intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình hình thành thiếu máu thiếu sắt

Chia sẻ: Vanthi Bichtram | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Do cung cấp thiếu: + Chế độ ăn thiếu sắt như: thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thứa ăn nguồn gốc động vật. + Trẻ sanh non, sanh đôi, thiếu cân lúc sanh, già tháng, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hàon nhau thai thấp. Xuất huyết trước hoặc trong khi sanh ở mẹ hoặc con: nhau tiền đạo, sang máu ở trẻ sinh đôi cùng trứng. - Do hấp thu kém: Giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, dị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình hình thành thiếu máu thiếu sắt

  1. THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT NỘI DUNG 4. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Do cung cấp thiếu: + Chế độ ăn thiếu sắt như: thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thứa ăn nguồn gốc động vật. + Trẻ sanh non, sanh đôi, thiếu cân lúc sanh, già tháng, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hàon nhau thai thấp. Xuất huyết trước hoặc trong khi sanh ở mẹ hoặc con: nhau tiền đạo, sang máu ở trẻ sinh đôi cùng trứng. - Do hấp thu kém: Giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, dị dạng ở dạy dày ruột - Mất sắt quá nhiều: do chảy máu, mỗi 2ml máu mất 1mg sắt. trẻ nhỏ thường bị mất máu qua đường tiêu hoá. Có thể mất máu vi thể hay đại thể. Nguyên nhân: xuất huyết tiêu hoá như tháot vị thực quản, túi thừa Meckel, Polyp ruột, viêm dạ dày ruột, nhiễm giun móc, chảy máu sinh dục. Nhu cầu sắt cao: + Trong năm đầu: trẻ cần phát triển mạnh nhất là đối với trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. + Ở trẻ đa hồng cầu do tim bẩm sinh tím. + Vì sử dụng bất thường: nhiễm trùng nặng, viêm nhiễm mãn tính tại phổi, xương, nhiễm trùng tai mũi họng tái phát, bệnh tim,
  2. lupus ban đỏ, thấp khớp cấp, viêm đa khớp, ung thư và các bệnh về máu: Hodgkin. 5. TRIỆU CHỨNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT 5.1 Triệu chứng lâm sàng Xuất hiện từ từ và phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt. Triệu chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có thể sớm từ tháng 2 - 3 ở trẻ sanh non. Ở giai đoạn đầu không có triệu chứng lâm sàng chỉ thay đổi trên kết quả xét nghiệm. Giai đoạn toàn phát có cả 2 với triệu chứng lâm sàng sau đây: - Có liên quan đến giảm sắt ở các men catalase, perosidase, cytochrom và mono-amin-oxidase gây rối loạn thần kinh. Trẻ hay quấy khóc, vật vả, chán ăn, ít ngủ, chậm chạp, kém minh mẫn, chóng mặt, hay quên, nhức đầu ù tại. - Có liên quan đến giảm sắt ở các cơ (myoglobine): giảm trương lực cơ, chậm ngồi đứng, đi, bắp thịt nhão, bụng chứng, tim nhanh. - Có liên quan đến dự trữ sắt: thiếu máu, da xanh, có thể kèm gan lách to ở trẻ nhũ nhi, trẻ dễ bị bội nhiễm, có thể sốt do bội nhiễm hoặc do tăng phản ứng phục hồi chức năng tạo máu kèm với tóc dễ gẫy, rụng, bạc màu, móng tay móng chân biến dạng, dẹp, đau nhức xương. 5.2 Triệu chứng cận lâm sàng Thay đổi sớm trước khi có biểu hiện lâm sàng: Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắt hồng cầu nhỏ. - Hemoglobine máu < 11g%
