intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý và duy trì hệ điều hành microsoft windows server 2003

Chia sẻ: Luu Dinh Nam Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:582

275
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khóa học này là hướng dẫn bạn cách quản trị và duy trì một môi trường mạng dựa trên nền Microsoft Windows Server 2003 và chuẩn bị cho môn thi 70-290 trong hệ thống chứng chỉ của Microsoft. Khóa này giả định rằng bạn đã có một chút ít kinh nghiệm với các sản phẩm Microsoft Windows nhưng lại khá mới với họ sản phẩm Windows Server 2003. Do đó, mục tiêu của chương này là giới thiệu với bạn các phiên bản khác nhau của hệ điều hành Windows Server 2003 để bạn có thể nhận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý và duy trì hệ điều hành microsoft windows server 2003

  1. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003
  2. M ỤC L ỤC _Toc124924201 PHẦN 1 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH ................... 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 CỦA MICROSOFT .................................................................................................................... 7 HỌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003...................................................... 8 CÀI ĐẶT WINDOWS SERVER 2003........................................................................ 15 CẤU HÌNH WINDOWS SERVER 2003 .................................................................... 32 TẠO MÁY CHỦ QUẢN TRỊ MIỀN........................................................................... 35 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ACTIVE DIRECTORY.......................................... 46 TỔNG KẾT .................................................................................................................. 54 BÀI TẬP THỰC HÀNH .............................................................................................. 54 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 55 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................... 57 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003................................................................................................................................... 58 SỬ DỤNG MICROSOFT MANAGEMENT CONSOLE (MMC) ............................. 60 QUẢN TRỊ MÁY CHỦ BẰNG “REMOTE DESKTOP FOR ADMINISTRATION” (MÀN HÌNH QUẢN TRỊ TỪ XA).............................................................................. 73 SỬ DỤNG REMOTE ASSISTANCE ......................................................................... 82 TỔNG KẾT .................................................................................................................. 88 BÀI TẬP THỰC HÀNH .............................................................................................. 89 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 90 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................... 91 CHƯƠNG 3: GIÁM SÁT HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003................................................................................................................................... 92 CÁC KÝ NĂNG GIÁM SÁT MÁY CHỦ .................................................................. 93 SỬ DỤNG EVENT VIEWER ..................................................................................... 95 SỬ DỤNG TASK MANAGER ................................................................................. 105 SỬ DỤNG PERFORMANCE CONSOLE (BẢNG ĐIỀU KHIỂN HIỆU NĂNG) .. 112 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 137 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 138 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 139 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 140 CHƯƠNG 4: SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DỮ LIỆU ................................................. 142 HIỂU BIẾT VỀ SAO LƯU ........................................................................................ 143 SỬ DỤNG WINDOWS SERVER 2003 BACKUP................................................... 175 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 182 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 183 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 184 KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ....................................................................................... 185 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003
