intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Qui trình tổ chức và chỉ đạo xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan các học phần ngữ pháp thực hành tiếng Nga dành cho sinh viên chuyên ngữ Nga văn

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc cải tiến nội dung, cách thức KT-ĐG, cách thức tổ chức, chỉ đạo công tác này nhằm nâng cao hiệu quả QL trường học, nâng cao chất lượng đào tạo đang là vấn đề nóng bỏng trong các trường học ở nước ta, trong đó có trường ĐHSP Huế mà cụ thể chúng tôi muốn đề cập ở đây là khoa Nga văn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Qui trình tổ chức và chỉ đạo xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan các học phần ngữ pháp thực hành tiếng Nga dành cho sinh viên chuyên ngữ Nga văn

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> QUI TRÌNH TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO <br /> XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN <br /> CÁC HỌC PHẦN NGỮ  PHÁP THỰC HÀNH TIẾNG NGA<br /> DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ  NGA VĂN<br /> Mai Lan<br />  Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> <br />     Kiểm tra­đánh giá (KT­ĐG) là một khâu quan trọng trong quản lí (QL) trường <br /> học, nó vừa là tiền đề  vừa là điều kiện để  thực hiện tốt không những quá trình QL <br /> dạy học, mà cả quá trình QL tiếp theo. Do ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, nên <br /> việc cải tiến nội dung, cách thức KT­ĐG, cách thức tổ  chức, chỉ  đạo công tác này <br /> nhằm nâng cao hiệu quả QL trường học, nâng cao chất lượng đào tạo đang là vấn đề <br /> nóng bỏng trong các trường học ở nước ta, trong đó có trường ĐHSP Huế mà cụ thể <br /> chúng tôi muốn đề cập ở đây là khoa Nga văn.<br />  Trong nghiệp vụ QL của Ban chủ nhiệm khoa, QL việc KT­ĐG trình độ kiến <br /> thức của sinh viên (SV) là một trong những yếu tố  cơ  bản của quá trình QL khoa.  <br /> Bởi vì nhân cách của người SV từng bước được hòan thiện nhờ sự hiểu biết tri thức  <br /> của nhân loại và vận dụng các tri thức đó cho cá nhân trong cuộc sống. Quản lý KT­<br /> ĐG đúng, chính xác, khách quan kết quả  học tập của SV sẽ góp phần thúc đẩy quá <br /> trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức và từng bước đạt được mục tiêu giáo dục đại học <br /> đã định.<br /> Để  hạn chế  những nhược điểm trong KT­ĐG cũng như  trong công tác QL  <br /> việc KT­ĐG ở khoa, Ban Chủ nhiệm khoa nhận thấy cần áp dụng trắc nghiệm khách  <br /> quan (TNKQ) ­ một thành tựu của khoa học giáo dục và khoa học kĩ thuật hiện đang  <br /> được nhiều nước phát triển trên thế giới và trong khu vực sử dụng rộng rãi ­ vào KT­<br /> ĐG những học phần tiếng Nga phù hợp với phương pháp (PP) này, như   Ngữ  pháp  <br /> thực hành, Tiếng Nga hiện đại, Đất nước học, Giáo học  pháp...   Và, thực tế  cho <br /> thấy, cần áp dụng TNKQ, trước hết vào KT­ĐG các học phần ngữ  pháp thực hành <br /> (NPTH). <br /> 113<br />   Lâu nay, để KT­ĐG kiến thức NPTH của SV chuyên ngữ Nga văn, giảng viên <br /> thường sử dụng PP truyền thống ­  PP tự luận. Ví dụ: để kiểm tra kiến thức NP về <br /> các mối quan hệ nguyên nhân, mục đich, điều kiện trong chương trình NP năm thứ 2 <br /> (học kì 2), giảng viên đã cho SV thi loại đề  tự  luận (trong thời gian 45 phút) kiểu  <br /> như:<br /> Đề bài<br /> 1. Объясните причину цель условие данного действия (3,5 бал)<br /> Летом мы поедем в Санкт­Петербург.<br /> 2. Придумайте предложения употребив в них сочетания. (3,5 бал)<br /> продолжал рассказывать<br /> решил выбрать<br /> должны принять<br /> 3. Переведите данное ниже предложение на русский язык всевозможными вариантами (3,0 <br /> бал)<br /> <br /> Công việc mà sinh viên sẽ hòan thành là rất khó.