intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị địa phương đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Quản trị địa phương đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương trình bày tóm lược hiện trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ình Dương, đồng thời nêu rõ được vai trò cũng như chức năng của công tác quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong địa bàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị địa phương đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương

  1. QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG TS. Tạ Thị Thanh Loan Khoa Khoa học Quản lý - Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt ình Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế xã hội với hàng hoạt các khu công nghiệp lớn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để phát huy và tận dụng thế mạnh, đưa nền kinh tế xã hội của tỉnh phát triển theo xu hướng phát triển bền vững, các cơ quan quản lý ngành địa phương phải quản lý và giám sát tốt hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Bài tham luận t m lược hiện trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ình Dương, đồng thời nêu rõ được vai trò cũng như chức năng của công tác quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong địa bàn tỉnh. Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích là số liệu thứ cấp được tham khảo từ các báo cáo, các nghiên cứu có trước, các trang web của Tổng cục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Quản trị địa phƣơng, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Bình Dƣơng 1. Đặt vấn đề Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trƣởng nền kinh tế của một Quốc gia. Việt Nam sau 30 năm thực hiện Luật đầu tƣ nƣớc ngoài (tính từ thời điểm ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987), khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam nói chung và Bình Dƣơng nói riêng đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những bộ phận quan trọng cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế Quốc dân. Với sự đóng góp quan trọng của FDI mà Bình Dƣơng đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và đƣợc biết đến là một trong những tỉnh năng động, đổi mới, thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc và cộng đồng Quốc tế. Vai trò của FDI chỉ thực sự quan trọng nếu đƣợc sử dụng có hiệu quả cao và tạo đƣợc hiệu quả kinh tế hƣớng tới phát triển bền vững. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ cao cả đó thì công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác quản trị địa phƣơng nói riêng đối với hoạt động FDI cần đƣợc đƣa lên hàng đầu. Việt Nam trƣớc xu thế phát triển bền vững của toàn cầu, bảo đảm sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ. Để làm đƣợc điều này thì tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội … phải hợp tác và chung tay thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội – môi trƣờng. Qua các sự cố về môi trƣờng gần đây, vấn đề nâng cao chất lƣợng các dự án FDI tại Việt Nam đang đƣợc cả xã hội quan tâm, đặc biệt là bài học từ sự cố Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trƣờng biển 4 tỉnh miền Trung một lần nữa đặt ra yêu cầu các ngành, địa phƣơng trong công tác quản lý các hoạt động của FDI tại địa phƣơng 307
  2. mình cần chặt chẽ và bao quát hơn, cần phải kiên quyết từ chối những dự án công nghệ lạc hậu, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, gây tác động nghiêm trọng đến bƣớc tiến phát triển bền vững của Quốc gia. Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nƣớc đối với FDI đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, cải thiện đƣợc môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, môi trƣờng pháp lý thuận lợi, tạo ra một sân chơi bình đẳng giúp thu hút ngày càng nhiều FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, công tác quản lý còn nhiều khó khăn và hạn chế, đặc biệt là công tác quản lý FDI tại các địa phƣơng cần có những biện pháp để khắc phục. Bình Dƣơng là một trong những tỉnh có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài rất lớn tại Việt Nam, do đó Bình Dƣơng cần phải xác định rõ vai trò và chức năng của công tác quản trị địa phƣơng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI để vừa tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, vừa biết lựa chọn đối tác, dự án phù hợp với phát triển bền vững của tỉnh nhà. 2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng Bình Dƣơng với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lực lƣợng lao động dồi dào, nằm trên trục đƣờng giao thông quan trọng của Quốc gia và là đầu mối giao lƣu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đặc biệt Bình Dƣơng thiết lập nhiều chính sách thuận lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuế đất để thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tƣ, Bình Dƣơng đƣợc mệnh danh là ―miền đất hứa‖ đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ phát triển sản xuất. Bình Dƣơng hiện có 28 Khu Công nghiệp với diện tích 10.560 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 71% và 11 cụm công nghiệp có diện tích 802 