intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị nước: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

26
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này hướng đến tổng hợp và phân tích một số các nguyên tắc chính trong quản trị nước để cung cấp cơ sở lý luận cần thiết cho quá trình sửa đổi Luật Tài nguyên nước của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị nước: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản

  1. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0115 QUẢN TRỊ NƢỚC: KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Trần Văn Trà, Nguyễn Tú Anh Viện Khoa học tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Về nguyên tắc, hệ thống quản trị nước ở các quốc gia, khu vực khác nhau là khác nhau. Quá trình quản trị mang tính ngữ cảnh cao, các chính sách về nước cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với các nguồn nước và địa điểm khác nhau, các chính sách quản trị phải thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Tuy nhiên, để đảm bảo quản trị tốt thì các hệ thống cần phải tuân theo một số nguyên tắc chung. Các nguyên tắc này sẽ nâng cao tính khả thi của các tác động chính sách thông qua gắn kết chặt chẽ các chính sách, tăng cường sự tham gia và vai trò phù hợp của các bên liên quan, cải thiện thiết kế của khung pháp lý, đảm bảo thông tin đầy đủ và dễ tiếp cận, đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch. Do vậy, bài báo này hướng đến tổng hợp và phân tích một số các nguyên tắc chính trong quản trị nước để cung cấp cơ sở lý luận cần thiết cho quá trình sửa đổi Luật Tài nguyên nước của Việt Nam trong giai đoạn tới. Từ khóa: Quản trị nước. 1. Mở đầu Nước kết nối các lĩnh vực, địa điểm, con người với các quy mô khác nhau về địa lý và thời gian. Tài nguyên nước có tính nhạy cảm cao và là một trong những vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm trong các thảo luận quốc tế về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh phát triển chung, nguồn tài nguyên này đang chịu áp lực ngày càng tăng từ các thay đổi về dân số, chế độ ăn uống và sử dụng đất. Hoạt động kinh tế đang làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh giữa các nhóm sử dụng nước trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên mà họ cần [1], [2]. Thêm vào đó, các tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến sự không chắc chắn trong mức độ sẵn có và an toàn của nước trong tương lai [3]. Cuối cùng, tài nguyên nước liên quan đến các vấn đề sử dụng đất, chẳng hạn như phát triển kinh tế và đô thị, sinh thái, phát triển thiên nhiên và nông nghiệp [4]. Quản trị tốt tài nguyên nước trở thành VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 81
  2. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” động lực quan trọng cho tăng trưởng và có tiềm năng tạo ra những lợi ích to lớn cho sức khỏe con người, môi trường và nền kinh tế. Tính chất đa tầng, đa quy mô và đa tác nhân của các hệ thống nước dẫn đến sự phức tạp trong các chính sách liên quan đến nước. Các chính sách nước thường có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực phát triển quan trọng bao gồm y tế, môi trường, nông nghiệp, năng lượng, quy hoạch không gian, phát triển vùng và xóa đói giảm nghèo. Do vậy, cần có cách tiếp cận quản trị nước, trong đó các giá trị, lợi ích và việc sử dụng nước khác nhau được kết nối với nhau để chính sách nước và các giải pháp tương ứng được xây dựng và thực hiện dưới sự hỗ trợ của các bên liên quan khác nhau [1], [4]-[6]. Ngoài ra, ở các mức độ khác nhau, cách thức các quốc gia phân chia trách nhiệm trong quản trị tài nguyên nước ngày càng trở nên phức tạp, yêu cầu nhiều nguồn lực cho các chính quyền cấp dưới. