intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Polymer đổi màu

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Polymer đổi màu Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển một loại polymer có thể chuyển màu thành trong suốt và ngược lại khi môi trường của nó thay đổi. Sáng chế này có thể cắt giảm giá thành của màn hình và thiết bị cảm biến. Vật liệu thông minh đó do Ryojiro Akashi và đồng nghiệp thuộc Công ty Fuji Xerox ở Kanagawa chế tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Polymer đổi màu

  1. Polymer đổi màu Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển một loại polymer có thể chuyển màu thành trong suốt và ngược lại khi môi trường của nó thay đổi. Sáng chế này có thể cắt giảm giá thành của màn hình và thiết bị cảm biến. Vật liệu thông minh đó do Ryojiro Akashi và đồng nghiệp thuộc Công ty Fuji Xerox ở Kanagawa chế tạo. Nó bắt chước cách thức mà một số động vật chẳng hạn như mực và
  2. bạch tuộc kiểm soát màu da của chúng. Được gọi là tắc kè hoa của biển, những sinh vật trên có khả năng thay đổi trang phục phức tạp của chúng nhanh hơn bò sát. Chúng có thể bắt chước các sinh vật độc hại khác để tự vệ hoặc nguỵ trang bằng cách bắt chước màu của đáy biển. Một số động vật chân đầu có thể sử dụng màu sắc của da để thông tin. Động vật không xương sống đổi màu nhanh chóng bằng cách nén các bao sắc tố nhỏ ở da. Những bao này chứa đầy màu và các sợi cơ gắn vào
  3. chúng. Khi cơ co lại, các bao trở nên lớn hơn và khu vực chúng bao phủ xuất hiện màu. Trong trường hợp giãn cơ, các bao thu hẹp, làm cho màu sắc dường như biến mất. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo các bao sắc tố nhỏ bé bằng polymer NIPAM, có thể co lại. Phân tử dài, hình xích của nó có thể liên kết chéo để hình thành một loại gel mềm. Khối lượng của gel được kiểm soát bằng nhiệt độ. Ở khoảng 34oC, các phân tử của polymer đột ngột co lại, làm
  4. khối lượng của gel chỉ bằng 10% khối lượng ban đầu. Nhóm nghiên cứu tạo ra các hạt chứa những bao sắc tố NIPAM. Những hạt đó có đường kính ở vào khoảng 20-200 phần nghìn của 1mm khi phồng lên và chứa một lượng lớn các sắc tố song không ảnh hưởng tới khả năng co lại khi nhiệt độ thay đổi. Ở nhiệt độ phòng, các hạt gel, phân tán trong một dung môi, phồng lên ở nhiệt độ phòng và chất lỏng chuyển thành màu tối. Khi nhiệt độ lên tới
  5. o 40 C, các hạt co lại và chất lỏng trở nên trong suốt. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một ô kính đổi màu bằng cách cho chất lỏng này vào giữa 2 tấm kính và nhiệt sẽ kiểm soát ô kính. Các loại gel khác có thể được kiểm soát bằng ánh sáng, hoá chất hoặc điện trường. Vì vậy, giới khoa học có thể tạo ra các ô cửa thông minh, phản ứng với tất cả các loại tác nhân kích thích: độ pH, mức ánh sáng hoặc sự tồn tại của các chất độc hoặc thuốc. Một lợi thế nữa của phương pháp
  6. này, so với những loại mực viết nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhiệt, là dễ dàng thay đổi màu sắc trong các bao sắc tố.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2