tắc đàn (tế cốc thần), với “nghi vệ tế Giao rất long trọng, chia làm ba hạng lễ: Lễ lớn, lễ trung và lễ nhỏ”1, nhưng trước đó, đ có sự kiện tháng 6/1137, trời hạn, vua Lý Thần Tông đến Vu đàn làm đàn tế trời để cầu mưa2. Sử liệu không cho biết dưới thời Trần có nghi lễ tế Giao, m i đến thời Hồ mới thấy xuất hiện đàn Nam Giao được xây dựng năm 1402 trên núi Đốn Sơn (x Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc) và trong lễ tế Giao, nhà vua ngồi kiệu, các quan văn võ và cung tần, mệnh phụ theo hầu. (Việc này từng bị Phan Huy Chú coi là “làm nhảm cả lễ mà khinh thường cả Trời”3, sử liệu có nhắc đến chi tiết khi Hồ Hán Thương dâng rượu tế có run tay, làm rượu đổ xuống đất, phải b i bỏ nghi lễ: “những kẻ làm tôi tiếm loạn lấy việc tế Giao làm lễ lớn thường g p tai biến bất thần thì lại phải thôi, không làm được trọn lễ...”4. Thời Lê, trên cơ sở điển chế lễ nghi ngày càng đi vào quy củ, lễ tế Giao được thực hiện đầu xuân. Lễ tế Giao được cử hành năm 1462 cho biết: “...đầu xuân tế Giao; người lại nói là tổ tế Giao, cũng không đủ thuật, thế là xem nước ta như các nước phiên thời cổ vậy”5. 1 Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên, quyển 11, Bản dịch Viện Sử học, Nxb Giáo dục, HN, T1, tr.327. 2 Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 - 2, bản dịch của Ngô Đức Thọ, Nxb KHXH, HN, T2, tr.10-11. 3 Phan Huy Chú (2006), ịch tri u hi n chương oại chí, tập 1 - 2, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Giáo dục, HN, T1, tr.732. 4 Phan Huy Chú (2006), ịch tri u hi n chương oại chí, tập 1 - 2, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Giáo dục, HN, T1, tr.733. 5 Phan Huy Chú (2006), ịch tri u hi n chương oại chí, tập 1 - 2, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Giáo dục, HN, T1, tr.30. 12
  3. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Các lễ tế Giao từ thời Lê trở về trước nhìn chung còn khá ít sử liệu ghi chép chi tiết, phải đến thời nhà Nguyễn mới cho biết rõ điển chế, nghi lễ và tế tự cụ thể. Trong 3 cấp bậc tế tự gồm Đại tự, Trung tự và Quần tự thì tế Giao được xếp vào Đại tự, tức là nghi lễ cấp độ cao nhất. Lễ tế Giao đầu tiên của vương triều Nguyễn diễn ra vào đầu năm 1807, tức là sau 5 năm Gia Long lên ngôi, về sau đ trở thành điển lễ cho các vua Nguyễn tiếp theo. Có thể thấy, lễ tế Giao hoàn toàn là nghi thức cung đình gắn liền với các triều đại phong kiến quân chủ với ý nghĩa vua thay m t thần dân tế trời cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vốn n ng tính Nho giáo, thừa nhận vua, bậc Thiên tử thay trời coi sóc chúng dân. Nghiên cứu về lễ tế Nam Giao ở Tây Đô đ thu hút một số nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, đáng chú ý như: “Mấy kiến giải về lễ tế Nam Giao tại khu di tích Thành Nhà Hồ từ lễ tế Giao và các lễ hội cung đình trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (GS.TS Trương Quốc Bình); “Cấu trúc đàn tế Nam Giao (Thành Nhà Hồ) - Giá trị và giả thuyết về việc bài trí thờ cúng ở đây” (PGS.TS Tống Trung Tín); “Bàn về bảo tồn và phát huy giá trị di tích đàn tế Nam Giao trong khu di sản Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa” (PGS.TS Đ ng Văn Bài); “Lễ tế Giao của triều Hồ thế kỷ XV, một góc nhìn từ tiếp biến văn hóa” (PGS.TS Lê Văn Tạo); “Lễ tế Giao vương triều Hồ - căn cứ lịch sử và cơ sở khôi phục (TS. Nguyễn Bá Linh)... Các nghiên cứu này tập trung làm rõ ý nghĩa và giá trị của nghi lễ tế Giao trong lịch sử và dưới vương triều Hồ, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa các lễ tế Giao trong lịch sử. Từ sự khiêm tốn của tư liệu nghiên cứu khiến cho các công trình sáng tỏ về lễ tế Giao Tây Đô dưới