intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chọn lọc các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu 6.5.1. được sử dụng ở quy mô quốc gia để áp dụng cho quy mô lưu vực sông. Phương pháp Delphi kết hợp với quy luật KAMET được sử dụng trong nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh phát triển bền vững

  1. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0114 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trần Văn Trà, Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Bảo Hoàng, Đỗ Thị Ngọc Bích, Hoàng Văn Duy, Võ Hà Dương, Lê Văn Linh, Nguyễn Hoàng Bách Viện Khoa học tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên nước 6.5.1 bao gồm môi trường cho phép, thể chế và sự tham gia, công cụ quản lý và tài chính. Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chọn lọc các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu 6.5.1. được sử dụng ở quy mô quốc gia để áp dụng cho quy mô lưu vực sông. Phương pháp Delphi kết hợp với quy luật KAMET được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức trung bình cao. Trong đó, chỉ tiêu về môi trường cho phép được đánh giá cao nhất, kế tiếp là chỉ tiêu về công cụ quản lý, thể chế và sự tham gia và cuối cùng là tài chính. Các kết quả mang tính hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách để nhìn nhận và xem xét lại các khía cạnh quản lý tổng hợp tài nguyên nước còn hạn chế và đưa ra được các giải pháp cải thiện và khắc phục. Từ khóa: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước. 1. Mở đầu Nước là tài nguyên cần thiết trong các hoạt động của con người từ sinh hoạt hằng ngày đến các hoạt động kinh tế như sản xuất, dịch vụ, yêu cầu về quản lý bền vững nguồn nước để đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển bền vững, môi trường sống đảm bảo đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Nhu cầu sử dụng nước toàn cầu đã tăng gấp 6 lần trong 100 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng khoảng 1 % mỗi năm do tăng dân số, phát triển kinh tế và thay đổi mô hình tiêu dùng [1]. Do vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) được xác định là hướng đi đúng đắn trong quản lý tài nguyên nước thay cho các cách tiếp cận manh nhúm và nhỏ lẻ trước đây. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước đòi hỏi phải có sự xem xét một cách đầy đủ các khía cạnh về kinh tế, chất lượng nước, môi trường và chính sách trong quản lý tài nguyên nước. Một thay đổi trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến những thay đổi VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 71
  2. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” trong các yếu tố khác và ảnh hưởng đến tài nguyên nước quốc gia. Vì vậy, cần quản lý tổng hợp để có thể phát triển bền vững. Với tầm quan trọng và các thách thức đang ngày càng gia tăng, các quốc gia trên thế giới đang hướng đến sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước bền vững và hiệu quả. Đặc biệt, tổ chức Liên Hợp Quốc đã đề ra mục tiêu SDG 6 về nước sạch và vệ sinh để phục vụ mục đích này. SDG 6 hướng con người đến việc đảm bảo sự sẵn có, khả năng quản lý bền vững nước và vệ sinh một cách công bằng đến tất cả mọi người. QLTHTNN là một phương tiện để đạt được quản lý bền vững tài nguyên nước, thông qua các khía cạnh như hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và sự tham gia của các bên liên quan (SDG 6.a và 6.b) [2]. Trong nỗ lực thu thập số liệu và xây dựng đường cơ sở toàn cầu về QLTHTNN, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) kêu gọi các nước thành viên báo cáo về mức độ QLTHTNN của mình (SDG 6.5.1). Đến nay, một số quốc gia đã tiến hành rà soát và