intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt nam, Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Tran Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

398
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn 2000-2008 ,hoạt động của Tổ công tác quốc gia (NWG), nay là Việnquản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI) nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV ở Việt nam đã thu được một số kết quả đáng kể, đó là đã dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia, khảo sát áp dụng thử, đánh giá mức độ mạnh yếu của công tác quản lý rừng đối với các chủ rừng nhà nước, tư nhân nhằm lập kế hoạch xây dựng mạng lưới các khu rừng quản lý tốt. SFMI cũng đã tổ chức nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt nam, Cơ hội và thách thức

  1. 15.10.2008 TẬP HUẤN TCTY GIAY VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG PHU THO , 27 / 11 / 2008 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt nam, Cơ hội và thách thức *** 1
  2. 15.10.2008 Quản lý rừng bền vững (QLRBV) TÓM TẮT Giai đoạn 2000-2008 ,hoạt động của Tổ công tác quốc gia (NWG), nay là Việnquản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI) nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV ở Việt nam đã thu được một số kết quả đáng kể, đó là đã dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia, khảo sát áp dụng thử, đánh giá mức độ mạnh yếu của công tác quản lý rừng đối với các chủ rừng nhà nước, tư nhân nhằm lập kế hoạch xây dựng mạng lưới các khu rừng quản lý tốt. SFMI cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn truyền thông để giúp lãnh đạo các tỉnh, các lâm trường và các ngành khác am hiểu về phong trào QLRBV và CCR trên thế giới và tại Việt nam. Bản thân SFMI cũng tự củng cố mở rộng, gia nhập FSC quốc tế và xây dựng năng lực để tiếp tục các hoạt động tốt hơn, nhanh hơn, đặc biệt từ 2006 khi 1 doanh nghiẹp trồng rừng đầu tiên ở Quy Nhơn Việt Nam được nhận chứng chỉ. Báo cáo này cũng đánh giá những thuận lợi, triển vọng của tiến trình QLRBV và cũng nêu ra các khó khăn thử thách đã và đang vấp phải. Từ đó đề ra nhiệm vụ hoạt động của SFMI trong hoàn cảnh và đặc điểm của Việt nam từ khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược lâm nghiệp quốc gia 2006–2020” trong đó có 3 Chương trình phát triển trọng điểm, mà chương trính thứ nhất là Quản lý rừng bền vững. 1- KHUNG CẢNH Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đứng trước thảm hoạ suy thoái môi trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi môi trường, trong đó có phong trào quản lý rừng bền vững. QLRBV là sáng kiến của cộng đồng quốc tế do những người chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và lưu thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác hợp pháp từ các khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ rừng đảm bảo quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm trù: kinh tế, môi trường, xã hội. Hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN những năm vừa qua tập trung chủ yếu vào quá trình QLRBV, từ đó một diện tích tuy còn hạn chế nhưng đã được cấp chứng chỉ đầu tiên tại Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái lan, trong 3 năm vừa qua. Động lực kích thích các chủ rừng phấn đấu để đạt được chứng chỉ rừng là không những được quyền xuất khẩu vào mọi thị trường quốc tế, mà còn được hưởng giá cao so với gỗ nội địa. Có thể coi chứng chỉ rừng chính là chứng chỉ ISO-9000, ISO-1400 nhưng đặc thù cho các doanh nghiệp quản lý kinh doanh rừng, sản xuất gỗ và lâm sản. Chính vì vậy tổ chức cấp chứng chỉ rừng phải là các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế mới đảm bảo tính khách quan, công bằng và các tổ chức cấp chứng chỉ phải dựa trên bộ tiêu chuẩn có đủ các tiêu chí quản lý rừng bền vững tương đương nhau ở mọi vùng cả về kinh tế, môi trường và xã hội. 2
  3. 15.10.2008 Việt nam tham gia quá trình này từ năm 1998 tới nay, tuy chưa cấp chứng chỉ được khu rừng nào, nhưng được sự hưởng ứng của các cấp quản lý chính quyền, sự hăng hái tự nguyện của mọi chủ rừng, tiến trình QLRBV đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tại các vùng khai thác gỗ, chế biến gỗ xuất khẩu. Ngày nay, biến đổi khí hậu đang đe doạ sự tồn vong của loài người thì QLRBV là biện pháp chủ động củ con người để ngăn chặn giảm thiểu nguyên nhân thay đổ lkí hậu Song, nhiều trở ngại đặc thù của Việt nam cũng xuất hiện, đó là quá trình chuyển đổi các chủ rừng quản lý theo cơ chế bao cấp nhà nước như một đơn vị sự nghiệp công ích lâm nghiệp sang hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật. Trước đây, đơn vị quản lý rừng đều thuộc Nhà nước, gọi là lâm trường quốc doanh (LTQD) và được thành lập theo kết cấu tổ chức hành chính với đa chức năng tại các vùng miền núi, dân tộc ít người, dân trí thấp, hạ tầng chưa mở mang. Ngoài việc quản lý rừng, khai thác gỗ còn được cấp kinh phí để giữ gìn an ninh, vận động nhân dân thực hiện mọi chính sách xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng làng bản và cơ sở hạ tầng. Các chính sách tổ chức kinh doanh quản lý đều do Nhà nước chỉ đạo, cho phép, mà chính sách lại thay đổi quá nhiều, quá nhanh, từ một doanh nghiệp lâm nghiệp được kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp trước 1980 chuyển sang chỉ được trồng rừng, bảo vệ rừng, bán cây đứng cho các doanh nghiệp khai thác vận chuyển và tách hoạt động chế biến xuất khẩu riêng ra thành công ty riêng .... ở các tỉnh miền Nam Việt nam, các kế hoạch trồng