intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình sinh sống, học tập của Bác Hồ tại Huế (1906-1909) và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành nhân cách và Tư tưởng cứu nước Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

109
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Quá trình sinh sống, học tập của Bác Hồ tại Huế (1906-1909) và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành nhân cách và Tư tưởng cứu nước Hồ Chí Minh trình bày: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc sau khi chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng, Kinh đô Huế đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành nhân cách và tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình sinh sống, học tập của Bác Hồ tại Huế (1906-1909) và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành nhân cách và Tư tưởng cứu nước Hồ Chí Minh

QUÁ TRÌNH SINH SỐNG, HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ TẠI HUẾ<br /> (1906-1909) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH<br /> NHÂN CÁCH VÀ TƯ TƯỞNG CỨU NƯỚC HỒ CHÍ MINH<br /> LÊ THỊ HUYỀN TRANG<br /> Trường Đại học Phú Xuân, Huế<br /> NGUYỄN THỊ CHÂU<br /> Trường THPT Quốc Học, Huế<br /> Tóm tắt: Trong suốt thời thơ ấu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần<br /> sinh sống ở Huế với khoảng thời gian 10 năm. Trong lần thứ hai đến Huế,<br /> Người đã sinh sống và học tập trên mảnh đất kinh đô của đất nước từ 1906<br /> đến 1909. Tại đây, Người đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục gia<br /> đình và sự chuyển biến của lịch sử dân tộc trong giai đoạn này, tiếp thu nền<br /> văn hoá phương Tây. Trên cơ sở đó đã hình thành trong đầu óc Người khát<br /> khao tìm hiểu những gì còn ẩn giấu của nền văn minh phương Tây, để tìm ra<br /> con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc sau khi chứng kiến sự thất bại<br /> của các phong trào yêu nước thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng, Kinh đô<br /> Huế đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành<br /> nhân cách và tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh.<br /> <br /> “Từng giọt nước nhỏ thấm sâu vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối thành<br /> sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ họp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một<br /> lâu đài cũng phải có cái nền đất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ<br /> nhìn thấy pho tượng, lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ nhìn thấy cái<br /> ngọn mà quên mất cái gốc” [13, tr. 3]. Trong rất nhiều yếu tố hội tụ nhằm hình thành<br /> nền tảng cho nhân cách của Hồ Chí Minh, cố đô Huế với những năm tháng sinh sống và<br /> học tập của Người tại đây đã có ảnh hưởng một phần không nhỏ. Trong phạm vi bài viết<br /> này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về quá trình sinh sống và học tập của Chủ tịch Hồ<br /> Chí Minh trong thời gian Người ở Huế lần thứ hai (1906-1909) đã có ảnh hưởng như<br /> thế nào đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng yêu nước của Người sau này.<br /> Lần thứ nhất Bác Hồ theo gia đình vào Huế là năm 1895, sau khi ông Nguyễn Sinh Sắc<br /> thi trượt khoa thi Hội (1895). Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông Nguyễn Sinh Sắc<br /> xin vào học ở trường Quốc tử giám và được chấp nhận. Thời gian này, ông đã đưa cả vợ<br /> con vào Huế cùng sinh sống. Chính ở nơi đây, trong những năm 1895-1901, cậu bé<br /> Nguyễn Sinh Cung đã chứng kiến nỗi gian lao, vất vả của gia đình. Trong tim Người,<br /> Huế không chỉ là một phần miền Nam yêu quý mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm<br /> vui buồn của tuổi thơ. Tại mảnh đất cách xa quê hương đến 360km này, cậu cũng đã<br /> nếm trải nỗi đau mất mẹ, chẳng bao lâu đó lại mất cả em trai trong khi bố và anh đi<br /> vắng. Cũng tại đây, Người đã được học những bài học đầu tiên từ người thầy - người<br /> cha của mình, được nuôi dưỡng trong nền Nho học gia giáo của gia đình, đồng thời<br /> chứng kiến những lần cha cùng bạn bè đàm đạo về thời thế với những biến động to lớn<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 47-55<br /> <br /> 48<br /> <br /> LÊ THỊ HUYỀN TRANG - NGUYỄN THỊ CHÂU<br /> <br /> của lịch sử dân tộc trong những năm cuối thế kỷ XIX. Tất cả những điều đó đã có ảnh<br /> hưởng to lớn đến tâm hồn của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, hình thành những gốc rễ đầu<br /> tiên cho nhân cách của một con người.<br /> Năm 1901, sau khi vợ mất và liền đó là đứa con trai út cũng qua đời, ông Nguyễn Sinh<br /> Sắc đã quyết định đưa con về quê. Được bạn bè, gia đình vợ động viên, cùng năm đó<br /> ông trở lại Huế tham gia kỳ thi Hội năm 1901 với tên gọi mới là Nguyễn Sinh Huy và<br /> đỗ Phó bảng (cùng với Phan Chu Trinh). Tuy nhiên, ý thức sâu sắc về thời cuộc, ông<br /> không muốn ra làm quan mà viện cớ hoàn cảnh gia đình để không vào Huế nhậm chức.<br /> Đến năm 1906, lại có giấy từ triều đình gọi ông vào kinh đô, ông đành phải vào Huế,<br /> mang theo cả hai con trai với tên gọi mới: Nguyến Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành.<br /> Sau gần bốn năm xa Kinh đô Huế, nay trở lại, Huế trong mắt Nguyễn Tất Thành lúc này<br /> đã có ít nhiều đổi khác: Cầu Thành Thái (Tràng Tiền) hai đầu gục xuống dòng sông,<br /> nhịp giữa đã bị cơn bão Giáp Thìn (1904) cuốn đi; bờ Nam sông Hương với những dãy<br /> nhà mới của người Tây mọc lên nguy nga với vẻ kiêu ngạo, thách thức trước cảnh trí<br /> thơ mộng của Huế; dân Tây đi lại trên phố nhiều hơn… Tất cả những thay đổi đó của<br /> Huế khiến cho Nguyễn Tất Thành cảm thấy ở đất “thần kinh” này đang có một sự<br /> chuyển động âm ỉ bên trong, làm cho anh phải suy nghĩ.<br /> Những ngày đầu mới vào Huế, do chưa được cấp nơi ở, cha con ông Phó bảng phải<br /> nương nhờ trong nhà ông Phạm Khắc Doãn - một người đồng hương làm Biên tu ở<br /> Quốc sử quán. Ở nhà ông Phạm Khắc Doãn, hàng ngày, Phạm Gia Cần (con trai ông<br /> Phạm Khắc Doãn) và Nguyễn Tất Thành cùng lo việc cơm nước, bếp núc, dọn dẹp. Với<br /> đức tính siêng năng, chăm chỉ, cần kiệm, tháo vát của mình, Nguyễn Tất Thành đã<br /> khiến ông Doãn chú ý và khen ngợi, lấy đó làm tấm gương cho con trai mình noi theo.<br /> Ít lâu sau, Phó bảng Nguyễn Sinh Huy được triều đình cấp cho một căn hộ trong dãy<br /> “Thuộc viên”, hay còn gọi là “Dãy trại” ở đường Đông Ba, Thành Nội Huế (nay là<br /> đường Mai Thúc Loan). Sau khi sắp xếp được nơi ăn, chốn ở, tháng 9/1906, ông<br /> Nguyễn Sinh Huy đã xin cho hai cậu con trai vào học trường Tiểu học Pháp - Việt Thừa<br /> Thiên [15]. Trường dạy cả chữ Hán, chữ quốc ngữ và chữ Pháp, nhưng càng lên lớp<br /> trên, chữ Pháp càng tăng lên. Nhờ có vốn học từ ngoài Vinh, lại sáng dạ, tiếp thu nhanh<br /> nên Nguyễn Tất Thành nhanh chóng theo kịp và vượt các bạn cùng khoá. Cậu còn nhờ<br /> ông Doãn và cha mượn nhiều sách vở về đọc rất chăm chú. Những lúc rảnh rỗi, Nguyễn<br /> Tất Thành lại rủ các bạn đi thăm cảnh trí kinh đô và quan sát đời sống sinh hoạt của<br /> nhân dân, khám phá những điều bí ẩn giữa thực tế cuộc sống trái ngược với những điều<br /> trong sách vở. Càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở, Nguyễn Tất Thành<br /> càng thêm tò mò muốn tìm hiểu những bí ẩn đằng sau nền văn minh đó.