intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUÁ TRÌNH KHẨN HOANG LẬP LÀNG Ở AN GIANG (THẾ KỈ XVII – XIX)

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

437
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình khẩn hoang của chúa Nguyễn ở An Giang Đến đầu thế kỉ XVII, do chiến tranh giữa ha tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, do nạn sưu cao thuế nặng, nạn bắt phu bắt lính, do sự bóc lột tàn bạo của giai cấp địa chủ, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, lưu dân người Việt, phần lớn là những người nông dân nghèo khổ, từ miền Trung vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm vào vùng đất An Giang để khai hoang lập nghiệp. Lúc đầu, cư dân đi lẻ tẻ, tự phát. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUÁ TRÌNH KHẨN HOANG LẬP LÀNG Ở AN GIANG (THẾ KỈ XVII – XIX)

  1. QUÁ TRÌNH KHẨN HOANG LẬP LÀNG Ở AN GIANG (THẾ KỈ XVII – XIX) Quá trình khẩn hoang của chúa Nguyễn ở An Giang Đến đầu thế kỉ XVII, do chiến tranh giữa ha tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, do nạn sưu cao thuế nặng, nạn bắt phu bắt lính, do sự bóc lột tàn bạo của giai cấp địa chủ, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, lưu dân người Việt, phần lớn là những người nông dân nghèo khổ, từ miền Trung vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm vào vùng đất An Giang để khai hoang lập nghiệp. Lúc đầu, cư dân đi lẻ tẻ, tự phát. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long (Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn). Năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh lần đầu tiên đến cù lao Cây Sao (nay là cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới), mở ra thời kì mới cho việc khẩn hoang vùng đất An Giang. Trích: Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hữu Kính) sinh năm 1650 tại làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá, là con thứ của Nguyễn Hữu Dật và là em ruột của Thống suất Nguyễn Hữu Hào. Năm 1692, ông làm Tổng binh đánh dẹp giặc Bà Tranh tại Thuận Thành (nay là tỉnh Bình Thuận). Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh được cử làm Trấn thủ dinh Bình Khang (tỉnh Kháng Hoà). Năm 1698, làm Thống suất kinh lược đất Gia Định, lập hai huyện Tân Bình và Phước Long. Năm 1700, trên đường đánh dẹp quân Nặc Thu, lúc trở về ông dừng quân tại cù lao Cây Sao (huyện Chợ Mới). Ông mất tại Sầm Giang (Mỹ Tho) trên đường rút quân về Gia Định. Từ năm 1705 – 1757, tình hình Chân Lạp phức tạp, nhiều cuộc tranh giành ngôi vua diễn ra. Nặc Tôn dựa vào chú Nguyễn để nắm lại quyền lực ở Chân Lạp. Để tạ ơn chuá Nguyễn, năm 1757, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Lăng cho chúa Nguyễn. Chuá Nguyễn cử Nguyễn Cư Trinh và Trương Phước Du vào tiếp quản, đặt làm ba đạo: Đông Khẩu (tức Sa Đéc), Tân Châu và Châu Đốc. Trên thực tế, lúc này vùng đất An Giang, còn nhiều đất hoang, cư dân Việt đến cư ngụ chủ yếu dọc sông Tiền, sông Hậu và xung quanh các đồn bảo của chính quyền phong kiến để được che chở, làm ăn. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, nhiều chỉ dụ cấm truyền bá đạo Thiên Chúa gay gắt. Một số giáo dân, giáo sĩ từ miền Trung vào vùng đất An Giang lánh nạn và khẩn hoang tại Cái Đôi (xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới), cù lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) vào năm 1778 và lập được 4 thôn Toàn Đức, Phú Hưng, Mỹ Hưng, Toàn Đức Đông. Ông Dương Văn Hoá lập thôn Bình Lâm (xã Bình Thuỷ, Châu Phú) năm 1783, ông Lê Công Thoàn lập ấp Châu Long (thị xã Châu Đốc) vào cuối thế kỉ XVIII...
