intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế và giải pháp ứng dụng công nghệ GIS

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

115
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới cho sự ra đời của các doanh nghiệp và trong hoạt động đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Tính đến ngày 01/01/2008, đã có hơn 40.000 doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có gần 20.000 doanh nghiệp mới thành lập với vốn đầu tư lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, đạt 8,48% và bội thu kỷ lục trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế và giải pháp ứng dụng công nghệ GIS

  1. Quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế và giải pháp ứng dụng công nghệ GIS
  2. Một góc cố đô Huế - Ảnh: ST Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới cho sự ra đời của các doanh nghiệp và trong hoạt động đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Tính đến ngày 01/01/2008, đã có hơn 40.000 doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có gần 20.000 doanh nghiệp mới thành lập với vốn đầu tư lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, đạt 8,48% và bội thu kỷ lục trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007 lên đến 20, 3 tỷ đôla. 1. Đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển, ổn định nền kinh tế, Nhà nước đã có các quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với các thành phần kinh tế. ĐKKD là một thủ tục hành chính hợp pháp hóa sự ra đời của một doanh nghiệp, thông qua đó, Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các
  3. quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh và ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại độc lập của một chủ thể kinh doanh. Việc ĐKKD có ý nghĩa quan trọng, giúp Nhà nước thiết lập trật tự trong hoạt động kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh đầu tư lành mạnh. Đây là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua việc ĐKKD, công tác quản lý ĐKKD đối với các doanh nghiệp được thực hiện: Các thông tin cần thiết về doanh nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ghi vào sổ ĐKKD lưu giữ, xác định các doanh nghiệp nào đủ điều kiện để hoạt động và loại bỏ những chủ thể không đủ tư cách pháp lý để tham gia kinh doanh. Các khách hàng hay đối tác kinh doanh muốn có quan hệ với doanh nghiệp có thể thông qua ĐKKD để bước đầu nắm bắt được thông tin cần thiết về doanh nghiệp. 2. Thực trạng về ĐKKD, quản lý ĐKKD trên địa bàn thành phố Huế Ngày 29/12/2005, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999. Luật Doanh nghiệp 2005 đã đơn giản hoá thủ tục hành chính đối với hoạt động ĐKKD, và cũng vì thế, các doanh nghiệp đã được thành lập nhanh chóng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên mạnh mẽ. Năm 2006, toàn tỉnh có 2.195 doanh nghiệp ĐKKD, trong đó có 1.382 DNTN, 626 công ty TNHH,
  4. 187 công ty cổ phần, với tổng số vốn đăng ký là 4.268, 5 tỷ đồng Việt Nam. Đến tháng 12/2007, số doanh nghiệp đã tăng lên với 2.418 doanh nghiệp với vốn đăng ký là 7.114, 408 tỷ đồng Việt Nam... ở thành phố Huế, số lượng doanh nghiệp cũng tăng lên, đến thời điểm tháng 12/2007 đã có 799 doanh nghiệp. Tình hình hoạt động cấp giấy chứng nhận ĐKKD cũng đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Từ năm 2005 đến tháng 12/2008, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) cho 1.354 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế với tổng số vốn đăng ký lên đến 4.697.502 triệu đồng, cấp giấy giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 277 chi nhánh và 41 văn phòng đại diện. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Huế đã đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm nội địa của thành phố, giải quyết việc làm cho hơn 12.332 lao động.* Số doanh nghiệp ĐKKD cũng như số vốn đăng ký tăng lên qua các năm đã chứng minh tính hiệu quả của việc thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005, đồng thời cũng chứng minh hoạt động ĐKKD đã đáp ứng được yêu cầu. Các thủ tục ĐKKD mới đã được xem như là một bước “cởi trói” cho các doanh nghiệp, là nhân tố khuyến khích thúc đẩy sự tham gia của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế. Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa hoạt động ĐKKD, cần chú ý thêm một số nội dung sau: Về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp triển