  3. CHƯƠNG 5: DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH ................................................................. 187 CÁC BẢN CẬP NHẬT CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS .................................. 188 SỬ DỤNG MICROSOFT BASELINE SECURITY ANALYZER........................... 194 SỬ DỤNG WINDOWS UPDATE ............................................................................ 196 TRIỂN KHAI CÁC BẢN CẬP NHẬT TRONG HỆ THỐNG MẠNG .................... 200 SỬ DỤNG MICROSOFT SOFTWARE UPDATE SERVICES - SUS (DỊCH VỤ CẬP NHẬT PHẦN MỀM CỦA MICROSOFT) ....................................................... 208 QUẢN LÝ CÁC BẢN QUYỀN PHẦN MỀM .......................................................... 222 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 232 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 233 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 235 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 237 PHẦN 2 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH ............... 240 CHƯƠNG 6: LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG ................................ 241 TÌM HIỂU TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG (USER ACCOUNT) .............................. 242 NHÓM LÀM VIỆC (Workgroup).............................................................................. 242 MIỀN (Domain) ......................................................................................................... 243 LẬP KẾ HOẠCH TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG ..................................................... 244 ĐẶT TÊN CHO TÀI KHOẢN .................................................................................. 244 LỰA CHỌN MẬT KHẨU ......................................................................................... 245 THIẾT KÊ MÔ HÌNH PHÂN CẤP ACTIVE DIRECTORY .................................. 247 LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG CỤC BỘ ....................................... 247 TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG CỤC BỘ ................................................................... 249 QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG CỤC BỘ ................................................ 250 LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG MIỀN............................................ 251 TẠO TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG MIỀN............................................................... 253 QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG MIỀN ..................................................... 256 QUẢN LÝ ĐỒNG THỜI NHIỀU NGƯỜI DÙNG ................................................... 269 DI CHUYỂN CÁC ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG ................................................... 270 KHỞI TẠO ĐỒNG THỜI NHIỀU NGƯỜI DÙNG ................................................. 271 NHẬP ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG SỬ DỤNG CSV DIRECTORY EXCHANGE .................................................................................................................................... 273 TẠO ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG BẰNG DSADD.EXE ..................................... 276 QUẢN LÝ KHÁI LƯỢC NGƯỜI DÙNG ................................................................ 279 NỘI DUNG KHÁI LƯỢC NGƯỜI DÙNG .............................................................. 280 SỬ DỤNG KHÁI LƯỢC NGƯỜI DÙNG BẮT BUỘC ........................................... 284 GIÁM SÁT VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ VIỆC XÁC THỰC NGƯỜI DÙNG .......... 285 SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH KHOÁ TÀI KHOẢN ..................................................... 286 DỊCH VỤ ACTIVE DIRECTORY MÁY KHÁCH .................................................. 287 KIỂM ĐỊNH XÁC THỰC ......................................................................................... 289 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 291 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 293 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 295 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 296 CHƯƠNG 7: LÀM VIỆC VỚI NHÓM ...................................................................... 298 HIỂU VỀ NHÓM ....................................................................................................... 299 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003
  4. SỬ DỤNG NHÓM CỤC BỘ ..................................................................................... 305 SỬ DỤNG NHÓM ACTIVE DIRECTORY ............................................................. 306 CÁC NHÓM MẶC ĐỊNH CỦA WINDOWS SERVER 2003 .................................. 314 TẠO VÀ QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG NHÓM .................................................... 328 QUẢN LÝ NHÓM TỰ ĐỘNG .................................................................................. 338 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 343 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 344 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP. .......................................................................................... 346 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 348 CHƯƠNG 8: LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN MÁY TÍNH ...................................... 