intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quảng bá du lịch qua phim ảnh trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan chính quyền mà trọng tâm là Cục điện ảnh và Bộ văn hóa thể thao và du lịch trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quảng bá du lịch qua phim ảnh trong bối cảnh hội nhập

  1. QUẢNG BÁ DU LỊCH QUA PHIM ẢNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TOURISM PROMOTION THROUGH FILMS IN THE CURRENT CONTEXT OF INTEGRATION ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Du lịch hiện nay đang là một trong ngành đóng góp lớn cho sự phát triển của các quốc gia (Jay, 2000), trong đó có Việt Nam. Việc quảng bá điểm đến du lịch trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến với địa phương quốc gia đó bao gồm các hoạt động như quảng cáo trên truyền hình, tạp chí hay phim ảnh. Du lịch bởi phim ảnh được định nghĩa như là việc du khách đến thăm một điểm đến mà có xuất hiện trên TV, video hay màn hình điện ảnh. Bằng việc phân tích các khía cạnh tác động của phim ảnh đến việc quảng bá du lịch điểm đến, thực trạng của việc quảng bá du lịch Việt Nam qua phim ảnh, bài báo đã đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan chính quyền mà trọng tâm là Cục điện ảnh và Bộ văn hóa thể thao và du lịch trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Từ khóa: du lịch bởi phim ảnh, xúc tiến du lịch, xúc tiến điểm đến; Abstract Tourism is now a major contributor to the development of countries (Jay, 2000), including Vietnam. Promoting tourism destinations becomes one of the important tasks in attracting tourists to the local country, including activities such as advertising on television, magazines or movies. Traveling because of films is defined as tourists visiting a destination that has appeared on TV, video or movie screen. By analyzing the impact of aspects of films on promoting tourism destinations, the status of promoting tourism through films in Vietnam, the paper proposes a number of recommendations for government agencies, especially cinematography Bureau and the Ministry of culture, sports and tourism in the use of films to promote Vietnam's tourism in the current context of integration. Key words: traveling because of films, tourism promotion, destinations promotions; Giới thiệu Du lịch hiện đang là một trong những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia (Jay, 2000). Không nằm ngoài xu thế đó, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Và cũng vì thế, du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. 981
  2. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch, việc quảng bá điểm đến du lịch trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tiềm năng đến với địa phương hay quốc gia đó. Bên cạnh các hoạt động quảng bá điểm đến quen thuộc như quảng bá thông qua TV, website, radio, tạp chí du lịch, đại lý du lịch, v.v. thì hoạt động quảng bá qua phim ảnh cũng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả tích cực cho nhiều điểm đến. Bài nghiên cứu này sẽ tóm lược các khái niệm liên quan đến du lịch bởi phim ảnh, hình ảnh điểm đến; phân tích tác động tích cực và tiêu cực của phim ảnh đến du lịch; phân tích thực trạng của việc quảng bá du lịch qua phim ảnh của Việt Nam thông qua nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh và của những người đứng đầu Cục điện ảnh- Bộ văn hóa thể thao và du lịch và Vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO. Các