góc độ văn hóa học và di sản học còn khá ít ỏi. 3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Để sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, tác giả sử dụng triệt để phương pháp nghiên cứu sử liệu học nhằm thu thập các luận cứ khoa học về sự tồn tại của đàn Nam Giao và lễ tế Giao ở Tây Đô trong lịch sử. Trên cơ sở các kết quả khai quật khảo cổ học đ được thực hiện với 4 lần thám sát, khai quật từ năm 2004 đến nay trên một mật độ diện tích tương đối lớn, chiếm diện tích 18.000m2 để có được đánh giá khách quan, toàn diện về sự tồn tại vật chất của không gian đàn tế. Từ đó, kết hợp các nguồn sử liệu ghi chép về các nghi lễ cung đình, các lễ tế Giao đ xuất hiện trong lịch sử cùng với phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa học kết hợp sử học, dân tộc học, x hội học, văn hóa dân gian nhằm đề xuất các phương pháp phục dựng hiện hữu các nghi thức chủ yếu của nghi lễ tế Giao tại Thành Nhà Hồ. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Khái quát về một số phương pháp phục dựng nguyên mẫu điển hình và tái hiện truyền thống trong văn hóa học và bảo tàng 4.1.1. Phương pháp tái hiện nguyên mẫu truy n thống - Một trong những nguyên tắc cần phải quan tâm đó là vật thể hóa di sản văn hóa phi vật thể. Đây là cách để tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập, ghi chép lại các dạng thức văn hóa phi vật thể ho c những tri thức do nghệ nhân sử dụng trong trình diễn các loại hình nghệ thuật hay chế tác sản ph m bằng việc ghi chép, ghi âm, ghi hình… Tuy không tránh khỏi những hạn chế nhưng rõ ràng phương pháp này tỏ ra có ưu thế và hiệu quả trong việc lưu giữ các loại hình nghệ thuật biểu diễn như múa, ca nhạc, sân khấu và chế tác sản ph m thủ công 13
  4. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT truyền thống. Toàn bộ mọi loại hình văn hóa phi vật thể có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các ngân hàng dữ liệu, các bảo tàng, các viện nghiên cứu ở Trung ương và địa phương. Đó là cơ sở giúp chúng ta sau này có căn cứ để nghiên cứu, phục dựng lại các hiện tượng văn hóa phi vật thể đ bị mai một. Việc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật để tư liệu hóa di sản văn hoá phi vật thể còn có thuận lợi trong việc đem kết quả của công tác điều tra, sưu tầm nhằm số hóa, làm tiền đề lưu giữ lâu dài. Trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ như hiện nay thì đây là phương thức hữu hiệu để tái hiện, lưu giữ và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. - Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của việc sưu tầm và ghi chép các thông tin liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Mục đích cuối cùng không chỉ là đưa di sản văn hóa phi vật thể vào lưu trữ, mà quan trọng hơn là giữ lại được môi trường gốc của thực hành văn hóa. Nguyên tắc này còn gọi là bảo tồn sống. Tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Một loại hình di sản văn hóa phi vật thể được coi là thành công trong việc lưu giữ khi nó vẫn tồn tại sống động trong môi trường nơi nó sinh ra, tức là đưa di sản văn hóa trở lại với chủ thể văn hóa và tạo điều kiện tốt nhất để cho nó tồn tại. Đây là nguyên tắc được UNESCO và nhiều quốc gia trên thế giới đề xuất. Cộng đồng chính là môi trường lưu giữ di sản văn hóa. Do vậy, để bảo tồn bền vững di sản văn hóa trong đời sống, chúng ta phải đưa di sản văn hóa trở về với cộng đồng, trở lại nơi đ sản sinh ra chúng. Thực tế đ chứng minh rằng, chỉ cần những người kế thừa di sản văn hoá phi vật thể vẫn còn sống (nghệ nhân, các chủ thể thực hành văn hóa), thì những di sản văn hoá truyền thống sẽ không bị biến mất; chỉ cần chủ thể