intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:342

21
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số: Phần 1 trình bày các nội dung chính sau: chuyển đổi số trong công tác quản lý và hỗ trợ người học; chuyển đổi số trong công tác đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho người học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ QUOÁC DAÂN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QU¶N Lý Vµ Hç TRî NG¦êI HäC TRONG BèI C¶NH CHUYÓN §æI Sè NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2022
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ 1 PGS.TS. Phạm Hồng Chương Hiệu trưởng Trưởng ban 2 PGS.TS. Bùi Huy Nhượng Phó Hiệu trưởng Phó Trưởng ban TT 3 GS.TS. Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 4 GS.TS. Trần Thị Vân Hoa Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào Phó trưởng ban 5 GS.TS. Trần Thọ Đạt tạo, Chủ tịch Mạng lưới Cựu sinh viên 6 PGS.TS. Bùi Đức Thọ Chủ tịch Hội đồng Trường Phó trưởng ban Phó Trưởng phòng, 7 TS. Trịnh Mai Vân Ủy viên Phòng Quản lý Khoa học 8 ThS. Nguyễn Hoàng Hà Trưởng phòng, Phòng CTCT&QLSV Ủy viên TT BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ 1 PGS.TS. Bùi Huy Nhượng Phó Hiệu trưởng Trưởng ban 2 ThS. Nguyễn Hoàng Hà Trưởng phòng CTCT&QLSV Phó trưởng ban Phó Trưởng phòng, 3 TS. Trịnh Mai Vân Ủy viên Phòng Quản lý Khoa học 4 PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi Trưởng phòng, Phòng Tài chính - Kế toán Ủy viên 5 ThS. Bùi Đức Dũng Trưởng phòng, Phòng Tổng hợp Ủy viên 6 TS. Vũ Trọng Nghĩa Trưởng phòng, Phòng Truyền thông Ủy viên 7 TS. Nguyễn Đình Trung Trưởng phòng, Phòng Quản trị thiết bị Ủy viên 8 TS. Nguyễn Bích Ngọc Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế Ủy viên Phó Trưởng phòng, 9 TS. Trương Đình Đức Ủy viên Phòng CTCT&QLSV 10 ThS. Lê Văn Dũng Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 11 ThS. Nguyễn Phương Thanh Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 12 Nguyễn Hữu Độ Phòng CTCT&QLSV Ủy viên i
  4. TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ 13 ThS. Trần Minh Tuấn Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 14 ThS. Đỗ Thanh Nhàn Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 15 Nguyễn Thị Thanh Thúy Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 16 ThS. Vũ Thị Thúy Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 17 Bùi Huy Hoàn Phòng Quản lý khoa học Ủy viên BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ 1 ThS. Nguyễn Hoàng Hà Phòng CTCT&QLSV Trưởng ban 2 TS. Trương Đình Đức Phòng CTCT&QLSV Phó Trưởng ban 3 TS. Trần Quang Yên Viện CNTT&Kinh tế số Ủy viên 4 PGS.TS. Đinh Thế Hùng Viện Kế toán - Kiểm toán Ủy viên 5 PGS.TS. Phạm Văn Tuấn Khoa Marketing Ủy viên 6 TS. Trương Tuấn Anh Khoa Quản trị Kinh doanh Ủy viên 7 TS. Nguyễn Phương Linh Viện Kế toán - Kiểm toán Ủy viên 8 TS. Phan Anh Tuấn Khoa Bảo hiểm Ủy viên 9 ThS. Vũ Trí Tuấn Khoa Khoa học Quản lý Ủy viên 10 ThS. Lê Văn Dũng Phòng CTCT&QLSV Ủy viên, Thư ký BAN THƯ KÝ HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Nhiệm vụ 1 ThS. Nguyễn Hoàng Hà Phòng CTCT&QLSV Trưởng ban 2 TS. Trương Đình Đức Phòng CTCT&QLSV Phó trưởng ban 3 ThS. Lê Văn Dũng Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 4 ThS. Đỗ Thanh Nhàn Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 5 ThS. Nguyễn Phương Thanh Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 6 ThS. Vũ Thị Thúy Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 7 ThS. Trần Minh Tuấn Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 8 Nguyễn Hữu Độ Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 10 Nguyễn Thị Thanh Thúy Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 11 Lê Thị Thắm Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 12 Lê Quốc Phong Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 13 ThS. Bùi Huy Hoàn Phòng Quản lý Khoa học Ủy viên ii
  5. MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC 1. CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ....................... 3 Bùi Huy Nhượng, Nguyễn Hoàng Hà, Trương Đình Đức, Vũ Thị Thúy, Nguyễn Phương Thanh, Đỗ Thanh Nhàn 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM ..................................................................... 13 Nguyễn Thị Thanh Nhàn 3. LÝ THUYẾT CHU KỲ VÀ VIỆC HỖ TRỢ SINH VIÊN GEN Z TRONG HỌC TẬP GIỮA BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ................................................... 21 Võ Minh Tuấn 4. CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM: NHẬN DIỆN NHỮNG THÁCH THỨC, CƠ HỘI VÀ TRÌNH BÀY MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC ........................................................................ 31 Nguyễn Thị Kim Loan 5. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ................................................................................... 45 Đặng Thị Thu 6. XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ THÔNG TIN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH............................................................................................... 50 Nguyễn Nương Quỳnh, Nguyễn Đức Vượng 7. SỬ DỤNG ỨNG DỤNG R TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TÌM KIẾM THÔNG TIN, TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ....................... 62 Hà Thị Minh Huệ 8. ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ......... 67 Phùng Quốc Hiếu 9. NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HÌNH THỨC THI CUỐI KỲ TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ........ 76 Phùng Phương Thảo, Trần Thị Nhung, Phan Thùy Linh, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Minh Quân iii
