intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến đổi khí hậu đang tác động đến mọi khu vực, gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe con người, hệ sinh thái và môi trường. Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra xâm nhập mặn và các hiện tượng cực đoan tác động đến tài nguyên nước của nước ta. Bài viết này phân tích các tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đồng thời đề cập các nhiệm vụ cần thực hiện để quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0110 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Bá Tú Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Biến đổi khí hậu đang tác động đến mọi khu vực, gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe con người, hệ sinh thái và môi trường. Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra xâm nhập mặn và các hiện tượng cực đoan tác động đến tài nguyên nước của nước ta. Ngày 20 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1055/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã chỉ ra các nhiệm vụ, cơ quan chủ trì và thời gian thực hiện để đạt mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước. Bài viết này phân tích các tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đồng thời đề cập các nhiệm vụ cần thực hiện để quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất về môi trường và phát triển mà các hệ sinh thái tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội phải đối mặt. BĐKH đã và đang diễn ra nghiêm trọng, dẫn đến các hiện tượng cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng thường xuyên và khó dự đoán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm [5]. Theo các công bố, nếu thế giới hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức 2,0°C ở giai đoạn tiền công nghiệp, thì tác động tới tài nguyên nước sẽ giảm đi đáng kể [4]. Tại Việt Nam, BĐKH đang tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước, gây ra nhiều hệ lụy như hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước. Trước tình hình trên, nhiều giải pháp đã được các Bộ, ngành, địa phương áp dụng như tích trữ nước, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp… tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời. Để quản lý tài nguyên nước thích ứng với BĐKH, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã được đề cập tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 17
  2. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc trên thế giới Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), khi nhiệt độ Trái đất nóng lên sẽ đẩy nhanh chu trình thủy văn, các trận mưa lớn diễn ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn và sẽ gây ra lũ lụt tại nhiều vùng. Cùng với lũ lụt, mưa lớn sẽ làm gia tăng xói mòn, trượt lở đất, lũ bùn đá. Lượng dòng chảy lũ tăng lên sẽ làm giảm lượng nước có thể khai thác cho tưới tiêu. Biến đổi về lượng mưa, phân bố mưa theo không gian và thời gian dưới tác động của BĐKH đã có những ảnh hưởng nhất định tới việc cấp nước cho các ngành dùng nước. Mưa lớn và tuyết rơi xảy ra thường xuyên hơn tại các vùng vĩ độ cao và trung bình tại Bắc bán cầu trong khi lượng mưa giảm xuống tại vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thay đổi về phân bố mưa trong năm sẽ ảnh hưởng đến lượng nước có thể khai thác được. Kết quả của các mô hình dự báo BĐKH cho thấy, tại nhiều khu vực lượng mưa sẽ tập trung hơn vào mùa mưa và giảm vào mùa khô. Mưa lớn tập trung sẽ làm tăng lượng dòng chảy mặt, giảm lượng nước ngấm xuống các tầng chứa nước dưới đất, làm gia tăng lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô, trữ lượng nước ngầm sẽ suy giảm [8]. Ngoài ra, khả năng sinh thủy của lưu vực còn bị ảnh hưởng gián tiếp của BĐKH do thảm phủ thực vật bị thay đổi do điều kiện khí hậu thay đổi. Chế độ thủy văn tại các vùng khí hậu khô hanh sẽ nhạy cảm hơn so với các vùng ẩm ướt, một sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ và lượng mưa sẽ gây ra biến động lớn về chế độ dòng chảy sông suối. Những vùng có cao độ mặt đất lớn sẽ có lượng dòng chảy mặt tăng lên do lượng mưa tăng. Ảnh hưởng của BĐKH tới tài nguyên nước của khu vực nhiệt đới rất khó dự báo. Sự thay đổi chế độ dòng chảy của sông suối sẽ làm thay đổi nồng độ các chất dinh dưỡng, lượng oxy hòa tan và các thành phần hóa học khác, do đó, làm thay đổi chất lượng nước mặt. Các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm và giếng khai thác nước ngầm cũng bị ảnh hưởng. Mưa lớn kéo theo gia tăng trượt lở đất và xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa trong sông và lắng đọng trong lòng hồ, làm giảm dung tích hữu ích của các hồ chứa. Chế độ dòng chảy thay đổi cũng làm cho vấn đề điều tiết của hồ trở lên khó khăn hơn, khả năng cung cấp nước giảm đi. Do trữ lượng nước ngầm thay đổi, khả năng khai thác của nhiều giếng ngầm cũng bị giảm sút. Chế độ dòng chảy thay đổi cũng làm 18 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  3. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” cho nhiều công trình không hoạt động đúng điều kiện thiết kế, năng lực công trình có thể bị suy giảm [7]. Ban liên Chính phủ về BĐKH đã tóm tắt những tác động của BĐKH đến tài nguyên nước như sau [6]: Khối lượng nước được lưu trữ trong các sông băng và vùng tuyết bao phủ có khả năng bị suy giảm. Nước mặt và nguồn nước có sẵn có khả năng sẽ tăng lên ở các vĩ độ cao hơn và trong một số vùng nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm cả các khu vực đông dân cư ở Đông Á, Đông Nam Á và sẽ giảm ở các vĩ độ trung bình và vùng nhiệt đới khô hạn. Các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể sẽ mở rộng và các trận mưa cực đoan tăng lên về tần số và cường độ, sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt. Khoảng 20 % dân số thế giới sống ở các lưu vực sông có khả năng bị ảnh hưởng bởi hiểm họa lũ lụt tăng vào năm 2080 do quá trình nóng lên toàn cầu. Nhiều vùng bán khô hạn (ví dụ như khu vực Địa Trung Hải, miền Tây Hoa Kỳ, miền Nam châu Phi và phía Đông Bắc Brazil) sẽ giảm tài nguyên nước do BĐKH. Số lượng người dân sống trong lưu vực sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng dự kiến sẽ tăng đáng kể tới 4,3 - 6,9 tỷ người vào năm 2050. Lượng nước ngọt sẵn có cho con người và hệ sinh thái các vùng ven biển sẽ giảm. Việc bổ cấp nước ngầm sẽ giảm đi đáng kể ở một số vùng căng thẳng về nước, tình trạng sẽ trầm trọng hơn ở những vùng dễ bị tổn thương. Nhiệt độ nước cao hơn, cường độ mưa tăng lên và thời gian dòng kiệt dài hơn có thể sẽ làm trầm trọng thêm các hình thức ô nhiễm nguồn nước, tác động lên hệ sinh thái, sức khỏe con người, hệ thống nước và chi phí vận hành. BĐKH ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ sở hạ tầng nước hiện có cũng như thực tiễn quản lý nước. Những tác động tiêu cực của BĐKH đối với hệ thống nước ngọt lớn hơn lợi ích của chúng đem lại. Khu vực có dòng chảy bề mặt giảm sút sẽ đối mặt với sự giảm giá trị dịch vụ do tài nguyên nước đem lại. Những tác động có lợi của dòng chảy VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 19
  4. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” hàng năm tăng ở các khu vực khác sẽ được kiềm chế bởi những tác động tiêu cực của biến đổi lượng mưa gia tăng và thay đổi dòng chảy theo mùa về cấp nước, chất lượng nước và rủi ro lũ lụt. 3. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc tại Việt Nam Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, gió mùa với nhiệt độ trung bình khoảng 28°C; lượng mưa trung bình các vùng phổ biến từ 1.400 - 2.400 mm, nên thường xuyên đối mặt với các hiện tượng cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, hạn hán… Trong những năm qua, BĐKH ở Việt Nam tiếp tục diễn biến theo xu thế bất lợi, các hiện tượng cực đoan tiếp tục được ghi nhận với cường độ mạnh hơn và tần suất cao hơn. Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn quốc, mực nước biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn mực nước biển trung bình toàn cầu [2]. Các hiện tượng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên nước, điển hình là hiện tượng hán hán, thiếu nước trên các lưu vực sông. Cụ thể như đợt hạn hán lịch sử vào mùa khô năm 2016, xảy ra ở phần lớn các khu vực nước ta như vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)... do một đợt El Niño mạnh và kéo dài kỷ lục (từ 2014 đến giữa năm 2016 mới chấm dứt). Hệ quả của nó là dòng chảy trên hầu hết các sông, suối từ khu vực miền Trung, Tây Nguyên đến ĐBSCL đều suy giảm nghiêm trọng, nhiều nơi đạt mức thấp kỷ lục dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước, kể cả nước sinh hoạt.... Trong những năm gần đây, tại vùng ĐBSCL diễn ra đợt hạn, mặn kỷ lục với quy mô và mức độ ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, vấn đề trước đây của vùng ĐBSCL là sống chung với lũ, nhưng gần đây đã xuất hiện những năm hầu như không có lũ hoặc lũ rất nhỏ. Sự suy giảm nguồn nước tại nước ta cũng chịu ảnh hưởng của xu thế suy thoái do tác động của BĐKH toàn cầu. Nhiệt độ không khí có xu thế tăng, kéo theo lượng hơi nước bốc lên tăng khoảng 7,7 % - 8,4 %, nhu cầu tưới tăng lên, lượng nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi và thậm chí giảm [1]. Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2 % [1]. Tuy nhiên, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan: tăng trong mùa mưa và giảm trong mùa khô. Thêm vào đó, lượng mưa phân bố rất không 20 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  5. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” đều theo thời gian: mùa khô thì hạn hán, mùa mưa thì ngập úng và theo không gian: trong một thời điểm có vùng bị lũ lụt lại có vùng thiếu nước trầm trọng, thậm chí khô hạn. Theo các nghiên cứu về thủy văn, những năm gần đây, dòng chảy các hệ thống sông, suối ở Việt Nam đều thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, có nơi tới 60 % - 90 %; mực nước nhiều nơi đạt mức thấp nhất lịch sử như Sông Hồng - Thái Bình, Sông Mã, Sông Cả, Sông La, sông Trà Khúc, Sông Ba… đã gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa sông. Dưới tác động của BĐKH, trên hầu hết hệ thống sông trong lãnh thổ Việt Nam đều có xu hướng giảm từ 3 % đến 10 % với các mức giảm khác nhau khá lớn giữa các sông, thậm chí giữa thượng, trung và hạ lưu trên cùng một con sông. Dự tính vào thời kỳ 2040 - 2059, mức độ giảm của dòng chảy trung bình mùa cạn dao động trong phạm vi từ dưới 1,5 % ở các sông: Đà, Gâm, Hiếu, đến trên 10 % tại Sông Ba; còn các sông khác thường giảm 3 % - 10 %, các Sông La, Ba, Thu Bồn, Đồng Nai dòng chảy giảm từ 1 % - 10 %. Trên các Sông Hồng - Thái Bình, Cả, dòng chảy năm có xu hướng tăng nhỏ hơn 5 %. Dựa vào những số liệu này cùng với kịch bản BĐKH cho thấy tình hình hạn hán do thiếu hụt nguồn nước trong tương lai sẽ gia tăng ở các lưu vực sông ở Việt Nam [7]. 4. Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong quản lý tài nguyên nƣớc Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của BĐKH, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực, tăng cường khả năng quản lý, điều phối về tài chính và kỹ thuật trong việc thực hiện các mục tiêu thích ứng với BĐKH, ngày 20 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1055/QĐ-TTg ban hành kế hoạch Quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là kế hoạch). Mục tiêu chung của kế hoạch nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH, thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch. Để giảm thiểu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, kế hoạch đã đưa ra danh mục các nhiệm vụ cần thực hiện đối với tài nguyên nước gắn với các mục tiêu cụ thể như sau: VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 21
  6. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Đối với mục tiêu “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước trong điều kiện BĐKH”, danh mục đã đưa ra 04 nhiệm vụ: Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, dự kiến trình phê duyệt quy hoạch năm 2021; Xây dựng Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn 2050: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, dự kiến trình phê duyệt Chiến lược năm 2022; Xây dựng các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, dự kiến hoàn thành việc trình phê duyệt các quy hoạch năm 2023; Rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện, dự kiến đến năm 2025: 100 % quy trình vận hành liên hồ/đơn hồ được ban hành. Đối với mục tiêu “Tăng cường công tác giám sát và bảo vệ tài nguyên nước”, danh mục đã đưa ra 03 nhiệm vụ: Hoàn thiện hệ thống quan trắc và giám sát tài nguyên nước quốc gia: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, dự kiến Đề án được phê duyệt năm 2022; Xác định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất cho các khu vực, đặc biệt đối với ĐBSCL: Do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện, dự kiến hoàn thành năm 2025; Khôi phục, phát triển rừng phòng hộ và rừng ngập mặn nhằm bảo vệ nguồn nước, chống xói lở bờ sông, bờ biển: Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện, Đề án được phê duyệt năm 2021. Đối với mục tiêu “Tăng cường khả năng trữ nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nước”, danh mục đã đưa ra 05 nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá và xây dựng các giải pháp tổng thể về trữ nước dựa vào xu thế tự nhiên của từng khu vực: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, Đề án được phê duyệt năm 2021; Phân loại mức độ khan hiếm nước, đề xuất áp dụng các biện pháp tích trữ nước, tiết kiệm nước, hạn chế khai thác, sử dụng nước theo từng cấp độ khan hiếm nước: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện, Đề án được phê duyệt năm 2021; 22 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  7. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Điều tra đánh giá, xác định giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất cho các khu vực ĐBSCL, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất trong điều kiện BĐKH: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, dự kiến đề án được phê duyệt năm 2022; Xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả: Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện, Đề án được phê duyệt năm 2021; Xây dựng bổ sung các công trình trữ nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trong điều kiện hạn hán gia tăng do BĐKH: Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện, Đề án được phê duyệt năm 2021. 5. Kết luận Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nguyên nhân gây ra các tác động trực tiếp và gián tiếp đến tài nguyên nước. Để quản lý tài nguyên nước thích ứng với BĐKH, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đạt được các mục tiêu: i) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước trong điều kiện BĐKH, trong đó thực hiện xây dựng và ban hành các chiến lược, quy hoạch về tài nguyên nước và các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; ii) Tăng cường công tác giám sát và bảo vệ tài nguyên nước; iii) Tăng cường khả năng trữ nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2012, chuyên đề: Môi trường nước mặt”. 2012. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”. 2016. 3. Cục Biến đổi khí hậu. “Báo cáo phân tích tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do BĐKH”. 2021. 4. https://www.unwater.org/water-facts/climate-change. 5. IPCC. “AR6 Climate change 2021: The physical science basis. contribution of working group I to the sixth assessment report of the intergovernmental panel on climate change”. Cambridge University Press, 2021. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 23
  8. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 6. IPCC. “AR4 Climate change 2007: Mitigation of climate change. contribution of working group III to the fourth assessment report of the intergovernmental panel on climate change”. Cambridge University Press, 2007. 7. Nguyễn Lê Tuấn. Báo cáo tổng hợp “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường khu vực cửa sông ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý”. 2020. 8. UNEP. “Vulnerability and impact assessment for adaptation to climate change”. IEA Training Manual, Vol 2., 2009, 58 pages. 9. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Sách chuyên khảo: Ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. 2017. 24 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  9. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” WATER RESOURCES MANAGEMENT IN CLIMATE CHANGE ADAPTATION Nguyen Ba Tu Department of Climate Change - Ministry of Natural Resources and Environment Abtracts Climate change is affecting all regions, which is harmful to human health, ecosystems, and the environment. In Vietnam, climate change and sea level rise have resulted in saltwater intrusion and extreme weather phenomena that adversely impact our country's water resources. On July 20, 2020, the Prime Minister issued Decision No.1055/QD-TTg on the National Plan to Adapt to Climate Change for the period 2021-2030, with a vision to 2050, which described specific tasks, timelines and implementing agencies for achieving the goal of mitigating the impact of climate change on water resources. This article presents the impacts of climate change on water resources, the tasks to be performed for water resources management and adaptation to climate change. Keywords: Climate change. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2