khái niệm liên quan đến du lịch bởi phim ảnh và hình ảnh điểm đến Du lịch văn hóa được xem như là một dạng du lịch có tính chất giáo dục khi thông qua nó con người có thể học hỏi lối sống, văn hóa của nhau. Thông qua cách này các quốc gia giới thiệu đến du khách những giá trị văn hóa như lòng hiếu khách, kiến trúc, ẩm thực, âm nhạc, đồ thủ công mỹ nghệ và các loại hình giải trí khác nhau của dân tộc (Goeldner & Ritchie, 2006). Khi phim ảnh được xem là một phần của văn hóa nghệ thuật, của các giá trị truyền thống của địa phương, của nền công nghiệp giải trí thì du lịch bởi phim ảnh được xem như là một mảng của du lịch văn hóa (McKercher & Cros, 2002). Và lúc đó phim ảnh có thể được xem như là một đại sứ văn hóa cho một quốc gia hay một địa phương nào đó. Du lịch bởi phim ảnh được định nghĩa như là việc du khách đến thăm một điểm đến mà có xuất hiện trên TV, video hay màn hình điện ảnh (Hudson & Ritchie, 2006a). Sự gia tăng mức độ phổ biến của du lịch bởi phim ảnh là kết quả của việc tăng trưởng du lịch quốc tế và sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí (Hudson & Ritchie, 2006b). Do đó, không có gì ngạc nhiên khi du lịch bởi phim ảnh trở thành một trong những mảng du lịch phát triển nhanh khi mà những người du lịch ngày càng muốn trải nghiệm các điểm đến xuất hiện trong những bộ phim bom tấn hay các bộ phim kinh điển. Chẳng hạn, theo ông Phạm Sanh Châu - Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO thì sau khi bộ phim Đông Dương (1992) lấy bối cảnh ở Việt Nam được trình chiếu và đoạt giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất thì số lượng du khách từ Pháp đến Việt Nam tăng đột biến, cụ thể là đến các địa điểm xuất hiện trong phim như Vịnh Hạ Long, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Theo Crompton (1979), hình ảnh điểm đến là tổng hợp các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của một người về điểm đến. Hình ảnh điểm đến du lịch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định lựa chọn đi du lịch (Baloglu, 1997; Chon, 1990; Sonmez và Sirakaya, 2002; Stinger, 1984; Gartner, 1989; Echtner & Ritchie, 1991). Hình ảnh điểm đến càng được yêu thích thì khả năng lựa chọn điểm đến đó càng cao (Chon, 1990). Theo Butler (1990), khách du lịch thường chọn những điểm đến du lịch dựa vào những gì họ thấy ở trên các phương tiện nghe nhìn như TV và phim ảnh. Thông qua phim ảnh những khía cạnh khác nhất định về một quốc gia như cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người được truyền tải một cách sinh động và 982
  3. kết quả là nó hình thành nên thái độ của người đó về đất nước đó. Sự yêu mến một quốc gia nào đó và những hình ảnh tích cực của nó có thể dẫn đến những hành vi viếng thăm đến điếm đến đó (Iwashita, 2006). Tác động của phim ảnh đến du lịch Du lịch nói chung và du lịch bởi phim ảnh nói riêng luôn có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với một quốc gia hay địa phương nhất định. Xét ở khía cạnh tích cực, khi một bộ phim được khán giả yêu mến thì địa điểm diễn ra bộ phim cũng sẽ trở thành nơi du khách muốn đặt chân tới. Và một cách dễ hiểu thì việc tăng số lượng du khách sẽ dẫn đến việc tiêu dùng các dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Thêm vào đó, việc tham quan các địa điểm liên quan đến bộ phim sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong cả năm, dưới bất kỳ thời tiết nào, vì vậy, nó sẽ giảm bớt tính thời vụ trong du lịch (Beeton, 2004a). Đặc biệt, du