  6. 10. CHUYỂN ĐỔI SỐ QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - HỘI: GIẢI PHÁP CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM ............................... 90 Nguyễn Thị Thùy Trang, Trần Viết Nguyễn Minh Hiếu, Dương Phạm Diễm Quỳnh, Vũ Thị Kim Ngân, Vũ Thúy Hằng, Nguyễn Quang Hưng 11. SỐ HÓA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG .................. 103 Nguyễn Hữu Thành 12. CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỐI SỐ - MỘT VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM .................................................................................................................. 113 Vũ Công Thương 13. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ............ 122 Nguyễn Hữu Thành 14. NÂNG CAO NĂNG LỰC KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU SỐ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................. 129 Kim Thị Hạnh, Bùi Văn Bằng 15. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI .......................................................................................................................... 137 Phạm Thu Huyền, Đào Thị Nhung 16. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘI NGŨ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG, HỖ TRỢ SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ..................................................................................................................... 147 Trần Ngọc Diễm Minh 17. MÔ HÌNH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO HỖ TRỢ TRONG QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC VÀ SINH VIÊN HIỆN NAY ........................................................................................ 153 Lý Thị Mỹ Dung CHỦ ĐỀ 2: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO 18. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .................................. 163 Hoàng Mạnh Cường, Vũ Đức Sáng 19. ĐỔI MỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRƯỚC BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0............................................................... 175 Nguyễn Thu Hà iv
  7. 20. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY ........................................... 181 Lê Thị Hồng Vân, Trần Hiền Phúc 21. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - PHÂN VIỆN BẮC NINH .................................... 187 Đặng Minh Hiền 22. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ........................................................ 195 Vũ Đức Sáng, Hoàng Mạnh Cường 23. MÔ HÌNH PHÒNG HỌC, PHÒNG LÀM VIỆC ĐA PHƯƠNG TIỆN - MỘT ĐỀ XUẤT NHẰM ĐÁP ỨNG CHO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ......................................................................................................... 201 Lê Thành Khôi 24. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HÀNH VI HỌC TRỰC TUYẾN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID-19 ..... 209 Hà Diệu Linh, Nguyễn Thị Hồng Thái, Trịnh Ngọc Thắng, Đinh Chung Dũng, Nguyễn Thành Chung, Quách Mạnh Cường 25. NHỮNG TRỞ NGẠI CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 .................................. 217 Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Mai Hạnh 26. ỨNG DỤNG BẢO TÀNG ẢO 3D TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN.............................................. 223 Hà Tiến Linh 27. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY .................................................................................... 231 Nguyễn Thị Hà Thu CHỦ ĐỀ 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO NGƯỜI HỌC 28. ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TRỰC TUYẾN - SỰ CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG .............................................................. 243 Huỳnh Thị Diệu Trang 29. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM ĐÀO TẠO CHO SINH VIÊN ........................................................................... 251 Nguyễn Văn Nhân, Trần Thị Thúy Vân v
