intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản chế

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

109
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản chế là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác mà BLHS quy định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Điều 1 nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản chế

  1. Quản chế Quản chế là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác mà BLHS quy định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Điều 1 nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt cấm cư trú và quản chế. Bản chất của hình phạt quản chế là tước bỏ quyền tự do cư trú của người phạm tội thể hiện ở việc người phạm tội không đ ược tự chọn nơi cư trú của mình mà buộc phải cư trú ở một nơi nhất định. Xét về bản chất của sự tước bỏ thì hình phạt quản chế giống với hình phạt cấm cư trú vì đều tước bỏ quyền tự do cư trú của người bị kết án.
  2. Tuy nhiên hình phạt quản chế có tính nghiêm khắc hơn vì người bị kết án không có sự tự do lựa chọn nơi cư trú mà phải cư trú ở địa phương do Tòa án chỉ định, còn hình phạt cấm cư trú thì người bị kết án có quyền lựa chọn nơi cư trú ngoại trừ những địa phương bị tòa án cấm cư trú. Việc áp dụng hình phạt quản chế là nhằm làm cho người bị kết án không còn điều kiện để tái phạm. Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Trong bản án phải ghi rõ thời hạn quản chế đối với người bị kết án. Quản chế là một hình phạt bổ sung nghiêm khắc nên chỉ được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm và một số trường hợp khác do BLHS quy định như tội giết người, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,... Tính chất nghiêm khắc còn thể hiện ở thể thức chấp hành của hình phạt này. Trong thời gian quản chế, người bị kết án phải chịu sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương, người bị phạt quản chế phải cải tạo ở địa phương mình cư trú, tức là phải tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành hành pháp luật, thực hiên các nghĩa vụ công dân,,, để trở thành người có ích cho xã hội. Một nội dung khác cũng thể hiện tính nghiêm khắc của hình phạt quản chế là người bị kết án còn đương nhiên bị tước một số quyền công dân theo quy định của
  3. điều 39, BLHS, đó là các quyền ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, làm việc trong các cơ quan nhà nước và phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra người bị phạt quản chế còn bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Điều 38. Quản chế Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Điều 39. Tước một số quyền công dân 1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
  4. a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Người bị quản chế có quyền: sinh sống cùng gia đình tại địa phương nơi quản chế; lựa chọn nghề nghiệp; công việc lao động thích ho75pl trừ những nghề hoặc công việc nhất định đã bị cấm theo quyết định của tòa án và những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của chính phủ, được hưởng mọi thành quả lao động do mình làm ra theo quy định của pháp luật; tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế; được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế c òn lại theo quy định của pháp luật; Nếu có lý do chính đáng, được UBND cấp xã nơi thi hành hình phạt quản chế đồng ý và có giấy phép cũa cơ quan có thẩm quyền, người bị quản chế được rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế trong thời hạn nhất định để giải quyết việc cá nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2