thực hành văn hóa tồn tại thì di sản văn hoá phi vật thể sẽ không ngừng được sáng tạo/tái tạo trong quá trình trao truyền và kế thừa, “chỉ cần người kế thừa di sản văn hoá phi vật thể vẫn thu nhận đồ đệ để truyền nghề, thì di sản văn hoá phi vật thể có người kế thừa, kéo dài m i m i”1. Chúng ta thường nhận thức rằng, dân chúng là những người sáng tạo, trao truyền và kế thừa mọi sáng tạo văn hóa phi vật thể, là chủ nhân chân chính của di sản quý giá này. Do đó, hoạt động bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể, nhất thiết phải có sự tham gia trực tiếp của người dân và phải gắn với lợi ích của họ. Cộng đồng - chủ thể văn hoá là người đóng vai trò quyết định trong việc bảo tồn một cách bền vững di sản văn hoá phi vật thể. 4.1.2. Phương pháp phục dựng không gian, môi trường diễn xướng Mỗi một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đều là sản ph m của một môi trường nhất định, nếu tách ra khỏi môi trường tồn tại cụ thể, di sản văn hóa sẽ mất cội nguồn, thiếu sức sống. Do đó, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cần lấy bảo vệ chỉnh thể làm nguyên tắc, trong đó cần chú ý đến bảo vệ chỉnh thể đối với môi trường thực hành văn hóa của nó. Nếu chúng ta làm thay đổi môi trường nhân văn theo ý muốn chủ quan ho c đưa những người kế thừa ra khỏi nơi họ đang sinh sống, chắc chắn sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đối với các nghệ nhân, những người truyền thừa di sản văn hóa phi vật thể. 1 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tập 1, Cục Di sản Văn hóa xb, Hà Nội, 2007, tr.204 14
  5. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Lễ hội truyền thống ở Việt Nam, dù ở quy mô nào (vùng, miền, quốc gia) đều diễn ra ở những không gian nhất định, trong đó chủ thể văn hoá là những người dân cụ thể ở những cộng đồng làng/ x xác định. Tuy nhiên, nhiều năm qua do mong muốn nâng cao quy mô và chất lượng các lễ hội truyền thống (đ c biệt là các lễ hội cấp Quốc gia và cấp Tỉnh) nên nhiều lễ hội truyền thống đ được các nhà quản lý x hội và các chuyên gia nghệ thuật can thiệp (đầu tư nhiều kinh phí và chuyên gia). Điều này dẫn đến một hệ quả là: Người dân các cộng đồng sở tại đ bị tước mất vai trò chủ thể của lễ hội và họ trở thành khán giả đơn thuần, bởi mọi nghi thức và diễn xướng quan trọng đều đ được “nâng cao”(theo kiểu sân khấu hoá và theo những quan niệm về chất lượng nghệ thuật kiểu chuyên nghiệp). Theo quan niệm này thì người dân không đảm nhiệm được một số tiết mục và các đạo diễn đ thay vào đó là lực lượng chuyên nghiệp. Những lễ hội kiểu này, khi nó ở tầm cỡ quốc gia (như lễ hội Đền Hùng chẳng hạn) thì đều được đưa lên truyền hình trực tiếp và trở thành một chu n mới để ngành văn hoá thông tin các tỉnh noi theo. Cách tổ chức và quản lý lễ hội theo kiểu “nâng cao” như thế đ khiến người dân dần dần “quên” đi vai trò chủ thể sáng tạo văn hoá của mình, đồng thời ỷ lại sự tài trợ của nhà nước (tâm lý chung là: Nếu họ phải tham gia một phần nào đó trong lễ hội thì nhà nước phải chi tiền, bởi họ coi lễ hội đó không phải của chính mình nữa). Đây là một hệ quả đi ngược lại với đường lối và chủ trương x hội hoá văn hoá của Đảng và Nhà Nước ta. Một dẫn dụ điển hình là dự án phục dựng lễ hội Lam Kinh năm 2005, với các mục tiêu chính là: (1) Tái hiện các thực hành văn hóa theo ngôn ngữ của lễ hội dân gian truyền thống và bổ sung một số chi tiết để thực hành văn hóa có sức cuốn hút trong đương đại; (2) Biến người dân/cộng đồng địa phương trở thành chủ nhân/chủ thể/người thực hành sáng tạo văn hóa của lễ hội. Sau 4 tháng nghiên cứu và tiến hành phục dựng, dự án đ được hoàn thành và đ đạt được những kết