rừng, khai thác gỗ đều do Nhà nước cấp chỉ tiêu, rất nhiều khi lâm trường không được tự làm mà bắt buộc phải thuê khoán cho dân hoặc các doanh nghiệp khác tới làm. Từ đó lợi ích và động lực để chủ rừng quản lý rừng bền vững nhằm xin cấp chứng chỉ bị loại trừ. Tuy nhiên nhiều lâm trường và cơ quan quản lý cấp tỉnh đang tự xây dựng lại cơ chế chính sách, giao quyền tự chủ kế hoạch, tự chủ tài chính cho lâm trường và quyết tâm đổi mới lâm trường thành doanh nghiệp lâm nghiệp sản xuất lâm sản theo Quyết định 187/TTg (1999) của Thủ Tướng Chính phủ và theo Nghị định số 200/ CP (2004) của Chính phủ về đổi mới tổ chức và quản lý LTQD, và nghị quyết số 28 / NQTƯ của Bộ chính trị Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh. 2. SỰ THAY ĐỔI CỦA RỪNG VÀ CHỦ RỪNG Ở VIỆT NAM Việt nam có diện tích 33,123 triệu ha, trảI dài từ 6 đến 23 độ vĩ bắc với 80 triệu dân. Hai vùng khí hậu có ảnh hưởng chính tới sự hình thành và phát triển thảm thực vật rừng; từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc có mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 10 và tháng còn lại của năm là mùa lạnh; từ vĩ tuyến 16 trở vào phía nam có mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, các tháng còn lại là mùa mưa. Điều này có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành các kiểu rừng và sự đa dạng sinh học cao của đất nước. Trước kia Việt nam có nhiều khu rừng phong phú về chủng loại, bao phủ hầu hết toàn đất nước. Theo nguồn điều tra rừng thì năm 1943 Việt nam có 14,3 triệu ha rừng hoặc chiếm 43% của toàn lãnh thổ. Hiện nay toàn bộ diện tích được phân loại là đất cho lâm nghiệp còn 17,08 triệu ha, chỉ có 9,44 ha là rừng tự nhiên, 1,47 triệu ha là rừng trồng. Đất trống thoái hoá đã lên tới hơn 7 triệu ha (bảng 1) Bảng 1: Thay đổi diện tích rừng ở Việt nam từ giai đoạn 1943-2005 Diện tích rừng 1000 ha Rừng Thay ®æi 3
  4. 15.10.2008 Năm bao Ha/ (1990-2005) Tự nhiên Trồng Tổng phñ% ng­ê (1000ha i (%) 1943 14,300 0 14,300 43,0 0,70 1976 11,077 92 11,169 33,8 0,22 1980 10,186 422 10,608 32,1 0,19 1985 9,038 584 9,892 30,0 0,16 1990 8,430 745 9,175 27,8 0,14 1995 8,252 1,050 9,302 28,2 0,12 2000 9,444 1,471 10,915 33,2 0,14 2005 10,283 2,334 12,617 36,4 0,16 +2,432 + 2,1 2005 ĐNA* 183,914 19,973 203,887 46,8 0,40 - 2,324 - 1,1 2005 TG * 3,765,292 186,733 3,952,025 30,3 0,60 - 7,317 - 0,2 + ĐNA: Đông nam á + TG: Thế giới (Theo: .State of the World’s Forests. FAO., Rome, Italy. 2007) Trước khi rà soát và điều chỉnh diện tích 3 loại rừng thì trong 10,915 triệu ha rừng tự nhiên thì có 4,040 triệu ha rừng sản xuất, 5,350 triệu ha rừng phòng hộ và 1,525 triệu ha rừng đặc dụng. Trong rừng sản xuất chỉ có 9% rừng giàu (với trữ lượng từ 150m3/ha) và 33% rừng trung bình (80-150m3/ha), 58% rừng nghèo và rừng non mới phục hồi chưa thể tổ chức khai thác lợi dụng ngay . Trong điều kiện phong phú của khí hậu , đất đai, địa lý, rừng Việt nam được phân loại thành các kiểu chính ghi trong bảng 2. Đây là những giá trị đặc biệt quý của các hệ sinh tháI rừng nhiệt đới, cũng là đối tượng để quản lý bền vững. Bảng 2: Các kiểu rừng Chủ yếu (2000) Loại rừng Diện tích(1000ha)(%) Rừng kín nhiệt đới lá rộng thường xanh và nửa rụng lá 5.649 51,7 Rừng kín rụng lá thấp và á nhiệt đới 935 8,6 Rừng kín nhiệt đới lá kim và hỗn loại lá kim lá rộng 77 0,7 Rừng kín nhiệt đới tre nứa và tre nứa hỗn loại 1.416 13,0 Rừng ngập mặn 60 0,5 Rừng tràm 11 0,1 Rừng non táI sinh tự nhiên 1.296 11,9 Tổng cộng rừng tự nhiên 9.444 8,7 Rừng trồng 1.471 13,5 Tổng cộng rừng bao phủ 10.915 100,0 Với điều kiện khí hậu và địa lý của đất nước như vậy đã tạo nên hệ động thực vật phong phú ước khoảng 12.000 loài cây trong đó có 7.000 loài thực vật cao cấp, 620 loài nấm và 820 loài tảo. Có 1.186 loài đặc hữu của Việt nam và hơn 823 loài đặc hữu của Đông Dương. Hệ động vật ở Việt nam cũng là một hệ phong phú của thế giới với 273 loài có vú, 826 loài chim, 180 loài bò sát 80 loài lưỡng cư, khoảng 2.600 loài cá, và hàng ngàn loài giáp xác và không xương sống. Đặc biệt trong giai đoạn 1992-1997 4 loài mới được phát hiện thì có 2 loài có vú là mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) và sao la (Pscudoryx nghetinhhensis). 4
  5. 15.10.2008 Để động viên người dân tham gia bảo vệ rừng và tái tạo rừng chính phủ Việt nam đã đưa ra một loạt chính sách khuyến khích lâm nghiệp cộng đồng như chính sách giao đất rừng với quyền sử dụng đất 50 năm, giảm và miễn thuế sử dụng đất, tỷ giá vay tín dụng thấp cho đầu tư trồng rừng, hỗ trợ kỹ thuật v.v.đã ký hợp đồng với dân về quản lý và bảo vệ rừng. Thực hiện các chính sách thành công hàng trăm ngàn hộ gia đình đã được giao đất lâm nghiệp để trồng rừng và cây nông nghiệp, phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc đã xanh lại, cuộc sống và môi trường của người miền núi đã được cải thiện đáng kể. Từ năm 1985 thực hiện xã hội hoá ngành lâm nghiệp, các khu rừng không chỉ thuộc sự quản lý của chính phủ mà thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau,, sự thay đổi về chủ rừng đã được chỉ rõ trong bảng 3 tại năm 2005. Bảng 3: Sự phân bố diện tích rừng theo loại chủ rừng năm 2005 Diện tích rừng STT Chủ rừng (1000 ha) (%) 1 Lâm trường quốc doanh 3,030 24.6 2 Ban quản lý rừng phòng hộ 1.406 11.4 3 Ban quản lý rừng đặc dụng 1.657 13.5 4 Liên doanh 54 0.4 5 Các tổ chức (Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ) 285 2,3 6 Cộng đồng, HTX 297 2,4 7 Quân đội, công an, cá nhân, hộ gia đình 2.871 23,3 ------------------------------------------------------ ------------------- -------- Cộng 9,600 78,0 8 Rừng chưa giao 2,707 22,0 ------- ------------------------------------------------------------ ---------------------- --------- Tổng cộng 12,307 100,0 Nguồn :FIPI- 2006 3- HOẠT ĐỘNG CỦA NWG, SFMI VÀ HIỆN TRẠNG QLRBV Song song với việc tổ chức triển khai các chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình xã hội hoá ngành lâm nghiệp, Việt nam đã khởi động tiến trình QLRBV bằng Hội thảo quốc gia 2/1998 tại TP Hồ chí Minh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, WWF Đông Dương, Đại sứ quán Hà lan và FSC đồng tổ chức. Hội thảo đã đề ra chương trình QLRBV và thành lập Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR viết tắt là NWG và ngay từ đầu đã thu hút nhiều tổ chức Chính phủ (Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Môi trường, Cục Định canh định cư, Vụ chính sách, Tổng cục Đo lường và chất lượng sản phẩm, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp, nhiều lâm trường quốc doanh) nhiều tổ chức phi chính phủ (Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Công ty tư vấn pháp luật) và nhiều nhà khoa học, nhà xã hội học, nhà môi trường, nhà hoạt động dân tộc và giới.....tham gia. Các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt nam tỏ ra rất nhạy bén trước tiến trình QLRBV nên đã hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ kinh phí, chuyên gia, phương pháp cho NWG hoạt động, trong đó có WWF, IUCN, FAO, dự án GTZ, quỹ FORD.. Trong nhưng năm qua, việc đầu tiên là NWG đã tham gia cùng các nước ASEAN dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV theo 7 tiêu chí của Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đồng 5
  6. 15.10.2008 thờì dự thào bộ tiêu chuẩn QLRBV cho Việt nam theo 10 nguyên tắc của FSC qua 9 lần hội thảo quốc gia và các tỉnh. Đến tháng 2/2007 đã nhận được sự đánh giá chính thức và bình luận từ các tổ chức khác nhau. Đó là các cơ quan nhà nước: Tổng cục đo lường và chất lượng sản phẩm, Vụ chính sách, Cục kiểm lâm, Viện điều tra quy hoạch rừng, Đại học lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp, các Hội nông dân, phụ nữ , hội KHKTLN, Công ty luật, Tổng công ty lâm nghiệp và nhiều nhà khoa học khác. Một loạt các cuộc hội thảo và truyền thông được tổ chức tại các vùng mà lâm trường hàng năm còn đang khai thác gỗ trong rừng tự nhiên như Huế 1999, Vinh 2000, Quy Nhơn 2001, Buôn Ma Thuột 2001, Gia Lai 2002, Hà Nội 2004, từ 2006 SFMI tiep tục tổ các hội thảo và khảo sát tại Trường Sơn, Quảng Bình, Hà Nội (Đại lải) 2007 nhằm tuyên truyền tiến trình QLRBV và CCR không chỉ đối với các lâm trường, các công ty, xí nghiệp lâm nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ, mà còn thuyết minh, truyền thông tới các cấp chính quyền, lãnh đạo tỉnh có rừng, các cơ quan quản lý lâm nghiệp để ủng hộ và tham gia tiến trình này. NWG cũng đã đưa nội dung QLRBV vào bài giảng tham khảo tại các lớp cao học của Đại học Lâm nghiệp và một số dự án quốc tế hỗ trợ kỹ thuật và phát triển lâm nghiệp tại Việt nam như EU Nghệ An, EU Bắc cạn, Cao Bằng, KfW1, KfW3, WB3 ... Đã tiến hành các cuộc khảo sát nhằm xem xét tính khả thi của bộ tiêu chuẩn quốc gia đang dự thảo đồng thời đánh giá trình độ quản lý của các đơn vị quản lý rừng (lâm trường, công ty, tư nhân), so với các tiêu chí QLRBV để lập kế hoạch bổ sung, nâng cấp. Đó là các lâm trường Dak N’tao (Đaklak); Hà Nừng, Trạm Lập, Dakrong, Sơpai (Gia lai); Mang Cành, Kon Plong (Kontum); Bảo Lâm, Đạ Tẻ (Lâm Đồng); Hương Thuỷ (Thừa Thiên Huế); Ba Rền, Long Đại (Quảng Bình); Hương Sơn (Hà Tĩnh); Con Cuông (Nghệ An), Cẩm Phả (Quảng Ninh), Doanh nghiệp trồng rừng 327 tư nhân Đỗ Thập (Yên Bái), Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, Ma D’rắc Đắc Lắc. Đối với vùng trọng điểm 4 tỉnh Tây Nguyên, nơi còn khai thác nhiều gỗ nhất từ rừng tự nhiên, cũng là nơi diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm nhiều nhất ở Việt nam, NWG, Cục Lâm nghiệp cùng WWF và Vụ chính sách đã có các hội thảo để từng tỉnh tự đánh giá hiện trạng quản lý rừng của các lâm trường theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn QLRBV (Buôn Ma Thuột 2001), và hội thảo xây dựng chương trình cải cách tổ chức quản lý lâm trường theo Quyết định 187/TTg của Thủ Tướng Chính phủ (Pleiku 2002) và chọn ra 4 lâm trường quản lý tốt từ mỗi tỉnh đưa vào mạng lưới mô hình QLRBV là Công ty LN Kong Plong, Lâm trường Hà Nừng, Lâm trường Dak N’tao, Lâm trường Bảo Lâm. Các công ty, xí nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản được khuyến khích nâng cao quy trình giám sát chuỗi hành trình sản phẩm, nhưng tới cuỗi năm 2003 cũng mới chỉ có 13 đơn vị được cấp chứng chỉ giám sát chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). NWG trong quá trình hoạt động cũng tự củng cố, phát triển thêm các thành viên nữ, dân tộc tại địa phương thay cho các thành viên ít có điều kiện tham gia. 10 thành viên NWG đã tham gia nhập tổ chức FSC quốc tế và từ 2002 tổ chức FSC đã trợ giúp kỹ thuật trong tiến trình QLRBV của NWG. Đầu năm 2004, Lâm trường Trường Sơn (Công ty lâm công nghiệp Long Đại, Quảng Bình), Công ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn- Hà Tĩnh, Doanh nghiệp trồng rừng tư nhân Đỗ Thập- Yên Bái đã nộp đơn xin cấp chứng chỉ FSC, NWG đã giới thiệu với WOODMARK thuộc Hội Thổ nhưỡng Anh hướng dẫn bản khai để ký hợp đồng thẩm định, trong khi đó WWF Đông dương đang giúp đỡ các lâm trường Hà Nừng và Sơ pai tăng cường công tác quản lý rừng bền vững.. Gần đây, hàng loat lâm trường quản lý rừng tự nhiên và trồng rừng sản xuất, rất nhiều công ty, xý nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản đang có nhu cầu tự thân tham gia quá trình QLRBV và yêu cầu SFMI hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn để tự đánh giá năng lực quản lý rừng, 6