báo cáo tình hình thực hiện QLTHTNN của mình 02 lần vào năm 2018 và 2020, trong đó có Việt Nam [3]. Để đánh giá được chỉ số SDG 6.5.1, việc tham vấn ý kiến cộng đồng và các chuyên gia trong lĩnh vực đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc tham vấn trực tiếp dưới dạng các hội thảo, cuộc họp trong bối cảnh Covid - 19 đang diễn ra hiện tại ít khả thi và gây tốn kém [3]. Do vậy phương pháp thay thế được lựa chọn là phương pháp Delphi và nguyên tắc KAMET (Knowledge Acquisition for Multiple Experts with Time scales). Phương pháp Delphi là một phương pháp nghiên cứu phục vụ mục đích tham vấn cộng đồng theo hướng định tính dựa trên ý kiến chủ quan của các cá nhân về vấn đề được quan tâm [4]. Nguyên tắc KAMET đưa ra mức độ đánh giá quan trọng của mỗi chỉ số (qi) ở từng giai đoạn khác nhau trên cơ sở đánh giá tổ hợp các giá trị thống kê bao gồm trung vị (Mdqi); độ lệch tứ phân vị (Qqi); giá trị trung bình (Mqi) và phương sai (Vqi) [5]. Bài báo này đưa ra một số kết quả chính trong nghiên cứu áp dụng thí điểm kỹ thuật Delphi và nguyên tắc KAMET trong đánh giá mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo các hướng dẫn của UNEP về đánh giá chỉ số SDG 6.5.1. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp Delphi Phương pháp khảo sát Delphi là một quá trình tham vấn được lặp lại nhiều lần để thu thập, hiệu chỉnh các đánh giá của những chuyên gia tham 72 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  3. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” gia bằng cách sử dụng một chuỗi các câu hỏi. Phương pháp này cho phép việc các chuyên gia tham gia khảo sát có thể đóng góp ý kiến theo hình thức ẩn danh và điều chỉnh ý kiến của họ sau mỗi vòng khảo sát. Quá trình này sẽ được dừng lại khi đa số các chuyên gia đã đạt được một sự đồng thuận về câu trả lời [6]. Quy trình thực hiện Delphi có thể quy về các bước như sau (Hình 1): - Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu; - Bước 2: Xác định danh sách các chuyên gia tham gia khảo sát; - Bước 3: Xây dựng hệ thống các câu hỏi trong bảng câu hỏi phục vụ khảo sát; - Bước 4: Tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia theo từng vòng và kết thúc khi đã đạt được sự đồng thuận của các chuyên gia tham gia khảo sát. Xác định vấn đề NC Xác định danh Lựa chọn Xác thực thông sách chuyên gia chuyên gia theo tin về các tiềm năng các tiêu chí chuyên gia Đánh Lặp lại vòng khảo sát Đưa bảng hỏi Thu thập và Xây dựng bảng giá độ cho các chuyên phân tích kết từ hỏi theo yêu cầu tương gia vòng khảo sát đồng Xây dựng bảng Không tương đồng hỏi kèm kết quả phân tích Tương đồng Báo cáo kết quả Hình 1. Quy trình thực hiện Delphi [3] Việc lựa chọn các chuyên gia với một phạm vị rộng rãi trong cả lĩnh vực học thuật, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước và các bên có liên quan khác đóng vai trò quan trọng đối với tính chính xác của nghiên cứu. Các chuyên gia trong lĩnh vực học thuật có thể có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong các vấn đề mang tính học thuật nhưng lại thiếu trong các vấn đề mang tính thực tế. Điều ngược lại xảy ra đối với nhóm các chuyên gia còn lại. Do vậy, việc lựa chọn cả các chuyên gia trong các viện nghiên cứu, các đơn vị hành chính chính quyền và các đơn vị thực hiện như các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan trong cộng đồng là cần thiết để có thể đưa ra được kết quả chính xác nhất trong một nghiên cứu mang tính chủ quan nhiều như mức độ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Việt Nam [3]. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 73