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cấp chính quyền, đòi hỏi sự phối hợp để giảm thiểu tình trạng phân mảnh trong quản trị tài nguyên nước. Đối phó với những thách thức về nước không chỉ đặt ra câu hỏi “phải làm gì?” mà còn là “ai làm gì?”, “tại sao?”, “ở cấp chính quyền nào?” và “làm thế nào?” [7]. Về nguyên tắc, hệ thống quản trị nước ở các quốc gia, khu vực khác nhau là khác nhau. Quá trình quản trị mang tính ngữ cảnh cao, các chính sách về nước cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với các nguồn nước và địa điểm khác nhau, các chính sách quản trị phải thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Tuy nhiên, để đảm bảo quản trị tốt thì các hệ thống cần phải tuân theo một số nguyên tắc chung. Các nguyên tắc này sẽ nâng cao tính khả thi của các tác động chính sách thông qua gắn kết chặt chẽ các chính sách, tăng cường sự tham gia và vai trò phù hợp của các bên liên quan, cải thiện thiết kế của khung pháp lý, đảm bảo thông tin đầy đủ và dễ tiếp cận, đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch. Do vậy, bài báo này hướng đến tổng hợp và phân tích một số các nguyên tắc chính trong quản trị nước để cung cấp cơ sở lý luận cần thiết cho quá trình sửa đổi Luật Tài nguyên nước của Việt Nam trong giai đoạn tới. 2. Quản trị nƣớc và khung quản trị nƣớc 2.1. Khái niệm chung về quản trị Quản trị là quá trình ra quyết định và quá trình thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyết định [8]. Graham và cộng sự mô tả quản trị là “sự tương tác giữa các cấu trúc, quy trình và tục lệ xác định cách thức thực thi 82 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  3. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” quyền lực và trách nhiệm, cách thức đưa ra các quyết định và cách người dân hoặc các bên liên quan khác có tiếng nói”[9]. Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm quản trị là quá trình mà qua đó các chủ thể nhà nước và ngoài nhà nước tương tác để thiết kế và thực hiện các chính sách trong một tập hợp các quy tắc chính thức và không chính thức nhất định đã định hình và được định hình bởi quyền lực [10]. Trong khi đó, mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) định nghĩa quản trị là “việc thực hiện các quyền kinh tế, chính trị và hành chính để quản lý các công việc của một quốc gia ở tất cả các cấp... Nó bao gồm các cơ chế, quy trình và thể chế mà qua đó công dân và các nhóm thể hiện rõ lợi ích của họ, thực hiện các quyền hợp pháp của họ, đáp ứng các nghĩa vụ của họ và hòa giải sự khác biệt của chúng...” [11]. Qua đó có thể thấy, quản trị liên quan đến hệ thống quản lý xã hội rộng lớn, bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, quan điểm hẹp hơn của chính phủ với tư cách là thực thể chính trị ra quyết định chính. Góc nhìn và phương pháp tiếp cận khác nhau dẫn đến các cách hiểu và hướng nghiên cứu khác nhau về quản trị. Theo đó, quản trị có thể liên quan đến các câu hỏi về trách nhiệm giải trình tài chính và hiệu quả quản trị; cũng có thể bao hàm các vấn đề chính trị rộng lớn hơn như dân chủ, nhân quyền và các quá trình tham gia; hay tập trung vào sự phù hợp và không phù hợp giữa hệ thống chính trị- hành chính và hệ thống sinh thái hoặc về vận hành và quản lý dịch vụ [12]. 2.2. Quản trị nước và các hướng tiếp cận Quản trị nước là điều kiện tiên quyết để cải thiện quản lý nước [13]. Báo cáo phát triển nước đầu tiên của Chương trình đánh giá nước thế giới của Liên hợp quốc (WWAP) đã chỉ ra rằng “cuộc khủng hoảng nước trên thế giới là một trong những vấn đề về quản trị nước, về cơ bản là do cách chúng ta quản lý nước sai” [14]. Các báo cáo sau đó tiếp tục nhấn mạnh thực tế rằng quản trị là trọng tâm của việc quản lý lâu dài tài nguyên nước và cần phải quan tâm và hỗ trợ các quá trình quản trị [6]. Các cuộc thảo luận xung quanh quản trị nước cũng bắt đầu xuất hiện trên các nền tảng toàn cầu. Tương tự như quản trị, định nghĩa về quản trị nước cũng gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu và các bên thực hành. Các trường phái tư tưởng khác nhau đã áp dụng và giải thích quản trị từ những quan điểm khác nhau và các diễn đàn và diễn đàn quốc tế đã hiểu và sử dụng thuật ngữ này với những lợi ích khác nhau và đôi khi với những mục tiêu mâu thuẫn nhau [15]. Quản trị nước có thể được xem xét như một VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 83