quả đáng kinh ngạc, liên kết giữa khu điện miếu ở Lam Kinh với các di tích phụ cận như đền Tép (Ngọc L c), đền thờ Lê Thái Tổ (x Xuân Lam). Đồng thời, thực hiện thành công việc đan cài hài hòa giữa các yếu tố gốc mang tính truyền thống, điển lễ với các thực hành văn hóa của cộng đồng bản địa và các yếu tố hiện đại, sân khấu hóa trong lễ hội. Một số nghi lễ và thực hành văn hóa rất đáng chú ý như: + Khôi phục nghi lễ cáo yết của người Mường (tại đền Tép - nơi thờ Lê Lai). + Khôi phục lễ rước của đền vua Lê (khoảng 500 người của x Xuân Lam và làng Cham, thị trấn Lam Sơn). + Khôi phục lễ rước ở đền Tép (khoảng 300 người gồm đội cờ, đội rồng, đội kiệu, đội chấp kích, đội bát âm, đội tế nam, đội dân binh và đội thiếu nữ Mường). + Khôi phục nghi lễ giao kiệu khi kiệu vua Lê g p kiệu Lê Lai và đám rước chung của cả hai đoàn rước Lê Lợi và Lê Lai. + Truyền dạy cho làng Cham/ thị trấn Lam Sơn một đội trống chiêng (21 trống, 4 chiêng và 4 c p n o bạt) hoà tấu ở trình độ nghệ thuật cao những bài trống để phục vụ những nghi lễ, diễn xướng chính của lễ hội. 15
  6. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT + Truyền dạy cho làng Cham diễn xướng “kéo chữ Thái - Bình” (200 người). + Truyền dạy cho dân x Xuân Lam diễn xướng “Diễu quân” (gần 300 người). + Truyền dạy cho dân làng Tép.- x Kiên Thọ (huyện Ngọc L c) múa rồng. + Truyền dạy cho dân các làng tổ chức các trò chơi dân gian. 4.1.3. Phương pháp tái hiện truy n thống hiện đại Bảo tồn có nghĩa là làm cho một loại hình văn hóa phi vật thể nào đó tiếp tục tồn tại trong hiện tại và tương lai. Do đó, cũng không nên cứng nhắc theo một phương thức nào. Mỗi một loại hình văn hóa phi vật thể thích hợp với những phương thức, cách thức bảo tồn cụ thể, khác nhau. Bởi vậy, hoàn toàn có thể chấp nhận mọi phương thức, hình thức có khả năng làm cho những giá trị nào đó tiếp tục tồn tại trong thời đại của chúng ta đang sống và tồn tại cả trong tương lai. Vừa bảo tồn “nguyên dạng”, vừa quan tâm đến những hình thức xa dần với “nguyên bản”. Thực tế chỉ ra rằng, văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng gắn với con người, với x hội, do đó luôn vận động, biến đổi và có xu hướng xa dần với nguyên gốc. Ngay cả những hình thức văn hóa tốt đ p có nguồn gốc từ nước ngoài du nhập vào nước ta, có thể lúc đầu còn xa lạ với truyền thống, nhưng lại đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của con người đều có thể được xem xét để bảo tồn. 4.2. Một số bài học từ việc phục dựng lễ hội Lam Kinh cho đến phục dựng, tái hiện lễ tế Nam Giao ở Tây Đô hiện nay Với quy mô, tầm vóc và tên gọi, lễ tế Nam Giao đứng vào hàng “quốc lễ” tương tự với tế lễ ở Lam Kinh, song khác nhau bản chất, trong khi Lam Kinh là nghi lễ hoàng gia có tính chất cung đình, gắn với hoàng tộc, gia tộc của Lê Sơ thì Nam Giao ở Tây Đô hoàn toàn mang tính chất vương triều, không phải nghi lễ của dòng họ Hồ mà là của quốc gia. Từ tính chất của dòng họ đến tính chất của quốc gia, đ có nhiều khác biệt căn bản. Đứng về góc độ văn hóa học, văn hóa vùng thì chắc chắc những nghi lễ gắn với chủ thể văn hóa sáng tạo phải có những điểm tương đồng nhất định. Họ Hồ và triều Lê Sơ đều có khởi phát từ xứ Thanh, do đó những nghi lễ ở các không gian này m c dù có tính chất hoàng gia song vẫn có chỗ để các tín ngưỡng dân gian đan cài vào. Điều này đ được lịch sử khẳng định, chẳng hạn như trong lễ tế Lam Kinh vẫn còn ghi nhận được những điệu “rý ren” của dân chúng được thực hành thường xuyên mỗi dịp hoàng gia Lê Sơ về bái yết sơn lăng. Từ câu chuyện lễ hội Lam Kinh đ được khôi phục lại, thực hành thường xuyên mà trên nhiều chiều cạnh chúng ta có thể tạm chấp nhận