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 54,9%. Theo Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu Công nghiệp đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, Bình Dƣơng có 33 Khu Công nghiệp với diện tích 14.790 ha. Các Khu Công nghiệp là động lực quan trọng giúp Bình Dƣơng thu hút vốn FDI hiệu quả. Theo báo cáo quý I năm 2017 của Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng, tính từ đầu năm 2017 đến ngày 20/03/2017, tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 1 tỷ 343 triệu đô la Mỹ, tăng 249% so với cùng kì năm 2016, đạt 95,9% so với kế hoạch năm (1,4 tỷ USD)1. Trong đó bao gồm 46 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tƣ 800,3 triệu đô la Mỹ, tăng 206% so với vốn đăng ký mới cùng kỳ năm 2016; 20 lƣợt dự án điều chỉnh vốn đầu tƣ với tổng vốn điều chỉnh tăng thêm 538,28 triệu đô la Mỹ, tăng 356% về vốn đăng ký tăng thêm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó bao gồm 18 lƣợt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm 550,87 triệu đô la Mỹ; 2 dự án giảm vốn với tổng vốn đăng ký giảm là 12,58 triệu đô la Mỹ; 8 lƣợt dự án góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 4,37 triệu đô la Mỹ, trong đó có 6 lƣợt dự án nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn trên 50% vốn điều lệ hoặc đầu tƣ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. 1 Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng: 13 Tháng Tƣ 2017 10:20:00 SA Danh mục: Thông báo nổi bật Tin Đầu Tƣ 308
  3. Trong quý I năm 2017, Bình Dƣơng là địa phƣơng đứng thứ 2 cả nƣớc trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đăng ký là 1 tỷ 390 triệu đô la Mỹ, chiếm 18,04% tổng vốn đầu tƣ; đứng đầu là Bắc Ninh với tổng số vốn đăng ký 2,61 tỷ đô la Mỹ, chiếm 33,86% tổng vốn đầu tƣ; thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 600 triệu đô la Mỹ, chiếm 7,78% tổng vốn đầu tƣ. Vốn đầu tư nước ngoài quý I năm 2017 33,86% Bắc Ninh 40,32% Bình Dương thành phố HCM tỉnh thành khác 18,04% 7,78% Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Là địa phƣơng đứng thứ 2 cả nƣớc trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, những tháng đầu năm 2017, Bình Dƣơng tiếp tục đạt đƣợc những kết quả khả quan trong công tác thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Để có đƣợc thành tựu này, ngoài việc trải thảm đỏ thu hút đầu tƣ có chọn lọc, Chính quyền địa phƣơng Bình Dƣơng còn đẩy mạnh công tác tiếp thị thông qua các doanh nghiệp đã đầu tƣ hiệu quả tại Bình Dƣơng cũng nhƣ các nƣớc có nền công nghiệp phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, Chính quyền tỉnh còn đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tập trung nguồn lực cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. 3. Vai trò của công tác quản lý đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng hƣớng tới xu hƣớng phát triển bền vững Dƣới sự chỉ đạo và quản lý của nhà nƣớc đối với nền kinh tế nói chung, nền kinh tế địa phƣơng nói riêng và đặc biệt với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại từng địa phƣơng. Chính quyền tỉnh Bình Dƣơng đã thực hiện tốt vai trò quản lý đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh nhà. Vai trò đó trƣớc hết thể hiện ở khả năng tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Sự hấp dẫn của môi trƣờng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chính là sự ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp lý an toàn, các thủ tục hành chính đơn giản, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển và có những định hƣớng đúng đắn khuyến khích các nhà đầu tƣ kinh doanh có hiệu quả và an toàn. 309
  4. Ngày 22/3/2017, trong buổi lễ trao giấy chứng nhận đầu tƣ đợt 1 năm 2017 cho các nhà đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dƣơng đã khẳng định rằng, để Bình Dƣơng tiếp tục là địa chỉ đáng tin cậy, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh Bình Dƣơng sẽ tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; huy động mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tƣ xây dựng ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật2. Tỉnh tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; triển khai thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp an tâm đầu tƣ và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý không ngừng tăng cƣờng kiểm soát chất và lƣợng đối với những dự án đầu tƣ có vốn trực tiếp nƣớc ngoài, có thể tăng về lƣợng, nhƣng phải luôn vƣợt về chất để đảm bảo dung hòa 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trƣờng. Theo nhận xét của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng Nguyễn Thanh Trúc, thu hút đầu tƣ FDI vào tỉnh có sự chuyển biến tích cực; việc xây dựng và phát triển các KCN tập trung trong thời gian qua đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ, cho nên phần lớn các dự án đều chọn đầu tƣ vào các khu và cụm công nghiệp, vừa phù hợp định hƣớng thu hút đầu tƣ bền vững của tỉnh, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, các ngành, lĩnh vực có lợi thế thu hút đầu tƣ nhƣ công nghiệp phụ trợ, điện, điện tử, cơ khí, dƣợc phẩm, hóa chất, thƣơng mại dịch vụ... ngày càng đƣợc nhiều Doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ3. Với Chƣơng trình đổi mới thu hút đầu tƣ giai đoạn 2016-2020, Bình Dƣơng đặt mục tiêu phấn đấu thu hút bảy tỷ USD vốn FDI trong 5 năm. Thực hiện các giải pháp của chƣơng trình, chỉ trong thời gian ngắn đã có sự chuyển biến rõ nét thể hiện qua việc tăng nhanh về chất lƣợng và số lƣợng nguồn vốn FDI, từ năm 2016 tính đến tháng 3 năm 2017 đã có gần 3,8 tỷ USD vốn FDI chảy thêm vào tỉnh, trong đó có nhiều dự án có vốn đầu tƣ lớn. (Nguồn: Báo cáo Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ình Dương, tháng 3 năm 2017) Bình Dƣơng đã và đang thực hiện tốt vai trò công tác quản lý các hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh, tiếp tục là địa chỉ đáng tin cậy, là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tƣ. 4. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hƣớng tới phát triển bền vững tại Bình Dƣơng Để quản lý chặt chẽ hiệu quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng, các cơ quan chức năng chú ý một số nội dung sau đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Bình Dƣơng: 2 Thông tấn xã Việt Nam, 22/03/2017 11:16 GMT+7, Báo mới, Chuyên mục Kinh tế 3 Trịnh Bình, Bình Dƣơng nâng chất lƣợng nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chuyên mục Kinh tế. Báo nhân dân điện tử. Thứ Hai, 03/07/2017, 01:23:49 310
  5. Xây dựng Chiến lƣợc mới về FDI: thu hút vốn FDI trong giai đoạn đến năm 2020 phải đƣợc điều chỉnh theo hƣớng chuyển từ thiên về số lƣợng sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lƣợng đầu tƣ, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cần có sự ƣu tiên các dự án có công nghệ và dịch vụ hiện đại, tiết kiệm năng lƣợng, ít phát thải khí cácbon và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, công nghệ thân thiện với môi trƣờng, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao góp phần xây dựng ―kinh tế xanh‖ và phát triển bền vững; tập trung thu hút FDI vào ngành, lĩnh vực ƣu tiên về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; hình thành chuỗi giá trị, mạng lƣới liên kết sản xuất, kinh doanh; phân loại các khu kinh tế, khu công nghiệp để xử lý trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng lãng phí đất đai, đầu tƣ theo phong trào. Đối với hoạt động FDI, phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố về chất lƣợng và hiệu quả cao, xây dựng nền kinh tế ít carbon, chú trọng chuyển giao công nghệ thích hợp, lao động có kỹ năng cao. Dƣới lăng kính của Kinh tế vĩ mô, cần chú ý các vấn đề về thay đổi chính sách theo hƣớng nâng cấp FDI và tạo ra mối liên kết giữa TNCs với doanh nghiệp Việt Nam; hoàn thiện thể chế, khuyến khích, ƣu đãi các dự án thân thiện môi trƣờng, công nghệ sạch, thành phố xanh, dịch vụ chất lƣợng cao; xây dựng quy tắc, tiêu chuẩn, định mức; tăng cƣờng các công tác hậu kiểm. Về phía Chính quyền địa phƣơng, phải thực hiện tốt phân cấp quản lý FDI: Cải tiến hoạt động xúc tiến đầu tƣ; lựa chọn đúng đối tác đầu tƣ; tổ chức thẩm định chất lƣợng hoạt động FDI vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích của địa phƣơng; hƣớng dẫn, thanh tra và kiểm tra. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tƣ duy đúng về cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế, có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, chú trọng công nghệ, quản lý, chất lƣợng và hiệu quả, hợp tác cùng phát triển với các đối tác trong nƣớc và ngoài nƣớc. 5. Kết luận FDI là cần thiết, nhƣng không phải là sự bắt buộc đối với các quốc gia. Chính phủ và chính quyền địa phƣơng vừa tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, vừa biết lựa chọn đối tác, dự án phù hợp với phát triển bền vững của đất nƣớc nói chung và của từng địa phƣơng nói riêng. Bình Dƣơng đã, đang và sẽ luôn quan tâm định hƣớng thu hút FDI, thực hiện tốt quyền lựa chọn nhà đầu tƣ và dự án FDI để thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, vùng lãnh thổ và ngành kinh tế - kỹ thuật, thiết lập doanh nghiệp tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, luôn chú trọng việc không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời đề cao yếu tố bảo vệ môi trƣờng, xây dựng thành phố xanh sạch đẹp. 311
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Thu Hƣơng. Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức[J]. Tạp chí kinh tế và phát triển, 2007 (118) [2] Nguyễn Hoàng Sơn (2004), ―Bình Dƣơng với việc vận dụng sáng tạo chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài‖ [3] Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Triệu Long. ―Tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại các địa phƣơng Việt Nam‖ [4] Nguyễn Thị Kim (2004), ―Bình Dƣơng đẩy mạnh dạy nghề tiến tới đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cao cho các khu công nghiệp, khu chế xuất‖ [5] Nguyễn Thị Hồng Ngân (2009). ―Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dƣơng‖ [6] Nguyễn Thị Vân. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Khoa học Xã hội số 11 (171)-2012 [7] Trần Thị Tuyết Lan (2014). Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo hƣớng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 312
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2