  7. 15.10.2008 năng lực giám sát chuỗi hành trình, song mới chỉ nhận được 1 chúng chỉ FSC về QLR va 150 chứng chỉ CoC. Các mô hình thử nghiệm dù là QLR tự nhiên hay rừng trồng do chủ rừng tự làm, do FAO, GTZ, WWF… hỗ tợ được trình bày trong phần 3 là phần CCR. 4- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Mặc dù xu hướng chung về môi trường toàn cầu là sử dụng và đánh giá cao vai trò, chức năng của rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên nhiệt đới trong việc khôi phục môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai về thay đổi khí hậu, sa mạc hoá, tăng nồng độ CO2 trong không khí, bảo vệ nguồn nước và cải tạo đất..... nhưng kinh nghiệm quản lý rừng ở Việt nam cho thấy nếu khu rừng không gắn được với lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội cho dân sở tại hay cho chính ông chủ rừng thì sẽ làm giảm động cơ tham gia của cộng đồng địa phương để bảo vệ và phát triển rừng đồng thời là gánh nặng ngân sách của nhà nước. Trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản của Việt nam mới ở mức 250-500 triệu USD/năm 2004 tăng vọt lên gần 2 tỷ USD năm 2007 thì cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã rất quyết liệt. Ngoài các nguyên nhân thông thường về giá thành, mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, vấn đề chứng chỉ QLRBV của gỗ đang nổi lên hàng đầu đối với ASEAN trong đó có Việt Nam để được lưu thông trên mọi thị trường quốc tế. Đây cũng là động lực để các doanh nghiệp, chủ rừng sản xuất gỗ và chế biến xuất khẩu gỗ vươn lên, vừa đảm bảo môi trường và phúc lợi từ rừng bền vững, vừa ổn định lãi suất kinh tế cao khi nhận được chứng chỉ rừng. Kết quả khảo sát nhiều lâm trường, xí nghiệp trong 4 năm qua của các tổ chức SmartWood (được FSC uỷ quyền cấp chứng chỉ) Scancom, WWF và nhiều nhất là NWG đã cho thấy mọi cấp chính quyền và hầu hết chủ rừng nhà nước cũng như tư nhân đều hăng hái nhiệt tình tham gia quá trình QLRBV để được cấp chứng chỉ rừng. Động lực này các quốc gia, các tổ chức đẫ vận dụng có hiệu quả và kinh nghiệm khác nhau . Kết quả kiểm kê rừng tự nhiên công bố năm 2001 cho thấy, tổng trữ lượng gỗ toàn quốc là 721 triệu m3 cây đứng. Nếu tổ chức quản lý kinh doanh hợp lý hàng năm có thể khai thác tối thiểu 1%, tương đương 7 triệu m3, như vậy sau chương trình hạn chế khai thác rừng tự nhiên nghèo kiệt (1997-2010), thường gọi là đóng cửa rừng tự nhiên trong 15 năm, sẽ không chỉ có 105 lâm trường khai thác gỗ hiện nay mà sẽ lại tăng lên gấp 2 hoặc 3 lần với tổng trữ lượng cây đứng 7 triệu m3/năm còn nằm dưới lượng tăng trưởng hàng năm của rừng. Đã đến lúc cần phảI kiểm kê rừng tự nhiên sau 14 năn đóng cửa nuôi dưỡng để có quyết sách cho phép khai thác những nơI nào đã phục hồi đầy đủ lên tong giàu và rừng trung bình về trữ lượng gỗ . Về thể chế. chính sách để đảm bảo đẩy mạnh quá trình QLRBV cho tới nay đã khá đầy đủ và luôn được bổ sung kịp thời, mặc dù chưa đạt tới mức hoàn hảo, đó là Luật Đất đai (1993), Luật Bảo vệ Phát triển rừng (1991), Luật Môi trường (1993), các luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Đất đai (1998-2000) cùng một loạt văn bản pháp quy dưới luật như các nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị từ cấp Chính phủ, Thủ tướng, liên bộ, bộ, tỉnh....trong đó có cả các luật và văn bản về tài chính, đầu tư, kiểm toán... đặc biệt là Quyết định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16-9-1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý LTQD để cởi trói, tránh sự lẫn lộn giữa đơn vị vừa kinh tế, vừa sự nghiệp và nhiều nơi còn cả chức năng quản lý nhà nước sang hoạt động doanh nghiệp. Hệ quy trình quy phạm về kiểm kê rừng, điều chế rừng, gây trồng rừng, làm giàu rừng, khai thác, chế biến lâm sản đã là cơ sở khoa học công nghệ cho tiến trình QLRBV. 7
  8. 15.10.2008 Như vậy giai đoạn 5 năm đầu tiên có thể đánh giá là tốc độ còn chậm, trong khi một số nước đang phát triển ở châu á, Phi đã đạt được một vài diện tích chứng chỉ như Trung Quốc, Phillipin, Srilanka. Chúng ta có đủ điều kiện và khả năng đẩy mạnh hơn nữa quá trình này trong những năm tới, một số chủ rừng và một số khu rừng đang quản lý kinh doanh ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã khá gắn với các tiêu chí QLRBV cần được thẩm định chứng chỉ làm đà cho các doanh nghiệp trong cả nước. Cũng từ kết quả khảo sát rộng rãi trong cả nước, còn nhiều thách thức phải giải quyết không chỉ về năng lực kinh doanh quản lý, năng lực tài chính mà quan trọng nhất vẫn là có thể chế chính sách giải pháp rồi thực thi như thế nào, đầu là hạn chế, là rào cản khác nhau ở từng vùng, từng tỉnh. Đó là: 1. Chính sách về đất đai trong Luật đất đai (1993) và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai (1998, -2000, 2003) quy định doanh nghiệp nhà nước được cấp quyền sử dụng đất trong kinh doanh. Nhưng trong thực tiễn sản xuất đa số các lâm trường chưa được cấp quyền này (sổ đỏ), ngoại trừ vài ba lâm trường, công ty như Con Cuông ở Nghệ An, Hương Sơn ở Hà Tĩnh, đa số vẫn chỉ là quyết định phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư trong đó có ranh giới diện tích đất đai của Bộ hoặc UBND tỉnh. Các trang trại lâm nghiệp hoặc hộ gia đình đã có một vài trăm đến một nghìn ha như ông : Nguyên (Nghệ An), ông Thập (Yên Bái), ông Phúc (Đồng Nai) đều đang chỉ được xem xét hoặc cấp quyền sử dụng một phần. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để QLRBV và xin cấp CCR. 2. Tại vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ, đất và rừng của các lâm trường vẫn còn bị chiếm dụng, chuyển sang trồng cà phê, hạt tiêu và bị dân di cư tự do xâm canh, ta chưa đủ luật và chính sách để định cư dân và chấm dứt nạn di cư tự do. 3. Quy trình kỹ thuật lâm sinh về khai thác gỗ và chỉ tiêu (quota) Chính phủ cho phép chặt tính bằng m3 gỗ tròn thương phẩm mà không bằng gỗ thân cây đã cho phép người trúng thầu là một công ty khai thác chặt lạm để có chất lượng gỗ tròn cao trong khi tỉ lệ sử dụng gỗ/thân cây càng thấp càng có lợi. Cần được nghiên cứu bổ sung cho quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92). Mặt khác, cấp thẩm quyền phê duyệt phương án điều chế rừng, vòng quay 30 đến 35 năm có kế hoạch khai thác hàng năm , nhưng hiện nay vẫn chỉ được cấp chỉ tiêu sản lượng cho cả nước 300,000 m3/năm tại rừng tự nhiên 1997-2010. Việc khôi phục sản lượng khai thác sau đóng cửa rừng sẽ có báo cáo riêng. Hầu hết các lâm trường đều không có số liệu đủ chính xác định kỳ về kiểm kê trữ lượng gỗ và đa dạng sinh học làm cơ sở cho phương án điều chế rừng. Thậm chí từ năm 2003 chính phủ còn giảm chỉ tiêu khai thác xuống dưới 250 và 200,000 m3 gỗ/ năm gây nên nạn khan hiếm gỗ lớn. 4. Cũng tại Tây nguyên,cơ chế tài chính trong các lâm trường quốc doanh không tuân thủ Luật doanh nghiệp và các hướng dẫn khiến cho cơ sở hạ tầng về đường vận chuyển vận xuất kho bãi thiết bị ngày càng yếu kém, không đảm bảo cơ sở để QLRBV. Giám đốc lâm trường không quyết định việc mở đường và duy tu hàng năm, mà lại do công ty khai thác gỗ trúng thầu hoặc đa phần là cấp tỉnh chỉ định đảm nhiệm. Vì vậy, họ chỉ cần làm tạm bợ để lấy được gỗ ra 1 lần sao cho rẻ nhất, năm sau công ty khác được chỉ định sẽ lo tiếp. Chủ trương không cho phép lâm trường tự khai thác gỗ và chế biến gỗ sẽ bỏ lãng phí toàn bộ gỗ cành ngọn trong rừng chiếm 35-40% và không hạn chế được sự đổ vỡ trong tái sinh cây con và tác động môi trường khi chặt cây, làm đường. Cơ chế này áp dụng từ thời bao cấp khi lâm trường là tổ chức dịch vụ điều hành theo lệnh cấp trên khiến cho hệ thống đường quá yếu kém. Bình quân 2-6 m/ha rừng, trong khi yêu cầu tối thiểu là 10m/ha. Do đó đã lặp lại việc khai thác chỉ tập trung vào ven đường khiến cho nơi đó trở thành rừng nghèo kiệt, còn rừng giàu nơi xa đường bỏ cho lãng phí., mặt khác, lâm 8
  9. 15.10.2008 trường không được tự chủ về tài chính dẫn đến không chủ động xây dựng bộ máy, tổ chức nhân sự hợp lý. Ví dụ lâm trường Tân Lập tỉnh Kontum năm 2001 được cấp 12 xuất lương biên chế sự nghiệp từ nhà nước, bộ máy này không thể bảo vệ và tổ chức kinh doanh 15 nghìn ha rừng. Trong khi đó các lâm trường, các công ty lâm nghiệp ở miền Bắc đã đổi mới theo Quyết định 187/TTg như Con Cuông, Hương Sơn, Long đại thì gắn được cả khâu công nghiệp khai thác, chế biến, vận tải với khâu lâm sinh. Đơn vị tự khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chế biến gỗ và lâm sản khác tại chỗ, tận dụng được tối đa gỗ cành ngọn, đảm nhiệm nhiều hoạt động dịch vụ khác cho xã hội nên đem lại nhiều việc làm và thu nhập cho công nhân viên và cho dân. Nguyên nhân chính là chủ rừng đã được tự chủ về kế hoạch, về tài chính và chịu trách nhiệm về kinh tế, xã hội, môi trường, trừ chỉ tiêu khai thác gỗ trong giai đoạn hạn chế nói trên. 5. Phân chia lợi nhuận của lâm trường quốc doanh ở Tây nguyên cũng không hợp lý, cần có cơ chế chính sách tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc. Cũng theo khảo sát của Smart Wood do Trường Thành và Tropic Dane tài trợ, thì tại 2 lâm trường Dak N’tao và Madrak, lâm trường bán gỗ theo chỉ tiêu khai thác 3.000m3 gỗ tròn/năm, được 100.000USD, giữ lại 7- 10% để duy trì bộ máy (tức là 7000- 10.000 USD), còn nộp lại cho Sở NN& PTNT. Hàng năm Sở NN & PTNT hỗ trợ lại cho lâm trường chi phí mọi hoạt động 20 – 30.000 USD. Tính ra chỉ có 1 – 1,5 USD/ha rừng, như vậy thấp đến mức không đáng kể về kinh doanh, mà chủ yếu ăn sẵn của thiên nhiên. Trong khi công ty khai thác chế biến tiêu thụ gỗ bán từ 1 triệu đến 2,5 triệu VND /m3 tuỳ theo chủng loại, thì chỉ phảI thanh toán cho Sở NN &PTNT 0,25 -1,0 triệu VND/m3, cần có sự điều chỉnh để lâm trường đầu tư vào lâm sinh và cơ sở hạ tầng. 6. Chính sách hiện hành về giá cả thị trường ở một số tỉnh Tây nguyên đã tách biệt chủ rừng với người tiêu thụ mà không có cầu nối, không có cơ chế kích thích phát triển. Lâm trường làm ra gỗ nhưng lại không hoặc rất ít chế biến tiêu thụ để tăng thu nhập và việc làm cho công nhân, cho cộng đồng địa phương mà phảI bán cho một công ty do cấp trên ấn định, ít khi được đấu thầu, mà được đấu thầu thì giá trần cũng do tỉnh quy định. Điều này khiến cho chủ rừng mất hết động lực tiếp thị kinh doanh. Nếu QLRBV thì khu rừng được cấp chứng chỉ, gỗ khai thác được dán nhãn và lưu thông quốc tế do đó giá bán sẽ tăng đáng kể. Song lãI lại chỉ vào cơ quan khai thác tiêu thụ và cơ quan quản lý cấp trên mà không đem lại cho lâm trường cũng như nhân dân địa phương. 7. Bộ máy tổ chức và số lượng cán bộ công nhân viên thường xuyên không đảm bảo quá trình quản lý kinh doanh và không xuất phát từ nhu cầu quản lý mà lại do khả năng trả lương hoặc chỉ tiêu biên chế do cấp trên của lâm trường quyết định, vì vậy lâm trường cần trở thành một doanh nghiệp thực sự với bộ máy cần thiết. Số lượng quá ít nhân công và điều kiện đường xá không đầy đủ khiến cho lâm trường không đủ sức quản lý bền vững và ổn định. Khi thẩm định rừng, Smart Wood đã quan tâm tới quan hệ giữa tổ chức nhân lực diện tích rừng kinh doanh, hệ số đường/ha trong một lâm trường liên quan tới lương bình quân / tháng như trong biểu 4: Thứ Đơn vị (lâm trường Số Diện tích rừng Mật độ Lương tháng tự hoặc công ty) người (ha) đường (VND) (1m/ha) 1 Madrak 85 23.000 RTN 1 300.000 (trong +10.000 RT năm 2000) 2 Dakwin 53 35.000 RTN 2 220.000 (1999) 3 Quảng Sơn 26 24.000 -- 3 4 Dak Ntao 31 15.000 -- 2 9