là thành công, nó cho thấy có thể rút ra được một số bài học sau: Thứ nhất, những người làm công tác văn hoá cần phải có một nhận thức biện chứng về truyền thống nói chung và di sản nói riêng. Hiện nay, trong giới khoa học và quản lý văn hoá ở nước ta vẫn không ít người quan niệm truyền thống (trong đó có di sản văn hoá) là những gì thuộc về thời gian đ qua được truyền lại đến ngày nay. Những người theo quan điểm này thường nhấn mạnh, đề cao tính bất biến của truyền thống, của di sản. Chúng tôi cho rằng, truyền thống nói chung (và di sản nói riêng) cũng giống như bất cứ một hiện tượng x hội nào khác, nó có sự vận động. Sự vận động ấy là khách quan nếu nó phù hợp với ý nguyện và lợi ích của cộng đồng. Đúng như một 16
  7. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT nhà nghiên cứu đ nói: “truyền thống àm thành mới cái đã à; nó không bị giới hạn ở làm cho bi t một văn hóa, bởi nó đồng nhất hóa với chính cuộc sống của một cộng đồng” 1.Trong trường hợp phục hồi lễ tế Nam Giao ở Tây Đô, nếu chúng ta cứ nệ cổ thì sẽ là bất khả thi, bởi: - Không có ghi chép cụ thể, tỉ mỉ, tường tận về lễ tế Nam Giao ở Tây Đô kể cả trong các tài liệu lịch sử lẫn giả sử về nghi thức, hình thức, cách thức. Một phần vì sự tồn tại của vương triều Hồ quá ngắn, hai là do chiến tranh liên miên của bối cảnh lịch sử và đương nhiên là về m t văn hóa học, bóng dáng còn xót lại của một triều đại đều bị cả kẻ thù xâm lược lẫn vương triều kế tục vùi lấp. Trong lý thuyết văn hóa học, đây gọi là sự phủ định văn hóa. Do vậy, kể cả có được ghi chép thì cũng có thể đ bị tiêu hủy. Nếu đi theo tư duy này, tức là cố chấp cái cũ, nệ cổ thì sẽ không tránh khỏi việc học tập, lắp ghép và bê nguyên lễ tế Nam Giao ở Huế ra, trong khi thời gian lịch sử của nó cách nhau đến hơn 400 năm. - Những nghi thức chủ yếu diễn ra trước, trong và sau lễ tế Nam Giao ở Tây Đô và những điểm độc đáo, sáng tạo của nó (điều này tác giả có tồn nghi nhưng hoàn toàn tin tưởng vì triều Hồ là vương triều sẵn sàng có những suy nghĩ mang tính cải cách, cách mạng) mà các tư liệu sử hiếm hoi còn ghi nhận không thể đủ cho bất cứ một nhà nghiên cứu nào có thể tái dựng chúng theo cách y như cũ. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc phục hồi, phục dựng lễ tế Trời ở thành Tây Đô hiện nay với tư cách là một nghi lễ diễn xướng có tính chất cung đình dựa trên nguyên tắc kế thừa một phần nghi thức tế Nam Giao nói chung ở trong nước và có đất cho bóng dáng các nghi thức dân gian truyền thống đậm đà bản sắc xứ Thanh được tái hiện là hợp lý. Điều quan trọng ở đây là cộng đồng phải hồ hởi tiếp nhận cái mới như là sản ph m mang tính nguyên mẫu. Từ đó cái “truyền thống mới” này sẽ được xác nhận, tin tưởng và sẽ tạo thành “cái nguyên mẫu truyền thống” không có sự nghi ngờ. Bài học quan trọng thứ hai là, khi muốn phục dựng, tái hiện lại một di sản văn hoá nào đó, cần phải xác lập được những cơ sở khoa học. Nói cách khác, ở đây, nghiên cứu khoa học đóng một vai trò quyết định đến sự thành bại của công việc phục dựng di sản. Nhóm thực hiện dự án “Phục hồi lễ hội Lam Kinh năm 2005” đ tuân thủ nghiêm ng t nguyên tắc trên. Họ đ triển khai những nghiên cứu điền d dân tộc học và nghiên cứu cộng đồng nhằm: - Tổng hợp những hình thái văn hoá phi vật thể đ và đang có của những lễ hội vùng Lam Kinh (lễ hội đền Vua Lê và lễ hội đền thờ Lê Lai) để đề xuất một “kịch bản” tổng thể cho lễ hội Lam Kinh. - Tránh sự áp đ t chủ quan: Kịch bản tổng thể cũng như kế hoạch triển khai chi tiết đ được thảo luận ở các cộng đồng dân cư (làng Cham/ thị trấn Lam Sơn, x Xuân Lam/ Thọ Xuân và x Kiên Thọ/ Ngọc L c). Kịch bản tổng thể cuối cùng của lễ hội Lam Kinh năm 2005 chính là sự lựa chọn, sự nhất trí của các cộng đồng tham gia lễ hội chứ không phải là sự áp đ t chủ quan của người nghiên cứu hay nhà biên kịch, đạo diễn. - Những nghiên cứu cộng đồng ở dự án này còn đạt được những kết quả thực tế lớn hơn như tìm ra những nhu cầu, mong muốn của từng cộng đồng, xác định những m t mạnh và yếu 1 R. Aileau, V khái niệm truy n thống, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 11/2003. 17