<br /> Vào Huế lần này Nguyễn Tất Thành mới hiểu hết vẻ đẹp của Huế cũng như những<br /> chuyện rối ren, phức tạp của triều đình Huế trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX.<br /> Phong trào Cần Vương bùng nổ, phát triển mạnh mẽ nhưng cuối cùng cũng bị đàn áp,<br /> thất bại. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và đày sang Angiêri cũng là năm Thành Thái<br /> lên ngôi. Trong 18 năm ở ngôi của mình (1888-1906), ông vua yêu nước này luôn mang<br /> <br /> QUÁ TRÌNH SINH SỐNG, HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ TẠI HUẾ (1906-1909)...<br /> <br /> 49<br /> <br /> trong mình tâm trạng u uất và phải chịu sự kiểm soát của Toà Khâm sứ. Từ năm 1897,<br /> thực dân Pháp ép vua Thành Thái ra dụ ngày 15/8/1897 và dụ ngày 21/9/1897 giao toàn<br /> quyền cai trị trong xứ cho Tòa Khâm sứ. Không cam chịu làm một ông vua bù nhìn, đau<br /> xót trước cảnh nước mất nhà tan, Thành Thái đã bí mật liên hệ với tổ chức Duy tân hội<br /> để hoạt động. Nhưng mọi việc đang tiến hành thì bị thực dân Pháp phát hiện, chúng lấy<br /> cớ nhà vua bị điên để truất ngôi vua và đày nhà vua đi biệt xứ. Những sự kiện trên đã<br /> tác động to lớn đến tâm hồn của cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành, làm cho cậu luôn<br /> trăn trở nghĩ về những nhân vật, những con đường cứu nước khác nhau thời bấy giờ.<br /> Năm 1907 là một năm đầy sôi động của lịch sử dân tộc mà Kinh đô Huế là điểm xoáy<br /> của những cơn gió mạnh từ nhiều hướng ập tới. Phong trào Đông du của Phan Bội Châu<br /> đang cuốn hút những trái tim yêu nước từ Bắc chí Nam. Đây là thời kỳ “đắc ý” của nhà<br /> chí sĩ họ Phan. Thơ văn yêu nước của ông được hàng triệu người truyền miệng nhau, cổ<br /> vũ mãnh liệt tinh thần đoàn kết, quyết tâm cứu nước cứu nhà:<br /> “Nghìn, muôn, ức, triệu người chung góp<br /> Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà<br /> Người dân ta, của dân ta<br /> Dân là dân nước, nước là nước dân”<br /> (Hải ngoại huyết thư) [8, tr. 188]<br /> Ông kêu gọi mọi người trong nước đứng dậy đấu tranh:<br /> “Hòn máu uất chất quanh đầy ruột<br /> Anh em ơi xin tuốt gươm ra<br /> Có trời, có đất, có ta<br /> Đồng tâm như thế mới là đồng tâm”<br /> (Hải ngoại huyết thư) [8, tr. 199]<br /> Phan Bội Châu tiêu biểu cho xu hướng bạo động, muốn dựa vào sự giúp đỡ của nước<br /> ngoài (Nhật Bản) để đánh đuổi giặc Pháp. Chủ trương đó được cụ thể hoá thành phong<br /> trào Đông Du, gây ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung Kỳ.<br /> Cũng trong thời điểm này (1906-1907), một xu hướng cứu nước khác nảy sinh: Xu<br /> hướng cải cách ôn hoà đứng đầu là Phan Chu Trinh. Phan Chu Trinh đã phát động một<br /> phong trào cải cách, duy tân rộng lớn ở Trung Kỳ, bao gồm nhiều mặt về kinh tế, văn<br /> hóa, xã hội… Ở Bắc Kỳ, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập và nhanh chóng<br /> trở thành một phong trào rộng lớn thu hút đông đảo quần chúng tham gia.<br /> Tất cả những sự kiện sôi động đó của lịch sử dân tộc đã tác động lớn đến tư tưởng yêu<br /> nước của Nguyễn Tất Thành. Thời gian đó ở Huế có rất nhiều thơ văn yêu nước cổ động<br /> duy tân đất nước của cả ba phong trào. Nguyễn Tất Thành được đọc nhiều bài viết hấp<br /> dẫn, gây xúc động lớn. Anh cùng các bạn của mình hăng say bàn tán, tìm hiểu các loại<br /> sách báo Tân thư, Tân văn và các loại sách của các nhà khai sáng Pháp như Mông-tétxki-ơ, Rút-xô, Vôn-te… Không chỉ vậy, Nguyễn Tất Thành còn trực tiếp rủ thêm một<br /> số bạn bè tay cầm kéo, tay xách giỏ đi vận động các chú, các bác cắt bỏ búi tó và không<br /> mặc áo dài khi lao động cũng như trong sinh hoạt bình thường.