  4. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” quá trình hay một kết quả, điều này làm phát sinh các cách sử dụng khác nhau của thuật ngữ này. Với trọng tâm là kết quả, Allan định nghĩa hệ thống quản trị nước là hệ thống xác định ai được cấp nước, khi nào và bằng cách nào, ai có quyền sử dụng nước và các dịch vụ liên quan cũng như lợi ích của chúng [16]. Mặt khác, Lautze và cộng sự, phân tích các định nghĩa khác nhau về quản trị nước [15] và kết luận rằng: (i) Quản trị luôn được coi là các quá trình liên quan đến việc ra quyết định; (ii) quá trình ra quyết định diễn ra thông qua các thể chế (bao gồm cơ chế, hệ thống và luật lệ) và (iii) các quá trình và thể chế ra quyết định liên quan đến nhiều tác nhân. Theo đó, quản trị gắn liền với các quá trình và thể chế liên quan đến việc ra quyết định, chứ không phải với kết quả của việc ra quyết định đó. Phạm vi của các hành động trong định nghĩa về quản trị nước cũng khác nhau trong các nghiên cứu [17]. Một số nghiên cứu coi quản trị nước bao gồm đầy đủ các quyết định được đưa ra trong việc quản lý nước, từ thiết lập chính sách đến cung cấp dịch vụ [11], [18]; trong khi một số nghiên cứu khác coi đó là chỉ bao gồm các quyết định cấp cao hơn (quản trị) thiết lập bối cảnh cho việc ra quyết định hoạt động hàng ngày và được áp dụng (quản lý) [17]. Hiện nay vai trò của quản trị - mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự được coi là một yếu tố quan trọng. Các đặc điểm hoặc thuộc tính của quản trị cũng đã phát triển từ cách tiếp cận giải quyết vấn đề theo thứ bậc và tập trung vào nhà nước, sang “quản trị tốt” với một số thuộc tính cơ bản như có sự tham gia, định hướng đồng thuận, có trách nhiệm giải trình, minh bạch, nhạy bén, hiệu lực và hiệu quả, công bằng, bao trùm và tuân theo các quy định của pháp luật [8], [9]. Tuyên bố Bộ trưởng La Hay năm 2000 kêu gọi đảm bảo quản trị tốt sẽ thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và bao gồm lợi ích của tất cả các bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên nước [19]. 2.3. Khung quản trị nước Các định nghĩa và phạm vi khác nhau về quản trị nước đã gây nhiều khó khăn cho quá trình ra quyết định về quản trị nước và cản trở việc đạt được mục tiêu “quản trị tốt” ở các quốc gia. Để hiểu hơn và cải thiện quá trình ra quyết định liên quan đến quản trị nước, Jiménez và cộng sự đã nghiên cứu và đề xuất định nghĩa quản trị nước bao gồm 03 thành phần chính: “cái gì” (các chức năng), “như thế nào” (các thuộc tính) và “để làm gì” (kết quả) [20]. Theo đó, khung quản trị nước đã được xây dựng để minh họa cách 84 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  5. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” thức các chức năng và thuộc tính liên quan với nhau để đạt được các kết quả cụ thể (Hình 1). Các chức năng quản trị tìm cách nắm bắt các yếu tố và quy trình chính cần có để có thể phát triển và quản lý các nguồn nước và dịch vụ (cái gì). Liên kết chặt chẽ với các chức năng là các thuộc tính, liên quan đến cách thức các chức năng được thực hiện. Tuy nhiên, các thành phần này có mối quan hệ với nhau, tất cả đều được định hình bởi các giá trị và nguyện vọng của các bên liên quan (tại sao). Do đó, quản trị nước là một tổ hợp các chức năng, được thực hiện với một số thuộc tính nhất định, nhằm đạt được một hoặc nhiều kết quả mong muốn, tất cả đều được định hình bởi các giá trị và nguyện vọng của các cá nhân và tổ chức. − Quản trị đa tầng − Chính sách và chiến lược − Sự tham gia − Điều phối Các điều kiện cho phép − Thảo luận − Lập kế hoạch và chuẩn bị sẵn THUỘC TÍNH CHỨC NĂNG KẾT QUẢ − Toàn diện sàng Thay đổi hành vi − Trách nhiệm giải trình − Tài chính − Minh bạch Thay đổi các điều kiện xã hội − Sắp xếp quản lý − Ra quyết định dựa trên bằng chứng và môi trường − Giám sát, đánh giá và học hỏi − Hiệu quả Tính bền vững