  8. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT của họ, tìm ra phương án tổ chức, tập hợp lực lượng, kích thích tính tích cực cộng đồng (ví dụ, việc phân bổ các diễn xướng cho từng cộng đồng để họ vừa có cái riêng trong lễ hội của cộng đồng mình vừa có thể đóng góp vào ngày lễ trọng tại Lam Kinh đ kích thích sự thi đua giữa các cộng đồng…) Bài học thứ ba là, đối với việc bảo tồn di sản, việc lựa chọn cộng đồng làng làm đơn vị để truyền lưu và bảo tồn văn hoá phi vật thể đ tỏ rõ tính hữu hiệu và bền vững. Đội trống làng Cham ở Lam Sơn là một ví dụ (họ quyết tâm tự đào tạo thêm những tay trống của làng mình để duy trì đội trống phòng khi có những biến động về nhân sự), ho c ở làng Tép (xã Kiên Thọ) dân làng đ xung phong nhận tất cả những khâu trọng yếu của lễ hội (rước kiệu, đội trống, đội rồng, vận động được hơn 100 bộ trang phục dân tộc Mường cho chị em diễu hành, quản lý các trò chơi…). Có thể nói, dự án này đ đúng khi không lựa chọn lực lượng học sinh phổ thông để luyện tập các diễn xướng mà lại luyện tập cho dân từng làng/ x (m c dù theo phương án này, những người làm dự án sẽ g p nhiều khó khăn hơn trong công tác tổ chức cũng như tốc độ tiếp thu). Dự án phục hồi lễ hội Lam Kinh về nhiều m t đ thành công. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hoá và ngay bản thân người dân đang còn những băn khoăn: Liệu các năm tiếp theo, nếu không còn kinh phí và chuyên gia của dự án thì liệu người dân các cộng đồng trên có thể duy trì và phát huy được lễ hội Lam Kinh như năm nay nữa hay không? Cần phải có tác động gì để lễ hội này được duy trì bởi chính những người dân? Hay muốn duy trì lễ hội phải dựa hoàn toàn vào nguồn ngân sách nhà nước? Chúng tôi tin tưởng vào sự chung tay, tích cực của các cộng đồng, tuy nhiên cũng biết rằng: Cần phải tránh ảo tưởng cho rằng chỉ cần đầu tư một lần là xong. Sở dĩ như vậy là do: - Từ lâu, người dân đ quen với việc tham gia những lễ hội lớn (cấp Tỉnh) gắn liền với kinh phí hỗ trợ tập luyện của nhà nước, thậm chí còn không ít người quan niệm rằng, đây là làm lễ hội cho nhà nước chứ có phải lễ hội của họ đâu (?). - Người dân hiện nay đ thường xuyên phải đối m t với kinh tế thị trường: Nhu cầu kinh tế thường trực hơn và thiết yếu hơn nhu cầu văn hoá. Vì vậy, dù không đòi hỏi cao nhưng những khoản tiền tối thiểu để bù vào những ngày họ không thể tham gia kiếm sống khi họ đi tập luyện cũng là yêu cầu chính đáng. Cộng đồng làng trong thời hiện đại đ không còn được gắn kết ch t chẽ bởi những mối liên hệ đạo đức, tâm linh và phong tục như xưa nữa. Vì thế, thể chế x hội để hướng dẫn hành vi các cá nhân trong cộng đồng chủ yếu được hiện tồn, cách tiếp cận “nên theo” chứ không phải là cách tiếp cận “buộc phải theo”. 5. Thảo luận Trải qua các triều đại phong kiến, qua từng giai đoạn khác nhau, lễ tế Nam Giao là một nghi lễ mang tính chất cung đình và có những điểm tương đồng nhất định. Nghi lễ tế Giao của các triều đại phong kiến Việt Nam được thực hiện tại các đàn tế, thời Lý gọi là đàn Viên Khâu, sang thời Lê gọi là đàn Nam Giao. Đến nay, ngoài đàn tế Nam Giao do chúa Nguyễn khởi dựng, còn lại đều là các đàn tế gắn với các triều đại phong kiến Việt Nam. Cụ thể như: đàn Nam Giao của kinh thành Thăng Long (gắn với triều đại Lý - Trần - Lê); đàn Nam Giao ở 18
