intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan trắc môi trường

Chia sẻ: Dinh Trong Quang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:38

361
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài giảng trang bị cho các bạn các kiến thức cơ bản về quan trắc môi trường, phân tích môi trường để đảm bảo chất lượng và kiểm soát trong quan trắc môi trường cùng những phương pháp lấy mẫu, xử lý số liệu và bảo quản mẫu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan trắc môi trường

  1. Nội dung môn học PHẦN I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chương 1. Những vấn đề liên quan Chương 2. Quan trắc và phân tích môi trường Chương 3. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường PHẦN II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Chương 4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản Chương 5. Phương pháp phân tích Chương 6. Phương pháp xử lý số liệu
  2. Khái niệm về môi trường Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật Môi trường tự nhiên: bao gồm tất cả các yếu tố lí học, hoá học, các chất hữu cơ và vô cơ của khí quyển, thủy quyển, thạch quyển. Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Môi trường quyết định chất lượng và sự tồn tại của cuộc sống.
  3. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì môi trường bị ô nhiễm Nhiễm bẩn và suy thoái môi trường
  4. Nhiễm bẩn và ô nhiễm môi trường Chất nhiễm bẩn (Contaminant): “Là một chất do con người tạo ra từ các hoạt động sống, tồn tại trong môi trường tại nồng độ lớn hơn nồng độ vốn có trong tự nhiên” (Moriarty, 1983; Manahan, 2000) Chất ô nhiễm (Pollutant): Là chất nhiễm bẩn tuy nhiên “ gây ảnh hưởng bất lợi tới đời sống của các sinh vật” (Moriarty, 1983)
  5. Vận chuyển và chuyển hóa Trong tự nhiên, vật chất tồn tại ở một trong ba dạng: rắn, lỏng, khí. Vật chất trong tự nhiên không đứng yên mà luôn luôn vận động thể hiện ở hai mặt: Vận chuyển từ nơi này đến nơi khác Chuyển hóa liên tục từ dạng này sang dạng khác Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới trạng thái tồn tại của chất nhiễm bẩn trong môi trường đó là: Đặc tính lý – hóa học của chất nhiễm bẩn Điều kiện môi trường – điều kiện sinh thái
  6. Các quá trình vận chuyển Đối lưu: sự di chuyển thụ động một chất nhiễm bẩn trong môi  Là trường vận chuyển trong cùng một môi trường hoặc giữa hai môi trường khác nhau .  Vận chuyển một chất trong không khí trong một ngày có gió  Các chất hòa tan trong nước di chuyển từ thượng nguồn đến hạ nguồn  Sự lắng đọng các hạt xuống nền đáy, lắng đọng các chất trong không khí xuống đất, mặt nước  Sự hấp thu các hạt ô nhiễm bởi sinh vật
  7. Các quá trình vận chuyển Khuếch tán: Là quá trình vận chuyển một chất bởi việc di động ngẫu nhiên dựa vào trạng thái không cân bằng. Di chuyển một chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp cho đến khi chất đó phân tán đồng nhất trong pha. Vận chuyển trong cùng pha do chuyển động ngẫu nhiên giữa các chất ô nhiễm là khuếch tán phân tử Vận chuyển trong cùng pha do sự xáo trộn của môi trường là khuếch tán xáo trộn
  8. Các quá trình vận chuyển Chuyển khối: Sự vận chuyển các phân tử ở trạng thái sạch vào trong nước được gọi là hòa tan. Khả năng hòa tan của chất nhiễm bẩn là khác nhau phụ thuộc vào tính chất lý hóa học của nó. Bốc hơi là sự vận chuyển pha lỏng hoặc pha rắn (thăng hoa) sang pha khí. Bay hơi là sự vận chuyển chất nhiễm bẩn từ nước vào pha khí. Sự bốc hơi khác với bay hơi ở chỗ có liên quan tới vận chuyển các phân tử nước vào pha khí. Sự hấp thu ảnh hưởng tới sự vận chuyển các chất nhiễm bẩn trong môi trường. Sự hấp thu là quá trình liên kết các phân tử nhiễm bẩn vào các khe hổng của pha rắn
  9. Các quá trình chuyển hóa  Chuyển hóa hóa học  Ion hóa:  Kết tủa và tái hòa tan  Phản ứng tạo phức  Thủy phân:  Quang phân  Chuyển hóa sinh học
  10. 1. Khái niệm Quan trắc môi trường Quan trắc môi trường là quá trình thu thập các thông tin về sự tồn tại cũng như biến đổi nồng độ các chất trong môi trường có nguồn gốc từ thiên nhiên hay nhân tạo, quá trình này được thực hi ện bằng các phép đo lường nhắc lại nhiều lần và với mật độ mẫu đủ dày về cả không gian và thời gian để từ đó có thể đánh giá các biến đổi và xu thế chất lượng môi trường.
  11. Quan trắc môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường 2005, quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. Đo lường, ghi nhận thường xuyên và đồng bộ chất lượng môi trường và các yếu tố liên quan đến chất lượng môi trường (UNEP) Sử dụng các phức hợp các biện pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật nhằm thu thập thông tin về mức độ, hiện trạng hay xu thế chất lượng môi trường (Cục Bảo vệ môi trường)
  12. Quan trắc môi trường
  13. Phân tích môi trường Phân tích môi trường là sự đánh giá môi tr ường t ự nhiên và suy thoái do con người cũng như do các nguyên nhân khác gây ra. Đây là vấn đề rất quan trọng vì qua đó chúng ta có thể biết được yếu tố nào cần được quan trắc và biện pháp nào cần được áp dụng để quản lý, giúp chúng ta tránh khỏi các thảm hoạ sinh thái có thể xẩy ra.
  14. 2. Mục đích 1. Ðể đánh giá các hậu quả ô nhiễm đến sức khoẻ và môi trường sống của con người, và như vậy sẽ xác định được mối quan hệ nhân quả của nồng độ chất ô nhiễm. 2. Ðể đảm bảo an toàn cho việc sử dụng tài nguyên (không khí, nước, đất, sinh thái.v.v) vào các mục đích kinh tế. 3. Ðể thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất lượng môi trường và cung cấp ngân hàng dữ liệu cho sử dụng tài nguyên trong tương lai. 4. Ðể nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ thống tiếp nhận chúng (xu thế, khả năng gây ô nhiễm). 5. Ðể đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát luật pháp về phát thải. 6. Ðể tiến hành các biện pháp khẩn
  15. 3. Vai trò và ý nghĩa Vai trò cung cấp thông tin về: Thành phần, nguồn gốc, nồng độ/cường độ các tác nhân ô nhiễm trong môi trường Khả năng ảnh hưởng của các tác nhân này trong môi trường Dự báo xu hướng diễn biến về nồng độ và ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm Ý nghĩa: Là công cụ kiểm soát chất lượng môi trường Là công cụ kiểm soát ô nhiễm Là cơ sở thông tin cho công nghệ môi trường Là cơ sở thông tin cho quản lý môi trường Là mắt xích quan trọng trong đánh giá tác động môi trường
  16. 4. Các tiêu chí sử dụng Chất lượng môi trường được đánh giá bằng các tính chất lý - hoá và sinh học đặc trưng cho các thành phần của môi trường (đất, nước, không khí ) thể hiện thông qua các thông số và chỉ số môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường - nguồn gốc của các chất gây ô nhiễm. Tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn môi trường về chất lượng đất, nước không khí được quy định dựa vào mục tiêu sử dụng hoặc quy chuẩn môi trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2