  3. - Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH) giảm thường chỉ dưới mức bình thường khi thiếu hụt Hb nhiều trong hồng cầu (< 27pg) - Hồng cầu nhược sắt, kích thước nhỏ (MCV) thể tích nhỏ hơn 70fl, đường kính nhỏ hơn 70m. Rất có giá trị để định bệnh chắc chắn, ít tốn kém. - Rối loạn chuyển hoá sắt: + Fe huyết thanh giảm < 100% + Ferritine huyết tương giảm < 30mg/ml + Protoporphyrin tự do trong hồng cầu tăng (N< 30g/g Hb) 6. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Với những trường hợp thiếu máu nhược sắt hồng cầu nhỏ gặp trong các bệnh lý dưới đây. 6.1 Rối lọan trong việc sử dụng chất sắt để tổng hợp Hem: - Thiếu máu do viêm nhiễm: sắt huyết thanh giảm, khả năng vẫn chuyển Fe huyết thanh giảm, - Sắt bị giữ ở phổi (hemosiderose pulmomaire) - Không có transferin bẩm sinh 6.2 Bất thường tổng hợp porphirin - Ngộ độc chì : thường kèm hồng cầu có hạt ái kiềm, tăng lượng chì trong máu và lượng protoporphirin trong máu Thiếu vitamin B6 6.3 Bất thường tổng hợp globin -  thalassemia trait và  thalassemia
  4. - Trên điện di huyết sắt tố có Hb bất thường hoặc A2 tăng hoặc có HbH 7. DIỄN TIẾN Néu không điều trị trẻ có thể tử vong vì thiếu máu nặng và suy tim. Ngược lại, nếu được điều trị đặc hiệu trẻ phục hồi nhanh chóng như sau: - Sau 24 giờ uống thuốc có sắt: hết quấy khóc chán ăn, vật vả ù tai. - Sau 36 – 48 giờ: Hồng cầu non, hồng cầu lưới ra máu ngoại vi. - Sau 48 – 72 giờ: Tỷ lệ hồng cầu lưới tăng - Sau 4 – 30 ngày: tăng Hb máu 0.5g/ngày. - Sau 1 – 3 tháng: Phục hồi dự trữ sắt. Do đó, cần tiếp tục cung cấp sắt liền trong 1 – 2 tháng sau khi các chỉ số huết học trở về bình thường để cung cố dự trữ sắt. 8. ĐIỀU TRỊ 8.1 Điều trị thiếu sắt - Mục tiêu điều trị: + Đạt số Hb bình thường + Bồi hoàn lại dự trữ Fe của tuỷ -Điều trị bao gồm: + Cung cấp Fe dưới dạng thuốc + Chế độ ăn giàu đạm và chất Fe
  5. Sắt dưới dạng thức ăn được hấp thu theo nhu cầu cơ thể, còn sắt dưới dạng thuốc, muối sắt hoá trị II ( Ferreux ) có tỷ lệ hấp thu rất cao và không ngừng hấp thu mặc dù bệnh nhân hết thiếu sắt, do đó nên tránh tình trạng lạm dụng thuốc vì có thể gây biến chứng tích tụ sắt. Sắt được cung cấp dưới dạng thuốc bằng 2 đường : - Đường uống : tốt nhất. Liều sắt nguyên tố 4-6mg/kg/ngày Muối sulfate sắt chứa 20% các nguyên tố, hiệu quả và rẻ nhất Liều 30mg/kg/ngày Các muối sắt khác ( Lactatefumarat, Protoxate ) chứa ít sắt nguyên tố Chia 2-3 lần, uống giữa 2 bữa ăn (100mg sulfate sắt có 20mg sắt ) để tăng hấp thu sắt có thể uống kết hợp với vitamin C Thời gian điều trị: Sau khi lượng Hb về bình thường cần kéo dài thêm 1-2 tháng để củng cố dự trữ sắt Hoặc Gluconate sắt 40mg/kg/ngày, chia 2-3 lần, uống giữa 2 bữa ăn ( 100mg gluconate sắt có 11mg sắt ). Thời gian điều trị 8-12 tuần lễ, có thể kéo dài hơn - Đường chích: Nếu trẻ không uống được, hoặc gia đình không quan tâm cho uống đều đặn và trẻ > 5 tuổi có thể cho Sulfate sắt dưới dạng interferrous, mỗi ml chứa 50mg sắt nguyên tố, tiêm bắp sâu.
  6. Thể tích máu : 75mg/kh 12,5 : Hemoglobin bình thường cần đạt 3,4 : lượng mg sắt trong 1g Hemoglobin 1,2 : số thiếu cần bù + 20 % để dùng dự trữ Tổng liều trên được rãi ra tiêm trong 2-3 tuần và không được quá 0,1mg/kg/ liều vì dễ có phản ứng phụ : đau tại chỗ, nhức đầu, ói, nổi mề đay, phù, đau khớp Nếu trẻ bị thiếu máu nặng, cần cung cấp ngay sắt và hồng cầu dưới dạng hồng cầu lắng 2-3ml/kg/ngày. Khi truyền cần theo dõi quá tải vì bệnh nhân có nguy cơ suy tim do thiếu máu nặng Nếu cần có thể tiêm lợi tiểu trước khi truyền 8.2 Điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt Điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi. Cho trẻ ăn thêm các thức ăn có nhiếu sắt như rau xanh, nước trái cây, đậu, thịt trứng. Trị các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá và chảy máu mãn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2