  9. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Thanh Hoá (do Hồ Hán Thương xây dựng vào năm 1402); đàn Nam Giao ở Vạn Lại, (x Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá) do vua Lê Thế Tông xây dựng vào năm 1578; đàn Nam Giao ở kinh đô Phú Xuân (triều Tây Sơn); đàn Viên Khâu (Nam Giao) thời Tây Sơn do Quang Toản đắp ở ngoài cửa Liễu Thị (Hà Nội); đàn Nam Giao ở kinh thành Huế của vương triều Nguyễn được xây dựng năm 1806... Trong bối cảnh hạn chế tư liệu về lễ tế Giao đ được thực hiện duy nhất một lần vào năm 1402, chúng tôi đề xuất việc xây dựng kịch bản phục hồi lễ tế Giao tại Thành Nhà Hồ trên cơ sở tham khảo lễ tế Giao thời Nguyễn tại Huế trong những năm qua. Tuy nhiên, cần xem xét và quyết định những nội dung tổ chức lễ tế giao cho phù hợp với điều kiện hiện nay, đó là: - Có nên tổ chức mỗi năm một lần hay ba năm một lần? - Theo điển chế, việc hiến tế Tam sinh gồm trâu, lợn, dê và số lượng vật ph m hiến tế trong các cuộc tế Giao truyền thống cũng cần xác định. - Xây dựng kịch bản chi tiết về phục hồi lễ tế Giao tại khu di tích Thành Nhà Hồ, có cử người đóng vai vua là chủ tế không? Thời Nguyễn, Ngự đạo được chia làm ba đạo: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo với sự tham gia của hàng nghìn người cùng voi, ngựa, các loại nghi trượng, nhạc khí, cờ quạt hộ tống kiệu nhà vua và tế ph m. Tại Thanh Hóa, có tổ chức Ngự đạo là đám rước đưa nhà vua từ Hoàng cung đến Giao đàn làm lễ và hồi cung sau khi lễ tất? - Lễ hội cung đình bất kể lễ tiết hay lễ tế tự thì lúc nào cũng có phần nhạc lễ theo kèm. Trong nghi lễ của lễ tiết hay lễ tế tự đều mang ý nghĩa triết lý trên cơ sở “tôn chuộng đạo Nho… chú ý việc lễ nhạc”. - Từ bài học phục dựng lễ hội ở Lam Kinh, kiến nghị nghiên cứu việc phục hồi một số trò diễn độc đáo của người dân Thanh Hóa hiện nay như chạy chữ “Thiên hạ thái bình” hay “Đồng xuân hưởng lạc”. Đ c biệt, việc sưu tầm tài liệu, từng bước phục dựng vũ nhạc: “Bình Ngô phá trận” sẽ đem lại những giá trị to lớn về m t khoa học và thực tiễn. Việc phục hồi lễ tế Nam Giao thời Hồ cần phù hợp với những điều kiện kinh tế x hội hiện nay ở địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tư liệu, đ c biệt là dựa trên những quy định về lễ nghi của triều Nguyễn, việc phục dựng lễ tế Nam Giao tại khu di tích Thành Nhà Hồ phải chú trọng bảo tồn, kế thừa hệ thống nguyên tắc, bài bản thực hành nghi lễ truyền thống về lễ tế, lễ nhạc, lễ phục, lễ vật cũng như về thời gian và địa điểm tổ chức nghi lễ. Đồng thời đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn, điều kiện kinh tế - x hội của địa phương, kết hợp việc đáp ứng những nhu cầu phát triển đời sống văn hóa và hoạt động du lịch hiện nay. 6. Kết luận Lễ tế Nam Giao ở Tây Đô là một trong những nghi lễ quan trọng, không muốn nói là quan trọng nhất để nhấn đậm giá trị tâm linh cho thành Tây Đô và vương triều Hồ. Bởi lẽ, một khi phục dựng thành công lễ tế này, thì di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ mới hợp thể cả vật thể (tòa thành) với phi vật thể (tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa). Cho nên có thể nói, việc phục dựng lại lễ tế Nam Giao hiện nay ở Thành Nhà Hồ có ý nghĩa “sống còn” trên phương diện bảo 19