  8. 30. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ......................................... 268 Trần Phạm Huyền Trang 31. SỬ DỤNG ỨNG DỤNG NEARPOD TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN .............................................................................................. 275 Phạm Thị Hải Yến 32. VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ........................................................................................................ 281 Phùng Thanh Hoa 33. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TRONG BỐI CẢNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ...... 289 Vương Thị Minh Đức 34. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM NGUỒN MỞ MIỄN PHÍ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC ............................................................ 297 Trần Ái Cầm, Lu Tùng Thanh 35. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ..................... 305 Dương Thị Tuyết Trinh 36. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY ........................................... 317 Lê Thị Hồng Vân, Trần Hiền Phúc 37. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN .......................................................................................................... 323 Hoàng Thúy Hà, Nguyễn Văn Đồng CHỦ ĐỀ 4: CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 38. SỨC KHỎE TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ...................................... 333 Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hoàng Hà, Nguyễn Hương Giang 39. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ, TƯ VẤN HỌC TẬP VÀ TÂM LÝ CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ............................. 345 Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Thị Anh Thư 40. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ......................................... 352 Nguyễn Thanh Huyền vi
  9. 41. THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ - VẬN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP..................................................................................... 359 Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Huyền Linh, Nguyễn Thị Nước 42. ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ SỬ DỤNG FACEBOOK ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI ............................................ 368 Trương Đình Đức, Đỗ Văn Huân, Nguyễn Hoàng Hà, Lê Văn Thụ, Lương Việt Anh, Trịnh Nguyễn Nhật Minh, Bùi Thị Mai Lan 43. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA) ........................................ 383 Đoàn Thị Trang Hiền, Đậu Minh Đức CHỦ ĐỀ 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP - NHÀ TRƯỜNG - NGƯỜI HỌC 44. TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG (POHE) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN .................................................... 393 Bùi Huy Nhượng, Lại Sơn Tùng 45. KHAI THÁC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN .................................................... 406 Trần Thị Bích Hạnh 46. ĐỔI MỚI THỂ CHẾ QUẢN LÝ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ..................................................................................................................... 413 Nguyễn Ngọc Thái 47. TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LIÊN KẾT NHÀ TRƯỜNG - DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ................. 418 Ngô Hải Thanh CHỦ ĐỀ 6: CÁC VẤN ĐỀ KHÁC 48. VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .................................................................................................................... 427 Phạm Đình Khuê, Đặng Thanh Thảo 49. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGÀNH HỌC KINH TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................... 434 Đỗ Quốc Khánh, Đinh Thế Hùng vii
  10. 50. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ......................................... 439 Nguyễn Quốc Huy 51. LỢI ÍCH CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM .............................. 447 Dương Bích Chi 52. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................... 454 Huỳnh Thị Hồng Nhiên, Đặng Quỳnh Ngân 53. VAI TRÒ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM ....................................................................................... 468 Nguyễn Thị Thanh Hà 54. ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN KẾT HỢP STACKING TRONG QUY TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU NHẰM TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC KẾT QUẢ DỰ ĐOÁN XẾP LOẠI THI ............................................................................................................. 475 Đặng Minh Quân, Cao Thị Thu Hương 55. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO BỘ TIÊU CHUẨN CỦA ACBSP .................................................................................................................. 482 Phạm Đan Khánh, Phạm Thành Đạt, Trần Thị Thu Thủy 56. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN ONLINE DÀNH CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ....... 489 Vũ Thị Bích Ngọc, Vũ Yến Hà 57. TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRỰC TUYẾN THÍCH ỨNG VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ............................................................... 495 Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Hương viii