  4. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Các yếu tố cần thiết để đánh giá mức độ QLTHTNN đã được UNEP đưa ra trong công cụ hỗ trợ khảo sát tham vấn ý kiến chuyên gia cùng với các nội dung cụ thể (Bảng 2). Do vậy, bảng hỏi cần được thiết kế và xây dựng dựa trên các nội dung cần thu thập theo chỉ tiêu SDG 6.5.1 về mức độ QLTHTNN và nội dung bảng hỏi được điều chỉnh sau mỗi vòng Delphi [3]. Sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp, các vòng Delphi được tiến hành như sau (Hình 2.): - Người trả lời được yêu cầu trả lời một số câu hỏi bằng văn bản: o Câu trả lời là ước tính số, xếp hạng trên thang điểm hoặc có/không; o Viết nhận xét và lý do chọn thang điểm tương ứng về các vấn đề được đưa ra trong bảng câu hỏi; - Các câu hỏi ở vòng 1 Delphi được sử dụng với mục đích khởi động, giới thiệu nghiên cứu, xác định tính phù hợp của các câu hỏi và thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu; - Từ vòng 2, nhóm nghiên cứu tiến hành thống kê các câu trả lời và nhận xét liên quan từ vòng trước được gửi đến các chuyên gia đã trả lời, nhưng thông tin này là ẩn danh và không người trả lời nào có thể xác định ai đã trả lời cái gì; - Mỗi người trả lời được phép sửa đổi câu trả lời của riêng mình và có thể thêm nhiều nhận xét; - Tiếp tục tiến hành Delphi cho đến khi các câu trả lời cho thấy sự ổn định: thường được thực hiện ba vòng; - Câu trả lời cuối cùng của nhóm được xác định là giá trị trung bình của các câu trả lời cá nhân. Vòng 1: Vòng 2: Vòng n: Khởi động Thu thập kết quả Thu thập kết quả lần 1 lần thứ n • Giới thiệu nghiên • Điều chỉnh câu hỏi • Kết quả sau từng cứu; và cung cấp thêm vòng được phân • Xác định tính phù thông tin đã thu tích và xác định độ hợp của các câu thập được ở vòng đồng nhất; hỏi nghiên cứu, nội đầu; • Nếu chưa đồng dung có dễ hiểu • Yêu cầu chuyên nhất tiến hành tiếp không; gia xem lại điểm các vòng lặp lại • Thu thập thông tin đã cho và điều tương tự liên quan đến câu chỉnh nếu cần; hỏi từ các chuyên • Các chuyên gia có gia thể thêm các góp ý khác Hình 2. Nội dung tiến hành ở từng vòng khảo sát Delphi [3] 74 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  5. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 2.2. Nguyên tắc KAMET Nguyên tắc KAMET (Knowledge Acquisition for Multiple Experts with Time scales) [5] được áp dụng để đưa ra mức độ đánh giá quan trọng của mỗi chỉ số ở từng giai đoạn khác nhau trên cơ sở đánh giá tổ hợp các giá trị thống kê gồm: trung vị, độ lệch tứ phân vị, giá trị trung bình và phương sai (Bảng 1). Điều cần chú ý ở đây là phương sai ở đây cần phải hiểu là tỷ lệ số chuyên gia điều chỉnh lại các đánh giá của mình, được đo bằng đơn vị %. Bảng 1. Quy tắc KAMET trong phân tích đánh giá các vòng Delphi [3] Vòng Giá trị trung bình (qi) ≥ 3,5 Giá trị trung bình (qi) < 3,5 Nếu (qi) ≥ 3,5, Q ≤ 0,5 và Nếu (qi)
  6. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” hợp tài nguyên nước được thể hiện ở Bảng 2 Sau đó, kết quả được tổng hợp lại và tính trung bình để ra được kết quả cuối cùng (Bảng 3). Trong đó, mức độ QLTHTNN (SDG 6.5.1) được đánh giá dựa trên bảng khảo sát cùng các chỉ tiêu cụ thể được phân loại thành 04 phần chính bao gồm [3]: - Môi trường cho phép: Đánh giá các điều kiện hỗ trợ triển khai QLTHTNN bao gồm các công cụ lập kế hoạch, chính sách và pháp lý điển hình nhất về QLTHTNN; - Thể chế và sự tham gia: Đánh giá phạm vi và vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và hành chính hỗ trợ cho việc thực hiện QLTHTNN. Nó bao gồm năng lực và hiệu quả của tổ chức, phối hợp liên ngành, sự tham gia của các bên liên quan và bình đẳng giới; - Công cụ quản lý: Đánh giá các công cụ cho phép người ra quyết định và người sử dụng đưa ra các lựa chọn hợp lý và gợi ý những hành động thay thế. Nó bao