intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - những vấn đề đặt ra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trình bày khái quát về quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An trên các lĩnh vực: Công tác vận động tuyên truyền, tình hình về sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tình hình về sản xuất nông nghiệp,… thông qua đó tác giả nêu lên những thành tựu đã đạt được cùng với những khó khăn cần được khắc phục trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - những vấn đề đặt ra

  1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ HÒA AN, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SV: Nguyễn Minh Kha Lớp: ĐHGDC13 GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc Tóm tắt: Bài viết trình bày khái quát về quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An trên các lĩnh vực: Công tác vận động tuyên truyền, tình hình về sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tình hình về sản xuất nông nghiệp,… thông qua đó tác giả nêu lên những thành tựu đã đạt được cùng với những khó khăn cần được khắc phục trong thời gian tới. Từ khóa: Nông thôn mới, xã Hòa An. 1. Mở đầu Nông thôn mới là một cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc bảo đảm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao; xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. “Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010; Thông tƣ số 41/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Chƣơng trình này đƣợc trển khai trên địa bàn nông thôn trên toàn quốc từ năm 2010 đến 2020. Qua đó, 11 xã đƣợc Ban Bí thƣ Trung ƣơng chọn thí điểm mô hình nông thôn mới của Trung ƣơng gồm: (1) xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; (2) xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; (3) xã Hải Đƣờng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; (4) xã Gia Phố, huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh; (5) xã Tam Phƣớc, huyện Phù Ninh, tỉnh Quảng Nam; (6) xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; (7) xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, 201
  2. tỉnh Bình Phƣớc; (8) xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; (9) xã Định Hoà, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; (10) xã Hƣơng Thuỵ, huyện Chƣơng Mỹ, Thành phố Hà Nội và (11) xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra mỗi tỉnh chọn một số xã làm điểm nhân rộng ra nhiều xã khác” [5]. “Đối với tỉnh Đồng Tháp việc xây dựng mô hình xã nông thôn mới rất có hệ thống và có những thành tích đáng phấn khởi. Những nét nổi bật mà ai cũng thừa nhận ở Đồng Tháp là việc mở đƣờng giao thông nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp đạt năng suất và sản lƣợng cao nhất vùng” [6]. Ngày 13/5/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 425/QĐ-UBND-HC Ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định số 308/QĐ- BCĐXDNTM ngày 17/4/2014 của Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. “Theo đó, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, đƣợc tỉnh chọn là một trong 30 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp”[4]. Qua 4 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, xã Hòa An thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn nhƣng cũng gặp phải không ít những khó khăn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho đọc giả cái nhìn tổng quan về quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An trong thời gian qua và những khó khăn cần đƣợc khắc phục trong những năm tiếp theo sau khi đã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014. 2. Nội dung chính 2.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An 2.1.1. Công tác vận động tuyên truyền “Từ khi triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới công tác tuyên truyền, vân động ở Xã đã đi vào chiều sâu và có trọng tâm, các nội dung cần triển khai vận động đều đƣợc xây dựng kế hoạch cụ thể, có phân công cho thành viên thực hiện và đã tổ chức triển khai 417 cuộc tuyên truyền, có 12.957 lƣợt 202