và khả năng − Quy định − Công bằng và quy định pháp luật phục hồi − Phát triển năng lực − Khả năng thích ứng Giá trị và nguyện vọng Hình 1. Khung quản trị nước Các thành phần chính được thể hiện trong khung quản trị nước bao gồm [20]: - Các chức năng cốt lõi của quản trị: Các chức năng quản trị cốt lõi là các quá trình chính được thực hiện, dưới nhiều hình thức khác nhau và ở các phạm vi và chất lượng khác nhau, để phát triển và quản lý một cách có tổ chức các dịch vụ và tài nguyên nước. Các chức năng bao gồm: Chính sách và chiến lược; điều phối; lập kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng; tài chính; sắp xếp quản lý; giám sát, đánh giá và học hỏi; quy định; phát triển năng lực. - Thuộc tính của quản trị: Các thuộc tính của quản trị nước mô tả cách thức thực hiện các chức năng quản trị. Một số thuộc tính quan trọng của quản trị nước bao gồm: Quản trị đa tầng; có sự tham gia; thảo luận; toàn diện; trách nhiệm giải trình; minh bạch; ra quyết định dựa trên bằng chứng; hiệu quả; công bằng và quy định của pháp luật; khả năng thích ứng; - Các kết quả của quản trị: Việc thực hiện các chức năng quản trị cốt lõi chỉ có thể hiểu được khi được liên kết với cách thức tiến hành các chức VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 85
  6. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” năng này (các thuộc tính), dẫn đến các kết quả mong muốn của quá trình quản trị. Các kết quả về bản chất là liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Các kết quả được phân tách thành bốn “trật tự” mặc dù không tích lũy theo trình tự nghiêm ngặt, nhưng dẫn đến mục tiêu dài hạn cuối cùng là các hình thức phát triển bền vững. Khung quản trị nước có thể được sử dụng để nâng cao hiểu biết về quản trị nước thông qua: (i) Hiểu cách thức trong thực tế (ở cấp quốc gia và địa phương) các chức năng khác nhau được liên kết với các thuộc tính nhất định để đạt được các kết quả mong muốn, dựa trên phân tích của khuôn khổ đề xuất; (ii) hiểu cách các quốc gia tự đánh giá điểm yếu của mình dựa theo các mối quan hệ được thể hiện trong khung và rút ra các xu hướng chung; (iii) cải thiện thiết kế can thiệp quản trị do tăng cường hiểu biết về lộ trình quản trị nước. 3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản trị nƣớc Vào ngày 4 tháng 6 năm 2015, Hội đồng Bộ trưởng các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã giới thiệu 12 “Nguyên tắc của OECD về quản trị nước” [7]. Các nguyên tắc về quản trị nước của OECD, được bắt nguồn từ các nguyên tắc quản trị tốt của Liên Hợp Quốc và hướng đến thúc đẩy: tính hợp pháp; minh bạch; trách nhiệm giải trình; quyền con người; các quy định của pháp luật và tính bao trùm trong các quá trình quản lý nước, nhấn mạnh rằng các hệ thống quản trị nước cần được thiết kế dựa trên những thách thức mà chúng cần giải quyết để xây dựng một ngành nước bền vững. OECD nhận định rằng quản trị là tốt nếu nó có thể giúp giải quyết và giải quyết các thách thức chính về nước, thông qua sự kết hợp của cả phương pháp tiếp cận từ dưới lên và từ trên xuống, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và thúc đẩy các mối quan hệ nhà nước-xã hội mang tính xây dựng và hiệu quả [7]. Ba mục tiêu chính của quản trị nước dẫn đến ba khía cạnh bổ sung và củng cố lẫn nhau đối với các nguyên tắc quản trị nước bao gồm [7]: - Hiệu lực liên quan đến sự đóng góp của quản trị trong việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu chính sách nước bền vững một cách rõ ràng ở tất cả các cấp chính quyền, để thực hiện các mục tiêu chính sách đó và đạt được các mục tiêu mong đợi; - Hiệu quả liên quan đến đóng góp của quản trị để tối đa hóa lợi ích của việc quản lý nước bền vững và phúc lợi với chi phí thấp nhất cho xã hội; 86 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  7. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” - Độ tin cậy và và sự tham gia liên quan đến đóng góp của tài chính vào việc xây dựng lòng tin của công chúng và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan thông qua tính hợp pháp dân chủ và công bằng cho xã hội nói chung. 