349 TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG MÁY TÍNH (COMPUTER OBJECT) ............................. 350 BỔ SUNG THÊM MÁY TÍNH VÀO MIỀN ............................................................ 353 TẠO ĐỐI TƯỢNG MÁY TÍNH ............................................................................... 354 QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG MÁY TÍNH............................................................. 369 KHẮC PHỤC SỰ CỐ TÀI KHOẢN MÁY TÍNH .................................................... 375 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 378 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 380 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 381 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 383 PHẦN 3 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN CHIA SẺ ………………………………………………………………385 CHƯƠNG 9: CHIA SẺ CÁC TÀI NGUYÊN HỆ THỐNG FILE ........................... 386 TÌM HIỂU VỀ CÁC CẤP PHÉP ............................................................................... 387 CÁC THƯ MỤC CHIA SẺ ........................................................................................ 392 QUẢN LÝ CÁC THƯ MỤC CHIA SẺ ..................................................................... 403 SỬ DỤNG CÁC CẤP PHÉP NTFS .......................................................................... 411 QUẢN TRỊ IIS ........................................................................................................... 426 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 439 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 441 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 443 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 445 CHƯƠNG 10: LÀM VIỆC VỚI MÁY IN .................................................................. 448 TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH IN ẤN TRONG WINDOWS SERVER 2003 ................ 449 TRIỂN KHAI MÁY IN CHIA SẺ ............................................................................. 451 CẤU HÌNH CÁC ĐẶC TÍNH MÁY IN .................................................................... 461 GIÁM SÁT CÁC MÁY IN ........................................................................................ 467 XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY IN ........................................................................................... 472 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 475 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 476 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 478 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 481 PHẦN 4 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ PHẦN CỨNG ................... 484 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003
  5. CHƯƠNG 11: QUẢN LÝ CÁC TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ......................... 485 TỔNG QUAN VỀ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ............................................... 486 TẠO CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ............................................ 494 SỬ DỤNG TRÌNH HƯỚNG DẪN ADD HARDWARE .......................................... 498 SỬ DỤNG DEVICE MANAGER ............................................................................. 502 SỬ DỤNG CONTROL PANEL ................................................................................ 512 XỬ LÝ SỰ CỐ CÁC THIẾT BỊ VÀ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN .................................... 514 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 519 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 521 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 524 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 526 CHƯƠNG 12: QUẢN LÝ LƯU TRỮ DỮ LIỆU TRÊN ĐĨA ................................... 528 TỔNG QUAN VỀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU TRÊN ĐĨA TRONG WINDOWS SERVER 2003 ............................................................................................................................ 529 SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUẢN TRỊ ĐĨA (DISK MANAGEMENT) ........................ 535 QUẢN TRỊ LƯU TRỮ DỮ LIỆU TRÊN ĐĨA.......................................................... 554 TỔNG KẾT ................................................................................................................ 562 BÀI TẬP THỰC HÀNH ............................................................................................ 563 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 566 CÁC KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG ............................................................................. 570 THUẬT NGỮ .................................................................................. 573 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003
  6. PHẦN 1 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003
