intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý sâu hại ngô (bắp)

Chia sẻ: ĐỖ ĐỨC ANH | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp cho bà con nông dân có đầy đủ kiến thức và thông tin về vấn đề sâu hại ngô, mùa màng mà tài liệu "Quản lý sâu hại ngô (bắp)" đã được thực hiện. Tài liệu hướng đến trình bày biện pháp quản lý, khả năng gây hại của sâu đục thân châu Á; sâu đục trái; Rầy mềm hại lá ngô;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý sâu hại ngô (bắp)

  1. QUẢN LÝ SÂU HẠI NGÔ (BẮP) Sâu đục thân châu Á (Ostrinia nubilalis = Ostrinia furnacalis) Khả năng gây hại - Sâu gây hại mọi bộ phận của cây ngô (bẹ lá, vỏ, cùi trái, râu, cờ, thân). - Trên 1 thân cây có thể có rất nhiều sâu. - Thiệt hại do sâu gây ra nặng nhất ở giai đoạn trổ cờ (thiệt hại có thể lên đến 50%). - Sâu hại làm giảm phẩm chất trái. Biện pháp quản lý - Dọn sạch thân lá ngô sau thu hoạch - Gieo trồng đồng loạt - Luân canh với cây khác họ - Phun Virtako 40WG, Proclaim 1.9EC lúc bướm đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ còn ở trong nách lá, loa kèn của cây… 1 tuần 2-4 ngày ~6 tuần 3-4 tuần 1 tuần Hình 1: (A) Vòng đời sâu đục thân ngô; (B) Thân ngô bị sâu hại; (C) Sâu đục vào trái; (D) Lá ngô bị sâu hại. Sâu đục trái (Heliothis armigera) Khả năng gây hại - Bướm đẻ trứng trên râu trái ngô. Sâu nở ra ăn trụi râu, ăn hết hạt ngô non, ăn cả vỏ và cùi ngô. - Khi cây chưa có trái, sâu đục xuyên qua loa kèn để ăn lá nên sẽ có những hàng lổ đục thẳng thành hàng ngang qua phiến lá. Biện pháp quản lý - Chọn giống có bao trái dài và chặt thì ít bị sâu gây hại hơn. - Nên kiểm tra ruộng trồng thường xuyên để phát hiện sâu hại. - Phun Virtako 40WG, Proclaim 1.9EC lúc bướm mới đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ. 1
  2. 7 ngày 3-4 ngày ~30 ngày 14-22 ngày 7 ngày Hình 2: (A) Vòng đời sâu đục trái ngô; (B) Sâu đục vào đầu trái; (C) Sâu đục vào trái; (D) Sâu đục thành hàng trên lá. Rầy mềm hại lá ngô (Rhopalosiphum maidis) Khả năng gây hại - Rầy thường sống thành quần thể trên các bộ phận non như bẹ, lá non, bao cờ. - Cây bị rầy tấn công sẽ còi cọc, cho trái nhỏ hoặc không cho trái. - Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh khảm cho cây, làm lá bị quăn queo, chết. Biện pháp quản lý - Dọn sạch cỏ, vệ sinh ruộng ngô để diệt ký chủ phụ. - Không nên trồng mật độ dày. - Phun Virtako 40WG (3,75g/bình 25 lít, phun 2 bình/1.000m2); hoặc sản phẩm có hoạt chất Thiamethoxam. Trái ở cây khỏe Trái ở cây nhiễm Hình 3: (A) Vòng đời rầy mềm hại ngô; (B) Rầy mềm sống tập trung trên lá ngô; (C) Rầy mềm sống tập trung trên cờ ngô; (D) So sánh trái giữa cây khỏe và bị hại 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2