  11. ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Công tác quản lý người học là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như góp phần nâng cao chất lượng quá trình đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng. Trước yêu cầu cấp bách trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập với quốc tế trở thành vấn đề sống còn không chỉ với ngành giáo dục mà còn với nền kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, tổ chức quản lý giáo dục đã có sự quan tâm sâu sắc hơn tới công tác sinh viên; hàng loạt những quy định, quy chế trong công tác sinh viên đã được sửa đổi và ban hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước cũng thường xuyên rà soát, bổ sung, đổi mới các văn bản quản lý sinh viên, đồng thời triệt để ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho quá trình quản lý sinh viên trong nội bộ của đơn vị mình, nhằm phục vụ tốt nhất cho người học. Để cung cấp thông tin, luận cứ khoa học phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Vụ Công tác Học sinh Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia: Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số. Hội thảo Khoa học Quốc gia đi sâu vào các chủ đề sau: 1. Chuyển đổi số trong công tác quản lý và hỗ trợ người học; 2. Chuyển đổi số trong công tác đào tạo; 3. Ứng dụng CNTT trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên; 4. Công tác tư vấn tâm lý học đường; 5. Quan hệ giữa Doanh nghiệp - Nhà trường - Người học trong bối cảnh chuyển đổi số; 6. Các vấn đề khác có liên quan. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức, cán bộ quản lý, nhà khoa học trong cả nước với hơn 60 bài viết. Ngoài các bài tham luận trình bày tại Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo đã lựa chọn được 57 bài viết gửi về để xuất bản Kỷ yếu Hội thảo. ix
  12. Vụ Công tác Học sinh Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trân trọng cảm ơn sự quan tâm phối hợp viết bài của các Nhà khoa học và các đối tác đã tài trợ xuất bản Kỷ yếu Hội thảo này. Các bài viết gửi về là nguồn tài liệu quý giá để Vụ Công tác Học sinh Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước tham khảo phục vụ quá trình nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cho công tác quản lý người học trong bối cảnh chuyển đổi số. Trân trọng cảm ơn! BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO x
  13. CHỦ ĐỀ 1 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC
  14. CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Bùi Huy Nhượng, Nguyễn Hoàng Hà, Trương Đình Đức, Vũ Thị Thúy, Nguyễn Phương Thanh, Đỗ Thanh Nhàn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Công tác sinh viên được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học hiện nay. Ý thức được điều đó, trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức công tác quản lý sinh viên. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý sinh viên của Nhà trường đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển sâu rộng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang dần chuyển đổi hình thức quản lý theo mô hình đại học thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin là chìa khóa trong tất cả các khâu của quy trình quản lý trong đó có công tác quản lý sinh viên. Từ khóa: chuyển đổi số, mô hình quản lý sinh viên, sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Đặt vấn đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với hơn 66 năm xây dựng và phát triển, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và cho đến nay là trường đầu ngành, trường trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Lý luận về quản trị đại học hiện đại đã khẳng định sinh viên vừa là đối tượng đào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo của một trường đại học, song song với việc đổi mới hô hình quản trị đại học, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo thì công tác quản lý sinh viên được coi là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu của các cơ sở đào tạo. Mặc khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo cơ chế tự chủ toàn diện với chiến lược: “Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học tự chủ, đi tiên phong trong chuyển đổi số, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Trường là trung tâm thu hút đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, địa điểm làm việc của những chuyên gia hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, là lựa chọn ưu tiên cao nhất của các học sinh xuất sắc có hoài bão và tâm huyết để đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội” (Nguồn: neu.edu.vn). Hiện nay, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, công tác quản lý sinh viên đang được áp dụng phân tán, chưa tập trung tại đơn vị chức năng mà còn rải rác ở các Khoa/Viện quản lý sinh viên. Mô hình này cơ bản được xây dựng để quản lý sinh viên theo hệ niên chế, tuy 3