  7. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 CỦA MICROSOFT Mục đích của khóa học này là hướng dẫn bạn cách quản trị và duy trì một môi trường mạng dựa trên nền Microsoft Windows Server 2003 và chuẩn bị cho môn thi 70-290 trong hệ thống chứng chỉ của Microsoft. Khóa này giả định rằng bạn đã có một chút ít kinh nghiệm với các sản phẩm Microsoft Windows nhưng lại khá mới với họ sản phẩm Windows Server 2003. Do đó, mục tiêu của chương này là giới thiệu với bạn các phiên bản khác nhau của hệ điều hành Windows Server 2003 để bạn có thể nhận biết các điểm khác nhau cơ bản giữa chúng và lựa chọn sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của hệ thống của bạn. Chương 1 sẽ hướng dẫn bạn qua các bước cài đặt Windows Server 2003 trên một máy tính và cấu hình nó thành một Active Directory Domain Controller (Máy chủ quản trị miền sử dụng Active Directory). Giảng viên có thể không yêu cầu bạn cài đặt hệ điều hành trên máy tính của bạn tại lớp học, nhưng nếu bạn muốn làm việc với hệ điều hành Windows Server 2003 tại nhà hoặc nơi nào khác ngoài lớp học, bạn phải làm quen với quá trình cài đặt và các bước cấu hình hệ thống này. Sau khi kết thúc chương này, bạn có khả năng: • Nhận biết các khác nhau cơ bản giữa các phiên bản của hệ điều hành Windows Server 2003 • Cài đặt Windows Server 2003 • Tạo một máy chủ quản trị miền (domain controller) • Nhận biết các thành phần logic và các khái niệm về Active Directory QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 7
  8. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 HỌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 Windows Server 2003 là sản phẩm mới nhất trong các hệ điều hành Windows Server và được cải tiến rất nhiều so với các phiên bản trước đó: bảo mật tốt hơn, độ tin cậy cao hơn và dễ dàng quản trị. Phần sau đây sẽ trình bày tổng quan về họ sản phẩm Windows Server 2003, tập trung vào các điểm giống và khác nhau giữa 4 phiên bản: Web Edition, Standard Edition, Enterprise Edition và Datacenter Edition Các phiên bản của họ Windows Server 2003 Windows Server 2003 là một phiên bản cập nhật cho nền tảng và các công nghệ đã giới thiệu trong Windows 2000. Nếu bạn nghiên cứu Windows Server 2003 trên cơ sở đã có kinh nghiệm về Windows 2000, bạn sẽ thấy việc chuyển đổi tương đối dễ dàng. Nếu bạn chỉ có kinh nghiệm với Windows NT 4, quá trình học của bạn có thể sẽ khó khăn hơn một chút. Mặc dù giao diện cơ bản của Windows Server 2003 khá giống với Windows 2000 nhưng hệ điều hành này có rất nhiều cải tiến và tính năng mới nhằm bổ sung khả năng bảo mật, độ tin cậy và tăng cường nhiều công cụ quản trị. Khi bạn cân nhắc đến việc nâng cấp hay chuyển đổi sang hệ điều hành Windows Server 2003, bạn sẽ phải chỉ ra các tính năng và sự cải tiến đáng kể trong Active Directory, các công cụ mới hỗ trợ cho các đối tượng chính sách nhóm (GPO - Group Policy Object), sự tăng cường khả năng bảo mật cho hệ thống, sự cải tiến của Terminal Services hay hàng loạt các tính năng tiên tiên của hệ điều hành mới này. THÔNG TIN THÊM: Các tính năng mới trong Windows Server 2003:Để tham khảo thêm đầy đủ các tính năng mới và khả năng hoàn hảo của Windows Server 2003, bạn có thể truy nhập vào Web site của Microsoft theo địa chỉ: http://www.microsoft.com/windowsserver2003 Các phiên bản khác nhau của Windows Server 2003 được thiết kế để hỗ trợ các nền tảng thiết bị phần cứng và vai trò máy chủ khác nhau. Bên cạnh 4 phiên bản cơ bản của Windows Server 2003 - Web, Standard (Tiêu chuẩn), Enterprise (Doanh nghiệp) và Datacenter (Trung tâm dữ liệu) – hệ điều hành này còn có thêm các phiên bản hỗ trợ phần cứng 64 bit và các hệ thống nhúng. Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết hơn về các phiên bản này. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 8
  9. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 Các yêu cầu hệ thống Bốn phiên bản hệ điều hành khác nhau trong việc hỗ trợ các phần cứng. Bảng 1.1 liệt kê các yêu cầu hệ thống đối với từng phiên bản, đồng thời kèm theo phần cứng mà Microsoft khuyến nghị sử dụng. Bảng 1-1: Các yêu cầu hệ thống của Windows Server 2003 Web Standard Enterprise Datacenter Edition Edition Edition Edition 133 MHz 133 MHz 133 MHz 400 MHz Tốc độ CPU tối thiểu 550 MHz 550 MHz 733 MHz 733 MHz Tốc độ CPU nên dùng 128 MB 128 MB 128 MB 512 MB RAM tối thiểu RAM nên dùng 256 MB 256 MB 256 MB 1 GB RAM tối đa 2 GB 4 GB 32 GB 64 GB Số bộ vi xử lí SMP (Symmetric MultiProcessing) 2 4 8 32 Khoảng trống đĩa tối thiểu 1.5 GB 1.5 GB 1.5 GB 1.5 GB Phiên bản Web (Web Edition) Để tăng tính cạnh tranh của Windows Server 2003 so với các máy chủ Web khác, Microsoft đã cho ra một phiên bản đặc biệt của Windows Server 2003, được thiết kế chuyên dụng cho chức năng của một máy chủ Web. Phiên bản Web là một phần của hệ điều hành chuẩn cho phép người quản trị có thể triển khai các Web site, các ứng dụng Web và các dịch vụ Web mà không tốn nhiều chi phí và công sức quản trị. Hệ điều hành này hỗ trợ tối đa 2GB bộ nhớ RAM và 2 bộ vi xử lí – chỉ bằng một nửa so với khả năng hỗ trợ của bản Standard Edition. Phiên bản Web không có nhiều tính năng như các phiên bản Windows Server 2003 khác, tuy nhiên nó vẫn tích hợp một số thành phần có thể không cần thiết cho một Web Server điển hình, đó là: • Một máy chủ chạy phiên bản Web có thể là thành viên của một miền sử dụng Active Directory nhưng nó không thể trở thành một máy chủ quản trị miền QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 9