  2. Nhìn chung, công cuộc khẩn hoang ở An Giang vào thể kỉ XVII còn nhiều hạn chế do chiến tranh và dịch bệnh, nhưng tạo tiền đề cho công cuộc khẩn hoang lập làng quy mô hơn dưới triều Nguyễn. Chính sách khẩn hoang lập làng ở An Giang vào đầu thế kỉ XIX Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long, đã đưa ra nhiều biện pháp khẩn hoang ở vùng biên giới An Giang như: chiêu mộ dân cường tráng, lập thành cơ đội, cho tự chọn đất hoang và vay thóc giống. Năm 1818, trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) tiến hàng đào kênh Đông Xuyên, nối liền rạch Long Xuyên đến Rạch Giá. Sau khi đào xong kênh được đặt tên là Thoại Hà và dựng bia lập làng Thoại Sơn (năm 1822). Đầu thế kỉ XIX, tình hình biên giới giữa ta và Chân Lạp (Cam-pu-chia) phức tạp. Dân cư ở vùng đất An Giang còn thưa thớt. Nhằm giải quyết việc quốc phòng, vua Gia Long chỉ dụ cho Nguyễn Văn Thoại xúc tiến đào kênh Vĩnh Tế. Sau khi kênh hoàn thành, Nguyễn Văn Thoại chiêu mộ lưu dân đến lập được 20 thôn và đắp con lộ nối liền Châu Đốc đến núi Sam. Tính đến năm 1819, ở hữu ngạn sông Hậu nhiều thôn mới thành lập: Bình Thạnh Tây, Bình Trung, Bình Lâm (Châu Phú), Bình Đức, Mỹ Phước, Mỹ Thạnh (thành phố Long Xuyên). Nhiều thôn dọc kênh Vĩnh Tế hình thành: Vĩnh Tế, Nhơn Hưng, An Quới, Thanh Nhơn, Vĩnh Bảo, Long Thạnh, Toàn Thạnh, Vĩnh Gia, Vĩnh Lạc. Dưới triều vua Gia Long, ở An Giang thực hiện các công trình đào kênh góp phần thúc đẩy việc khai khẩn đất đai và lập thôn làng. Chính sách đồn điền của triều Nguyễn (1820 – 1867) Năm 1821, Nguyễn Văn Thoại đã chiêu mộ nhiều lưu dân đến An Giang lập nghiệp. Năm 1828, hình thức đồn điền được tái lập ở An Giang với nhiều chính sách tích cực như miễn thuế đinh, thuế điền 3 năm, cho mượn vốn và hỗ trợ công cụ... Người Chăm đến định cư ở vùng Châu Đốc và lập được 7 làng: Châu Giang (xã Phú Hiệp, Phú Tân), Katambong (xã Khánh Hoà, Châu Phú), Phũm Soài (xã Châu Phong, Tân Châu), La Ma (xã Vĩnh Trường, An Phú), Ka Côi (xã Nhơn HộI, An Phú, Ka Côi Ki (xã Quốc Thái, An Phú), Sa Bâu (xã Khánh Bình, An Phú). Đến năm 1845, linh mục Jacques Dương lập họ đạo Năng Gù (xã An Hoà, Châu Thành), khai khẩn đất đai. Đến thời vua Tự Đức, Kinh lược sứ Nam Kì Nguyễn Tri Phương đề ra kế hoạch khẩn hoang, trong đó đáng chú ý thành phần khẩn hoang có cả những tù nhân. Họ được hỗ trợ lương thực, nông cụ và trâu bò để cày cấy. Tính đến năm 1853, Nguyễn Tri Phương lập được 23 ấp ở An Giang.
  3. Năm 1851, giáo phái Bửu Sơn Kì Hương của Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) tiến hành khai khẩn ở Thới Sơn (huyện Tịnh Biên), Láng Linh, Cái Dầu (huyện Châu Phú). Trích: Theo Đại Nam thực lục: Năm 1866 nha Dinh điền sứ An Giang báo cáo: chiêu mộ 1646 người, khai khẩn được 8333 mẫu, thành lập 149 thôn ấp. Điền thổ 88336 mẫu, ngạch trưng thuế lúc 55660 hộc, thuế tiền 121471 quan, thuế bạc 2421 lượng. Nhìn chung, chính sách khẩn hoang lập làng dưới triều Nguyễn, đặc biệt hình thức tổ chức đồn điền đã đem lại kết quả. Diện tích canh tác mở rộng, nhiều thôn ấp được thành lập. Quan hệ cộng đồng Việt, Hoa, Khmer, Chăm càng gắn bó và phát triển. Vùng đất Nam Bộ hoang dã Vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng, trước khi người Việt đến khai phá vẫn còn hoang vu. Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên sang thăm kinh đô Angkor (Chân Lạp) vào năm 1296, khi đi ngang qua vùng này đã ghi lại : “Hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa rộng của sông lớn chạy dài hang trăm lí, bong mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ sum suê. Tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẫy. Hàng trăm hang ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy trong vùng này”. Cho đến cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII, khi lưu dân người Việt bước chân đến khẩn hoang, lập ấp thì toàn vùng Nam Bộ là “rừng rậm hang mấy nghìn dặm”. Những lưu dân tìm đếnvùng đất này ngay buổi ban đầu đã ghi lại cảm giác của mình: “Đến đây xứ sở lạ lung Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh Chèo ghe sợ sấu cắn chân Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma…” Bia Vĩnh Tế (bản dịch) Từ ngày dọn cỏ dẹp gai trở đi, rành rành chân núi trắng phau, trọi trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi lam tuôn cuốn lẫn khói nấu cơm, chùa chiền trên chót hương tỏa mây lồng, thật không kém gì phong cảnh Trung Châu vậy.