<br /> Với những dạng đề theo PP này, nội dung kiểm tra thường bị hạn hẹp, không <br /> phủ  kín được chương trình học, thiếu khả  năng khắc phục những tiêu cực trong cả <br /> làm  bài  và  chấm  bài.  Kết  quả  không  phản  ánh  đúng  chất  lượng  học  tập  của  SV. <br /> Việc KT­ĐG như  vậy chưa thực sự  là đòn bẩy thúc đẩy sự  phát triển trí tuệ  theo  <br /> hướng tích cực, chưa khơi dậy được sự say mê của SV trong học tập.<br />  Trong khi đó các học phần NPTH đòi hỏi đánh giá mức độ nắm vững và vận  <br /> dụng kiến thức NP vào lời nói nhiều hơn là phát triển kĩ năng diễn tả bằng văn viết  <br /> hay bằng lời. Vì vậy, nếu sử  dụng PP tự  luận vào KT­ĐG các học phần NPTH thì  <br /> không đo lường được kiến thức một cách hữu hiệu, và chỉ  khảo sát được một số  ít <br /> kiến thức NP trong một thời gian hạn định. Phương pháp TNKQ giúp chúng ta khảo <br /> sát được phạm vi kiến thức rộng, KT­ĐG kiến thức ngữ pháp của SV một cách bao  <br /> quát hơn, hữu hiệu hơn PP tự  luận; khuyến khích SV tích luỹ  nhiều kiến thức về <br /> ngữ pháp và khả năng vận dụng nó vào lời nói. Bên cạnh đó, mục tiêu học tập trong  <br /> các học phần NPTH rất rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo các câu <br /> hỏi TNKQ.<br />  Tuy nhiên, đây vẫn còn là một hình thức khảo sát khả  năng học tập tương  <br /> đối xa lạ cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với đa số giáo viên nước ta, trong đó có  <br /> nhiều giảng viên ở đại học. Do đó, việc đưa TNKQ vào trong nhà trường để KT­ĐG  <br /> kết quả  học tập của sinh viên đòi hỏi người cán bộ  quản lý giáo dục cần tập trung  <br /> nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng sao cho có hiệu quả.<br /> <br /> 114<br /> Nhận thức rõ điều này, Ban chủ nhiệm khoa Nga văn đã xây dựng qui trình tổ <br /> chức và chỉ  đạo việc sọan thảo và thử  nghiệm bộ  câu hỏi TNKQ các học phần  <br /> NPTH theo từng bước cụ thể như sau:<br /> 1. Tổ  chức lựa chọn nhóm giảng viên (GV) soạn thảo và phụ  trách thử <br /> nghiệm bộ câu hỏi TNKQ. <br /> Những GV được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu sau: <br /> ­ Có kiến thức vững chắc về tiếng Nga nói chung, ngữ pháp TH nói riêng;<br /> ­ Nắm vững chương trình, giáo trình; nắm vững trình độ SV; <br /> ­ Có kinh nghiệm sọan thảo các câu hỏi TNKQ; <br /> ­ Có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách chính xác bằng những câu văn ngắn <br /> gọn,  rõ ràng; <br /> ­ Có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và thi cử.<br /> 2. Bồi dưỡng kiến thức về TNKQ cho giảng viên. <br /> Ban chủ nhiệm khoa đã đề nghị với lãnh đạo nhà trường tổ chức lớp học bồi <br /> dưỡng, cung cấp cho GV những kiến thức cơ bản về phương pháp TNKQ, giúp họ <br /> soạn thảo bộ câu hỏi TNKQ về NPTH một cách khoa học hơn. <br /> 3. Tổ chức soạn thảo bộ câu hỏi TNKQ.<br /> Để  soạn thảo câu hỏi TN cũng như  sử  dụng chúng đạt hiệu quả, chúng tôi  <br /> nhận thức được rằng cần phải thực hiện các bước sau: <br /> 1­ Soạn thảo mục tiêu cơ bản cho mỗi bài học.<br /> Ví dụ: các mục tiêu cơ  bản trong bài 1 của giáo trình Thực hành tiếng Nga <br /> năm thứ nhất đang được sử dụng để giảng dạy ở khoa (tác giả: Hoàng Lai, Nguyễn  <br /> Tuyết Minh, Trương Đình Bính, M.M. Nakhabina, L.M. Veresaghina, L.V. Sipiso) là:<br /> <br /> Bài Mục tiêu<br /> 1 * SV sử dụng được cấu trúc ngữ pháp để:<br /> ­ Chỉ người, sự vật hoặc tên gọi của chúng: <br />                     Это Анна.          <br />                     Это дом.                                      <br /> ­   Chỉ địa điểm của người hay sự vật:  <br />                    Анна дома.<br /> ­   Hỏi để biết rõ thông tin đầu tiên về một người nào đó: <br />                  ­ Кто это ?  ­ Это Антон.                    <br /> <br />     Việc xác định mục tiêu học tập của từng bài giúp cho GV có thể  ra đề  kiểm <br /> tra một cách chính xác sau một số bài nhất định, một thời gian nhất định (ví dụ từ bài  <br /> 1­6, 7­12, 13­18) theo mục tiêu đã nêu.<br /> 115<br /> 2­ Lập bảng phân bố các câu hỏi TNKQ theo mục tiêu bài học;<br /> Sau khi nắm vững mục đích của bài TN và phân tích nội dung của môn học,  <br /> người soạn thảo đã có thể sẵn sàng lập bảng phân bố  các câu hỏi TN theo mục tiêu <br /> bài học như cách mà TS Nguyễn Phụng Hoàng đã nêu [3].<br /> Khi phân bố 200 câu hỏi trắc nghiệm cho 18 bài của học phần I theo mục tiêu  <br /> học tập của mỗi bài chúng tôi đã chỉ đạo làm như sau (ví dụ bài 1và 2):<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 116<br /> Ví dụ: <br /> Bài    Mục tiêu Tầm quan  Số lượng <br /> trọng (%)  câu hỏi<br /> 1 * SV sử dụng được cấu trúc ngữ pháp để:<br /> ­ Chỉ người, sự vật hoặc tên gọi của chúng:  3 6<br />                    Это Анна.      Это дом. <br /> ­ Chỉ địa điểm của người hay sự vật:        <br />                    Анна дома.<br /> ­ Hỏi để biết rõ thông tin đầu tiên về một người <br /> nào đó: <br />                   ­ Кто это ?   ­ Это Антон. <br /> 2  * SV sử dụng được cấu trúc ngữ pháp để:<br /> ­  Xác định điều mình dự đoán: 3 6<br />                   ­ Это Иван ?<br />               ­ Да, это он.  <br /> ­   Phân biệt người/sự  vật này với người/ sự  vật <br /> khác. Trong kết cấu có dùng liên từ đối lập “a”: <br />                     Это класс. А это столовая.<br /> <br /> 3­ Sọan thảo bộ câu hỏi TNKQ.<br /> 4. Kiểm định sơ bộ chất lượng bộ câu hỏi TNKQ<br /> Sau khi soạn thảo xong bộ câu hỏi, nhóm soạn thảo trao đổi, xem xét lại cẩn <br /> thận chất lượng bộ câu hỏi đã soạn nhằm đảm bảo các vấn đề sau:<br /> ­ Mỗi câu TN là một câu đứng độc lập trong cấu trúc ngẫu nhiên của đề  bài <br /> kiểm tra, thi.<br /> ­ Tính chính xác của đáp án. <br /> ­ Các câu TN không trùng ý, không gợi ý cho nhau.<br /> ­ Loại bỏ các câu TN quá dễ, quá khó hay khó xác định.<br /> ­ Sắp xếp bộ TN theo bài, theo chương hay theo dạng, loại TN.<br /> 5. Trắc nghiệm thử: <br />  Bộ câu hỏi được áp dụng vào đối tượng thử nghiệm đã chọn là các SV năm  <br /> thứ nhất khoa Nga văn khoá 1999­2003 (38 SV) và khóa 2000­2004 (30 SV). Họ được  <br /> làm một số bài kiểm tra thử, mỗi bài gồm 60 câu hỏi TNKQ được thực hiện trong 60  <br /> phút.<br /> 6. Phân tích câu hỏi TNKQ học phần NPTH bằng phương pháp xác suất  <br /> thống kê. <br /> <br /> 117<br /> Phân tích câu hỏi TN là mô tả  kết quả  bài TN bằng phương pháp xác suất  <br /> thống kê có thể  theo cách mà TS Dương Thiệu Tống đã nêu [7]. Phương pháp này <br /> liên quan đến việc xác định độ giá trị (xác định giá trị nội dung của bài TN, sử dụng  <br /> sự phán đoán trong việc xác định tính giá trị), hệ số tin cậy của toàn bài TN; độ  khó  <br /> và độ phân cách của từng câu hỏi TN. <br /> 7. Chuẩn hoá các câu hỏi TNKQ về NPTH. <br /> Sau mỗi lần thử nghiệm, cần đánh giá các câu hỏi TNKQ theo mục đích yêu <br /> cầu đã đề ra; rút kinh nghiệm, xem xét, loại bỏ những câu quá dễ hoặc quá khó; sắp <br /> xếp, bổ  sung các câu hỏi mới (thông qua các chỉ  số) để  “ngân hàng câu hỏi trắc <br /> nghiệm” về các học phần NPTH ngày càng phong phú về số lượng và chất lượng.  <br /> 8. Tổng kết việc áp dụng TNKQ vào KT­ĐG các học phần NPTH: <br /> ­ Đánh giá kết quả thử nghiệm.<br /> ­ Nêu ưu, nhược điểm của PP mới.<br /> ­ Điều kiện quản lí cần cung ứng.