  10. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 • Mô hình Client Access License - CAL (giấy phép truy nhập từ máy trạm) chuẩn không được áp dụng cho các máy chủ chạy hệ điều hành Web Edition. Hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng không giới hạn các kết nối Web, nhưng nó lại giới hạn tối đa 10 kết nối Server Message Block (SMB) đồng thời. Điều này có nghĩa là không thể có nhiểu hơn 10 người dùng mạng nội bộ có thể truy nhập các tài nguyên file và máy in tại một thời điểm bất kì • Các tính năng Tường lửa Bảo vệ Kết nối Internet (Internet Connection Firewall -ICF) và Chia sẻ Kết nối Internet (Internet Connection Sharing - ICS) sẽ không có trong phiên bản Web, điều này sẽ không cho phép máy chủ thực hiện chức năng của một cổng kết nối Internet. • Một máy chủ chạy hệ điều hành Web Edition không thể thực hiện chức năng của một máy chủ DHCP, máy chủ fax, máy chủ Microsoft SQL hay một Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối mặc dù chức năng Remote Desktop (Truy nhập toàn màn hình từ xa) dành cho quản trị vẫn được hỗ trợ. • Phiên bản Web sẽ không cho phép chạy các ứng dụng không phải dịch vụ Web Tuy nhiên, phiên bản Web lại bao gồm đầy đủ các thành phần chuẩn mà một máy chủ Web cần, bao gồm Microsoft Internet Information Services (IIS) 6, Network Load Balancing (NLB), và Microsoft ASP.NET. Do vậy, hiển nhiên là phiên bản Web không phải là một nền tảng thích hợp cho các máy chủ mạng thông thường. Nó cho phép các cơ quan hay tổ chức triển khai các máy chủ Web chuyên dụng, không hỗ trợ các thành phần khác mà máy chủ web này không cần thiết sử dụng trong vai trò của nó. LƯU Ý: Mua phiên bản Web. Bản Web Edition không được bán thông qua các kênh phân phối lẻ, sản phẩm này chỉ được cung cấp cho các khách hàng của Microsoft chấp nhận kí kết các văn bản thỏa thuận bản quyền riêng cho doanh nghiệp (Enterprise and Select licensing agreements), các nhà cung cấp dịch vụ kí kết văn bản thỏa thuận bản quyền riêng cho nhà cung cấp dịch vụ (service provider licensing agreement - SPLA) thông qua các Nhà Sản xuất Thiết bị gốc của Microsoft (Microsoft original equipment manufacturers - OEMs) hoặc các Đối tác Xây dựng Hệ thống (System Builder partners) QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 10
  11. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 Phiên bản Tiêu chuẩn (Standard Edition) Phiên bản Standard sử dụng cho nền tảng máy chủ đa chức năng trong đó có thể cung cấp các dịch vụ thư mục (Directory), file, in ấn, ứng dụng, multimedia và dịch vụ Internet cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Sau đây là một vài trong rất nhiều tính năng có trong phiên bản này của hệ điều hành : • Directory services (Dịch vụ Thư mục): Phiên bản Standard có khả năng hỗ trợ đầy đủ đối với Active Directory cho phép các máy chủ có thể đóng vai trò là máy chủ thành viên hoặc các máy chủ quản trị miền. Người quản trị mạng có thể sử dụng các công cụ kèm theo hệ điều hành để triển khai và quản trị các đối tượng Active Directory, các chính sách nhóm (GP – Group Policy) và các dịch vụ khác dựa trên nền Active Directory. • Dịch vụ Internet: Phiên bản Standard bao gồm IIS 6.0 cung cấp các dịch vụ Web và FTP cũng như các thành phần khác sử dụng trong quá trình triển khai máy chủ Web như dịch vụ Cân bằng Tải (NLB – Network Load Balancing). Chức năng NLB cho phép nhiều máy chủ Web có thể cùng duy trì (host) một Web site đơn, chia sẻ các yêu cầu kết nối của client trong tối đa 32 máy chủ đồng thời cung cấp khả năng chống lỗi cho hệ thống. • Các dịch vụ cơ sở hạ tầng: Phiên bản Standard bao gồm các dịch vụ Microsoft DHCP Server, Domain Name System (DNS) Server, và Windows Internet Name Service (WINS) Server, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho mạng nội bộ và các máy khách trên Internet. • Định tuyến TCP/IP (TCP/IP Routing): Một máy chủ chạy phiên bản Standard có thể thực thi như một router với rất nhiều cấu hình bao gồm định tuyến LAN và WAN, định tuyến truy nhập Internet và định tuyến truy nhập từ xa. Để thực hiện các chức năng này, dịch vụ Định tuyến và Truy nhập Từ xa (Routing and Remote Access Service - RRAS) có hỗ trợ cho các tính năng Chuyển đổi Địa chỉ Mạng (Network Address Translation – NAT), Dịch vụ Xác thực Internet (Internet Authentication Service – IAS), các giao thức định tuyến như Giao thức Thông tin Định tuyến (Routing Information Protocol – RIP) và Uư tiên Đường Ngắn nhất (Open Shortest Path First – OSPF). • Dịch vụ File và In ấn: Người dùng trong mạng có thể truy nhập các ổ đĩa, thư mục và máy in chia sẻ trên một máy chủ chạy phiên bản Standard của hệ điều hành . Mỗi máy khách (client) khi muốn truy nhập đến các tài nguyên đã chia sẻ trên máy chủ sẽ phải có một Giấy QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 11