gồm các chương trình quản lý, giám sát tài nguyên nước và áp lực lên tài nguyên nước, chia sẻ kiến thức và phát triển năng lực; - Tài chính: Đánh giá mức tài chính sẵn sàng cho phát triển và quản lý tài nguyên nước từ nhiều nguồn khác nhau. Tài chính cho đầu tư và chi phí thường xuyên có thể từ nhiều nguồn, phổ biến nhất là phân bổ ngân sách của Chính phủ Trung ương cho các bộ liên quan và các cơ quan chức năng khác. Bảng 2. Kết quả đánh giá các nhóm [7] Vòng Vòng Vòng Các nhóm 1 2 3 Môi trƣờng cho phép a. Chính sách tài nguyên nước địa phương hoặc tương tự 65,7 65,2 65,2 b. Các kế hoạch quản lý lưu vực/tầng chứa nước hoặc 35,7 59,5 59 tương tự, dựa trên QLTHTNN c. Hiệp định, thỏa thuận quản lý nước xuyên biên giới 72,9 76,2 76,2 d. Các quy định về tài nguyên nước của các địa phương 64,8 67,6 67,6 (luật, nghị định, pháp lệnh hoặc tương tự) Thể chế và sự tham gia a. Các tổ chức cấp lưu vực tầng chứa nước thực hiện 64,3 65,7 65,7 QLTHTNN b. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên 46,2 48,1 48,1 nước, chính sách, quy hoạch và quản lý ở cấp địa phương 76 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  7. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” c. Sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương trong quy 25,7 26,7 26,7 hoạch và quản lý tài nguyên nước d. Vấn đề giới tính trong luật/kế hoạch hoặc tương tự trong 38,6 39 39 quản lý tài nguyên nước. e. Khung quản lý nước xuyên biên giới của các tổ chức 78,1 80 79 f. Chính quyền địa phương đối với việc tổ chức thực hiện 59,5 60,5 60,5 QLTHTNN Công cụ quản lý a. Công cụ quản lý lưu vực 63,3 66,7 66,7 b. Công cụ quản lý tầng chứa nước 59 60 60,5 c. Chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa cả các cấp 44,3 48,1 47,1 d. Chia sẻ thông tin và dữ liệu của lưu vực xuyên biên giới 59,5 62,9 63,8 giữa các nước Tài chính a. Ngân sách địa phương hoặc lưu vực cho cơ sở hạ tầng 52,9 57,1 57,6 tài nguyên nước (chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên) b. Gây quỹ cho các hoạt động của QLTHTNN 47,6 46,2 46,2 c. Tài trợ cho hợp tác xuyên biên giới 53,3 54,3 54,3 d. Ngân sách địa phương hoặc lưu vực cho QLTHTNN 51,9 53,8 53,8 (cho đầu tư và chi phí thường xuyên) Bảng 3. Tổng hợp kết quả đánh giá chỉ số 6.5.1 Phần Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 1. Môi trường cho phép 59,8 67,1 67 2. Thể chế và sự tham gia 52,1 53,3 53,2 3. Công cụ quản lý 56,5 59,4 59,5 4. Tài chính 51,4 52,9 53 = Thang độ thực hiện của 55 58,2 58,2 IWRM (0-100) Trung bình Trung bình Trung bình Đánh giá mức độ hoàn thành cao cao cao VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 77
  8. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 4. Thảo luận kết quả Thực tế đã chứng minh việc quản lý tài nguyên nước cần đi theo hướng tổng hợp đa phương diện thay vì chỉ tiếp cận theo từng khía cạnh riêng lẻ. Việc quản lý cần phải hài hòa về cả mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Các yếu tố này cần được đánh giá đầy đủ vì mối quan hệ giữa chúng với nhau. Chính vì vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước là hướng tiếp cận đúng đắn. Phương pháp Delphi kết hợp với quy tắc KAMET đã chứng minh được khả năng ứng dụng phù hợp nhất trong trường hợp vấn đề nghiên cứu mang tính chất chủ quan, định tính. Dựa vào bảng câu hỏi do Liên Hợp Quốc đề xuất (đã có chỉnh sửa cho phù hợp với nghiên cứu), kết quả đánh giá mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại khu vực này ở mức trung bình cao (58,2 điểm). Trong đó, chỉ tiêu về môi trường cho phép được đánh giá cao nhất (67,0), kế tiếp là chỉ tiêu về công cụ quản lý (59,5), thể chế và sự tham gia (53,2) và cuối cùng là tài chính (53,0). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn tiếp theo, việc quản lý tài nguyên nước ở ĐBSCL cần tập trung nhiều hơn vào ba thành phần là công cụ quản lý, thể chế-sự tham gia và tài chính. Thứ nhất, cần có sự phân định rõ hơn về quyền tài phán giữa các cơ quan quản lý nước khác nhau ở cấp quốc gia. 05 Bộ quản lý nước theo các chương trình nghị sự khác nhau có thể gây bất lợi cho quy trình QLTHTNN ở ĐBSCL. Thứ hai, luật và quy định cần cụ thể hơn và yêu cầu sự tham gia rõ ràng của cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng dễ bị tổn thương tại ĐBSCL cũng như các bên liên quan dễ bị tổn thương (bao gồm cả phụ nữ). Thứ ba, cơ chế tài chính trong DBSCL cần được đa dạng hóa để bao gồm thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân thay vì chỉ dựa vào chính phủ quốc gia [7]. Tài liệu tham khảo 1. UNESCO/UN-Water. “United Nations World Water Development Report 2020: Water and Climate Change”. UNESCO, Paris, 2020. 2. UN Water. “Intergraded monitoring guide for Sustainable Development Goal 6 on water and sanitation: Targets and global indicators”. UN Water, 2017. 3. Nguyễn Tú Anh, Trần Văn Trà, Đỗ Thị Ngọc Bích, Lê Văn Linh, Võ Hà Dương. “Nghiên cứu áp dụng phương pháp khảo sát delphi trong đánh 78 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  9. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” giá mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước”. Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, [in press]. 4. N. Dalkey, O. Helmer. “An experimental apllication of Deplhi method to use of experts”. Management Science, vol. 9, 1963, pp. 458 - 467. 5. H. C. Chu, G. J. Hwang. “A Delphi-based approach to developing expert systems with the cooperation of multiple experts”. Expert Syst. Appl., vol. 34, no. 4, 2008, pp. 2826 - 2840. 6. G. J. Skulmoski, F. T. Hartman, J. Krahn. “The Delphi Method for Graduate Research”. J. Inf. Technol. Educ., vol. 6, 2007. 7. Tran Van Tra, Nguyen Tu Anh, Le Van Linh, Nguyen Hoang Bach, Duong Hong Son. “The degree of integrated water resources management implementation in the Mekong River Delta in Viet Nam”. [Manuscript submitted for publication]. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 79
  10. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” WATER RESOURCES MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT Tra Van Tran, Tu Anh Nguyen, Hoang Bao Nguyen, Bich Ngoc Thi Do, Duy Van Hoang Duong Ha Vo, Linh Van Le, Bach Hoang Nguyen Water Resources Institute Abtracts Indicators to assess the level of integrated water resources management includes enabling environment, institution and participation, management tools, and finance. This study focusses on the assessment of the level of integrated water resources management in the Mekong River Basin in Viet Nam (hereafter referred to as Dong bang Song Cuu Long unless otherwise stated). This study selectively adopted indicators used in the national SDG 6.5.1 measure for the river basin level. The Delphi questionnaire approach was used with a set of Knowledge Acquisition for Multiple Experts with Time Scales (KAMET). The results show that the level of integrated water resources management in Mekong Delta is at a medium high level. Of which, enabling environment scores the highest, followed by management tools, institution and participation, and finance respectively. The results provide to be useful for decision makers to reassess the level of integrated water resources management to determine the shortcomings and to propose improvement measures. Keywords: Integrated water resources management. 80 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2