lịch bởi phim ảnh có tính kéo dài, bền vững khi một bộ phim có thể tiếp tục lôi kéo du khách từ năm này sang năm khác. Mặc dù thời kỳ đỉnh cao sự ưa thích đối với bộ phim đạt được sau khi bộ phim được trình chiếu thì lượt khách đến viếng thăm tăng hơn 50% trong ít nhất 5 năm sau đó và hình ảnh đọng lại trong tâm trí khách hàng vẫn kéo dài trong một thời gian dài (Riley, Baker & Van Doren, 1998). Và qua bảng 1 chúng ta cũng thấy được sự gia tăng lượt khách đến với các điểm đến nổi tiếng qua các bộ phim được yêu thích dù nó đã được trình chiếu cách đó nhiều năm. Do đó, ngay cả khi điểm đến không mới nhưng nếu địa điểm liên quan đến bộ phim được phát hiện và phát triển thì nó vẫn thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của du lịch (Grihault, 2003). 983
  4. Bảng 1: Tác động của phim ảnh đến lượng du khách viếng thăm Bộ phim Địa điểm Tác động tăng số lượng du khách Braveheart Tháp Wallace Monument, Tăng 300% một năm sau khi Scotland phim được chiếu Captain Corelli’s Cephalonia Cephalonia, Hy Lạp Tăng 50% Field of Dreams Iowa, Mỹ 35,000 lượt khách năm 1991 và tăng đều đặn hàng năm Four Weddings and A Khách sạn Crown, Số phòng được đặt kín trong Funeral Amersham, Anh ít nhất 3 năm Harry Potter Nhiều địa điểm khác nhau ở Tăng ít nhất 50% Anh Mission: Impossible 2 Công viên quốc gia, Tăng 200% trong năm 2000 Sydney, Úc Notting Hill Kenwood House, Anh Tăng 10% mỗi tháng Pride and Prejudice Công viên Lyme, Anh Tăng 150% Sense and Sensibility Saltram House, Anh Tăng 39% The Beach Thái Lan Tăng 22% thị trường du khách trẻ năm 2000 Troy Canakkale, Thổ Nhĩ Kỳ Tăng 73% Nguồn: Hudson & Ritchie, 2006a Phim ảnh cũng có tác động kinh tế tế xã hội rộng lớn khi nó góp phần mở rộng thị phần khách du lịch (Schofield, 1996). Điều này có thể được giải thích đó là khi bộ phim được trình chiếu và tạo hiệu ứng ưa thích ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau thì sẽ dẫn đến số lượng khán giả xem phim vốn chưa phải là thị trường mục tiêu của điểm đến đến tham quan. Một kết quả tích cực khác có thể thấy rõ đó là những người du khách này có thể tiếp tục truyền miệng, quảng bá hình ảnh điểm đến đối với những người thân, bạn bè và những du khách khác ở quốc gia họ. Và như vậy, thị phần du lịch của điểm đến có liên quan đến bộ phim có thể được mở rộng hơn. Thêm vào đó, khi bộ phim tạo ra hiệu ứng tích cực thì sự yêu mến các diễn viên, thần tượng trong phim là điều không thể chối cãi. Bất cứ những hoạt động nào liên quan đến diễn viên trong phim cũng được chú ý theo dõi và vô hình chung cũng giúp điểm đến được quảng bá một cách miễn phí. Chẳng hạn, khi bộ phim Kong: Skull Island được quay phim ở Việt Nam, nữ diễn viên vừa đoạt giải Oscar 2016 Brie Larson đăng các bức ảnh trên trang cá nhân khi mặc chiếc áo lưu niệm của Phong Nha- Kẽ Bàng cùng với chiếc choàng của người Mông hay khi ăn phở và 984
  5. bánh mì Việt Nam thì ngay lập tức nhận hàng chục ngàn lượt ưa thích của người hâm mộ. Chính điều này tạo ra sự biết đến đối với điểm đến Việt Nam cũng như sự tò mò khám phá điểm đến của người hâm mộ bộ phim cũng như diễn viên. Một lợi tích to lớn khác mà du lịch bởi phim ảnh mang lại đó chính là nó làm các giá trị văn hóa của địa điểm bộ phim diễn ra được tăng cường bảo vệ. Quả thực là những địa điểm di sản sẽ được bảo tồn tốt hơn khi địa điểm quay bộ phim trở nên nổi tiếng sau khi bộ phim được phát hành bởi vì người ta muốn bảo vệ, lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng và đặc thù nhất của địa điểm cũng như những nơi có ý nghĩa đặc biệt xuất hiện trong bộ phim. Và cũng bởi lẽ người ta sẽ không thể đập bỏ, phá vỡ những yếu tố đang góp phần tạo ra nguồn thu nhập cho điểm đến. Nếu không có bộ phim xuất hiện thì một lâu đài, cung điện hay một ngôi nhà vẫn chỉ làm một nơi nào đó bình thường (Busby & Klug, 2001). Tuy nhiên, du lịch bởi phim ảnh cũng mang lại những bất lợi. Khi bộ phim được quay thì một số cảnh sẽ được áp dụng kỹ xảo để phù hợp với bộ phim điều này sẽ làm cho du khách thấy sự khác biệt giữa cảnh vật trong phim và ngoài thực tế. Kết quả là có thể dẫn đến sự thất vọng hoặc không hài lòng cho du khách. Chẳng hạn như bộ phim Pan và vùng đất Neverland (2014) được quay ở hang động ở Việt Nam, tuy nhiên, do các hiệu ứng kỹ xảo đã làm thay đổi những hình ảnh thực tế nên rất ít khán giả có thể nhận ra được các khung cảnh đó ở Việt Nam, do đó, khó có thể tạo hiệu ứng du lịch từ bộ phim. Ngoài ra, khi bộ phim được yêu thích thì dẫn theo số lượng khách lớn đổ xô đến tham quan địa điểm bộ phim diễn ra, điều này sẽ làm cho năng lực phục vụ và kiểm soát tại điểm đến không thể đáp ứng được (Tooke & Baker, 1996). Kết quả là nó tạo ra những điều không mong muốn như tắc nghẽn giao thông, mất quyền riêng tư, hư hỏng cở sở vật chất tại địa phương. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng cần được cân nhắc, chẳng hạn như việc làm bộ phim Hòn đảo thiên đường và việc phát triển du lịch bởi phim ảnh đã dẫn đến sự đe dọa môi trường nghiêm trọng đến đảo Phi Phi Lae ở Nam Thái Lan (Cohen, 2005). Quảng bá du lịch qua phim ảnh ở Việt Nam Sự giao lưu về văn hóa cũng như sự phát triển của điện ảnh thế giới đã dẫn đến trào lưu tìm kiếm các bối cảnh quay phim ở các quốc gia khác nhau. Việt Nam được xem là một điểm đến đa dạng về văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên, do đó, đã có những đoàn làm phim thế giới tìm đến Việt Nam. Tuy nhiên, con số bộ phim nước ngoài được phép quay ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay như bộ phim Đông Dương (1992), Pan và vùng đất Neverland (2014) hay gần đây nhất đó là Kung Skull Island (2016). Quay trở lại quá khứ, Việt Nam đã bỏ qua hàng loạt cơ hội để được quảng bá điểm đến qua các bộ phim. Chẳng hạn, bộ phim Trời và Đất (1993) từng đạt 3 giải Oscar của đạo diễn Oliver Stone đã không vượt qua khâu duyệt kịch bản ở Việt Nam. Do đó, các bối cảnh Việt Nam ở trong phim được dựng và quay ở đất nước láng giềng Thái Lan. Hay một bộ phim bom tấn đình đám Điệp viên 007 cũng bị Việt Nam từ chối khi bộ phim đề nghị được quay trường đoạn hấp dẫn Ngày mai không tàn lụi ở Sài Gòn trong sự tiếc nuối của các nước châu Á, trừ Thái Lan. Ngoài ra, các bộ phim về đề tài chiến tranh Việt Nam từng đạt những giải thưởng danh giá như Hồi hương, Ngày tận thế, Áo giáp thép, v.v. đều được quay ở những nơi khác ngoài Việt Nam. 985
  6. Nhưng thực tế hàng năm Việt Nam lại bỏ ra hàng triệu đô la cho việc quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền hình thế giới như CNN, Travel Channel. Trong khi đó, việc quảng bá trên các kênh này cũng chưa thực sự hiệu quả trong việc mang lại nguồn du khách dồi dào đến với Việt Nam. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự bỏ lỡ thời cơ quảng bá du lịch Việt Nam qua phim ảnh trong thời gian qua? Nguyên nhân thứ nhất đó là thủ tục hành chính. Các thủ tục duyệt kịch bản, cấp phép làm phim ở Việt Nam còn rườm ra. Theo quy định của Việt Nam, đoàn làm phim nước ngoài muốn làm phim ở Việt Nam thì phải chọn đối tác Việt Nam và chính đối tác Việt Nam là người sẽ trình kịch bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác Việt Nam không phải khi nào cũng thuận lợi do sự khác biệt về văn hóa, về mức độ chuyên nghiệp trong làm phim,v.v. Thứ hai, Việt Nam còn yếu trong việc cung cấp các dịch vụ hậu cần cho đoàn làm phim. Theo đạo diễn Vũ Huy- thành viên thiết kế mỹ thuật của phim Kong: Skull Island cho hay thì chúng ta không đáp ứng được việc thuê máy móc thiết bị cho đoàn làm phim nước ngoài, hầu hết các thiết bị đều được thuê từ các nước khác như Thái Lan, Úc, Campuchia. Trong khi đó, nhìn qua Thái Lan chúng ta có thể thấy khả năng cung cấp được các thiết bị làm phim rất tốt và chuyên nghiệp khi họ có thể đáp ứng được nhu cầu đó cho việc làm 60 đến 70 bộ phim điện ảnh. Thứ ba, theo đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đặng Nhật Minh thì yếu tố nguồn nhân lực cho làm phim chuyên nghiệp của chúng ta chưa đáp ứng về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong, thái độ cũng như mức độ nổi tiếng của các ngôi sao điện ảnh trong nước chưa cao. Do đó, việc hợp tác trong làm phim cũng gặp khó khăn trở ngại. Thứ tư, theo bà Ngô Phương Lan- Cục trưởng Cục điện ảnh Việt Nam thì Việt Nam còn yếu trong khâu marketing cho điểm quay. So sánh với các quốc gia khác như Hàn Quốc, hàng năm họ đều tổ chức các tour du lịch điện ảnh để mời các nhà làm phim, đạo diễn nổi tiếng nước ngoài đến thăm quan để quảng bá bối cảnh làm phim. Hay Thái Lan chọn tháng 7 là tháng điện ảnh và đài thọ miễn phí cho các đoàn làm phim nước ngoài đến Thái Lan để tìm hiểu các cảnh quay và khám phá văn hóa. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Bài báo đã phân tích một số vấn đề về du lịch bởi phim ảnh, tác động của nó đến nền kinh tế cũng như một số hạn chế của Việt Nam trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị để thúc đẩy việc sử dụng phim ảnh trong việc quảng bá du lịch Việt Nam một cách hiệu quả hơn. Thứ nhất, Việt Nam cần có chiến lược trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá cho du lịch Việt Nam để việc quảng bá du lịch qua phim ảnh được nhìn nhận một cách chính thức, có mục tiêu, có kế hoạch trọng tâm, có nguồn ngân sách phân bổ phù hợp. Thứ hai, cần có sự hợp tác giữa nhiều bên như Cục điện ảnh, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch và các bên liên quan trong việc tạo ra sự thuận lợi cho các đoàn làm phim nước ngoài đến Việt Nam thể hiện trong các khâu liên quan đến cấp phép sản xuất phim nước ngoài tại Việt Nam, duyệt kịch bản, thuế quan, tuyển chọn điểm quay, v.v. Thứ ba, Việt Nam cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ hậu cần đáp ứng được nhu cầu làm phim của các đoàn làm phim quốc tế. Cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có thể tham gia vào các khâu khác nhau của một bộ phim như đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế hình ảnh, v.v. Đồng thời Việt Nam cần có nguồn ngân sách thích đáng hỗ trợ các hãng phim trong việc đầu tư thiết bị 986