  12. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 phép Truy nhập (Client Access License - CAL). Phiên bản Standard thông thường được bán thành một gói gồm 5, 10 Giấy phép Truy nhập (CAL) hoặc nhiều hơn, và khi muốn thêm nhiều người dùng truy nhập, bạn sẽ phải mua bổ sung các Giấy phép Truy nhập (CAL) này. • Máy chủ Terminal (đầu cuối): Một máy chủ chạy Phiên bản Standard có thể thực hiện chức năng một Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối, cho phép các máy tính và các thiết bị khác có thể truy nhập màn hình Windows và các ứng dụng đang chạy trên máy chủ này. Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối bản chất là một kĩ thuật điều khiển từ xa cho phép các máy khách (client) truy nhập đến một phiên làm việc Windows trên máy chủ. Mọi ứng dụng được thực thi trên máy chủ và chỉ bàn phím, màn hình và các thông tin hiển thị được truyền qua mạng. Các máy khách của Máy chủ Dịch vụ Dầu cuối được yêu cầu Giấy phép Truy nhập khác so với Giấy phép Truy nhập chuẩn CAL mặc dù Phiên bản Standard đã cung cấp sẵn một Giấy phép Truy nhập cho 2 người dùng sử dụng dịch vụ Remote Desktop for Administration (Dịch vụ truy nhập toàn màn hình từ xa dành cho các tác vụ quản trị), một công cụ quản trị từ xa dựa trên dịch vụ Terminal • Các dịch vụ bảo mật: Phiên bản Standard còn có rất nhiều các tính năng bảo mật mà một người quản trị có thể triển khai nếu cần, bao gồm khả năng Mã hóa Hệ thống File (EFS) – bảo vệ các file trên các ổ cứng máy chủ bằng cách lưu trữ chúng trong một định dạng đã được mã hóa, tính năng bảo mật IP (IP Security - IPsec) mở rộng, - sử dụng chữ kí số để mã hóa dữ liệu trước khi truyền đi trên mạng, tính năng tường lửa ICF – qui định các luật đối với các luồng dữ liệu đi từ Internet vào trong mạng và tính năng sử dụng Public Key Infrastructure (PKI) – cung cấp khả năng bảo mật dựa trên mã hóa bằng khóa công khai và các chứng nhận số hóa. Phiên bản Doanh nghiệp (Enterprise Edition) Phiên bản Enterprise được thiết kế họat động trên các máy chủ cấu hình mạnh của các tổ chức doanh nghiệp cỡ vừa và lớn. Phiên bản này khác phiên bản Standard chủ yếu ở mức độ hỗ trợ phần cứng. ví dụ: Bản Enterprise hỗ trợ tối đa 8 bộ vi xử lí so với 4 bộ của bản Standard và tối đa 32GB bộ nhớ RAM so với khả năng của bản Standard chỉ là 4GB. Phiên bản Enterprise còn bổ sung thêm một số tính năng quan trọng mà không có trong bản Standard, bao gồm các thành phần sau: • Microsoft Metadirectory Services - MMS (Dịch vụ Siêu Thư mục Microsoft): Metadirectory bản chất là thư mục của các thư mục – một QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 12
  13. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 phương tiện tích hợp nhiều nguồn thông tin vào một thư mục đơn, thống nhất. MMS cho phép chúng ta có thể kết hợp các thông tin trong Active Directory với các dịch vụ thư mục khác, để tạo ra một cách nhìn tổng thể tất cả các thông tin về một tài nguyên nào đó. Phiên bản Enterprise chỉ cung cấp hỗ trợ cho MMS mà không phải là phần mềm MMS thực sự, phần mềm này bạn phải lấy từ Microsoft Consulting Service (Dịch vụ tư vấn Microsoft - MCS) hoặc thông qua một thỏa thuận với đối tác MMS. • Server Clustering (Chuỗi Máy chủ): Chuỗi máy chủ là một nhóm các máy chủ nhưng lại đóng vai trò như một máy chủ đơn cung cấp khả năng sẵn sàng cao cho một nhóm các ứng dụng. Tính sẵn sàng trong trường hợp này có nghĩa là các chu trình hoạt động của ứng dụng đó được phân bố đều trong các máy chủ trong chuỗi, giảm tải trên mỗi máy chủ và cung cấp khả năng chịu lỗi nếu bất kì máy chủ nào bị sự cố. Các máy chủ trong chuỗi, được gọi là các nút, đều có khả năng truy nhập đến một nguồn dữ liệu chung, thông thường là một mạng lưu trữ lớn (Storage Area Network - SAN), cho phép các nút luôn được duy trì cùng một nguồn thông tin dữ liệu cơ sở. Phiên bản Enterprise hỗ trợ máy chủ cluster có tối đa 8 nút • Bộ nhớ RAM Cắm nóng (Hot Add Memory): Phiên bản Enterprise bao gồm phần mềm hỗ trợ một đặc tính của phần cứng gọi là Bộ nhớ Cắm nóng, cho phép người quản trị mạng có thể thêm hoặc thay thế bộ nhớ RAM trong máy chủ mà không cần tắt máy hoặc khởi động lại. Để sử dụng tính năng này, máy tính phải có phần cứng hỗ trợ tương ứng. • Quản trị Tài nguyên Hệ thống của Windows (Windows System Resource Manager - WSRM): Tính năng này cho phép người quản trị mạng có thể phân bố tài nguyên hệ thống cho các ứng dụng hoặc chu trình dựa trên nhu cầu của các người dùng, đồng thời duy trì các bản báo cáo về tài nguyên do các ứng dụng hay chu trình trong hệ thống sử dụng. Điều này cho phép các tổ chức doanh nghiệp có thể thiết lập giới hạn sử dụng tài nguyên cho một ứng dụng xác định hoặc tính chi phí cho khách hàng dựa trên các tài nguyên họ sử dụng. Phiên bản Trung tâm Dữ liệu (Datacenter Edition) Phiên bản Datacenterđược thiết kế cho các máy chủ ứng dụng cao cấp, lưu lượng truy nhập lớn, yêu cầu sử dụng rất nhiều tài nguyên hệ thống. Phiên bản này cũng gần giống Phiên bản Enterprise khi so sánh các tính năng, tuy nhiên nó hỗ trợ tốt hơn cho việc mở rộng phần cứng, có thể hỗ trợ tối đa QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 13