12 nguyên tắc của quản trị nước được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Các nguyên tắc trong quản trị nước của OECD [7] Tăng cường hiệu lực của quản lý nước Nguyên tắc 1 Phân công và phân biệt rõ ràng vai trò và trách nhiệm trong hoạch định chính sách về nước, thực hiện chính sách, quản lý và điều tiết hoạt động, đồng thời thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm này. Nguyên tắc 2 Quản lý nước ở (các) quy mô thích hợp trong các hệ thống quản trị lưu vực tích hợp để phản ánh điều kiện địa phương và thúc đẩy sự phối hợp giữa các quy mô khác nhau. Nguyên tắc 3 Khuyến khích sự nhất quán trong chính sách thông qua phối hợp hiệu quả giữa các ngành, đặc biệt là giữa các chính sách về nước và môi trường, y tế, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp, quy hoạch không gian và sử dụng đất. Nguyên tắc 4 Điều chỉnh năng lực của các cơ quan có trách nhiệm phù hợp với tính chất phức tạp của các thách thức về nước và đảm bảo năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của họ. Tăng cường hiệu quả quản trị nước Nguyên tắc 5 Thiết lập, cập nhật và chia sẻ kịp thời, nhất quán, có thể so sánh về các chính sách liên quan đến nước cũng như các thông tin và dữ liệu về nước và sử dụng để hướng dẫn, đánh giá và cải thiện chính sách nước. Nguyên tắc 6 Đảm bảo rằng các sắp xếp quản trị giúp huy động tài chính về nước và phân bổ các nguồn tài chính một cách hiệu quả, minh bạch và kịp thời. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 87
  8. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Nguyên tắc 7 Đảm bảo rằng các khung quy định về quản lý nước hợp lý được triển khai và thực thi hiệu quả nhằm đạt được các lợi ích công. Nguyên tắc 8 Thúc đẩy thông qua và thực hiện các sáng kiến thực hành quản trị nước giữa các cơ quan có trách nhiệm, các cấp chính quyền và các bên liên quan. Tăng cường độ tin cậy và sự tham gia vào quản trị nước Nguyên tắc 9 Tăng cường tính toàn vẹn và minh bạch trong các chính sách về nước, thể chế nước và khung quản trị nước hướng đến trách nhiệm giải trình và độ tin cậy cao hơn trong quá trình ra quyết định. Nguyên tắc 10 Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan để có những đóng góp có hiểu biết và định hướng kết quả vào việc thiết kế và thực hiện chính sách nước. Nguyên tắc 11 Khuyến khích các khung quản lý nước hỗ trợ quản lý sự đánh đổi giữa các đối tượng sử dụng nước, khu vực nông thôn và thành thị, và các thế hệ. Nguyên tắc 12 Thúc đẩy giám sát và đánh giá thường xuyên chính sách và quản trị nước khi thích hợp, chia sẻ kết quả với công chúng và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết. 4. Kết luận Quản trị nước là sự kết hợp của các chức năng, được thực hiện với các thuộc tính nhất định, để đạt được một hoặc nhiều kết quả mong muốn, tất cả đều được định hình bởi các giá trị và nguyện vọng của các cá nhân và tổ chức” [20]. Các yêu cầu về tính đa tầng, đa bên, đa mục tiêu, đa công cụ, năng động cao trong quản trị nước sẽ trở nên rất phức tạp và không đảm bảo hiệu quả nếu không được điều chỉnh bởi các nguyên tắc quản trị tốt giúp tạo ra kết quả mong đợi, cân bằng, sự tham gia của các bên liên quan, đảm bảo an ninh nguồn nước và tính bền vững trong trung và dài hạn. Vì vậy, việc sử dụng khung quản trị nước và các nguyên tắc quản trị nước của OECD sẽ hỗ trợ quá trình ra quyết định về quản trị nước, góp phần đảm bảo sự phù hợp của và tăng cường tính hiệu quả của các quyết định hướng đến một hệ thống “quản trị tốt” ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 88 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  9. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Tài liệu tham khảo 1. J. Edelenbos, N. Bressers, P. Scholten. “Water governance as connective capacity”, 2013. 2. OECD. “Water Governance in OECD Countries: A Multi-level approach”. OECD Publishing, 2011. 