  10. 15.10.2008 5 Con Cuông 70 8.000 -- 12 750.000 (2000) 6 Tân Lập 12 15.500 -- 1,2 Bao cấp (2001) 7 Măng cành 2 17 13.900 -- 4 8 Long Đại 1288 202.900 -- 2,5 800.000 (2003) 9 Hương Sơn 320 42.000 -- 3,6 700.000 (2003) 10 Đỗ Thập 25 550 RT 8 850.000 (2003) Tài liệu các đơn vị 5,6,7,8,9,10 do NWG khảo sát 8. Vai trò quan trọng của chính phủ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mặc dù về nguyên tắc chủ rừng hoàn toàn tự nguyện tham gia tiến trình QLRBV để đạt được chứng chỉ rừng từ 1 tổ chức quốc tế. Họ không chỉ nhằm hưởng lợi về giá bán gỗ cao và quyền xuất khẩu ra mọi thị trường, mà còn nhằm đảm bảo vốn rừng ổn định và lãI xuất tăng tiến lâu dài của mình. Song mọi chính sách quốc gia và mọi sự quản lý về pháp luật lại là của Chính phủ. Nếu không có sự phối hợp và hỗ trợ từ phía chính phủ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại. Ở Việt Nam rừng và đất rừng chủ yếu thuộc nhà nước quản lý, Chính phủ từ Trung ương đến địa phương khi hội nhập phong trào QLRBV cần hiểu rõ bản chất và lợi ích của tiến trình này để đề ra các chính sách và giảI pháp hỗ trợ hiệu quả. Thực chất trong chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001 -2010 của Bộ NN & PTNT thì trong số 6 chương trình ưu tiên, có chương trình số 2 là phát triển QLRBV. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) do 21 đối tác cam kết tài trợ cũng có chương trình số 6 là QLRBV trên 9 khung chương trình trọng điểm. Song thực tế ngành lâm nghiệp chưa có kế hoạch thực thi các chương trình này. Trong khối hợp tác kinh tế ASEAN, 2 nước có doanh số xuất khẩu lâm sản trên dưới 5 tỷ USD/năm thì chính phủ đã tổ chức Viện sinh tháI (LEI) của Indonesia và Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia (NTCC) của Malaysia. Về danh nghĩa đây là 2 tổ chức phi chính phủ, song thực tế nhà nước tài trợ để LEI và NTCC đủ sức đẩy mạnh tiến trình QLRBV đứng đầu trong các nước ASEAN hiện nay. Hội nghị chính sách và chiến lược ASOF tại Jakarta 4/2004 cũng quan tâm vai trò chính phủ trong QLRBV. 9. Một số dự án quốc tế đã hỗ trợ hộ nông dân trồng rừng sản xuất như WFP, JICA, KfW, WB… , tuy mỗi hộ chỉ một đến ba ha nhưng tập trung trong mỗi huyện hàng nghìn ha, và mỗi tỉnh 5 – 10 ngàn ha. Cần thành lập các hiệp hội nông dân trồng rừng để hỗ trợ nhau dịch vụ chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, thị trường vật tư lâm sản, đồng thời cũng để tiến hành tăng cường QLRBV và CCR. Mô hình liên kết của ông Đỗ Thập tại Yên BáI là một điển hình tốt, ngoài 550 ha rừng tư nhân, ông còn được tín nhiệm của hàng nghìn hộ nông dân trong vùng trồng rừng tập trung của tỉnh tự nguyện liên kết thành hiệp hội trồng rừng. 5. KẾT LUẬN Tiến trình QLRBV tại Việt nam đang trong giai đoạn sôi nổi, Doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang tự nguyện và hào hứng tham gia tiến trình QLRBV mặc dù biết rằng còn cần phấn đấu nhiều mới đạt được tiêu chuẩn, khó khăn chủ yếu của doanh nghiệp lâm nghiệp không chỉ là ở chỗ tự nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn phảI chuyển đổi mạnh mẽ từ hệ thống chức năng dịch vụ công ích sang doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, giai đoạn hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên để phục hồi rừng nghèo kiệt (1997 – 2010) cũng ảnh hưởng tới khả năng khai thác gỗ một cách khách quan của từng doanh nghiệp. Song Việt nam sẽ không chậm chễ trong sự hợp tác với các nước ASEAN để đẩy mạnh tiến 10
  11. 15.10.2008 trình QLRBV, tăng sức cạnh tranh hàng hoá lâm sản vào các thị trường AFTA, APEC, WTO, và trước hết là các thị trường truyền thống là Tây Âu và Bắc Mỹ . Giai đoạn trước mắt Việt Nam cần hoàn thiện bộ tiêu chuẩn QLRBV, tuyên truyền sâu rộng để các loại chủ rừng và các cấp quản lý hiểu rõ lợi ích của QLRBV, đồng thời xây dựng mạng lưới các đơn vị quản lý rừng kiểu mẫu để xin cấp chứng chỉ trước. Đó chính là nhiệm vụ khó khăn nặng nề và cần sự hợp tác với các ngành chức năng trong nước và quốc tế. * TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN-PTNT . 2006 .Cẩm nang ngành lâm nghiệp: . - Chương Quản lý rừng bền vững , - Chương Chứng chỉ rừng . 2. Bộ NN-PTNT. Số liệu kiểm kê rừng toàn quốc. Hà nội 1 / 2006 3. FAO. State of the World Forest, Rome, Italy 2007. 4. Nguyễn Ngọc Lung. 2001 . Chiến lược, chính sách về lâm sinh, lâm trường liên quan tới QLRBV và trồng 5 triệu ha rừng. Partnership, Taskforce 2. 5. NWG . 1998-2004: Các tài liệu hội thảo và khảo sát thực địa. 6. Phạm Hoài Đức . 2007. Phát triển QLRBV và chứng chỉ rừng . Hội thảo QG lần thứ 9, Đại LảI, Hà Nội 7. SFMI. 2007 .Dự thảo bộ tiêu chuẩn quốc gia QLRBV, lần thứ 9c. 8. SmartWood.1999. Kết quả khảo sát rừng tại Đăk Lắc (bản tiếng Vịệt, WWF) & 11
  12. 15.10.2008 PHỤ LỤC (Từ hộp 1 đến hộp 8): Hộp 1 QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG (QLRBV) Ở VN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC *** GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung Viện QLRBV và CCR 1- Khung cảnh 2- Sự thay đổi của Rừng và Chủ rừng 3- Hoạt động của NWG 4- Cơ hội và thách thức 5- Kết luận Hộp 2 KHUNG CẢNH 12