  14. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 64GB bộ nhớ và 32 bộ vi xử lí. Phiên bản này không tích hợp một số tính năng có trong bản Enterprise, ví dụ như tính năng ICS và ICF bởi vì các máy chủ cao cấp chạy bản Datacenter thông thường không được gán các vai trò cần sử dụng đến các chức năng này. LƯU Ý: Mua phiên bản Datacenter. Việc mua các phiên bản Datacenter, cũng giống như đối với phiên bản Web, không được thực hiện thông qua các kênh phân phối lẻ. Bạn có thể mua các hệ điều hành này thông qua một OEM như là sản phẩm kèm theo trong một bộ phần cứng máy chủ cao cấp. Các phiên bản 64-Bit Cả hai Phiên bản Enterprise và Datacenter đều có các phiên bản riêng hỗ trợ các máy tính trang bị bộ vi xử lí Intel Itanium. Itanium là một bộ vi xử lí hỗ trợ việc đánh địa chỉ 64-bit (trong khi các bộ vi xử lý Intel x86 tiêu chuẩn chỉ hỗ trợ 32-bit), cho phép mở rộng không gian bộ nhớ ảo và vùng bộ nhớ phân trang đồng thời cải tiến hiệu năng xử lý dấu phẩy động. Nó được thiết kế đặc biệt cho các tác vụ yêu cầu năng suất bộ xử lý cực lớn, ví dụ như các ứng dụng cơ sở dữ liệu khổng lồ, các phân tích khoa học và các máy chủ Web có lượng truy nhập rất lớn. Các yêu cầu hệ thống cho các phiên bản Itanium chạy các phiên bản Enterprise và Datacenter của hệ điều hành Windows 2003 Server về cơ bản rất khác so với các yêu cầu của các phiên bản này đối với các phần cứng x86 (được tổng kết trong Bảng 1-2). Đồng thời, một số tính năng trong các phiên bản dành cho hệ thống x86 sẽ không có trong Itanium, ví dụ các chip Itanium sẽ không hỗ trợ các ứng dụng Windows 16-bit, các ứng dụng chế độ thực, các ứng dụng POSIX (Portable Operating System Interface for UNIX) hoặc các dịch vụ in ấn cho các máy trạm Apple Macintosh. Bảng 1-2: Các yêu cầu hệ thống đặc biệt cho bản Windows Server 2003 trên Itanium: Enterprise Edition Datacenter Edition 733 MHz 733 MHz Tốc độ tối thiểu của CPU 64 GB 512 GB RAM tối đa 2 GB 2 GB Khoảng trống đĩa tối thiểu QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 14
  15. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 CÀI ĐẶT WINDOWS SERVER 2003 Trước khi bạn có thể học cách quản trị và duy trì một hệ thống Windows Server 2003, bạn phải có khả năng cài đặt hệ điều hành này và cấu hình nó để thực hiện các tác vụ theo yêu cầu. Mặc dù khóa này không giới thiệu về các chủ đề nâng cao như thiết kế Active Directory, tuy nhiên sẽ đề cập đến việc quản trị các đối tượng Active Directory ví dụ như các người dùng, máy tính và các nhóm. Trước khi bạn có thể thực hành một số các bài tập thực hành trong cuốn sách này và trong cuốn Lab Manual, bạn phải có một máy tính cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003 và được cấu hình thành một máy chủ quản trị miền sử dụng Active Directory Các giai đoạn cài đặt: Nếu bạn đã có kinh nghiệm cài đặt Windows Server 2000, bạn sẽ thấy quá trình cài đặt Windows Server 2003 rất thân thiện. Nó được chia thành 2 giai đoạn riêng biệt: Chế độ text: Giai đoạn khởi tạo quá trình cài đặt bắt đầu khi máy tính khởi động từ đĩa CD chứa bộ cài Windows Server 2003 và chạy chương trình Winnt.exe. Không giống như Windows 2000 và các phiên bản trước đó, Windows Server 2003 không hỗ trợ việc bắt đầu cài đặt từ đĩa mềm. Chương trình Winnt.exe nạp các file của hệ điều hành Windows Server 2003 từ đĩa CD. Đây là phiên bản hạn chế, thực thi trong chế độ văn bản của hệ điều hành bởi vì các file cần thiết cho Giao diện Đồ họa người dùng (Graphical User Interface - GUI) chưa được cài đặt. Chương trình này sẽ định dạng phân vùng mà sẽ sử dụng để làm đĩa hệ thống, Tạo cấu trúc thư mục gốc của hệ thống và chép các file của hệ điều hành từ các thư mục tạm vào đúng vị trí. Tiếp theo chương trình cài đặt bắt đầu xây dựng registry, tạo các khóa chứa các thông tin cơ bản về hệ điều hành, cũng như các thông tin về phần cứng được phát hiện trong quá trình cài đặt. Sau đó máy tính khởi động lại. Chế độ đồ họa: Khi hệ thống khởi động lại lần hai, nó sử dụng các file khởi động và các file của hệ điều hành, hiện đã nằm cố định trên đĩa hệ thống. Giao diện Windows thân thiện xuất hiện lần đầu tiên, sử dụng trình điều khiển hiển thị VGA với độ phân giải thấp. Sau khi hệ thống khởi động xong, quá trình đồ họa bắt đầu bằng chu trình phát hiện phần cứng. Khi các phần cứng mới được phát hiện, và trình điều khiển đã được cài đặt, chương trình bắt đầu thu thập thông tin từ người dùng mà nó cần để hoàn thành quá trình cài đặt, đồng thời nó sẽ cài đặt rất nhiều thành phần không thiết yếu khác của hệ thống. Nếu QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 15