  10. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT tàng học và văn hóa học. Chỉ khi đó, “trái tim và mạch máu” của nó mới được sống lại, m c dù chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận một “diện mạo” và “hình hài” mới. Từ những thực hành văn hóa đ không còn tồn tại nữa, đây là công việc khó khăn nhất đối với người làm bảo tồn văn hóa. Bởi vì thiếu căn cứ vật chất để tham khảo, cho nên m c dù bảo vệ di sản văn hóa vật thể cũng đầy khó khăn nhưng người bảo tồn còn được động viên một phần từ đống đổ nát, nền móng, dấu vết vật liệu. Trong khi đó, để một không gian nghi lễ cách đây hơn 600 năm được tái hiện lại là cả một câu chuyện khó khăn. Song như cách đ t vấn đề của tác giả, chỉ khi thực sự hiểu rõ bản thể của thực hành văn hóa gắn với chủ thể sáng tạo; chấp nhận để di sản văn hóa được diễn dịch một phần theo tinh thần hiện đại, hòa trộn và pha lẫn truyền thống thì câu chuyện phục dựng, bảo tồn lễ tế Nam Giao Tây Đô mới được mọi người chấp nhận. Vì có một vấn đề quan trọng trên hết, là sản ph m văn hóa đó có được cộng đồng sẵn sàng đón nhận và thưởng thức nó chấp nhận hay không? Đó mới chính là bài học thành công hơn hết của công tác bảo tồn di sản văn hóa. Tài liệu tham khảo [1]. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2007), tập 1, Cục Di sản Văn hóa, Hà Nội. [2]. Phan Huy Chú (2006), ịch tri u hi n chương oại chí, tập 1-2, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3]. Nguyễn Việt Đức (2008), “Đàn Nam Giao Huế trong văn hóa tín ngưỡng”, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 286, tháng 4/2008. [4]. Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1-2, bản dịch của Ngô Đức Thọ, Nxb KHXH, Hà Nội. [5]. Nguyễn Bá Linh (2014), “Đàn Nam Giao Tây Đô và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 365, tháng 11/2014. [6]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên, quyển 11, Bản dịch Viện Sử học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7]. R. Aileau (2003), “Về khái niệm truyền thống”, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tháng 11/2003. [8]. Lê Văn Tạo (2015), “Nghiên cứu tiềm năng di sản văn hóa và đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống sản ph m văn hóa - du lịch tại không gian văn hóa - du lịch Thành Nhà Hồ và Khu Di tích lịch sử Lam Kinh”, Đề tài KH&CN cấp tỉnh, Sở KH&CN Thanh Hóa. 20
  11. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT PHƢƠNG PHÁP PHỤC DỰNG, TÁI HIỆN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO CÔNG TÁC PHỤC DỰNG LỄ TẾ NAM GIAO Ở TÂY ĐÔ HIỆN NAY Hà Đình Hùng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Email: hadinhhung@dvtdt.edu.vn Ngày nhận bài: 10/10/2023 Ngày phản biện: 10/10/2023 Ngày tác giả sửa: 13/10/2023 Ngày duyệt đăng: 21/11/2023 Ngày phát hành: 25/11/2023 DOI: https://doi.org/10.55988/2588-1264/114 Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận à Di sản Văn hóa Th giới vào ngày 27/6/2011. Khu vực đ cử của di sản gồm có 3 bộ phận chính: Hoàng thành, a Thành và Đàn t Nam Giao. Trong đó, đàn t Nam Giao à một bộ phận quan trọng, độc đáo v mặt ki n trúc cũng như giá trị đối với kinh đô Việt Nam dưới thời Vương tri u Hồ. Theo các tài iệu ịch sử có ghi chép ại thì tại không gian đàn t Nam Giao, năm 1402 đã diễn ra lễ t Giao đầu tiên của tri u Hồ. Đây được xem à nghi ễ quan trọng nhất trong ch độ phong ki n Việt Nam. Đối với di sản Thành Nhà Hồ việc quan tâm nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng những giá trị di sản “phi vật thể” đã được các nhà khoa học đánh giá à việc àm h t sức cần thi t. Trên cơ sở cứ iệu ịch sử, các k t quả khai quật khảo cổ học và một số bài học phục dựng các nghi ễ cung đình, chúng tôi bàn uận một số vấn đ có iên quan đ n ễ t Nam Giao Tây Đô nhằm phục dựng có hiệu quả của một trong những nghi ễ cung đình độc đáo đã từng hiện diện trên đất xứ Thanh. Từ khóa: Phục dựng; Di sản văn hóa; Lễ tế; Nam Giao; Tây Đô. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2