  15. nhiên từ khi chuyển đổi sang hình thức tín chỉ thì mô hình này trở nên không phù hợp với yêu cầu thực tế. Chúng ta đang trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học đang dần chuyển đổi hình thức quản lý theo mô hình đại học thông minh, sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) là chìa khóa trong tất cả các khâu của quy trình quản lý. Bên cạnh đó, xu hướng cá nhân hóa trong đào tạo và cung cấp dịch vụ, đòi hỏi công tác quản lý sinh viên cần được nâng cao với nhiều dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ nhằm cung cấp thông tin một cách toàn diện, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Trong thời gian qua các trường đại học đã không ngừng cải tiến, chuyển đổi từ mô hình đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng. Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các trường đại học trong nước và quốc tế, đòi hỏi các trường cần nâng cấp chất lượng đào tạo, dịch vụ để tăng cường sự hài lòng đối với sinh viên. Vì vậy, cơ chế quản trị đại học nói chung và công tác phục vụ sinh viên nói riêng cần được đổi mới và hoàn thiện theo hướng chăm sóc và hỗ trợ sinh viên một cách toàn diện trong điều kiện ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở các yếu tố tác động đã chỉ rõ ở trên, việc xây dựng mô hình mới trong công tác quản lý sinh viên nhằm đáp ứng với chiến lược phát triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 thực sự là yêu cầu cấp thiết để Trường hướng đến một mô hình quản trị đại học đẳng cấp trong khu vực và thế giới đúng với Triết lý giáo dục của Nhà trường, đó là: “Kiến tạo con đường thông minh để mỗi người trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, mang lại giá trị cho cộng đồng”. (Nguồn: neu.edu.vn) 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý sinh viên Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các quy định, các chính sách, các nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Nói một cách khái quát, quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra. Quản lý sinh viên là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hệ thống tổ chức quản lý sinh viên thông qua các quy định, quy chế, các chính sách và bằng các phương pháp, biện pháp cụ thể, với những nội dung cụ thể nhằm đạt được các mục đích, yêu cầu của công tác quản lý sinh viên. Nội dung công tác quản lý sinh viên trong trường đại học bao gồm: công tác tổ chức hành chính (tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học; sắp xếp bố trí vào các lớp sinh viên; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời; làm thẻ cho sinh viên; tiếp nhận sinh viên vào ở nội trú; thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của sinh viên...); công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên (theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp loại sinh viên; tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật sinh viên; tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên”; tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học; tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống 4
  16. cho sinh viên; tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với sinh viên; theo dõi công tác phát triển Đảng trong sinh viên; tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên…); công tác y tế, thể thao; thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên; thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú… (Nguồn: Thông tư số 10/2016/TT- BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên trong trường đại học gồm có: Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) phụ trách công tác học sinh - sinh viên (HSSV), đơn vị phụ trách công tác HSSV, cố vấn học tập, trợ lý và lớp sinh viên. 2.2. Cơ sở pháp lý công tác quản lý sinh viên Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường đại học. Xác định rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác sinh viên, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm tới công tác sinh viên. Cùng với sự chỉ đạo thay đổi Luật Giáo dục cho phù hợp với thực tiễn giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 4778/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 08/9/2003 về việc quy định chức năng nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo theo quy định tại Nghị định số 85/2003/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có Vụ Công tác học sinh, sinh viên. Sau khi có Nghị định của Chính phủ, các trường đã chủ động kiện toàn bộ máy phụ trách công tác sinh viên theo hướng tập trung vào một đầu mối trên cơ sở sáp nhập các bộ phận làm công tác chính trị, công tác sinh viên thành Phòng Công tác chính trị - sinh viên, Phòng Quản lý sinh viên hoặc Phòng Công tác sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định và hướng dẫn công tác sinh viên làm căn cứ pháp lý cho các trường tổ chức quản lý và triển khai công tác SV một cách thống nhất và có hiệu quả như: Thông tư số 10/2016/TT-BDGĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với các chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. Dựa trên chiến lược cũng như quy định về phát triển Giáo dục đại học đã được đề cập trong Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018; Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019; Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Công tác quản lý sinh viên được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Ý thức được điều đó, trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức công tác quản lý sinh viên. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý sinh viên của Nhà trường đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 5
  17. 3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3.1. Mô hình quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang được phân hai cấp cấp Trường và cấp Khoa/Viện. Mô hình quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được tổ chức theo mô hình sau: Ban Giám hiệu Phòng Phòng Khoa/Viện chức năng CTCT&QLSV Sinh viên Hình 1: Mô hình quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ban hành Quyết định số 1082/QĐ-ĐHKTQD ngày 25/12/2018 về việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong Trường; Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên (CTCT&QLSV) có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau: tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền; công tác quản lý sinh viên; hỗ trợ và dịch vụ sinh viên. 3.2. Thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trong thời gian qua, để thực hiện công tác quản lý sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã triển khai quản lý các hoạt động sau (Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả): - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên: Hàng năm, Nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, cuối khóa cho hơn 6.000 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư. Ngoài ra, Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên toàn trường. Thông qua các hoạt động trên, sinh viên vững vàng hơn về tư tưởng chính trị, thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật, các nội quy, quy chế của Nhà trường. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên được triển khai tập trung đối với tất cả các chương trình đào tạo chính quy, không triển khai đối với các chương trình liên kết (Chương trình Cử nhân quốc tế (IBD), Chương trình Dongseo, Chương trình đào tạo Cử nhân Kế toán - Tài chính Quốc tế (BIFA),…). - Công tác khen thưởng, kỷ luật sinh viên: Trường đã kịp thời khen thưởng đối với những sinh viên có đạo đức, tư cách tốt, chấp hành tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của Nhà trường, những sinh viên được khen thưởng đạt giải trong các cuộc thi Olympic, cuộc thi nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng sinh viên đạt danh hiệu, như: sinh viên đạt danh hiệu Thủ khoa xuất sắc các chuyên ngành, sinh viên Xuất sắc, sinh viên Giỏi cũng được thực hiện theo đúng quy định, quy chế của Bộ Giáo 6
  18. dục và Đào tạo và của Nhà trường. Công tác khen thưởng, kỷ luật cho sinh viên được triển khai tập trung đối với tất cả các chương trình đào tạo của Nhà trường. - Công tác hành chính và thực hiện chế độ chính sách: Công tác hành chính và thực hiện chế độ chính sách được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trường. Phòng CTCT&QLSV là đơn vị thường trực tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Năm 2021, Phòng CTCT&QLSV đã tiếp nhận và xác nhận trên 350 lượt sinh viên được hưởng chế độ chính sách và vay vốn ngân hàng chính sách xã hội; xác nhận 270 sinh viên hưởng ưu đãi giáo dục tại địa phương và xác nhận cho gần 4.872 sinh viên hiện đang theo học để làm thủ tục thi cử, du học, thực tập, đăng ký xe máy, xe buýt... Bên cạnh đó, Phòng CTCT&QLSV cũng phối hợp với cơ quan công an và các đơn vị ngoài Trường xác nhận lý lịch cho các cựu sinh viên đã theo học tại Trường để hoàn thiện thủ tục kết hôn, bổ nhiệm, luân chuyển công tác. Ngoài ra, Phòng CTCT&QLSV còn kết hợp với công an địa phương, khu vực tiếp nhận và xử lý các trường hợp sinh viên chính quy vi phạm pháp luật. Việc thực hiện chế độ chính sách cho sinh viên được triển khai đồng bộ, theo đúng hướng dẫn tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi cho sinh viên thuộc các đối tượng theo quy định, đều được hưởng. Các chế độ chính sách cho sinh viên được Nhà trường đã và đang thực hiện nghiêm túc, giải quyết đầy đủ, chính xác và kịp thời. - Công tác xét cấp học bổng khuyến khích học tập và học bổng doanh nghiệp: Hoạt động hỗ trợ sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện là hoạt động thường niên, liên tục nhằm khuyến khích, động viên kịp đối với sinh viên ưu tú, xuất sắc. Hàng năm, Nhà trường luôn đảm bảo nguồn kinh phí trích lập Quỹ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên theo đúng quy định. Phòng CTCT&QLSV là đầu mối tiếp nhận học bổng từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp dành cho sinh viên của Nhà trường. Bên cạnh các suất học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập tốt và tích cực tham gia các hoạt động do Trường, Đoàn, Hội tổ chức, hoạt động xã hội, Phòng CTCT&QLSV cũng phối hợp với các đơn vị trong Trường để phối hợp cùng các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ học bổng cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, đây cũng là một trong những hoạt động được Nhà trường chú trọng và đẩy mạnh. Công tác xét cấp học bổng khuyến khích học tập được triển khai tập trung đối với các chương trình đào tạo hệ chính quy. Riêng các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình liên kết, chương trình của Viện Quản trị Kinh doanh, Viện Đào tạo Tiên tiến, chất lượng cao và POHE sẽ tổ chức xét học bổng độc lập, không do Phòng CTCT&QLSV phụ trách. Công tác xét cấp học bổng doanh nghiệp cho sinh viên được triển khai tập trung đối với tất cả các chương trình đào tạo. - Công tác Bảo hiểm y tế cho sinh viên: Hàng năm, Nhà trường triển khai mua bảo hiểm y tế cho sinh viên thuộc tất cả các hệ đào tạo với 01 đợt triển khai chính thức và 02 đợt bổ sung. Tỷ lệ sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bình quân đạt xấp xỉ 90% trong đó có 16.916 sinh viên tham gia mua BHYT qua Nhà trường, 3.692 sinh viên có thẻ BHYT thuộc đối tượng khác. Công tác BHYT được triển khai đồng bộ và rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia BHYT do thiếu thông tin, công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều sinh viên chưa chủ động lấy thẻ BHYT. 7
  19. - Công tác rèn luyện và đánh giá sinh viên: Việc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết và không thể thiếu trong công tác đào tạo của Nhà trường. Kết quả rèn luyện của sinh viên phản ánh ý thức học tập, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chấp hành nội quy, quy chế, quy định của Trường, lớp; đánh giá ý thức của sinh viên trong quan hệ cộng đồng, tham gia các hoạt động, phong trào của đoàn, đội, câu lạc bộ. Bên cạnh việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ chính quy theo Quyết định số 1593/QĐ-ĐHKTQD ngày 18/9/2020 của Nhà trường, trong năm học Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên hệ chính quy. Tuy nhiên, công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên không được triển khai đối với các hệ đào tạo liên kết. - Công tác tư vấn và hỗ trợ, hướng nghiệp sinh viên: Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp Việc làm là đầu mối tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên được tiếp cận những thông tin về thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp và trang bị các kỹ năng tuyển dụng, viết lý lịch (CV), phỏng vấn, tìm kiếm thông tin việc làm. Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Việc làm là nơi giao lưu với lãnh đạo các doanh nghiệp lớn - là những doanh nhân thành đạt và là cựu sinh viên của Nhà trường, được lắng nghe những chia sẻ của họ về kiến thức khởi nghiệp, kỹ năng trong tuyển dụng, văn hóa công sở,… Hàng năm, Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Việc làm tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho sinh viên toàn trường bao gồm các hệ đào tạo, thu hút được sự tham gia đông đảo của sinh viên tất cả các chuyên ngành. Thông qua chương trình, sinh viên đã được trải nghiệm, học hỏi và tích lũy kiến thức để sẵn sàng cho một tương lai nghề nghiệp vững vàng. Tuy nhiên, do công tác tư vấn và hỗ trợ, hướng nghiệp sinh viên của Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách nên mọi công việc liên quan chưa đạt được kết quả mong muốn. - Công tác kết nối mạng lưới cựu sinh viên: Mạng lưới cựu sinh viên của Nhà trường có những hoạt động ngày càng thiết thực, đem lại lợi ích cao cho sinh viên và Nhà trường như: các thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ chia sẻ các kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, hỗ trợ tuyển dụng trực tiếp các sinh viên năm cuối, sinh viên mới ra trường; các quỹ học bổng khuyến khích học tập, học bổng vượt khó… Hiện tại, nhân lực để tổ chức thực hiện các hoạt động Mạng lưới cựu sinh viên còn mỏng, cần bổ sung thêm nhân sự cho các hoạt động của Mạng lưới; chưa đầu tư công nghệ vào các hoạt động Kết nối của Mạng lưới cũng như xây dựng app, mã thành viên kèm các quyền lợi của thành viên sử dụng, nhận diện NEU Alumni. - Công tác quản lý sinh viên tại ký túc xá: Hiện tại, Phòng CTCT&QLSV quản lý sinh viên trên hệ thống (bao gồm thống kê số lượng sinh viên nội trú, ngoại trú), đồng thời phối hợp với Trạm Y tế kiểm tra vệ sinh khu vực ký túc xá (KTX) định kỳ theo quy định của Nhà trường. 3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Ưu điểm công tác quản lý sinh viên: + Đáp ứng nhu cầu của sinh viên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên trong quá trình học tập tại Trường. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1