  16. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 như card mạng được phát hiện, chương trình cài đặt sẽ cài các thành phần mạng cần thiết và kết buộc chúng với trình điều khiển thiết bị mạng. Cuối cùng, chương trình xây dựng Thực đơn Khởi động (Start Menu), thiết lập các tham số bảo mật hệ thống, xóa các file tạm tạo ra trong quá trình cài đặt và lưu cấu hình hệ thống lại trước khi khởi động lại lần cuối cùng. Các thao tác cài đặt: Phần này sẽ trình bày các bước chi tiết của quá trình cài đặt Windows Server 2003 với giả định rằng bạn sử dụng một máy tính thỏa mãn các yêu cầu hệ thống của Windows Server 2003, đồng thời bạn cài đặt hệ điều hành từ một đĩa CD nguyên gốc và các đĩa cứng của hệ thống là hoàn toàn trống. LƯU Ý: Các thay đổi trong quá trình cài đặt. Các thao tác cài đặt ở đây giả định rằng bạn sử dụng một máy tính có cấu hình phần cứng cơ bản. Sự có mặt của các thiết bị phần cứng nhất định nào đó khác trong máy tính có thể gây ra các thay đổi trong quá trình cài đặt (ví dụ như các bước cấu hình bổ sung) không được đề cập ở đây. Cài đặt Windows Server 2003: Để cài đặt Windows Server 2003, sử dụng các thao tác sau đây: 1. Đưa đĩa CD có bộ cài Windows Server 2003 vào trong ổ CD-ROM và khời động lại máy. Nếu bạn nhận được thông báo “press a key to boot from CD..” – (nhấn phím bất kỳ để khởi động từ CD). nhấn một phím bất kỳ 2. Sau khi máy tính khởi động, một chuỗi các thông báo hiện ra nói rằng trình cài đặt đang xem xét các cấu hình phần cứng của máy tính. Sau đó màn hình Windows Setup xuất hiện 3. Nếu máy tính của bạn cần có các trình điều khiển thiết bị lưu trữ đặc biệt không có trong bộ cài của Windows Server 2003, nhấn F6 khi được nhắc và cung cấp các trình điều khiển thiết bị phù hợp. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 16
  17. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 4. Hệ thống sẽ nhắc bạn nhấn F2 nếu bạn muốn thực hiện thao tác Khôi phục Hệ thống Tự động (Automated System Recovery - ASR). Không nhấn F2 lúc này và quá trình cài đặt tiếp tục LƯU Ý: Thủ tục Khôi phục hệ thống tự động (Automated System Recovery – ASR): Là một tính năng mới trong Windows Server 2003 thay thế tính năng Đĩa Sửa chữa Khẩn cấp (Emergency Repair Disk) QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 17
  18. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 có trong các phiên bản trước của Windows. Muốn tìm thêm thông tin về ASR, xem Chương 4 của cuốn sách này. Một thanh trạng thái ở phía dưới màn hình chỉ ra trình cài đặt đang nạp các file. Điều này là cần thiết để khởi động phiên bản tối giản của hệ điều hành. Vào lúc này, phần cứng của hệ thống chưa được nhận dạng chính xác, do đó sau khi nạp lớp nhân của hệ điều hành, trình cài đặt sẽ nạp một danh sách các trình điều khiển thiết bị hỗ trợ cho một lượng lớn các thiết bị lưu trữ, bàn phím, con trỏ chuột và thiết bị video, tất cả để tạo ra một cấu hình vào/ra chuẩn cho phép quá trình cài đặt có thể tiếp tục được. LƯU Ý: Định vị các Trình điều khiển Thiết bị Lưu trữ. Nếu một trình điều khiển của một thiết bị lưu trữ nào đó không nằm trong Windows Server 2003, bạn phải chuẩn bị nó, khởi động lại quá trình cài đặt và nhấn F6 để cung cấp chúng cho chương trình cài đặt. 5. Nếu bạn đang cài đặt phiên bản thử nghiệm của Windows Server 2003, một màn hình nhắc nhở cài đặt (Setup Notification) sẽ thống báo cho bạn biết điều đó. Đọc thông báo này và nhấn Enter để tiếp tục. Màn hình Welcome To Setup (Chào mừng bạn đên với trình cài đặt) sẽ xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 18
  19. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 6. Đọc thông báo “Welcome To Setup” và nhấn Enter để tiếp tục, Màn hình License Agreement (Thỏa thuận Bản quyền) xuất hiện. 7. Đọc thỏa thuận về bản quyền và nhấn F8 để chấp nhận. Một màn hình xuất hiện liệt kê một danh sách các phân vùng trên các ổ cứng trong máy tính cùng với các vùng không gian đĩa trống. Từ màn hình này, bạn có thể tạo và xóa các phân vùng trên các đĩa cứng nếu cần. Nếu bạn trỏ vào lựa QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 19
  20. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 chọn “Unpartitioned Space” (Không gian đĩa chưa phân vùng), bạn có thể tạo một phân vùng trên toàn bộ không gian đĩa đó. Nếu bạn muốn tạo một phân vùng sử dụng một phần của không gian đĩa cứng chưa phân vùng đó, bạn nhấn phím C và nhập vào kích thước của phân vùng mà bạn muốn tạo. Để hoàn thành bài tập thực hành trong cuốn sách này, đề xuất nên sử dụng một phân vùng tối thiểu 3GB. Bên cạnh đó, bạn phải dành ra ít nhất 1GB không gian chưa phân vùng trên đĩa cứng để chuẩn bị cho các bài tập thực hành về việc tạo các phân vùng mới trong Windows 2003 sau này. 8. Lựa chọn một không gian đĩa chưa phân vùng có dung lượng tối thiểu 4GB và nhấn C, đồng thời nhập vào kích thước phân vùng định tạo là 3072. Sau đó nhấn Enter 9. Một màn hình xuất hiện, nhắc bạn lựa chọn hệ thống file sử dụng khi định dạng phân vùng đã lựa chọn. Lựa chọn “Format The Partition Using The NTFS File System” (Định dạng phân vùng sử dung hệ thống file NTFS) và nhấn Enter. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2