  4. Thần vẽ họa đồ dâng lên, ngưỡng mong vua soi xét. Năm trước đây thần phụng mạng xem sóc việc đào kênh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kênh núi Sập, đặt là núi Thoại. Đến nay hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, bên trong biết giúp đỡ chồng, một long chân thành bền chặt, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho núi Sam là núi Vĩnh Tế. (Trính Bia Vĩnh Tế, in trong Nguyễn Văn Hầu, Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khai phá miền Hậu Giang, Nxb Trẻ, 1999, trang 400.) Nguyễn Cư Trinh Nguyễn Cư Trinh (1716-1767), danh tướng đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Tổ xa đời vuốn người huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An, sau dời vào xã An Hoà, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông đỗ hương tiến (cử nhân) có tài văn võ, làm quan đến Thượng thư bộ Lại. Ông nổi tiếng liêm chính, giỏi việc chính trị, ngoại giao. Năm 1753, ông vào Nam mở mang bờ cõi, khẩn hoang lập ấp, ông có công lớn trong việc mở nước, an dân. Năm 1757, vâng mệnh chúa Nguyễn, ông cùng với tướng Trương Phước Du tiếp quản vùng đất tầm Phong Long, đặt thành các đạo Châu Đốc, Tân Châu, Đông Khẩu trực thuộc dinh Long Hồ (Vĩnh Long). Năm 1767, ông bệnh mất, được truy tặng Tá lí công thần, Vĩnh lộc đại phu, thụy Văn Định. Thơ văn ông còn truyền tụng nhiều, gồm một số thơ chữ Hán và chữ Nôm,đặc sắc nhất là Truyện Sãi Vãi và Độn Am thi tập. Đến thời Vua Minh Mạng, lại truy tặng ông là Khai quốc công thần, Hiệp biện đại học sĩ. (Theo từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 1991, trang 503.) Đoàn Minh Huyên Đoàn Minh Huyên (1807-1856) còn gọi là Đức Phật Thầy Tây An sính năm 1807 tại Tòng Sơn, tổng An Định, huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh (nay xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Sauk hi mẹ mất, ông bỏ lang ra đi. Năm 1849, Đoàn Minh Huyên trở lại làng Tòng Sơn hốt thuốc Trị Bệnh. Lúc này, bệnh dịch tả đang hoành hành sữ dội. Theo thống kê của Bộ Hộ triều đình Nguyễn thì trong hai năm 1849-1850 dịch tả làm chết 589.460 người trong cả nước, riêng Vĩnh Long có 43.000 người chết. Ông từ Trà Bư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (Long Điền B, Chợ Mới, An Giang) trổ tài giúp đỡ dân chúng. Trước là chữa bệnh, sau là truyền bá giáo lí và thu hút quần chúng hưởng ứng nhiệt liệt. Tín đồ ông đều được phát một tong phái ghi 4 chữ “Bửu Sơn Kì Hương”.
  5. Lo ngại việc đông đảo quần chúng địa phương tập hợp xung quanh ông, có thể trở thành một lực lược chống đối mạnh mẽ, triều đình Huế đã bắt giam ông ở Châu Đốc để thẩm vấn, nhưng xét không bằng cớ, phải trả tự do cho ông. Khoảng năm 1847-1856, ông đến phần đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh, dựng chùa, lập trại ruộng. Trại ruộng ở Thới Sơn, ông đặt danh hiệu là “Bửu Hương các”. O6ng mất vào ngày 12/8/1856 tại chùa Tây An (núi Sam, thị xã Châu Đốc). Tuy là một tu sĩ, nhưng Đoàn Minh Huyên còn là nhà yêu nước, nhà dinh điền lớn có công khai hoang vùng đất An Giang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2