  13. 15.10.2008 LÂM NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH QLRBV --------------------  QUỐC TẾ ITTO, MONTRÉAL, PAN-EUROPAN, CIFOR. DRY REGION AFRICA, FSC, PÈFC, MTCC, LEI  ASEAN CHƯA CẤP CHỨNG CHỈ: SINGAOERE,.  TRONG NƯỚC QPFL (QUY NHƠN) Hộp 3 SỰ THAY ĐỔI DIỆN TÍCH RỪNG Ở VIỆT NAM Diện tích rừng , tr. ha Rừng Thay ®æi Năm bao Ha/ (1990-2000) Tự nhiên Trồng Tổng phñ% ng­ê (1000ha i (%) 1943 14,300 0 14,300 43,0 0,70 1976 11,077 92 11,169 33,8 0,22 1980 10,186 422 10,608 32,1 0,19 1985 9,038 584 9,892 30,0 0,16 1990 8,430 745 9,175 27,8 0,14 1995 8,252 1,050 9,302 28,2 0,12 2000 9,444 1,471 10,915 33,2 0,14 2005 VN 10,283 2,334 12,617 36,4 0,16 +2,432 + 2,1 2005 ĐNA* 183,914 19,973 203,887 46,8 0,40 - 2,324 - 1,1 2005 TG * 3,765292 186,733 3,952025 30,3 0,60 - 7,317 - 0,2 + ĐNA: Đông nam á + TG: Thế giới * Theo: .State of the World’s Forests. FAO., Rome, Italy. 2007 Hộp 4 PHÂN BỐ RỪNG THEO CÁC HÌNH THÁI CHỦ RỪNG Diện tích rừng STT Chủ rừng (1000 ha) ( %) 1 Lâm trường quốc doanh 3.030 24,6 2 Ban quản lý rừng phòng hộ 1.406 11,4 3 Ban quản lý rừng đặc dụng 1.657 13,5 4 Liên doanh 54 0,4 5 Các tổ chức Hội ( Cựu chiến binh, Phụ nữ) 285 2,3 13
  14. 15.10.2008 6 Cộng đồng, HTX 297 2,4 7 Quõn đội, cụng an, cỏ nhõn, hộ gia đỡnh 2,871 23,3 ------------------------------------------------------ ------------------- -------- Cộng 9.600 78,0 8 Rừng chưa giao 2.707 22,0 -------------------------------------------------------------- ------------------- --------- Tổng cộng 12,307 100,0 Nguồn FIPI. 2006 Hộp 5 TỔ CÔNG TÁC QUỐC GIA (NWG) VÀ VIỆN QLRBV & CCR (SFMI) --------------- 1) Các hoạt động về truyền thông 2) Xây dựng tiêu chuẩn ASEAN, quốc gia2 3) Khảo sát đánh giá hiện trạng QLRBV 4) Tăng cường năng lực hoạt động 2) Đã bình luận bởi, 4 Cơ quan lâm nghiệp: ĐHLN, VKHLN, VĐTQHR, Vụ CS 2 Tổ chức pháp lý: Cty tư vấn luật, Tổng Cục tiêu chuẩn. 3 NGO: Hội KHLN, Hội nông dân, Hội phụ nữ, 3 Chuyên gia quốc tế: Indonesia, FSC quốc tế, FSC vùng Hộp 6 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ----------- A. CƠ HỘI  Trào lưu quốc tê  Nhu cầu thị trường  Chủ quan của chủ rừng  Các chính sách, chiến lược  Cơ sở khoa học công nghệ 14
  15. 15.10.2008 Hộp 7 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ----------- B- THÁCH THỨC  Đề án giảm khai thác rừng tự nhiên  Đổi mới lâm trường quốc doanh  Xã hội hoá ngành lâm nghiệp  Xoá đói giảm nghèo Hộp 8 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ----------- B- THÁCH THỨC (TIẾP THEO)  Chủ rừng thật sự và chủ rừng danh nghĩa + Tiêu chí về sở hữu rừng và đất + Tiêu chí quyền chủ quản về : Kế hoạch Tài chính Tổ chức 15
  16. 15.10.2008 Hộp 9 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ----------- B- THÁCH THỨC (TIẾP THEO)  Các tiêu chí về: Kinh tế Môi trường Xã hội  Vai trò của nhà nước trong QLRBV Hộp 10 Những chỉ tiêu Smart Wood quan tâm ------------- Thứ Đơn vị (lâm trường Số Diện tích rừng Mật độ Lương tháng tự hoặc công ty) người (ha) đường (VND) (1m/ha) 1 Madrak 85 23.000 RTN 1 300.000 (trong +10.000 RT năm 2000) 2 Dakwin 53 35.000 RTN 2 220.000 (1999) 3 Quảng Sơn 26 24.000 -- 3 4 Dak Ntao 31 15.000 -- 2 5 Con Cuông 70 8.000 -- 12 750.000 (2000) 6 Tân Lập 12 15.500 -- 1,2 Bao cấp (2001) 7 Măng cành 2 17 13.900 -- 4 8 Long Đại 1288 202.900 -- 2,5 800.000 (2003) 9 Hương Sơn 320 42.000 -- 3,6 700.000 (2003) 10 Đỗ Thập 25 550 RT 8 850.000 (2003) Tài liệu các đơn vị 5,6,7,8,9,10 do NWG khảo sát Hộp 11 16
  17. 15.10.2008 KẾT LUẬN  Cơ hội (xem hộp 6)  Các thách thức (xem hộp 7,8,9,10) Cám ơn sự chú ý của các quý vị ! CÂU HỏI 1. Theo bạn, bản chất của QLRBV là gi ? 2. Phương án điều chế rừng có gì quan trọng, cần như thế thế nào ? 3. Vai trò nhà nước trong QLRBV 4. QLRBV và CCR có liên quan gì ? , có cần phảI cùng tiến hành ? 5. Thực hiện QLRBV có lợi gì ? cho ai ? 6. Tiêu chuẩn QLRBV Việt Nam khác gì với tiêu chuẩn FSC Q.tế ? PHẦN HAI 17
  18. 15.10.2008 Tiêu chuẩn FSC quốc gia -------------- Dự thảo 9c TIÊU CHUẨN QUỐC GIA QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG (TIÊU CHUẨN FSC VIỆT NAM) Giới thiệu Từ xa xưa, rừng tự nhiên đã che phủ phần lớn diện tích mặt đất của trái đất, nhưng do những tác động của con người như khai thác lâm sản, khai phá lấy đất làm nông nghiệp, xây dựng, đô thị hoá v.v. nên diện tích rừng tự nhiên đã bị giảm đi đáng kể. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1990-1995, ở các nước đang phát triển, đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Tính đến năm 2000 diện tích rừng của toàn thế giới, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chỉ còn 3.869,455 triệu ha (FAO 2003), tỷ lệ che phủ chỉ chiếm 29,6 % lãnh thổ. Ở Việt Nam năm 1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ 43%. Đến hết năm 2005 tổng diện tích rừng của cả nước là 12,62 triệu ha, trong đó hiện có 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,34 triệu ha rừng trồng. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và khu vực miền Trung. Trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lượng trên 150 m3/ha), 33% là rừng trung bình (80-150 m3/ha), còn lại là rừng nghèo kiệt và rừng non (dưới 80 m3/ha). Cùng với việc mất rừng tự nhiên, môi trường sống của nhiều loài động thực vật rừng cũng biến mất hoặc bị thoái hoá nghiêm trọng và đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài sinh vật rừng đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, đa dạng sinh học đang bị suy giảm nhanh chóng. Thực tế đã chứng tỏ nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như luật pháp, chương trình, công ước v.v thì khó có thể bảo vệ được số diện tích rừng tự nhiên còn lại của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm là cùng với những giải pháp truyền thống trên, cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR). Khó có thể có được một định nghĩa tổng quát về QLRBV được mọi người đồng ý. Hiện tại đã có một số định nghĩa, ví dụ như định nghĩa của Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới (ITTO) như sau: Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di 18