  5. khai thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; làm thủ tục khắc dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; cấp mã số thuế ở tỉnh. Với việc áp dụng cơ chế này, thời gian thực hiện tất cả các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, khắc dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế chỉ mất 6 ngày với 2 lần đi lại (lần nộp hồ sơ và lần nhận kết quả), chỉ kê khai một lần và đến một nơi duy nhất là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. So với trước đây, để thực hiện các yêu cầu trên thì tổ chức, công dân phải mất 17 ngày, 10 lần đi lại, kê khai 3 lần và phải đến 3 đơn vị khác nhau. Đây là mô hình có thời gian giải quyết ngắn nhất, được cá nhân và doanh nghiệp đồng tình. Tuy nhiên, sẽ thuận lợi hơn nếu người thành lập doanh nghiệp chỉ phải điền vào một tờ khai duy nhất cho cả ba thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký con dấu và mã số thuế, chứ không phải cung cấp thông tin lặp lại cho nhiều tờ khai khác nhau. Đồng thời, khi Phòng Đăng ký kinh doanh cấp GCNĐKKD cho doanh nghiệp, thì nên được cơ quan công an uỷ quyền làm luôn hồ sơ cấp dấu. Công việc này, hiện vẫn do phía công an cử cán bộ đến làm trực tiếp vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần. Về vấn đề đặt tên doanh nghiệp và quản lý đặt tên doanh nghiệp: Việc đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh. Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
  6. không chỉ tìm kiếm địa bàn, bạn hàng, ký kết hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi một địa phương, mà luôn muốn mở rộng phạm vi hoạt động cả trong và ngoài nước, nhưng nếu không quản lý được việc đặt tên cho các doanh nghiệp, thì sẽ gây ra tình trạng nhầm lẫn và trùng lắp, gây ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh, đến nhà đầu tư và người tiêu dùng. Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta đang thiếu hệ thống tra cứu tên doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi lập hồ sơ ĐKKD không biết tìm ở đâu để kiểm tra tên doanh nghiệp của mình có bị trùng hay nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ý hay chưa. Hiện nay, việc quản lý về vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhưng Sở này chỉ quản lý được các doanh nghiệp trong phạm vi địa bàn của tỉnh. Cả nước chưa có mạng lưới để cung cấp thông tin một cách có hệ thống và tránh trùng lắp đối với tên doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một tỉnh, thành mà có thể tìm kiếm thị trường, có các quan hệ với các đối tác rộng khắp, cũng như mở rộng hoạt động của mình dưới hình thức thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại các tỉnh khác. Do chưa quản lý được tên doanh nghiệp một cách hiệu quả nên có nhiều doanh nghiệp trùng tên nhau và đã xảy ra nhiều tranh chấp về tên doanh nghiệp.** Quản lý việc công khai hoá sự ra đời của doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật, sau khi được cấp giấy CNĐKKD, doanh
  7. nghiệp phải công khai hoá sự ra đời của mình thông qua việc đăng báo công khai trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD hoặc trên một tờ báo (báo viết hoặc báo điện tử) trong ba số liên tiếp. Nhưng thực tế, có nhiều doanh nghiệp không thực hiện quy định này. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp lại không có quy định về việc quản lý hoạt động đăng báo công khai cũng như chưa quy định cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc đăng báo công khai của các doanh nghiệp. Do vậy, chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện quản lý đối với hoạt động này.* Thông tin về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh liên quan đến dự định đầu tư kinh doanh: Hiện nay, thật khó để các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư có được các thông tin tổng quát về ngành nghề, lĩnh vực mà mình dự định đầu tư để có quyết định đầu tư chính xác. Các thông tin họ luôn cần như trên địa bàn này đã có bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động, có bao nhiêu chi nhánh, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp đó thế nào, lĩnh vực đang đầu tư kinh doanh là gì... nhưng ít khi được đáp ứng. Thậm chí, việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhiều khi cũng không thực hiện được do thiếu sự chuẩn hoá về thông tin mà quan trọng nhất là chưa có được một mã số xác định thống nhất cho mỗi doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhu cầu về thông tin này rất dễ được đáp ứng nếu công tác quản lý kinh doanh khoa học hơn với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.* Một thực tế đáng lưu ý là đối với các doanh nghiệp, việc thiếu