3. IPCC. “Global Warming of 1.5°C”. An IPCC Sp. In Press: IPCC, 2018. 4. C. Tortajada. “Water governance: A research agenda”. Int. J. Water Resour. Dev., vol. 26, no. 2, 2010, pp. 309 - 316. 5. C. Pahl-Wostl. “Transitions towards adaptive management of water facing climate and global change”. Water Resour. Manag., vol. 21, no. 1, 2007, pp. 49 - 62. 6. United Nations World Water Assessment Programme (WWAP). “Water: A Shared Responsibility”. UNESCO and Berghahn Books, Paris, 2006. 7. OECD. “OECD Principles on Water Governance”. Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), 2015. 8. UNESCAP. “What is Good Governance?”. United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (UNESCAP), Bangkok, 2000. 9. J. Graham, B. Amos, T. Plumptre. “Principles for Good Governance in the 21st Century”. Institute on Governance, Ottawa, 2003. 10. World Bank. “World Development Report 2017: Governance and the Law”. World Bank (Washington, DC), 2017. 11. GWP. “Towards Water Security: A Framework for Action”. Global Water Partnership (GWP), Stockholm and London, 2000. 12. P. P. Rogers, M. R. Llamas, L. Martínez-Cortina, Eds. “Water Crisis: Myth or Reality? Marcelino Botin Water Forum 2004”. London: Taylor & Francis/Balkema, 2006. 13. C. Pahl-Wostl. “A conceptual framework for analysing adaptive capacity and multi-level learning processes in resource governance regimes”. Glob. Environ. Chang., vol. 19, no. 3, 2009, pp. 354 - 365. 14. WWAP (United Nations World Water Assessment Programme). “Water for people, water for life”. UNESCO, Paris, 2003. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 89
  10. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 15. J. Lautze, S. De Silva, M. Giordano, L. Sanford. “Putting the cart before the horse: Water governance and IWRM”. Nat. Resour. Forum, vol. 35, no. 1, 2011, pp. 1 - 8. 16. T. Allan. “The Middle East Water Question: Hydropolitics and the Global Economy”. Bloomsbury Publishing, 2012. 17. L. De Stefano, M. Svendsen, M. Giordano, B. S. Steel, B. Brown, A. T. Wolf. “Water governance benchmarking: Concepts and approach framework as applied to Middle East and North Africa countries”. Water Policy, vol. 16, no. 6, 2014, pp. 1121 - 1139. 18. M. Jacobson, F. Meyer, I. Oia, P. Reddy, H. Tropp. “User’s Guide on Assessing Water Governance”. Oslo: UNDP, 2013. 19. World Water Council. “Ministerial Declaration of The Hague on Water Security in the 21st Century, Second World Water Forum 22nd March”. The Hague: World Water Council, 2000. A. Jiménez et al. “Unpacking water governance: A framework for practitioners”. Water (Switzerland), vol. 12, no. 3, 2020, pp. 1 - 21. 90 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  11. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” GOVERNING THE WATER RESOURCES: BASIC CONCEPTS AND PRINCIPLES Tra Van Tran, Tu Anh Nguyen Water Resources Institute - Ministry of Natural Resources and Environment Abtracts There is no one-size-fits-all water governance scheme. These systems in various nations and regions are fundamentally different. Water policies must be adjusted to particular water sources and localities, and governance policies must adapt to changing circumstances. However, in order to maintain effective governance, the system must conform to some general principles. These principles will boost the feasibility of policy effects by closely aligning policies, improving stakeholder involvement and responsibilities, optimizing legal framework design, providing comprehensive and accessible information, and assuring integrity and transparency. As such, this article will synthesize and examine numerous critical principles in water governance in order to offer the theoretical groundwork for the impending process of amending Vietnam's Law on Water Resources. Keywords: Water resources governance. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 91
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2