  19. 15.10.2008 truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội. hoặc Tiến trình Helsinki định nghĩa như sau: Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện nay và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác. Nói ngắn gọn, mục tiêu của QLRBV là phải đạt được sự bền vững môi trường, kinh tế và xã hội ở những khu rừng được quản lý. Bằng giải pháp QLRBV rừng sẽ vừa đảm bảo đáp ứng các nhu cầu kinh tế vừa thoả mãn các lợi ích về môi trường và xã hội. QLRBV có thể được thiết lập và thực hiện ở những phạm vi khác nhau như: chủ rừng (lâm trường, doanh nghiệp hay công ty lâm nghiệp, hộ lâm nghiệp v.v.), huyện, tỉnh, quốc gia, vùng, hoặc toàn cầu, tuy nhiên những quan điểm và nguyên tắc chủ yếu nói chung không có thay đổi lớn, cho dù là ở vùng rừng ôn đới hay nhiệt đới. Trên thế giới hiện đã có một số bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp quốc gia (Canada, Thuỵ Điển, Malaysia, Indonesia v.v) và cấp quốc tế như của: Tiến trình Helsinki, Tiến trình Montreal, Hội Đồng Quản Trị Rừng (FSC), và của Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới (ITTO). ITTO đã phổ biến tài liệu Hướng Dẫn Quản Lý Rừng của ITTO, gồm một bộ cho rừng tự nhiên và một bộ cho rừng trồng. Hiện nay "Những Tiêu chuẩn và Những Tiêu chí Quản Lý Rừng" (viết tắt là P&C) của FSC quốc tế đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều tổ chức được FSC uỷ quyền cấp chứng chỉ rừng và nhiều quốc gia đã và đang dùng bộ tiêu chuẩn này để xây dựng tiêu chuẩn cấp vùng hay cấp quốc gia cho việc đánh giá quản lý và cấp chứng chỉ rừng. Tài liệu "Tiêu Chuẩn quốc gia về Quản Lý Rừng Bền Vững" (Tiêu chuẩn FSC Việt Nam) được Tổ Công Tác quốc gia Việt Nam về quản lý rừng bền vững (NWG) biên soạn trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế (P&C), có sử dụng những ý kiến đóng góp của nhiều nhà quản lý và kinh doanh lâm nghiệp trong nước và quốc tế để vừa đảm bảo được những tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Vì tài liệu áp dụng cho cả nước và phải phù hợp với những tiêu chuẩn của quốc tế nên khó có thể hoàn toàn phù hợp với từng trường hợp riêng biệt, cho nên việc áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc gia cần có sự linh hoạt trong phạm vi nhất định nhưng phải được Tổ công tác FSC quốc gia (nay là Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng) chấp nhận. Những chủ rừng đạt Tiêu chuẩn FSC Việt Nam đều có thể gửi đơn xin chứng chỉ rừng tới các tổ chức cấp chứng chỉ do FSC uỷ quyền. Quá trình áp dụng sẽ thu được thêm những kinh nghiệm để hoàn thiện bộ tiêu chuẩn này cho phù hợp với thực tế. Nguyên tắc áp dụng Tài liệu này áp dụng trong điều kiện Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc dưới đây: 1. Chứng chỉ được thực hiện trên cơ sở các chủ rừng tự nguyện đề nghị cơ quan chứng chỉ rừng đánh giá cấp chứng chỉ. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam được áp dụng để cấp chứng chỉ rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng. 2. Sau khi được FSC công nhận, Tiêu chuẩn FSC Việt Nam được tất cả những tổ chức sử dụng khi đánh giá cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam. 19
  20. 15.10.2008 3. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam có thể được sử dụng để đánh giá trong các chương trình cải thiện quản lý rừng cũng như chứng chỉ rừng theo giai đoạn. 4. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam cũng có thể được áp dụng cho quản lý các loại rừng cung cấp các lâm sản ngoài gỗ và rừng cung cấp các dịch vụ khác. 5. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam cần được coi là đồng bộ, thống nhất, và không có tiêu chuẩn nào được ưu tiên theo trình tự sắp xếp. 6. Để được cấp chứng chỉ, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (kế tục NWG) và những tổ chức chứng chỉ đã được FSC uỷ quyền không đòi hỏi chủ rừng phải đáp ứng đầy đủ và hoàn chỉnh Tiêu chuẩn FSC Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chủ rừng có những vi phạm đối với bất kỳ Tiêu chuẩn nào thì thường không được cấp chứng chỉ hoặc bị thu hồi giấy chứng chỉ đã cấp. 7. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam cần được sử dụng phối hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế, với những chính sách, qui trình, hướng dẫn của FSC đối với những tổ chức chứng chỉ. 8. Tiêu chuẩn FSC Việt Nam cần được sử dụng một cách đồng bộ với luật pháp quốc gia và quốc tế cũng như những quy định và hướng dẫn chung của FSC quốc tế. 9. Rừng trồng trên diện tích chuyển đổi từ rừng tự nhiên sau tháng 11 năm 1994 thông thường sẽ không đạt tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ trừ những trường hợp có bằng chứng rõ ràng là chủ rừng không trực tiếp hoặc gián tiếp chịu trách nhiệm về sự chuyển đổi đó. & 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0