  3. ngƣời tham dự với nội dung mục tiêu, yêu cầu và tầm quan trọng của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thông qua các cuộc tuyên truyền, nhân dân đã thông hiểu và tham gia thực hiện nhƣ: sửa chửa nâng cấp nhà ở; phát triển sản xuất, tham gia học nghề, giải quyết việc làm để nâng cao thu nhập; giảm nghèo; tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; tham gia sử dụng nƣớc sạch, thu gom, xử lý rác thải bảo vệ môi trƣờng; tạo điều kiện cho con em đƣợc học tập, học nghề để có việc làm ổn định; tích cực thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ, xây dựng gia đình văn hóa gắn với việc chấp hành pháp luật” [1]. Năm 2013, “Ban Chỉ đạo xã Hòa An đã tập trung tổ chức 28 cuộc họp tuyên truyền nội dung liên quan đến thực hiện 05 tiêu chí đăng ký trong năm (tiêu chí số 05, 13, 16, 17, 19) và các nội dung khác, có trên 3.600 hộ dân đến dự, qua công tác tuyên truyền hầu hết ngƣời dân đều nhận thức đƣợc nội dung và có nhiều đóng góp thiết thực cũng nhƣ tham gia đóng góp tiền, công lao động, tự giải phóng mặt bằng, vật kiến trúc. Triển khai thực hiện 06 tuyến đƣờng kiểu mẫu (làm hàng rào cây xanh, cột cờ, cổng chào, sửa chữa lề đƣờng,...). Đến nay có 4/6 tuyến đƣờng nhân dân thực hiện tốt. Thực hiện Dự án CHOBA (dự án cải thiện vệ sinh cộng đồng) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh điều hành đến nay đã vận động đƣợc trên 70 hộ dân cải tạo xây dựng lại nhà tiêu hợp vệ sinh. Vận động hiến đất, vật kiến trúc và hoa mùa để thi công các tuyến đƣờng: chùa Kim Quang, rạch Ông Đá, Xếp Lá bờ Bắc, tổ 4- 6 Hòa Long, Tổ 1-7- 8 Hòa Long và đƣờng Tổ 10 Hòa Lợi, kết quả 100% hộ dân đồng ý (tổng giá trị hiến hơn sáu tỷ đồng).Vận động nhân dân cùng Nhà nƣớc thực hiện 03 công trình thắp sáng đƣờng quê dài khoảng 05 km với tổng kinh phí 395 triệu, nhân dân đóng góp 50% kinh phí vật tƣ xây dựng và tham gia góp công lao động. Vận động doanh nghiệp hỗ trợ khoảng 50 triệu đồng để lắp đặt các panô tuyên truyền 19 tiêu chí nông thôn mới và xây dựng cổng chào trên tuyến đƣờng Hòa Tây” [2]. Qua kết quả tuyên truyền, vận động đã nâng cao ý thức của nhân dân, phát huy đƣợc vai trò chủ thể của nhân dân, tao đƣợc sự đồng thuận cao; kết quả vận động nhân dân đã có nhiều đóng góp, tham gia tích cực phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nên tình hình an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự xã hội đƣợc ổn định, bộ mặt nông thôn ngày càng đƣợc đổi mới. 203
  4. 2.1.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển thương mại – dịch vụ Năm 2013, Xã áp dụng thí điểm mô hình hùn vốn xoay vòng cất nhà cho thanh niên Hội Nông dân, kết quả đã tổ chức cất 10 căn nhà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 500 triệu đồng.Năm 2014, Xã thực hiện xóa nhà tre lá, tạm bợ, kết quả đã xóa 18/32 căn nhà; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,97%; tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 22 triệu đồng/ngƣời/năm. Năm 2011, “Xã đã giải ngân số tiền một tỷ đồng cho hộ nghèo, cận nghèo vay phát triển sản xuất. Đặc biệt trong năm 2013, Xã tiếp nhận nguồn vốn 2,5 tỷ đồng do Chủ tịch nƣớc vận động hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo của Xã mƣợn vốn nuôi bò. Xã Đã tổ chức cấp phát 128 con bò giống cho 64 hộ dân, với số tiền giải ngân 1,694 tỷ đồng. Trong tháng 12/2013, tiếp tục giao đợt bò cuối cùng cho các hộ dân, số lƣợng 26 con. Xã do chƣa chọn đƣợc hộ dân có đủ điều kiện để nuôi bò, nguồn tiền tài trợ mua bò còn lại 463 triệu, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chấp thuận cho Ban Chỉ đạo xã Hòa An chuyển vào Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh quản lý để hỗ trợ cho các hộ có thu nhập thấp của xã Hòa An vay vốn sản xuất, kinh doanh” [2]. Về tình hình về sản xuất nông nghiệp, Xã xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh nên quy hoạch sản xuất theo hƣớng nông nghiệp đô thị, từ đó Xã tập trung củng cố lại các tổ hợp tác sản xuất, khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các mô hình mới đƣợc hình thành nhƣ: trồng rau theo hƣớng an toàn, trồng xoài theo quy trình VIETGAP, nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo mô hình trang trại bảo vệ môi trƣờng, vận động nông dân đã chuyển đổi gần 100 ha đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái và trồng màu. Bên cạnh đó, Xã cũng khuyến khích nhân rộng các mô hình xản xuất thủ công và nghề truyền thống nhƣ: đóng xuồng, đan lục bình, may mặc, ghế nhựa… góp phần giải quyết việc làm hàng năm cho hơn 300 lao động.Từ đó “thu nhập của ngƣời dân từng bƣớc nâng lên, đến cuối năm 2013, qua điều tra mức thu nhập bình quân đã tăng lên 27 triệu đồng/ngƣời/năm” [3]. Tình hình phát triển thƣơng mại – dịch vụ của Xã từng bƣớc đi lên, đã phát triển thêm 105 cơ sở kinh doanh trên các lĩnh vực, thu ngân sách hàng năm điều tăng đặc biệt là các nguồn thu tại chỗ của xã hàng năm từ 10 – 15%. 204
  5. Hàng năm tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ nghèo, ngƣ nghiệp mua bảo hiểm y tế đều đạt chỉ tiêu, riêng năm 2014 hộ dân trên toàn xã mua bảo hiểm y tế đạt 71,16%, thành viên hộ cận nghèo đã mua bảo hiểm đạt 100%. Có thể thấy rằng để đạt đƣợc những kết quả đáng tự hào đó là sự có gắn của cả một hệ thống, sự đồng lòng của chính quyền địa phƣơng và nhân dân, với những nổ lực và kết quả đạt đƣợc nhƣ trên vào ngày 15 tháng 12 năm 2014 Hội đồng xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của Xã phức tạp, nhiều kênh gạch nên khó khăn trong việc tập trung sản xuất quy mô lớn. Bên cạnh đó, tập quán của nông dân quen làm ăn nhỏ lẻ nên khó cho việc định hƣớng cho nông dân mô hình sản xuất tập trung có hiệu quả cao. Mặt khác nông dân quen sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống, chƣa mạnh dạn chuyển đổi mô hình canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.Việc thực hiện lồng ghép từ các dự án đầu tƣ nông nghiệp với các địa phƣơng theo định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống dân cƣ nông thôn vẫn chƣa đem lai hiệu quả cao, do đầu tƣ dàn trải, mang tính chấp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông thôn. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nền địa chất yếu, doanh nghiệp lớn không nhiều, vốn ngân sách hạn hẹp, cho nên địa phƣơng còn một số khó khăn, hạn chế nhất định cần phải tháo gỡ 2.2 Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An 2.2.1. Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới khó giữ vững trong thời gian tới Bảo vệ môi trƣờng là 1 trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới với mục tiêu chung là: bảo vệ môi trƣờng, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng khu vực nông thôn. Trong lĩnh vực môi trƣờng nông thôn có các nội dung nhƣ: tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; số hộ dân nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; thu gom, xử lý nƣớc thải, rác thải bảo đảm theo quy định. 205
  6. Trong những năm qua, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cùng nhiều chƣơng trình, dự án khác đã góp phần tích cực cải thiện môi trƣờng nông thôn, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân trên địa bàn Xã. Tuy nhiên, đây là một trong những tiêu chí khó thực hiện và giữ vững khi xây dựng nông thôn mới. Lƣợng rác thải sản xuất và sinh hoạt tại khu vực thải ra hằng ngày không hề nhỏ. Trong thành phần rác thải có nhiều vật khó phân huỷ nhƣ túi ni non, đặc biệt là các bao bì và vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật... Do địa hình phức tạp, dân cƣ sống không tập trung nên việc thu gom, xử lý rác thải tại khu vực gặp nhiều trở ngại. Hầu hết các gia đình tự xử lý rác thải của nhà mình bằng các biện pháp đơn giản nhƣ đốt, chôn, thậm chí để vào một góc vƣờn rồi đốt. Không ít nơi ngƣời dân tuỳ tiện xả rác thải sản xuất và sinh hoạt bừa bãi; làm chuồng trại gia súc gần nơi ăn ở... gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và bộ mặt nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh đạt 100%, nhƣng chỉ có 40% số hộ dân sử dụng nƣớc sạch đáp ứng theo quy chuẩn quốc gia trong khi tiêu chuẩn phải có đến 50%. Một số hộ dân chƣa có ý thức trong chăn nuôi, để nƣớc thải rò rỉ ra kênh rạch, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Chất thải sinh hoạt tại chợ Xã tuy đƣợc tổng vệ sinh, khai thông cống rãnh, ngƣời dân khu vực chợ có đăng ký cho đội thu gom rác để đúng nơi quy định, nhƣng việc thu gom rác thải sinh hoạt mới chỉ đƣợc tập kết tại bãi rác của địa phƣơng chứ chƣa đƣợc xử lý, một số hộ dân thiếu ý thức đổ rác thải bừa bãi xuống kênh rạch, ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc, sức khỏe của ngƣời dân. Ngay cả việc thu gom, xử lý rác thải tại trung tâm Xã cũng còn nhiều bất cập, nhƣ: nguồn kinh phí eo hẹp, thiếu nhân lực, chƣa có phƣơng tiện chuyên dụng để thu gom rác thải, không có quỹ đất để xây dựng bãi chứa rác hợp vệ sinh. Số lƣợng hộ dân có nhà cặp sông, rạch còn nhiều, ảnh hƣởng vẻ mỹ quan và vệ sinh môi trƣờng. 