  8. các cơ sở dữ liệu có tính pháp lý về các doanh nghiệp khác đã và đang kinh doanh là nguyên nhân tạo ra chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp rất lớn. Doanh nghiệp không thể khai thác thông tin có tính pháp lý, đáng tin cậy với chi phí thấp về đối tác của mình, nhất là khi đối tác lại đăng ký kinh doanh ở một địa phương khác. Ví dụ, một doanh nghiệp ở thành phố Huế muốn tìm kiếm thông tin về một đối tác ở tỉnh khác, doanh nghiệp này phải liên hệ với phòng đăng ký kinh doanh nơi đối tác đặt trụ sở chính. Việc này là không dễ dàng và khá tốn kém. Nếu chúng ta có một cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKKD được kết nối thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thực trạng quản lý hệ thống được cấp GCNĐKKD của các doanh nghiệp nói chung và trên địa bàn thành phố Huế nói riêng đến nay vẫn còn rời rạc và chưa có tính hệ thống về cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh lẫn nội dung lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, để quản lý các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn, cơ quan có chức năng chỉ thông qua hệ thống hồ sơ đăng ký hay thông tin trên mạng máy tính nội bộ, với các dữ liệu thông tin được cung cấp dàn trải, không được mã hóa. Đây chính là lý do gây khó khăn cho công tác xác định vị trí địa lý, sự phân bố không gian và truy cập tìm kiếm thông tin chung của từng doanh nghiệp... của cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong tiến trình hội nhập quốc tế, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống kiểm soát phát triển kinh tế và hệ thống quản lý doanh nghiệp về mọi phương diện để giúp cho các nhà
  9. quản lý có định hướng sát thực trong xây dựng và quản lý hệ thống doanh nghiệp. Trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động ĐKKD ở trong phạm vi toàn quốc nói chung và địa bàn thành phố Huế nói riêng chỉ được thực hiện với phương thức thủ công, độc lập giữa các cơ quan liên quan. Đến nay, với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhất là cải cách hành chính trong thủ tục ĐKKD để đảm bảo hoạt động quản lý ĐKKD có hiệu quả, thì yêu cầu tất yếu là phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các dữ kiện ĐKKD của các doanh nghiệp và các dữ liệu này phải được kết nối để bất cứ cơ quan nào có chức năng cũng sẽ nắm được các thông tin về các doanh nghiệp đã ĐKKD, trong việc cấp con dấu và cấp mã số thuế, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục này thông qua cơ chế một cửa liên thông, tạo điệu kiện thuận tiện hơn trong việc quản lý hoạt động ĐKKD của các doanh nghiệp. 3. Ứng dụng công nghệ GIS và các giải pháp khác góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý ĐKKD Như đã nói, ĐKKD và quản lý hoạt động ĐKKD là một trong những nội dung trọng yếu trong việc cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay ở các tỉnh, thành phố, nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh và phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể đầu tư; đồng thời khai thác hợp lý tiềm năng kinh tế - xã hội của đất nước.* Để đáp ứng được yêu cầu và mục đích đó, chúng ta cần có những
  10. giải pháp đồng bộ, những định hướng đúng để vừa khuyến khích đầu tư trong nước vừa thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Để làm tốt hơn nữa công tác ĐKKD và quản lý hoạt động ĐKKD, cần chú trọng đến các mặt sau: Quy định về đặt tên doanh nghiệp: Việc đặt tên của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh không còn bó hẹp trong phạm vi một địa phương, một quốc gia nữa nên đòi hỏi phải có sự đăng ký trên một hệ thống mạng liên thông trong cả nước. Điều này cũng góp phần khẳng định thương hiệu và khuếch trương uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh. Hệ thống thông tin này được cập nhật thường xuyên, tiện truy cập cho các chủ thể đầu tư và là cơ sở cho cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Chúng ta nên ứng dụng công nghệ GIS (xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ) vào hoạt động quản lý tên doanh nghiệp. Có được hệ thống này, các doanh nghiệp sẽ rất thuận tiện trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trên các địa bàn khác cũng như giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về các hoạt động đầu tư kinh doanh, đồng thời bảo vệ được thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thông qua hệ thống quản lý GIS và hệ thống quản lý ĐKKD nối mạng giữa các tỉnh thành trong phạm vi cả nước thì việc đặt trùng tên sẽ được khắc phục. Quy định về mã ngành nghề kinh doanh và mã số thuế: Để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý sau kinh doanh
  11. thuận tiện, đồng thời để cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan và công khai thông tin, các cơ quan, các bộ ngành nên phối hợp thống nhất một mã số ĐKKD với mã ngành nghề và mã số thuế, tạo nên sự thống nhất đồng bộ. Đồng thời, phải có mã số cho mỗi doanh nghiệp (BC:Business Code) trong hoạt động kinh doanh. Cần thiết phải nghiên cứu và thực hiện việc áp dụng một mã số doanh nghiệp duy nhất cho mỗi doanh nghiệp. Mã số này sẽ được chấp nhận và sử dụng tại tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Tiếp theo đó, các cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế và công an sẽ cùng thống nhất, đồng bộ hoá thủ tục ĐKKD, làm thủ tục cho doanh nghiệp* theo cơ chế “một cửa liên thông” trong tất cả các khâu. Song song với việc cải cách hành chính, cơ quan quản lý sẽ cho xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn quốc về ĐKKD để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan kinh doanh và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Việc chuẩn hóa các quy trình ĐKKD sẽ tạo ra tiền đề cho giai đoạn tin học hoá và tự động hoá trong ĐKKD. Quy định về công khai hóa sự ra đời của doanh nghiệp: Hiện nay Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể cho việc quản lý hoạt động đăng báo công khai của các doanh nghiệp và kiểm tra giám sát hoạt động này của các doanh nghiệp, trong khi điều này đảm bảo sự tồn tại hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Với sự ứng dụng công nghệ GIS, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn, giúp các nhà đầu tư nắm được các doanh nghiệp nào mới đi vào
