intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quảng Nam: Chùa Cầu

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

170
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quảng Nam: Chùa Cầu Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 16:28 Chùa Cầu Quảng Nam Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quảng Nam: Chùa Cầu

  1. Quảng Nam: Chùa Cầu Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 16:28 Chùa Cầu Quảng Nam Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú - Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung. Chùa Nhật Bản là nơi ngăn cách khu phố người Hoa và khu phố Nhật Bản. Khi xưa, nơi đây là dòng nước mang tên “Khe Ao Ao”. Khe dẫn nước từ trong làng ra sông. Người Nhật làm cầu này vào năm 1593 và hoàn thành năm 1596. Chùa Cầu có các tên: CẦU NHẬT BẢN: Vì cầu do người Nhật xây dựng. Nhìn rường nhà, rường này chồng lên rường kia, loại hình này người ta gọi là “Chồng rường giả Thủ”. “Thủ” nghĩa là bàn tay. Các rường chồng lên nhau, úp xuống như bàn tay. Ở hai đầu cầu có tượng hai con khỉ và hai con chó. Có người giải thích rằng người Nhật làm hai con khỉ ở đầu cầu này và
  2. hai con chó ở đầu cầu kia là để đánh dấu công việc xây dựng cầu bắt đầu vào năm Thân và kết thúc vào năm Tuất. Nhưng cách giải thích đó không đúng vì ở Nhật cũng có nhiều công trình kiến trúc được trang trí bằng hình ảnh của khỉ và chó. Có người lại cho rằng đó là một cách chỉ phương hướng trên địa bàn, Thân chỉ "Tây Nam" còn Tuất chỉ "Tây Bắc" (?). Đặc biệt, hình ảnh con khỉ này cũng đi vào thơ như một hình ảnh không thể thiếu của chùa Cầu. Phương ngữ ở Quảng Nam có câu "Chầu hầu như khỉ chùa Cầu". Còn nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: "Anh là khỉ chùa Cầu Mắng xong anh, em khóc Hương chùa hay hương tóc Mắng khỉ mà người đau”. CHÙA CẦU: Vì ngay trên cầu có một chùa do người Hoa xây dựng sau khi cầu hoàn thành 50 năm. Về việc người Nhật Bản xây dựng cầu này, có truyền thuyết cho rằng có con cù vĩ đại đang khuấy động khắp năm châu, cái đầu ở tận Ấn Độ còn cái đuôi của nó nằm tại xứ Phù Tang. Vậy để kiềm chế nó thì phải làm chùa ếm lại, người Nhật chọn vị trí trên vì Hội An nằm trên lưng con cù này. Do đó, trên Chùa Cầu có thờ Huyền Thiên Đại Đế tức Bắc Đế Trấn Vũ, một nhân vật lẫy lừng của đạo Lão có tài trị con cù kia. Còn đối với người Hoa tại Hội An thì chùa là nơi giải quyết tranh chấp giữa người dân của hai khu phố Nhật Bản và Trung Hoa. LAI VIỄN KIỀU: Ở đầu cầu có tấm biển để chữ “Lai Viễn Kiều”. Vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu nhân chuyến tuần du ở thương cảng Hội An biết rằng cầu này do người Nhật xây dựng nên đã tặng cho cầu cái tên “Lai Viễn Kiều”-lấy từ câu của Khổng Tử trong luận ngữ "Hữu bằng tự viễn lai, bất duyệt lạc hồ" nghĩa là: có người bạn từ xa xôi đến, há không vui sao? Nhưng đối với người dân địa phương thì họ vẫn gọi bằng cái tên thân mật, dân dã "Chùa Cầu". Thật khó có thể tưởng tượng nếu Hội An không còn chùa Cầu. Nó
  3. nằm trong tiềm thức của mọi người như vị trí Hồ Gươm của Hà Nội, cầu Tràng Tiền của Huế… ca dao địa phương có câu: "Ai xa phố Hội, Chùa Cầu Để thương, để nhớ, để sầu cho ai Để sầu cho khách vãng lai Để thương, để nhớ cho ai chịu sầu". Hiện sàn gỗ đã được làm lại, còn tất cả mái và rường cầu còn nguyên vẹn sau thời gian 400 do được làm bằng gỗ lim. Hiện ở cầu còn hai tấm bia, một của người Pháp, một của người Việt và Trung Quốc ghi lại công đóng góp xây dựng và tu sửa cầu. Chùa Cầu cách sông Hoài 40m, đến mùa nước lũ mực nước dâng cao. Do vậy sàn cầu thường xuyên bị ngập trong mưa lũ, dòng chảy có lưu tốc lớn làm cho ván sàn có nguy cơ bị trôi nên thường phải tháo dỡ lúc có lũ lớn. Khu vực xây dựng có điều kiện tự nhiên phức tạp, cấu trúc địa chấn của sông, ven biển, các lớp đất phân bố không đồng đều và bị xói ngầm do có dòng chảy ngầm làm trôi cát, nhiều đoạn bị dân lấn chiếm làm hẹp dòng và có độ dốc không đồng đều… Sát góc phía Đông Bắc của chùa Cầu còn bị nhà dân lấn chiếm làm lệch dòng chảy gây xói lở phần móng phía Tây Bắc. Bên cạnh đó ý thức vệ sinh của du khách chưa cao. Nguồn: saigontoserco.com LAST_UPDATED2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2