<br /> Trên đây là những kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng qui trình tổ <br /> chức và chỉ  đạo áp dụng TNKQ vào KT­ĐG trình độ  kiến thức NPTH của sinh viên  <br /> Nga văn. Qua thực tiễn tổ  chức, chỉ đạo áp dụng lọai hình này vào KT­ĐG các học <br /> phần NPTH tiếng Nga, chúng tôi nhận thấy, mặc dù TNKQ vẫn chưa phải là phương <br /> pháp vạn năng, nhưng việc cải tiến các phương pháp KT­ĐG truyền thống học phần <br /> NPTH tiếng Nga bằng áp dụng TNKQ là xu hướng đúng đắn để nâng cao độ tin cậy,  <br /> tính khách quan của việc KT­ĐG, cũng như đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng <br /> viên Nga văn, tạo sự  phản hồi thường xuyên, góp phần cải tiến chương trình và <br /> phương pháp dạy học tiếng Nga.    <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Hà Thị  Đức.  Kiểm tra­đánh giá kết quả  học tập của học sinh­ một khâu quan  <br /> trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học  ở tr ường phổ  thông. TCTT KHGD, <br /> số 25/1997<br /> 2. Bùi Hiền. Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ. NXB Đại học Quốc gia Hà <br /> nội, 1997.<br /> 3. Nguyễn Phụng Hoàng ­ Võ Ngọc Lan. Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra­<br /> đánh giá thành quả học tập. NXB Giáo dục, Hà nội, 1996.<br /> 4. Đặng Vũ Hoạt.   Một số vấn đề  kiểm tra­đánh giá tri thức học sinh. NXB Giáo <br /> dục, Hà nội, 1990<br /> 5. Đặng Vũ Hoạt ­ Hà Thế Ngữ.  Giáo dục học.  NXB Giáo dục, Hà nội, 1987.<br /> <br /> 118<br /> 6. Lâm Quang Thiệp.  Về việc đổi mới Giáo dục Đại học và vài nét về chiến lược  <br /> phát triển  Giáo dục Đại học. Bộ  giáo dục và đào tạo, Trường cán bộ  quản lý <br /> GD­ĐT, 1996.<br /> 7. Dương Thiệu Tống.  Trắc nghiệm và đo lường thành quả  học tập. Bộ  GD­ĐT, <br /> Trường ĐH Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 1995<br /> 8. Arthur  Hughes. Testing for Language Teachers. Cambridge University Press, 1989.<br /> 9. Ron Glatter ­ Margaret Preedy ­ Colin Riches ­ Mary Masterton.  Understanding  <br /> school management. Open University Press, 1989.<br /> <br /> <br /> <br /> PROCEDURE FOR ORGANISING AND GUIDING <br /> THE BUILDING­UP OF OBJECTIVE TESTS FOR RUSSIAN PRACTICAL <br /> GRAMMAR UNITS<br /> Mai Lan<br /> College of Pedagogie, Hue University<br /> <br /> <br /> <br /> SUMMARY<br /> <br /> The article firstly points out the shortcomings of assessing and evaluating as well as  <br /> managing assessment and evaluation of Practical Grammar Units at Russian Department –Hue  <br /> University of Education and the advantages and appropriateness of objective testing in these  <br /> units. Additionally, the article confirms the necessity of building up a procedure for organising  <br /> and guiding the designing and experimenting of test items to assess these units due to many  <br /> lecturers still not to have sufficient theoretical knowledge and practical skills about objective  <br /> testing.   Finally,   the   article   introduces   a   9­steps   procedure   as   follows:   1)   Organising   the  <br /> selection   of   test   designing   and   experimenting   lecturers;   2)   Introducing   knowledge   about  <br /> objective testing  to them;  3)  Organising  the  designing  of  test  items;  4)  Organising  a  draft  <br /> evaluation   on   test   items   before   putting   them   into   experiments;   5)   Selecting   classes   for  <br /> experimenting;   6)   Analysing   items   based   on   validity,   reliability,   degrees   of   difficulty   and  <br /> discreteness; 7) Organising the correction and perfection of items; 8) Organising exams by  <br /> objective testing; and 9) Following­up the application of objective  testing to assessing and  <br /> evaluating practical grammar units./.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 119<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2