  12. hoạt động và cũng thông báo các thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý về sự ra đời của các doanh nghiệp trên thực tế. Quy định về quản lý sau đăng ký kinh doanh: cần có hệ thống thông tin cập nhật kịp thời về thay đổi vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, trụ sở kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện. Pháp luật đã có quy định cụ thể về các nội dung này, nhưng thực tế thì chưa có biện pháp hữu hiệu để thực hiện. Các thông tin có được hiện chỉ đang dựa vào việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp của các cơ quan có thẩm quyền và báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước chưa kịp thời đánh giá, nắm bắt tình hình để hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như triển khai các chính sách và dự án đầu tư. Mặt khác, công tác quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD thời gian qua hầu như chưa được quan tâm, còn thả nổi, để các doanh nghiệp tự bươn trải chứ chưa có sự phối kết hợp cũng như áp dụng các biện pháp kích cầu cho nhà đầu tư trong qúa trình kinh doanh. Công tác quản lý và tổ chức triển khai thực hiện: Cần điều chỉnh, hoàn thiện quy chế một cửa về ĐKKD và triển khai đồng bộ ở các cơ quan quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cá chủ đầu tư trong việc đăng ký kinh doanh và nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Xây dựng quy chế liên thông trong cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm từ khâu xin chủ trương, xác định địa điểm đầu tư, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp chứng nhận đầu tư, cho thuê đất… Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt
  13. động của các doanh nghiệp mới thành lập bằng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư công khai và đa dạng hóa các dự án đầu tư cũng như điều kiện để tiếp cập các thông tin đầu tư của các chủ đầu tư trên phạm vi địa bàn; tiếp tục triển khai định kỳ và thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp về môi trường đầu tư, chính sách nhà nước và bồi dưỡng kiến thức pháp lý về ĐKKD, về tài chính kế toán, pháp luật thuế. Xúc tiến xây dựng Trung tâm thông tin doanh nghiệp và quảng bá du lịch thương mại phù hợp với tiềm năng kinh tế trên địa bàn. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và sự liên hệ thường xuyên giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp về hỗ trợ chính sách, hỗ trợ vốn, phổ biến chính sách, cung cấp thông tin… Nâng cao năng lực cán bộ quản lý: Nâng cao năng lực của cơ quan thực thi ĐKKD để tiếp cận và triển khai các chính sách, pháp luật và ứng dụng tiến bộ khoa học trong công tác quản lý kinh doanh. Thường xuyên có chương trình tập huấn để công chức tiếp cận các phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả.* Tiếp tục tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành nghề hoạt động, thường xuyên tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể nắm bắt, trao đổi thông tin trong hoạt động kinh doanh, xác định được vị thế kinh doanh của mình, đồng thời thông qua hiệp hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình khi có hành vi vi phạm hoặc hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Về phía nhà đầu tư và doanh nghiệp: Bản thân các nhà đầu tư
  14. phải tích cực trong việc phối hợp, cộng tác với các cơ quan quản lý trong việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp cũng như những biến động và thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, để các nhà đầu tư và các doanh nghiệp được tiếp cận các thông tin và các chính sách ưu đãi đầu tư từ các cơ quan quản lý nhà nước. Những thông tin có lợi cho hoạt động kinh doanh phải được cập nhật cho các doanh nghiệp thông qua trang tin của hiệp hội doanh nghiệp hoặc bằng các hình thức tuyên truyền, hội thảo, gặp gỡ trực tiếp và đối thoại với các doanh nghiệp. Khi có chính sách, kế hoạch, dự án... mới và có những thông tin pháp luật mới, phải cập nhật, mã hóa trên bản đồ thông tin dữ liệu về doanh nghiệp. (Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 156-thang-10- 2009 ngày 20/10/2009) ThS Lê Thị Thảo - Khoa Luật, Đại học khoa học Huế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2