<br /> <br /> 50<br /> <br /> LÊ THỊ HUYỀN TRANG - NGUYỄN THỊ CHÂU<br /> <br /> Có thể nói, những phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX như một<br /> luồng gió mới thổi vào tâm hồn, suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành. Chính từ những<br /> phong trào yêu nước đó đã làm xuất hiện trong đầu anh những ý nghĩ mới lạ, anh muốn<br /> tìm hiểu thật kỹ các xu hướng cứu nước của các phong trào để có thể chọn cho mình<br /> một hướng đi đúng đắn và phù hợp. Với tinh thần yêu nước và những chính kiến riêng<br /> của bản thân, anh nhận thấy những hạn chế của các phong trào trên, vì thế anh rất băn<br /> khoăn không biết mình sẽ đi theo hướng nào. Đó là những suy nghĩ hết sức sâu sắc và<br /> thể hiện ý thức của một thanh niên Việt Nam yêu nước trong bối cảnh mới của lịch sử<br /> dân tộc.<br /> Đến mùa thu năm 1907, Nguyễn Tất Thành tiếp tục học lên lớp sơ đẳng của trường tiểu<br /> học Pháp - Việt Đông Ba [15].<br /> Một sự kiện to lớn và có tính chất quan trọng đối với quyết định ra đi tìm đường cứu<br /> người của Nguyễn Tất Thành đó là phong trào chống thuế Trung Kỳ năm 1908. Nguyên<br /> nhân sâu xa dẫn đến sự kiện này là chính sách khai thác và bóc lột nhân dân của thực<br /> dân Pháp, đặc biệt là chính sách thuế khoá. Riêng ở Trung Kỳ, nhân dân phải đi phu và<br /> nộp thuế nhiều hơn những nơi khác. Đầu năm 1908, chính quyền ra nghị định tăng 5%<br /> thuế điền. Tháng 4 năm 1908, lấy cớ phải đài thọ lễ “tứ tuần đại khánh” cho Khải Định,<br /> chúng lại tăng thêm 30%. Tố cáo tình trạng này, Phan Chu Trinh đã viết trong “Thư gửi<br /> toàn quyền Bô”: “Không cần kể đến ruộng rộng hay hẹp, cứ nhất luận mà lấy thuế; năm<br /> nay gia một khoản, sang năm gia một khoản” [4, tr. 112]. Nỗi uất ức của nhân dân ngày<br /> càng tăng cao, chỉ chờ có dịp là bùng nổ.<br /> Trong hoàn cảnh ấy, những hoạt động sôi nổi của các phong trào đấu tranh đầu thế kỷ<br /> XX đã kích thích nhân dân vùng dậy chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp.<br /> Quảng Nam là tỉnh mở đầu cho phong trào với sự kiện cuộc xung đột ngày 13/3/1908<br /> giữa nhân dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) với tên tri huyện, vì tên này ăn của đút lót<br /> phân bổ nhân dân đi đắp con đường từ huyện đường tên tỉnh lỵ không công bằng. Cuộc<br /> đấu tranh đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và nhanh chóng lan ra<br /> toàn tỉnh và các tỉnh khác ở Trung Kỳ.<br /> Ở Thừa Thiên Huế, hưởng ứng phong trào đấu tranh của nhân dân các tỉnh phía Nam,<br /> ngày 9/4/1908, đoàn biểu tình ở các huyện đã kéo về Huế. Tên Phủ doãn Thừa Thiên<br /> Trần Trạm và tên Phó quản dẫn một số lính tới làng Công Lương, nơi quần chúng đang<br /> tập trung chuẩn bị biểu tình để giải tán, liền bị quần chúng ném đá. Một người trong<br /> đoàn biểu tình bị bắn chết, đoàn người liền trói tên Phủ doãn và Phó quản. Quân Pháp<br /> đã dùng gậy gộc để đàn áp, đoàn biểu tình buộc phải giải tán. Ngày 11/4/1908, nhân dân<br /> đã bao vây Toà Khâm sứ Trung Kỳ đưa đơn đòi yêu sách. Thực dân Pháp cho binh lính<br /> bắn vào đoàn biểu tình. Cuộc xung đột xảy ra vô cùng quyết liệt. Có người không nén<br /> nổi căm hờn đã lao vào bọn lính, ôm lấy chúng rồi cùng lao xuống sông Hương mà chết.<br /> Phong trào chống thuế có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với mọi tầng lớp nhân dân Huế<br /> thời bấy giờ. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rủ thêm một số bạn bè<br /> trong đó có anh trai Nguyễn Tất Đạt tham gia vào đoàn biểu tình đấu tranh giành quyền<br /> sống cho đồng bào của mình. Tại Toà Khâm sứ Trung Kỳ, ngay trước tiền sảnh, với tư<br /> <br /> QUÁ TRÌNH SINH SỐNG, HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ TẠI HUẾ (1906-1909)...<br /> <br /> 51<br /> <br /> cách là phiên dịch cho đồng bào, Nguyễn Tất Thành đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý<br /> chí đấu tranh, đứng về phía nhân dân của mình. Trong đoạn băng ghi âm nhân kỷ niệm<br /> ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1979), đồng chí Vũ Kỳ đã kể lại: “Trong cuộc biểu tình<br /> chống thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế năm 1908, Bác Hồ đã tham gia tích cực.<br /> Người nhận làm phiên dịch, nhưng phiên dịch của Người không thụ động. Khi đồng bào<br /> đưa yêu sách chưa đúng mức thì Người đưa vào cho đúng để đối chọi với Pháp. Khi<br /> Pháp nói gì làm cho uy thế đồng bào kém đi thì Người nói thêm để dấy lên tinh thần đấu<br /> tranh của đồng bào” [1, tr. 128].<br /> Từ nhận thức yêu nước đến hành động yêu nước là sự chuyển biến về chất của quá trình<br /> hình thành tư tưởng yêu nước và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất<br /> Thành. Ngay sau những cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Kỳ, thực dân Pháp đã đàn<br /> áp khốc liệt. “Mượn gió bẻ măng”, nhân cơ hội này, thực dân Pháp đã buộc tội để trừ<br /> khử các nhà ái quốc Việt Nam mặc dù có người không trực tiếp tham gia phong trào<br /> chống thuế. Cuộc khủng bố dã man của thực dân Pháp đã gây một ấn tượng sâu sắc đối<br /> với Nguyễn Tất Thành. Những năm sau, nhiều lần anh nhắc lại ấn tượng đó trong một<br /> số bài viết của mình:<br /> “Năm 1908, nhân dân miền Trung không chịu nổi sưu cao thuế nặng và bao nhiêu sự hà<br /> lạm áp bức đã phải biểu tình. Các cuộc biểu tình ấy mặc dù diễn ra hết sức ôn hoà<br /> nhưng đều bị đàn áp thẳng tay. Hàng trăm đầu rơi, vô số người bị tù đày… Người ta<br /> tuyên bố các làng phải chịu trách nhiệm về những vụ hỗn loạn xảy ra trên địa phận<br /> mình. Làng nào cho một người yêu nước trú ngụ thì bị kết án. Để khai thác tin tức,<br /> người ta dùng một phương pháp đơn giản - bao giờ cũng vậy - là tra khảo lý hào, ai<br /> không nói thì bị xử tử tức khắc. Cứ như thế trong vòng hai tuần lễ, một viên giám binh<br /> đã xử tử bảy mươi lăm lý hào” [10, tr. 89-90].<br /> Sống giữa dòng xoáy của các phong trào yêu nước ở kinh đô Huế, Nguyễn Tất Thành<br /> nhận thức được bao nhiêu điều mới mẻ. Anh thấy rõ sức mạnh hợp quần của quần<br /> chúng nhân dân. Hoạt động của dân chúng đã vượt ra ngoài tầm lãnh đạo của các sĩ phu<br /> tiến bộ. Vậy phải làm thế nào cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ít đưa tới chết chóc,<br /> tù đày và giành được thắng lợi? Đó là câu hỏi làm cho anh nhiều đêm trăn trở. Thêm<br /> vào đó, hai phong trào rộng lớn diễn ra khá sôi nổi trước đó là phong trào Đông Du của<br /> cụ Phan Bội Châu và phong trào Duy tân của cụ Phan Chu Trinh cũng đã bộc lộ rõ<br /> những hạn chế của mình và không chóng thì chầy cũng sẽ thất bại. Nguyễn Tất Thành<br /> hiểu ra rằng những con đường đó không còn phù hợp với điều kiện mới của lịch sử dân<br /> tộc. Nhưng con đường cứu nước đúng đắn đó là gì thì anh vẫn chưa nghĩ ra được. Chỉ<br /> có điều, trong con người thanh niên yêu nước ấy đã nung nấu một ý chí sẽ đi nước ngoài<br /> để tìm đường cứu nước cho dân tộc.<br /> Sau vụ chống thuế diễn ra ít lâu, ông Nguyễn Sinh Huy bị cấp trên khiển trách vì có hai<br /> người con trai tham gia vào vụ kháng thuế, dĩ nhiên hai con ông là Tất Đạt và Tất<br /> Thành cũng có tên trong sổ đen của mật thám Pháp.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2