  7. máy móc liên quan đến việc sản xuất phim để việc thuê mướn các yếu tố này của đoàn phim nước ngoài trở nên dễ dàng thuận tiện hơn cũng như mang lại nguồn thu cho chính các doanh nghiệp trong nước. Thứ tư, Việt Nam cần tranh thủ tận dụng cơ hội chiếu các đoạn phim giới thiệu về hình ảnh con người Việt Nam, các bối cảnh làm phim Việt Nam trong các liên hoan phim và văn hóa ở các quốc gia có nền điện ảnh phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc, v.v. Thứ năm, Cục điện ảnh cũng cần tiếp tục xúc tiến việc ký kết các hợp đồng làm chương trình truyền hình hay phim với các nước khác như chúng ta đã làm với các chương trình thực tế và các bộ phim như Khúc hát mặt trời (ký kết với Nhật Bản) để tranh thủ quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền hình nước bạn. Cuối cùng, Việt Nam cũng cần dành một khoản kinh phí hàng năm cho việc mời các đạo diễn, nhà làm phim nước ngoài đến với Việt Nam để tìm kiếm các bối cảnh làm phim tại các điểm đến du lịch nổi tiếng để việc tiếp cận điểm đến Việt Nam đối với các nhà làm phim thế giới trở nên gần hơn và khả thi hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Baloglu, S., “Affective images of tourism destinations”, Journal of travel research, No. 4, (1997), p.11- 15. Beeton, S., “Rural tourism in Australia: Has the gaze altered? Tracking rural images through film and tourism promotion”, International Journal of Tourism Research, 6(3), (2004), p.125- 135. Busby, G & Klug, J., “Movie-induced tourism: The challenge of measurement and other issues”, Journal of Vacation Marketing, 7(4), (2001), p.316-332. Butler, R. W., “The influence of the media in shaping international tourist patterns”, Tourism Recreation Research, 15(2), (1990), p.46-53. Carl, D., Kindon, S & Smith, K.,“Tourists’ experiences of film locations: New Zealand as “Middle Earth””, Tourism Geographies, 9(1), (2007), p.49-63. Chon K.S., “The role of destination image in tourism: A review and discussion”, The Tourist Reivew, Vol.45: Issue.2, (1990), p.2- 9. Cohen, E., “The Beach of ‘The Beach’: The Politics of Environmental Damage in Thailand”, Tourism Recreation Research, 30 (1), (2005), p.1-17. Echtner, C. M. & Ritchie, J. R. B., “The meaning and measurement of destination image”, Journal of Tourism Studies, 2(2), (1991), p.2-12. Crompton, J.L., “An assessment of the image of Mexico as a vacation destination and the influence of geographical location upon that image”, Journal of Travel Research, 17(4) (Spring, 1979), p.18-23. Gartner, W. C., “Tourism image: Attribute measurement of state tourism products using multidimensional scaling techniques”, Journal of Travel Research, 28(2), (1989), p.16-20. 987
  8. Hudson S. & Ritchie, J. R. B., “Promoting destination via film tourism: An empirical identification of supporting marketing initiatives”, Journal of Travel Research, 44, (2006a), p.387-396. Hudson S. & Ritchie, J.R.B., “Film tourism and destination marketing: The case of CaptainCorelli’s Mandolin”, Journal of Vacation Marketing, 12(3), (2006b), p.256-268. Iwashita, C., “Media representation of the UK as a destination for Japanese tourists: Popular culture and tourism”, Tourist Studies, 6(1), (2006), p.59-77. Riley, R., Baker, D. & Van Doren, C.S., “Movie Induced Tourism”. Annals of Tourism Research, 25(4), (1998), p.919-935. Schofield, P., “Cinematographic images of a city”, Tourism Management, 17(5), (1996), p. 333- 340. Sonmez, S., & Sirakaya, E., “A distorted destination image? The case of Turkey’’, Journal of Travel Research, 41(2), (2002), p.185-196.. Tooke, N. & Baker, M., “Seeing is believing: The effect of film on visitor numbers to screened locations”, Tourism Management, 17(2), (1996), p. 87-94 http://m.vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv1/van-hoa-nghe-thuat-0.htm 988
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2