2.2.2. Tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, bộ mặt Xã đã có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất đƣợc chú trọng đầu tƣ, trong đó nhà văn hóa, sân thể thao đƣợc xây mới khang trang. Nếp sống văn hóa hiện hữu, làng quê rộn ràng lời ca tiếng hát, đời sống tinh thần của nhân dân chuyển biến rõ rệt. Đến hết tháng 12/2014, Xã đƣợc công 206
  7. nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới. Góp phần vào thành tích chung đó có sự nỗ lực lớn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.. Thế nhƣng, dù đã đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận , nhƣng hầu hết các công trình vẫn còn nhiều hạn chế cả về diện tích cũng nhƣ chất lƣợng; đáng chú ý là về trang thiết bị nhà văn hóa của Xã còn thiếu khá nhiều, các công trình phụ trợ hầu nhƣ chƣa có. văn hóa chƣa đƣợc khai thác triệt để, ít ngƣời vào sinh hoạ ớ ịnh có 02 nguyên nhân dẫn đến điều - ộ chuyên Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Nếu chúng ta chỉ chú ý xây dựng bộ mặt nông thôn nhƣ: đƣờng sá, nhà cửa, cơ sở vật chất… ngày càng khang trang hơn mà không coi trọng việc xây dựng con ngƣời, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân thì khó có một nông thôn mớ ởi vậy, tập trung nguồn lực, có kế hoạch dài để thực hiện tốt các tiêu chí văn hoá trong xây dựng nông thôn mới là việc làm cấp bách, cần sự vào cuộc của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền và toàn thể Nhân dân. 3. Kết luận Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế là một quá 207
  8. trình lâu dài, giải quyết đồng bộ và toàn diện với nhiều nội dung liên quan đến phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Đối với Đồng Tháp nói chung và xã Hòa An nói riêng, nông thôn là địa bàn quan trọng không chỉ bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ngƣời dân tại địa phƣơng, mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của cả nƣớc. Vì vậy, xây dựng xã Hòa An trở thành xã nông thôn mới phát triển theo hƣớng bền vững là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhƣng để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, chính quyền địa phƣơng cần có những quan tâm thích đáng, nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhƣ vấn đề môi trƣờng tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa khó đƣợc giữ vững. Công cuộc xây dựng nông thôn mới tuy khó khăn, song kết quả đạt đƣợc từ những năm qua không phải nhỏ, nhất là khi Xã đƣợc công nhận nông thôn mới, trong thời gian qua xã đạt đƣợc những thành tựu nỗi bật nhƣ công tác vận động tuyên truyền về nông thôn mới ngày càng đƣợc thực hiện một cách có trọng tâm; tình hình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển thƣơng mại – dịch vụ đƣợc quan tâm đầu tƣ, bƣớc đầu của xã sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu trong tiến trình xây dựng nông thôn mới cho các xã còn lại của Tỉnh. Tài liệu tham khảo [1]. Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp, báo cáo thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2011 và báo cáo kết quả 04 năm thực hiện nông thôn mới, tháng 12 năm 2014. [2]. Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới của xã Hòa An, xã điểm do Chủ tịch nƣớc bảo trợ năm 2013 và kế hoạch năm 2014. [3]. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đồng Tháp. [4]. Trang Thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp. [5].http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/vanhoaxahoi/View_Detai l.aspx?ItemID= [6]. http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1424 208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2